Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tin văn phòng

.PDF
62
664
107

Mô tả:

giúp các bạn một số ki năng về tin văn phòng
Bài giàng Tin vàn phòng 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ INTERNET .................................................. 4 1.1 Giới thiệu mạng máy tính ....................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm mạng máy tính ............................................................... 4 1.1.2. Lợi ích kết nối mạng ....................................................................... 4 1.1.3. Các thành phần trong mạng máy tính ............................................. 4 1.1.4. Phân loại mạng máy tính................................................................. 5 1.2 Cơ bản về Internet ................................................................................. 11 1.2.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................... 11 1.2.2. Địa chỉ IP và tên miền ................................................................... 14 1.3 Duyệt web ............................................................................................. 17 1.3.1. Các trình duyệt Web ..................................................................... 17 1.3.2. Bookmark ...................................................................................... 17 1.3.3. Các chương trình phòng chống Virus ........................................... 18 1.4 Tìm kiếm ............................................................................................... 18 1.4.1. Khái niệm về cỗ máy tìm kiếm (Search Engines)......................... 18 1.4.2. Công cụ tìm kiếm .......................................................................... 19 CHƯƠNG 2. CÁC DỊCH VỤ ỨNG DỤNG VĂN PHÒNG TRỰC TUYẾN 22 2.1 Các dịch vụ văn phòng.......................................................................... 22 2.1.1. Khái niệm về các ứng dụng văn phòng trực tuyến ....................... 22 2.1.2. Các dịch vụ và phần mềm văn phòng trực tuyến .......................... 22 2.2 Sử dụng Email ...................................................................................... 23 2.2.1. Các loại Email miễn phí. ............................................................... 23 2.2.2. Minh họa sử dụng Gmail cơ bản ................................................... 24 2.3 Duyệt mail bằng Microsoft Outlook ..................................................... 32 2.3.1. Đặc trưng của trình duyệt thư Microsoft Outlook ........................ 32 2.3.2. Khai báo nhiều tài khoản : ............................................................ 32 2.3.3. Cài đặt Address book (Danh bạ email) ......................................... 33 2.3.4. Tổ chức hệ thống lưu trữ mail....................................................... 34 2.3.5. Các bộ lọc: cài đặt Rules ............................................................... 34 2.4 Một số dịch vụ email đặt biệt. .............................................................. 35 2.4.1. Ý nghĩa mail offline ...................................................................... 35 Trang 2 2.4.2. MS Exchange ................................................................................ 35 2.5 Dịch vụ RSS (Really Simple Syndication hoặc Rich Site Summary) .. 35 2.5.1. Khái niệm RSS .............................................................................. 35 2.5.2. Đặc tả về RSS ............................................................................... 36 2.5.3. Lợi ích ........................................................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT NỐI XÃ HỘI.................................................................... 37 3.1 Dịch vụ làm việc nhóm online .............................................................. 37 3.