Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính pháp lý của tiền ảo (virtual currency) và các giao dịch tiền ảo trong điều ...

Tài liệu Tính pháp lý của tiền ảo (virtual currency) và các giao dịch tiền ảo trong điều kiện không có quy định pháp luật cụ thể

.PDF
94
1
140

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA LUẬT QUỐC TẾ -----------***------------ LƯU NGỌC NGÂN MSSV: 1853801090043 TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO (VIRTUAL CURRENCY) VÀ CÁC GIAO DỊCH TIỀN ẢO TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỤ THỂ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Niên khóa: 2018 – 2022 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hoa TP.Hồ Chí Minh – Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khoá luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Hoa, đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Lưu Ngọc Ngân DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AML Anti-Money Laundering Chống rửa tiền CBDC Central Bank Digital Currency CFT Counter-Financing Terrorist Chống tài trợ khủng bố Financial Crimes Enforcement Mạng lưới chống tội phạm tài Network chính Initial Coin Offering Phát hành tiền ảo lần đầu Monertary Authority of Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Singapore Securities and Exchange Ủy ban Chứng khoán và Sàn Commission Giao dịch Know Your Customer Quy trình Nhận biết khách hàng FINCEN ICO MAS SEC KYC Tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỀN ẢO VÀ GIAO DỊCH TIỀN ẢO..............7 1.1. Khái niệm tiền ảo ............................................................................................7 1.1.1. Khái niệm tiền ảo của các tổ chức quốc tế .............................................7 1.1.2. Khái niệm tiền ảo tại châu Âu.................................................................8 1.1.3. Khái niệm tiền ảo tại Hoa Kỳ ..................................................................8 1.1.4. Khái niệm tiền ảo tại Nhật Bản...............................................................9 1.1.5. Khái niệm tiền ảo tại Singapore............................................................10 1.1.6. Khái niệm tiền ảo tại Việt Nam .............................................................10 1.2. Đặc điểm của tiền ảo.....................................................................................11 1.3. Phân biệt các thuật ngữ “tiền điện tử”, “tiền kỹ thuật số”, “tiền ảo”, “tiền mã hoá” và “Bitcoin” ..........................................................................................13 1.3.1. Tiền điện tử (electronic money) ............................................................13 1.3.2. Tiền kỹ thuật số (digital currency) .......................................................15 1.3.3. Tiền ảo (virtual currency) .....................................................................16 1.3.4. Tiền mã hoá (cryptocurrency) ..............................................................17 1.3.5. Bitcoin .....................................................................................................17 1.4. Ưu điểm và nhược điểm của tiền ảo............................................................17 1.4.1. Ưu điểm của tiền ảo ...............................................................................17 1.4.2. Nhược điểm của tiền ảo .........................................................................19 1.5. Quá trình hình thành và cách thức sở hữu tiền ảo ....................................21 1.5.1. Quá trình hình thành tiền ảo ................................................................21 1.5.2. Cách thức sở hữu tiền ảo .......................................................................22 1.6. Các loại giao dịch tiền ảo .............................................................................25 1.6.1. Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân ....................................................25 1.6.2. Giao dịch thông qua các sàn giao dịch .................................................26 1.6.3. Giao dịch thông qua các đợt ICO .........................................................26 1.6.4. Giao dịch vay tiền ảo ..............................................................................27 Kết luận Chương I ...............................................................................................27 CHƯƠNG 2: TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO VÀ CÁC GIAO DỊCH TIỀN ẢO TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG CÓ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỤ THỂ .........28 2.1. Địa vị pháp lý của tiền ảo và giá trị pháp lý của các giao dịch liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam ......................................................................................28 2.1.1. Tiền ảo có phải là tiền tệ hay phương tiện thanh toán? .....................28 2.1.2. Tiền ảo có phải là tài sản? .....................................................................30 2.1.3. Giá trị pháp lý của các giao dịch liên quan đến tiền ảo ......................32 2.1.4. Thuế đối với tiền ảo ................................................................................38 2.2. Thực tiễn các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam ....................42 2.2.1. Thực tiễn giao dịch tiền ảo tại Việt Nam..............................................42 2.2.2. Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam .............................46 2.2.3. Rủi ro lớn cho các nhà đầu tư trong thị trường tiền ảo......................48 2.2.4. Hướng xử lý của cơ quan công quyền đối với một số vụ việc cụ thể liên quan đến tiền ảo ...............................................................................................50 Kết luận Chương II .............................................................................................54 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN ẢO CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM ......................................................................56 3.1. Quy định pháp luật nước ngoài về tiền ảo .................................................56 3.1.1. Pháp luật về tiền ảo của Liên minh châu Âu .......................................56 3.1.2. Pháp luật về tiền ảo của Pháp ...............................................................58 3.1.3. Pháp luật về tiền ảo của Hoa Kỳ ...........................................................59 3.1.4. Pháp luật về tiền ảo của Nhật Bản........................................................61 3.1.5. Pháp luật về tiền ảo của Trung Quốc ...................................................62 3.1.6. Pháp luật về tiền ảo của Singapore.......................................................63 3.1.7. Pháp luật về tiền ảo của Thái Lan ........................................................65 3.2. Kiến nghị xây dựng khung pháp lý về ảo tại Việt Nam ............................67 3.2.1. Sự cần thiết xây dựng khung pháp lý về tiền ảo..................................67 3.2.2. Cần có định nghĩa rõ ràng về tiền ảo ...................................................69 3.2.3. Cần công nhận tiền ảo là một loại tài sản ............................................70 3.2.4. Cần có lộ trình để chấp nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán ......71 3.2.5. Quy định về thuế đối với tiền ảo ...........................................................72 3.2.6. Cho phép và kiểm soát các hoạt động ICO đối với tiền ảo.................73 3.2.7. Cần có quy định quản lý các sàn giao dịch tiền ảo..............................73 Kết luận Chương III ............................................................................................74 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................77 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều sản phẩm công nghệ mới đã được tạo ra, trong đó có sự xuất hiện của tiền ảo. Ra đời từ năm 2009, Bitcoin đã tạo nên một sự khởi đầu mạnh mẽ cho “kỷ nguyên” tiền ảo trên toàn cầu1, với mong muốn loại bỏ bên trung gian nhằm giảm chi phí và cải thiện các vấn đề về tính minh bạch, cũng như đảm bảo tính bảo mật và ẩn danh của giao dịch. Tuy nhiên, kèm theo đó cũng là những lo ngại của nhiều quốc gia về tính an toàn và khả năng chấp nhận thanh toán của tiền ảo khi đây là có thể là một công cụ lý tưởng của tội phạm và có thể dẫn đến những sự bất ổn và rủi ro cho nền kinh tế quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung. Đặc biệt, tại Việt Nam, các giao dịch liên quan đến tiền ảo vẫn liên tục diễn ra và các đơn vị kinh doanh chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo cũng đã xuất hiện không ít. Đồng thời, tình hình lừa đảo thông qua tiền ảo cũng diễn biến phức tạp dẫn đến những thiệt hại vô cùng to lớn cho nhà đầu tư. Không những thế, việc thiếu kiểm soát trong vấn đề quản lý thuế đối với tiền ảo cũng dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có một khung pháp lý điều chỉnh và người dân cũng còn có nhiều hiểu biết sai lầm về tiền ảo. Việc thiếu vắng sự quản lý của nhà nước có thể gây ra sự mất lòng tin và bất an trong tâm lý người dân, dẫn đến ảnh hưởng trật tự kinh tế - xã hội, đồng thời Việt Nam có thể sẽ đánh mất cơ hội phát triển kinh tế trong lĩnh vực công nghệ nhiều rủi ro nhưng cũng đầy tiềm năng này. Chính vì lẽ đó, hoạt động nghiên