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 37 3.1.2. Các giai đoạn làm việc nhóm ........................................................ 37 3.1.3. Những yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm online ..................... 37 3.1.4. Các công cụ hoạt động nhóm trực tuyến ...................................... 37 3.2 Dịch vụ lưu trữ trực tuyến .................................................................... 42 3.2.1. Khái niệm và đặc điểm.................................................................. 42 3.2.2. Các dịch vụ lưu trữ trực tuyến thông dụng ................................... 42 3.3 Thống kê, điều tra trực tuyến ................................................................ 45 3.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 45 3.3.2. Một số công cụ .............................................................................. 47 CHƯƠNG 4. POWERPOINT......................................................................... 50 4.1 Giới thiệu PowerPoint........................................................................... 50 4.1.1. Công dụng ..................................................................................... 50 4.1.2. Công cụ ......................................................................................... 50 4.1.3. Thành phần .................................................................................... 51 4.1.4. Các chế độ xem (view) Slide ........................................................ 53 4.1.5. Các thao tác về file ........................................................................ 54 4.1.6. In ấn ............................................................................................... 56 4.2 Thao tác cơ bản Powerpoint ................................................................. 58 4.2.1. Chiến lược tạo một Presentation ................................................... 59 4.2.2. Định dạng Slide và hiệu ứng ......................................................... 59 4.2.3. Đặt một nút điều khiển .................................................................. 60 4.2.4. Custom Show ................................................................................ 61 4.2.5. Giao tiếp với các ứng dụng khác................................................... 61 Trang 3 CHƯƠNG 1. 1.1 TỔNG QUAN VỀ INTERNET Giới thiệu mạng máy tính 1.1.1. Khái niệm mạng máy tính Mạng máy tính là tập hợp các máy tính đơn lẻ được kết nối với nhau bằng phương tiện truyền vật lý (Tranmission Medium) và theo một kiến trúc mạng xác định (Network Architecture). Kiến trúc mạng bao gồm cấu trúc mạng (Topology) và giao thức mạng (Protocol). Topology là cấu trúc hình học của các thực thể mạng và giao thức mạng là tập hợp các quy tắc chuẩn mà các thực thể hoạt động truyền thông phải tuân theo Hình 1.1. Mô hình mạng máy tính 1.1.2. Lợi ích kết nối mạng - Có thể giảm số lượng máy in, đĩa cứng và các thiết bị khác. Kinh tế hơn trong việc đầu tư xây dựng cho một hệ thống tin học của một cơ quan, xí nghiệp, trường học… - Dùng chung tài nguyên đắt tiền như máy in, phần mêm… Tránh dư thừa dữ liệu, tài nguyên mạng. Có khả năng tổ chức và triển khai các đề án lớn thuận lợi và dễ dàng. - Đảm bảo các tiêu chuẩn thống nhất về tính bảo mật, an toàn dữ liệu khi nhiều người sử dụng tại các thiết bị đầu cuối khác nhau cùng làm việc trên các hệ cơ sở dữ liệu. Tóm lại, mục tiêu kết nối các máy tính thành mạng là cung cấp các dịch vụ đa dạng, chia sẻ tài nguyên chung và giảm bớt chi phí về đầu tư trang tiết bị. 1.1.3. Các thành phần trong mạng máy tính Thiết bị đầu cuối: là những thiết bị mà người sử dụng có thể thao tác trực tiếp trên đó để tiến hành giao tiếp với mạng, ví dụ: Máy tính, Laptop, ĐTDĐ, Camera… Trang 4 Thiết bị mạng: để hệ thống mạng có thể hoạt động trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới các hệ thống khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway. Giao thức mạng: là tập hợp các quy tắc chuẩn mà các thực thể hoạt động truyền thông phải tuân theo. Phân loại mạng máy tính 1.1.4. 1.1.4.1. Phân loại theo khoảng cách địa lý a. Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) Mạng cục bộ LAN: kết nối các máy tính đơn lẻ thành mạng nội bộ, tạo khả năng trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên trong cơ quan, xí nhiệp... Có hai loại mạng LAN khác nhau: LAN nối dây (sử dụng các loại cáp) và LAN không dây (sử dụng sóng cao tần hay tia hồng ngoại). Đặc trưng cơ bản của mạng cục bộ: Hình 1.2. Mạng cục bộ- LAN Quy mô của mạng nhỏ, phạm vi hoạt động vào khoảng vài km. Các máy trong một tòa nhà, một cơ quan hay xí nghiệp.. nối lại với nhau. Quản trị và bảo dưỡng mạng đơn giản. Công nghệ truyền dẫn sử dụng trong mạng LAN thường là quảng bá (Broadcast), bao gồm một cáp đơn nối tất cả các máy. Tốc độ truyền dữ liệu cao, từ 10-100 Mbps đến hàng trăm Gbps, thời gian trễ nhỏ (cỡ 10s), độ tin cậy cao, tỷ số lỗi bit từ 10-8 đến 1011. Trang 5 b. Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) Hình 1.3. Ví dụ về mạng MAN Mạng đô thị: là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính khoảng 50 km trở lại. Mạng đô thị hoạt đông theo kiểu quảng bá, LAN to LAN. Mạng cung cấp các dịch vụ thoại, phi thoại và truyền hình cáp. Mạng MAN lớn hơn mạng LAN nhưng nhỏ hơn mạng diện rộng WAN, đóng vai trò kết nối hai mạng LAN và WAN với nhau hoặc kết nối giữa các mạng LAN. c. Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) Mạng diện rộng: là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối máy tính trong cùng một quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng châu lục. Mạng kết nối các mạng LAN và mạng MAN giữa các khu vực địa lý cách xa nhau. Mạng diện rộng có tốc độ truyền dữ liệu thấp so với mạng cục bộ LAN, tỷ lệ lỗi trên đường truyền cao. Thông thường được kết nối bằng đường truyền mạng viễn thông. Một số mạng diện rộng điển hình: - Mạng số tích hợp đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network) Mạng X25 và chuyển mạch khung Frame Relay Phương thức truyền thông đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode) Mạng thế hệ sau NGN (Next Generation Network) d. Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network) Mạng toàn cầu là mạng kết nối các máy tính trên phạm vi toàn thế giới dựa trên đường truyền viễn thông hoặc vệ tinh, là tập hợp của các mạng LAN, MAN, WAN độc lập với nhau. Mạng Internet là một dạng của mạng toàn cầu GAN 1.1.4.2. Phân loại mạng theo kiến trúc mạng (Topology) Trang 6 - - Kiến trúc mạng (Network Topology) là sơ đồ biểu diễn các kiểu sắp xếp, bố trí vật lý của máy tính, dây cáp và những thành phần khác trên mạng theo phương diện vật lý. Có hai kiểu kiến trúc mạng chính là: kiến trúc vật lý (mô tả cách bố trí đường truyền thực sự của mạng), kiến trúc logic (mô tả con đường thực sự mà dữ liệu thật sự di chuyển qua các node mạng). a. Mạng tuyến tính (BUS) Hình 1.4. Mô hình mạng tuyến tính- BUS Kiến trúc Bus là một kiến trúc cho phép nối mạng các máy tính đơn giản và phổ biến nhất. Nó dùng một đoạn cáp nối tất cả máy tính và các thiết bị trong mạng thành một hàng. Khi một máy tính trên mạng gởi dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện thì tín hiệu này sẽ được lan truyền trên đoạn cáp đến các máy tính còn lại, tuy nhiên dữ liệu này chỉ được máy tính có địa chỉ so khớp với địa chỉ mã hóa trong dữ liệu chấp nhận. Mỗi lần chỉ có một máy có thể gởi dữ liệu lên mạng vì vậy số lượng máy tính trên bus càng tăng thì hiệu suất thi hành mạng càng chậm. Hiện tượng dội tín hiệu: là hiện tượng khi dữ liệu được gởi lên mạng, dữ liệu sẽ đi từ đầu cáp này đến đầu cáp kia. Nếu tín hiệu tiếp tục không ngừng nó sẽ dội tới lui trong dây cáp và ngăn không cho máy tính khác gởi dữ liệu. Để giải quyết tình trạng này người ta dùng một thiết bị terminator (điện trở cuối) đặt ở mỗi đầu cáp để hấp thu các tín hiệu điện tự do. Ưu điểm: kiến trúc này dùng ít cáp, dễ lắp đặt, giá thành rẻ. Khi mở rộng mạng tương đối đơn giản, nếu khoảng cách xa thì có thể dùng repeater để khuếch đại tín hiệu. Khuyết điểm: khi đoạn cáp đứt đôi hoặc các đầu nối bị hở ra thì sẽ có hai đầu cáp không nối với terminator nên tín hiệu sẽ dội ngược và làm cho toàn bộ hệ thống mạng sẽ ngưng hoạt động. Những lỗi như thế rất khó phát hiện ra là hỏng chỗ nào nên công tác quản trị rất khó khi mạng lớn (nhiều máy và kích thước lớn). b. Mạng vòng (RING) Trong mạng ring các máy tính và các thiết bị nối với nhau thành một vòng khép kín, không có đầu nào bị hở. Tín hiệu được truyền đi theo một chiều và qua nhiều máy Trang 7 tính. Kiến trúc này dùng phương pháp chuyển thẻ bài (token passing) để truyền dữ liệu quanh mạng. Hình 1.5. Mô hình mạng hình vòng- RING Phương pháp chuyển thẻ bài là phương pháp dùng thẻ bài chuyển từ máy tính này sang máy tính khác cho đến khi tới máy tính muốn gởi dữ liệu. Máy này sẽ giữ thẻ bài và bắt đầu gởi dữ liệu đi quanh mạng. Dữ liệu chuyển qua từng máy tính cho đến khi tìm được máy tính có địa chỉ khớp với địa chỉ trên dữ liệu. Máy tính đầu nhận sẽ gởi một thông điệp cho máy tính đầu gởi cho biết dữ liệu đã được nhận. Sau khi xác nhận máy tính đầu gởi sẽ tạo thẻ bài mới và thả lên mạng. Vận tốc của thẻ bài xấp xỉ với vận tốc ánh sáng. c. Mạng hình sao (STAR) Hình 1.6. Mô hình mạng hình sao (STAR) Trong kiến trúc này, các máy tính được nối vào một thiết bị đấu nối trung tâm (Hub hoặc Switch). Tín hiệu được truyền từ máy tính gởi dữ liệu qua hub tín hiệu được khuếch đại và truyền đến tất cả các máy tính khác trên mạng. Trang 8 Ưu điểm: kiến trúc star cung cấp tài nguyên và chế độ quản lý tập trung. Khi một đoạn cáp bị hỏng thì chỉ ảnh hưởng đến máy dùng đoạn cáp đó, mạng vẫn hoạt động bình thường. Kiến trúc này cho phép chúng ta có thể mở rộng hoặc thu hẹp mạng một cách dễ dàng. Khuyết điểm: do mỗi máy tính đều phải nối vào một trung tâm điểm nên kiến trúc này đòi hỏi nhiều cáp và phải tính toán vị trí đặt thiết bị trung tâm. Khi thiết bị trung tâm điểm bị hỏng thì toàn bộ hệ thống mạng cũng ngừng hoạt động. d. Mạng kết hợp • Mạng kết hợp hình sao và tuyến tính (Star bus) Star bus là mạng kết hợp giữa mạng star và mạng bus. Trong kiến trúc này một vài mạng có kiến trúc hình star được nối với trục cáp chính (bus). Nếu một máy tính nào đó bị hỏng thì nó không ảnh hưởng đến phần còn lại của mạng. Nếu một Hub bị hỏng thì toàn bộ các máy tính trên Hub đó sẽ không thể giao tiếp được. Hình 1.7. Cấu trúc mạng Star-Bus • Mạng kết hợp hình sao và hình vòng (Star Ring) Mạng Star Ring tương tự như mạng Star Bus. Các Hub trong kiến trúc Star Bus đều được nối với nhau bằng trục cáp thẳng (bus) trong khi Hub trong cấu hình Star Ring được nối theo dạng hình Star với một Hub chính. 1.1.4.3. Phân loại theo mô hình điều hành mạng a. Mạng ngang hàng (Peer to Peer Network) Mạng ngang hàng cung cấp việc kết nối cơ bản giữa các máy tính nhưng không có bất kỳ một máy tính nào đóng vai trò phục vụ. Một máy tính trên mạng có thể vừa là client, vừa là server. Trong môi trường này, người dùng trên từng máy tính chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ các tài nguyên của máy tính mình. Mô hình này chỉ phù hợp với các tổ chức nhỏ, số người giới hạn (thông thuờng nhỏ hơn 10 người), và không quan tâm đến vấn đề bảo mật. Mạng ngang hàng thường dùng các hệ điều hành sau: Win95, Windows for workgroup, WinNT Workstation, Win2000 Trang 9 Proffessional, OS/2... Ưu điểm: do mô hình mạng ngang hàng đơn giản nên dễ cài đặt, tổ chức và quản trị, chi phí thiết bị cho mô hình này thấp. Khuyết điểm: không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân tán, khả năng bảo mật thấp, rất dễ bị xâm nhập. Các tài nguyên không được sắp xếp nên rất khó định vị và tìm kiếm. Hình 1.8. Mô hình mạng ngang hàng b. Mô hình mạng khách chủ (Client- Server Network) Trong mô hình mạng khách chủ có một hệ thống máy tính cung cấp các tài nguyên và dịch vụ cho cả hệ thống mạng sử dụng gọi là các máy chủ (server). Một hệ thống máy tính sử dụng các tài nguyên và dịch vụ này được gọi là máy khách (client). Các server thường có cấu hình mạnh (tốc độ xử lý nhanh, kích thước lưu trữ lớn) hoặc là các máy chuyên dụng. Dựa vào chức năng có thể chia thành các loại server như sau: - Hình 1.9. Mô hình mạng khách chủ File Server: phục vụ các yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng. Print Server: phục vụ các yêu cầu in ấn trong mạng. Application Server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trả về kết quả cho client. Mail Server: cung cấp các dịch vụ về gởi nhận e-mail. Web Server: cung cấp các dịch vụ về web. Database Server: cung cấp các dịch vụ về lưu trữ, tìm kiếm thông tin. Trang 10 - Communication Server: quản lý các kết nối từ xa. Ưu điểm: do các dữ liệu được lưu trữ tập trung nên dễ bảo mật, backup và đồng bộ với nhau. Tài nguyên và dịch vụ được tập trung nên dễ chia sẻ và quản lý và có thể phục vụ cho nhiều người dùng. Khuyết điểm: các server chuyên dụng rất đắt tiền, phải có nhà quản trị cho hệ thống. 1.2 Cơ bản về Internet 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Lịch sử ra đời? Vào những năm 1960, Bộ Quốc phòng Mỹ cho triển khai khẩn trương một mạng lưới thông tin với yêu cầu: Nếu như một trạm trung chuyển nào đó trong mạng bị phá hủy, toàn bộ hệ thống thong tin vẫn phải hoạt động bình thường… Cơ quan Nghiên cứu Dự án Cao cấp (ARPA – Advanced Research Projects Agency) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ được giao trách nhiệm thực hiện việc nghiên cứu kỹ thuật liên mạng (internet) nhằm đáp ứng yêu cầu trên. Đây là mạng chuyển mạch gsi (Packet Switching) đầu tiên trên thế giới, lấy tên là ARPAnet. Ban đầu, ARPAnet chỉ gồm một và mạng nhỏ được lựa chọn của các trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học. Giao thức truyền thông lúc bấy giờ là kiểu điểm- điểm, rất chậm và thường gây tắc ngẽn trên mạng. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 1974 Vinton G.Cerf và Robert O.Kahn đưa ra ý tưởng thiết kế một bộ giao thức mạng mới thuận tiện hơn, đó chính là tiền thân của bộ giao thức TCP/IP. Tháng 09/1983, dưới sự tài trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ, Berkeley Sorfwave Distribution đưa ra bản Berkeley UNIX 4.2BSD có kết hợp giao thức TCP/IP, biến TCP/IP hành phương tiện kết nối các hệ thống UNIX. Trên cơ sở đó, mạng ARPANET nhanh chóng lan rộng và chuyển từ mạng thực nghiệm sang hoạt động chính thức: nhiều trường đại học, viện nghiên cứu ghi tên gia nhập để trao đổi thông tin. Đến năm 1984, mạng ARPANET được chia thành hai nhóm nhỏ hơn là MILNET dành cho quốc phòng, và nhóm mạng thứ hai vẫn gọi là ARPANET, dành cho nghiên cứu va phát triển. Hai nhóm này vẫn có mối liên hệ trao đổi dữ liệu với nhau qua giao thức TCP/IP và được gọi chung là Enternet. Mạng Internet đã và đang trở thành phương tiện trao đổi thông tn toàn cầu, là phương thức thông tin nhanh với lưu lượng truyền tải dữ liệu rất lớn. Thông qua Internet mà các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, các cơ quan giáo dục đào tạo, các doanh nghiệp… có thể trao đổi thông tin với nhau, hoặc truy cập thông tin của nhau về các công trình. Các lĩnh vực nghiên cứu mới nhất; về các phương pháp, hình thức giáo dục và đào tạo, về các thông tin kinh tế, thị trường giá cả… một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn bao giờ hết. 1.2.1.2. Các tổ chức liên quan Trang 11 - NIC (Network information center) - Trung tâm thông tin mạng : phân tên và đia chỉ cho các mạng máy tính nối vào Internet. - ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) : tổ chức quản lý và phân phối tên miền. - IXP (