cứu về tính pháp lý của tiền ảo và các giao dịch tiền ảo trong điều kiện Việt Nam chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh là điều vô cùng cấp thiết, đó là nền tảng để xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý loại sản phẩm công nghệ mới này. Do vậy, khoá luận “Tính pháp lý của tiền ảo (virtual currency) và các giao dịch tiền ảo trong điều kiện không có quy định pháp 1 Richard Partington, “Bitcoin: after 10 wild years, what next for cryptocurrencies”, The Guardian, 04/01/2019, xem tại: https://www.theguardian.com/technology/2019/jan/04/bitcoin-after-10-wild-years-what-next-forcryptocurrencies (truy cập ngày 24/6/2022) 2 luật cụ thể” ra đời nhằm góp phần cung cấp những thông tin hữu ích, phân tích các vấn đề pháp lý và đề xuất xây dựng khung pháp lý điều chỉnh vấn đề vô cùng cấp bách này. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Khoá luận này là cung cấp những hiểu biết tổng quát về tiền ảo, thực trạng giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, cũng như tính pháp lý của tiền ảo và các giao dịch tiền ảo trong điều kiện pháp luật Việt Nam hiện hành. Đồng thời nghiên cứu pháp luật liên quan đến tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới và từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến tiền ảo cho Việt Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về ý nghĩa khoa học, đề tài mang lại những phân tích tổng quan và chi tiết về tiền ảo, các vấn đề pháp lý liên quan đến tiền ảo và các giao dịch tiền ảo trong thời điểm hiện nay, bên cạnh đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh tiền ảo. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài sẽ là một trong những nguồn tham khảo đáng tin cậy cho các cá nhân, tổ chức có mong muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lĩnh vực này. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Tìm hiểu các đặc tính của tiền ảo. - Phân tích các vấn đề pháp lý đối với tiền ảo theo quy định pháp luật Việt Nam và thực trạng hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam. - Nghiên cứu pháp luật liên quan đến tiền ảo tại một số quốc gia và kiến nghị hoàn thiện pháp luật cho Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về đặc tính của tiền ảo mã hoá, quy định pháp luật Việt Nam hiện hành có thể áp dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tiền ảo mã hoá bao gồm Bộ luật Dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, pháp luật thuế và các Nghị định, Chỉ thị có liên quan,... Đồng thời phạm vi của đề tài cũng bao gồm thực trạng hoạt động liên quan đến tiền ảo mã hoá, tìm hiểu pháp luật các quốc gia lớn cũng như các quốc gia có 3 điểm tương đồng với Việt Nam về hệ thống pháp luật, khu vực địa lý, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi nêu trên, đề tài không nghiên cứu đến tiền ảo được sử dụng trong các trò chơi trực tuyến với mục đích chủ yếu là để mua các vật phẩm trong game. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuyên suốt đề tài này, tác giả chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về tiền ảo, quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến tiền ảo, thực tiễn các hoạt động liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam, quy định pháp luật về tiền ảo của các quốc gia khác. Thứ hai, phương pháp bình luận được sử dụng nhằm bình luận hướng xử lý của cơ quan công quyền đối với các vụ việc liên quan đến tiền ảo cũng như bình luận về các thực trạng liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam như các giao dịch, các vụ lừa đảo hay rủi ro đối với các nhà đầu tư tiền ảo. Thứ ba, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm thu thập các quan điểm về tiền ảo, các thông tin, số liệu về hoạt động của thị trường tiền ảo, quy định pháp luật các quốc gia về tiền ảo,... từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó làm rõ các nội dung nghiên cứu. Thứ tư, phương pháp quy nạp được sử dụng nhằm rút ra những kết luận đối với các vấn đề được phân tích cũng như kết luận cho mỗi chương và kết luận cho toàn bộ đề tài. Thứ năm, phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam với thực trạng pháp luật về tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó làm bật lên tính cấp thiết của việc xây dựng một khung pháp lý cho tiền ảo, cũng như kiến nghị các quy định về tiền ảo cho Việt Nam. 6. Tình hình nghiên cứu - Sách “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển” phát hành bởi Nhà xuất bản Tư pháp năm 2019 do tác giả Nguyễn Minh Oanh làm chủ biên. Trong cuốn sách này, các tác giả đã làm rõ những hiểu biết 4 tổng quan về tiền ảo như khái niệm, đặc điểm, phân loại…, đồng thời phân tích thực trạng pháp luật liên quan đến tiền ảo trong các văn bản pháp luật cụ thể của Việt Nam. Cuốn sách cũng bình luận thực tiễn về tiền ảo ở Việt Nam, cũng như thực trạng pháp luật một số nước về tiền ảo và kiến nghị hoàn thiện chính sách về tiền ảo tại Việt Nam. Tuy nhiên trong giai đoạn khoa học và kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, thực trạng hoạt động liên quan đến tiền ảo và pháp luật các quốc gia về tiền ảo đã có nhiều thay đổi so với thời điểm cuốn sách được ra đời. - Sách “Một số vấn đề pháp lý về Tài sản mã hoá, Tiền mã hoá”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật năm 2019 do các tác giả Phan Chí Hiếu, Nguyễn Thanh Tú làm chủ biên. Tại cuốn sách này, các tác giả đã phân tích tổng quan về tài sản mã hoá, tiền mã hoá ở góc độ nhận thức chung, công nghệ liên quan, cơ hội và thách thức, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tài sản mã hoá và tiền mã hoá. Cuốn sách cũng phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam theo các hoạt động liên quan đến tiền ảo và bình luận thực tiễn một số vụ việc tại Việt Nam, bên cạnh đó đề xuất hướng tiếp cận và định hướng hoàn thiện khung pháp lý cho Việt Nam. Tuy nhiên, do được ra đời vào năm 2019, đến nay, nhiều vấn đề liên quan đến tiền ảo đã được thay đổi so với những thông tin được đưa ra trong sách. - Khoá luận tốt nghiệp “Thực trạng của tiền mã hoá (cryptocurrency) trên thế giới và Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh Ân, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Bên cạnh việc phân tích cơ sở lý luận về tiền mã hoá, thực trạng pháp luật về tiền mã hoá trên thế giới và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam, khoá luận tập trung làm rõ thực trạng giao dịch tiền mã hoá trên thế giới và tại Việt Nam. Việc phân tích các quy định về tiền mã hoá trong pháp luật Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ dung lượng trong khoá luận này. - Bài viết “Bản chất “Crypto currencies” và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tiền mã hoá” của tác giả Nguyễn Phượng An và tác giả Nguyễn Thiện Tâm - Kỷ yếu Hội thảo: “Hoàn thiện khung pháp lý kinh tế số trong kinh doanh thương mại”, Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2021. Bài viết đi vào phân tích quá trình hình thành của tiền ảo, phân biệt các 5 thuật ngữ thường bị nhầm lẫn với tiền ảo, phân tích bản chất pháp lý của tiền ảo và đưa ra một số kiến nghị cho Việt Nam. Phạm vi của bài viết này không đi sâu vào phân tích thực tiễn pháp luật Việt Nam đối với tiền ảo cũng như giao dịch tiền ảo. - Bài viết “Hoàn thiện khung pháp luật về tiền ảo tại Việt Nam” của tác giả Trần Thị Thu Hằng đăng trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 6 (351) năm 2021. Bài viết chủ yếu làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam đối với bản chất pháp lý của tiền ảo, nêu ra một số khó khăn, thách thức và gợi mở hoàn thiện chính sách pháp luật về tiền ảo cho Việt Nam. - Bài viết “Xây dựng khung pháp lý quản lý giao dịch tiền ảo – Qua nghiên cứu pháp luật Nhật Bản và một số gợi mở cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lưu Lan Phương và tác giả Lê Thị Thuỳ Nhi đăng trên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 45/2020 năm 2020. Bài viết phân tích tổng quan về tiền ảo và quan điểm pháp lý về quản lý giao dịch tiền ảo trên thế giới, đồng thời tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng khung pháp lý về quản lý giao dịch tiền ảo tại Nhật Bản, nêu ra thực trạng pháp lý tiền ảo tại Việt Nam và gợi mở cho Việt Nam xây dựng khung pháp lý quản lý giao dịch tiền ảo. - Sách “Blockchain and Cryptocurrency: International Legal and Regulatory Challenges” của các tác giả Dean Armstrong QC, Dan Hyde và Sam Thomas do Nhà xuất bản Bloomsbury Professional phát hành năm 2019. Cuốn sách này đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh công nghệ blockchain và tiền ảo, trong đó bao gồm quy định về tiền ảo trên thế giới và vấn đề phát hành tiền ảo lần đầu (ICO). - Sách “Cryptocurrencies and Cryptoassets - Regulatory and Legal Issues” của các tác giả Andrew Haynes và Peter Yeoh phát hành bởi Nhà xuất bản Informa Law from Routledge năm 2020. Cuốn sách này đề cập đến khía cạnh pháp lý và quy định của tiền ảo, bao gồm các quy định của các nền kinh tế lớn tại châu Mỹ, châu Âu và châu Á. 7. Bố cục tổng quát Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành ba chương, cụ thể như sau: 6 Chương I: Khái quát về tiền ảo và giao dịch tiền ảo Chương II: Tính pháp lý của tiền ảo và các giao dịch tiền ảo trong điều kiện không có quy định pháp luật cụ thể Chương III: Pháp luật liên quan đến tiền ảo của một số nước và kiến nghị cho Việt Nam 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TIỀN ẢO VÀ GIAO DỊCH TIỀN ẢO 1.1. Khái niệm tiền ảo Trên thế giới cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về tiền ảo. Tuy nhiên cùng với sự hình thành và phát triển của tiền ảo, nhiều quốc gia, tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới đã đưa ra các khái niệm khác nhau về tiền ảo. Các khái niệm cũng ngày càng được hoàn thiện dưới nhiều góc độ để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiền ảo. Trong đó có thể kể đến một số khái niệm tiêu biểu như sau: 1.1.1. Khái niệm tiền ảo của các tổ chức quốc tế Theo Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF), một tổ chức liên chính phủ được thành lập vào năm 1989 theo sáng kiến của G7 nhằm phát triển các chính sách chống rửa tiền, ““tiền ảo” được định nghĩa là giá trị được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số có thể được giao dịch bằng phương thức điện tử và có các chức năng như (1) một phương tiện trao đổi, và/hoặc (2) đơn vị ghi sổ (kế toán), và/hoặc (3) một công cụ lưu trữ giá trị, nhưng không có giá trị như một đồng tiền pháp định tại bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào; không được quốc gia, vùng lãnh thổ nào phát hành hoặc đảm bảo, và chỉ được sử dụng với các chức năng trên dựa trên cơ sở đồng thuận của cộng đồng người dùng đồng tiền ảo đó”2. Ngoài ra, trong một bài nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào năm 2016, nhóm nghiên cứu này xác định: “Tiền ảo là đại diện số có giá trị do các nhà phát triển tư nhân phát hành và có đơn vị tính toán của riêng mình. Tiền ảo có thể chứa đựng, lưu trữ, truy cập và giao dịch điện tử, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, miễn là các bên giao dịch đồng ý sử dụng chúng. Tiền ảo là một khái niệm rộng bao gồm các loại tiền tệ, từ chứng từ nợ của các nhà phát hành, đến các loại tiền ảo được bảo đảm bằng tài sản hay vàng, và các loại tiền mã hoá (cryptocurrency) như là Bitcoin.”3 2 Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF), “Virtual Currency: Key Definitions and Potential AML/CFT Risks”, 6/2014, xem tại: https://www.fatf-gafi.org/media/fatf/documents/reports/Virtual-currency-key-definitionsand-potential-aml-cft-risks.pdf (truy cập ngày 28/4/2022) 3 Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), “Virtual Currencies and Beyond: Initial Considerations”, 01/2016, xem tại: https://www.imf.org/external/pubs/ft/sdn/2016/sdn1603.pdf (truy cập ngày 28/4/2022) 8 1.1.2. Khái niệm tiền ảo tại châu Âu Năm 2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) định nghĩa tiền ảo như sau: “Tiền ảo (virtual money) là một loại tiền kỹ thuật số (digital money) không được điều chỉnh bởi ngân hàng trung ương; được ban hành và kiểm soát bởi nhà phát triển và được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của cộng đồng ảo nhất định”4. Đến năm 2015, để phù hợp với bối cảnh và sự phát triển của tiền ảo, trong một nghiên cứu sâu hơn của mình, ECB đã hoàn thiện khái niệm tiền ảo như sau: “Tiền ảo có thể được định nghĩa như một đại diện số có giá trị, không phải do ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức tài chính phát hành; và có thể được sử dụng để thay thế tiền thật”5. Tại Chỉ thị 2018/843 (Directive 2018/843) của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến các biện pháp về phòng chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, tiền ảo (virtual currencies) được định nghĩa là một giá trị được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số, giá trị này không được phát hành hay đảm bảo bởi một ngân hàng trung ương hay cơ quan nhà nước nào, không gắn liền với một đồng tiền pháp định nào, không có địa vị pháp lý của tiền tệ, nhưng được các cá nhân và pháp nhân chấp nhận thanh toán như một phương tiện trao đổi, và được chuyển đổi, lưu trữ và giao dịch bằng phương thức điện tử. 1.1.3. Khái niệm tiền ảo tại Hoa Kỳ Năm 2014, trong một nghiên cứu của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), tiền ảo được định nghĩa như sau: “tiền ảo là một đơn vị trao đổi số hoá, không được bảo đảm bởi một đồng tiền chính thức do chính phủ phát hành. Tiền ảo có thể được sử dụng rộng rãi trong một nền kinh tế ảo (là nền kinh tế được định nghĩa bao gồm các hoạt động kinh tế giữa các nhóm cộng đồng, tương tác với nhau thông 4 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), “Virtual currency schemes”, 10/2012, xem tại: https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/other/virtualcurrencyschemes201210en.pdf (truy cập ngày 28/4/2022) 5 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), “Virtual currency schemes - a further analysis”, 02/2015, xem tại: https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/other/virtualcurrencyschemesen.pdf (truy cập ngày 28/4/2022) 9 qua các thiết lập ảo) hoặc có thể được sử dụng thay cho đồng tiền chính phủ để mua bán hàng hoá, dịch vụ trong một nền kinh tế thực.”6 Đến năm 2017, Luật mẫu về Kinh doanh Tiền ảo (Uniform Regulation of Virtual Currency Business Act) của Hoa Kỳ định nghĩa tiền ảo là một giá trị được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số được sử dụng như một phương tiện thanh toán, đơn vị ghi sổ (kế toán), hoặc phương tiện lưu trữ giá trị; giá trị này không phải tiền pháp định, dù có hay không việc được định giá bằng tiền pháp định. Tiền ảo không bao gồm (a) giá trị mà chỉ được trao tặng trong một chương trình khách hàng thân thiết hay chương trình thưởng, giá trị không thể quy đổi ra tiền mặt, khoản tín dụng hay tiền ảo, và (b) các vật phẩm ảo chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử. 1.1.4. Khái niệm tiền ảo tại Nhật Bản Là một quốc gia tiên phong trong việc ban hành văn bản pháp luật riêng điều chỉnh về tiền ảo, Nhật Bản cũng đưa ra khái niệm tiền ảo làm cơ sở cho việc áp dụng và điều chỉnh. Cụ thể, trước đây pháp luật Nhật Bản đã nêu ra định nghĩa đối với thuật ngữ “tiền ảo” (virtual currency), sau đó vào tháng 5/2019, tại Luật Các Dịch vụ Thanh toán, thuật ngữ này đã được sửa đổi thành “tài sản mã hoá” (crypto-assets) với nội dung định nghĩa như sau: “1. Giá trị tài sản (được ghi lại trên thiết bị điện tử hoặc bất kỳ vật nào khác bằng phương tiện điện tử, và không bao gồm tiền pháp định của Nhật Bản, ngoại tệ, và tài sản được xem là tiền; áp dụng tương tự trong mục sau) có thể được sử dụng để thanh toán giá trị mua, bán, thuê hàng hoá hoặc dịch vụ cho các bên không xác định và cũng có thể được mua và bán cho nhưng người không xác định, và có thể được chuyển đổi thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử; 2. Giá trị tài sản có thể được dùng để trao đổi đối với những giá trị đã được quy định trong mục trên với các chủ thể không xác định và có thể được chuyển giao thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.”7 6 Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), “Virtual currencies: Emerging Regulatory, Law Enforcement, and Consumer Protection Challenges”, 5/2014, xem tại: https://www.gao.gov/assets/670/663668.pdf (truy cập ngày 28/4/2022) 7 Luật Các Dịch vụ Thanh toán của Nhật Bản (Payment Services Act of Japan, Article 2, Section 5) 10 1.1.5. Khái niệm tiền ảo tại Singapore Tại Đông Nam Á, Singapore là một trong những quốc gia tiên phong xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh tiền ảo và các giao dịch liên quan đến tiền ảo. Năm 2019, Cơ quan Quản lý Tiền tệ của Singapore (MAS) đã ban hành Luật Các Dịch vụ Thanh toán (Payment Services Act), đưa ra khái niệm tiền ảo (digital payment token) là bất kỳ giá trị được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số nào (ngoại trừ các giá trị bị loại trừ bởi Cơ quan tiền tệ) có các đặc tính sau: (a) được thể hiện dưới dạng đơn vị; (b) không có mệnh giá bằng tiền pháp định, và không được bên phát hành ấn định tỷ giá với bất kỳ đồng tiền pháp định nào; (c) được, hoặc sẽ được sử dụng như một phương tiện thanh toán được chấp nhận bởi công chúng, hoặc một bộ phận công chúng, ví dụ như dùng để mua hàng hoá, dịch vụ hoặc để trả nợ; (d) có thể được chuyển giao, lưu trữ và giao dịch bằng phương thức điện tử. 1.1.6. Khái niệm tiền ảo tại Việt Nam Việt Nam cho đến nay chưa có định nghĩa chính thức về “tiền ảo”. Tuy nhiên, tại Chỉ thị 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2018 về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác, có đưa ra mô tả về các đặc tính chung của tiền ảo: “tiền ảo có tính ẩn danh, hoạt động phân tán, không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào”. Gần đây, vào ngày 08/6/2022, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm rõ các khái niệm tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền ảo. Cụ thể, Thống đốc cho biết tiền ảo như Bitcoin không phải là đồng tiền pháp định do ngân hàng trung ương các nước phát hành mà do các tổ chức, cá nhân tạo ra bằng các thuật toán trên mạng máy tính. Đồng tiền này chỉ được thừa nhận trong cộng đồng nhất định như cộng đồng game, sàn công nghệ...8 Tóm lại, trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm và có nhiều cách hiểu khác nhau về tiền ảo. Tuy nhiên, dựa trên các định nghĩa đã được đưa ra, có thể rút ra một cách hiểu khái quát về tiền ảo như sau: Tiền ảo là một sản phẩm tồn tại 8 Dương An, “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ về tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số”, Thời báo Tài chính Việt Nam, 08/6/2022, xem tại: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-lamro-ve-tien-ao-tien-dien-tu-tien-ky-thuat-so-106623.html (truy cập ngày 23/6/2022) 11 dưới hình thức kỹ thuật số, không phải là đồng tiền pháp định do chính phủ của một quốc gia phát hành mà được phát hành bởi một cá nhân hoặc tổ chức. Tiền ảo có giá trị, được sử dụng trong cộng đồng mạng và có thể được dùng để thanh toán, trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ khác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về đặc điểm của tiền ảo. 1.2. Đặc điểm của tiền ảo Dù có nhiều khái niệm khác nhau về tiền ảo và mỗi khái niệm đều đưa ra các đặc trưng riêng nhưng từ các định nghĩa trên có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của tiền ảo như sau: Thứ nhất, tiền ảo tồn tại trên môi trường kỹ thuật số. Tất cả các hoạt động phát hành, lưu giữ, chuyển nhượng tiền ảo đều được thực hiện trên môi trường kỹ thuật số. Tiền ảo không tồn tại vật chất trong đời sống xã hội mà gắn liền với “thế giới mạng” và nằm trong sự quản lý, nắm giữ của các chủ thể thông qua mạng internet. Có thể thấy tất cả các định nghĩa nêu trên đều thể hiện đặc điểm này. Thứ hai, tiền ảo không được phát hành bởi ngân hàng trung ương của một nhà nước mà do bất kỳ tổ chức, cá nhân nào tạo ra. Đây là một đặc điểm nổi bật của tiền ảo. Việc kiểm soát các giao dịch tiền ảo không được thực hiện tập trung tại một tổ chức hay cơ quan nào mà sẽ do chính cộng đồng sử dụng tiền ảo đó kiểm soát lẫn nhau dựa vào blockchain - một trong những công nghệ cơ sở của tiền ảo. Blockchain có thể cung cấp một cơ sở dữ liệu phân tán, phi tập trung, ghi nhận thông tin về các giao dịch tiền ảo và mọi người đều có thể truy cập được các thông tin này mà không cần đến tổ chức hoặc cơ sở dữ liệu trung tâm.9 Thứ ba, tiền ảo là một sản phẩm kỹ thuật số có giá trị. Cụ thể, tại hầu hết các khái niệm nêu trên, tiền ảo được công nhận có giá trị hoặc có giá trị như tài sản và được thừa nhận có thể sử dụng để trao đổi hoặc thanh toán với hàng hoá, dịch vụ khác của đời sống thực. Giá trị của tiền ảo được biểu hiện thông qua các loại tài sản mà nó 9 Mark Gates, Blockchain: Bản chất của Blockchain, Bitcoin, Tiền điện tử, Hợp đồng thông minh và tương lai của tiền tệ, NXB Lao động, Hà Nội, 2017, tr. 37 12 được sử dụng để trao đổi, thanh toán hoặc được quyết định bởi một tổ chức, cộng đồng người sử dụng hoặc bởi giá thị trường. Thứ tư, giá trị của hầu hết các đồng tiền ảo không được bảo đảm bởi một giá trị vật chất nào và không đại diện cho bất kỳ đơn vị tiền tệ pháp định nào. Thông thường, tiền pháp định hay các phương tiện thanh toán khác thường được bảo đảm bằng một loại tài sản có giá trị như vàng, lúa mì, kim cương,... Tuy nhiên, giá trị của tiền ảo lại do cộng đồng người sử dụng quyết định qua quá trình sử dụng và phát triển chúng. Ngoài ra, giá trị của tiền ảo còn bắt nguồn từ nhiều thuộc tính và quan trọng hơn hết là lòng tin của người dùng10. Thứ năm, tiền ảo có tính mã hoá. Mỗi ví tiền ảo có một cặp khoá, bao gồm khoá công khai (public key) và khoá riêng tư (private key). Khoá công khai được chia sẻ với người khác để nhận giao dịch. Còn khoá riêng tư giống như một mật khẩu, giúp bảo mật ví tiền ảo và được sử dụng để xác nhận mỗi khi giao dịch với người khác. Điều đặc biệt là công nghệ blockchain sử dụng mật mã học và mã hoá cao cấp giúp các khoá riêng tư này an toàn hơn các mật khẩu tiêu chuẩn thông thường. Thứ sáu, dù không phải là tiền pháp định nhưng tiền ảo có thể được sử dụng để thanh toán, trao đổi. Tại đa số quốc gia, tiền ảo vẫn chưa được chấp nhận là tiền tệ11 hay phương tiện thanh toán chính thức, nhưng tại một số nước, pháp luật cũng không cấm việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng tiền ảo, miễn là các bên giao dịch chấp nhận việc thanh toán, trao đổi này. Người mua có thể thanh toán thủ công bằng cách nhập hoặc sao chép địa chỉ công khai của ví người bán và chuyển tiền mã hoá từ ví của mình sang ví đó. Bên cạnh đó, tại một số đơn vị kinh doanh, người mua cũng có thể đơn giản là quét mã QR và chấp nhận thanh toán. Ngoài ra, thẻ mã hoá cũng là một lựa chọn cho phương thức thanh toán này.12 Như vậy, cách thức thanh 10 Binance Academy, “Tại sao Bitcoin lại có giá trị?”, 2021, xem tại: https://academy.binance.com/vi/articles/why-does-bitcoin-have-value (truy cập ngày 28/4/2022) 11 Cho đến nay trên thế giới chỉ có El Salvador và Cộng hoà Trung Phi là hai quốc gia chấp nhận Bitcoin làm tiền tệ hợp pháp 12 Binance Academy, “Giải thích về thanh toán tiền mã hoá”, 07/3/2022, xem tại: https://academy.binance.com/vi/articles/crypto-payments-explained (truy cập ngày 29/5/2022) 13 toán bằng tiền ảo cũng khá giống với việc thanh toán bằng tiền pháp định thông qua chuyển khoản, sử dụng ví điện tử hay thẻ ngân hàng. 1.3. Phân biệt các thuật ngữ “tiền điện tử”, “tiền kỹ thuật số”, “tiền ảo”, “tiền mã hoá” và “Bitcoin” Tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, tiền mã hoá, tiền ảo và bitcoin là những thuật ngữ có nội hàm không giống nhau và không thể đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, đây là các thuật ngữ thường được sử dụng khi nhắc đến các đồng tiền không tồn tại dưới dạng vật chất mà chỉ tồn tại trên mạng internet hay trên các thiết bị kỹ thuật số. Nhiều người và nhiều phương tiện thông tin đại chúng vẫn đang nhầm lẫn các khái niệm này với nhau. Do đó, trước khi đi vào phân tích các vấn đề pháp lý, cần làm rõ sự khác biệt giữa các khái niệm này. 1.3.1. Tiền điện tử (electronic money) Tại Chỉ thị 2009/110/EC (Directive 2009/110/EC) của Hội đồng Châu Âu về tiền điện tử, tiền điện tử được định nghĩa là giá trị tiền tệ được lưu trữ dưới dạng điện tử, thể hiện bằng một xác nhận do tổ chức phát hành tiền điện tử cấp sau khi các tổ chức này nhận được một khoản tiền từ người yêu cầu, và được các tổ chức khác không phải tổ chức phát hành chấp nhận sử dụng như một phương tiện thanh toán. Trước đó, theo khái niệm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): “Tiền điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa là sự lưu trữ điện tử của một giá trị tiền tệ trên một thiết bị kỹ thuật mà có thể được sử dụng một cách rộng rãi để thanh toán cho một thể nhân mà không phải là nhà phát hành, trong đó không nhất thiết cần tới sự tham gia trực tiếp của các tài khoản ngân hàng trong giao dịch…”. Sản phẩm tiền điện tử có thể được chia thành sản phẩm dựa trên phần cứng và sản phẩm dựa trên phần mềm, tuỳ thuộc vào công nghệ được sử dụng để lưu trữ giá trị tiền tệ.13 Ngoài ra, tại “Khảo sát về sự phát triển của tiền điện tử” do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Thuỵ Sĩ thực hiện năm 2000, tiền điện tử được định nghĩa là giá trị được lưu trữ hoặc sản phẩm trả trước, trong đó thông tin về khoản tiền hoặc giá trị khả 13 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), “Issue arising from the emergence of electronic money”, 11/2000, xem tại: https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/other/pp49_60_mb200011en.pdf (truy cập ngày 28/4/2022) 14 dụng của khách hàng được lưu trữ trên một thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng. Sản phẩm tiền điện tử bao gồm sản phẩm dựa trên thẻ (card-based products) và sản phẩm dựa trên mạng/phần mềm (network/software-based products). Cũng theo khảo sát này, tại Việt Nam, chiếc thẻ ngân hàng đầu tiên được phát hành vào năm 1993 bởi ngân hành Vietcombank và cho đến năm 2000, có hai ngân hàng thương mại là Vietcombank và ACB được phát hành thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.14 Tại Việt Nam, vào năm 2019, Dự thảo Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã đưa ra khái niệm tiền điện tử như sau: “Tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được trả trước bởi khách hàng cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán và được đảm bảo giá trị tương ứng tại ngân hàng, bao gồm: thẻ trả trước, ví điện tử, tiền di động.” Gần đây, trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 08/6/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định tiền điện tử là thể hiện của đồng tiền pháp định của ngân hàng trung ương phát hành dưới dạng tiền giấy, xu nhưng người cầm tiền lưu giữ dưới dạng điện tử trong điện thoại, máy tính bảng... có tỷ lệ 1-1 với tiền pháp định và được thanh toán bằng tiền này.15 Qua các định nghĩa trên, có thể hiểu tiền điện tử là giá trị tiền tệ lưu trữ trên các phương tiện điện tử được khách hàng trả trước cho ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện giao dịch thanh toán. Các hình thức của tiền điện tử bao gồm hình thức dựa trên phần cứng (như thẻ ATM, thẻ tín dụng) và hình thức dựa trên phần mềm (như dịch vụ internet banking, ví điện tử16). Tiền điện tử được chấp nhận để thanh toán hàng hoá, dịch vụ một cách rộng rãi. 14 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Thuỵ Sĩ, “Survey of electronic money developments”, 5/2000, xem tại: https://www.bis.org/cpmi/publ/d38.pdf (truy cập ngày 27/4/2022) 15 Dương An, “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm rõ về tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số”, Thời báo Tài chính Việt Nam, 08/6/2022, xem tại: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-lamro-ve-tien-ao-tien-dien-tu-tien-ky-thuat-so-106623.html (truy cập ngày 23/6/2022) 16 Một số loại ví điện tử thịnh hành tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như Momo, ZaloPay, ShopeePay,…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan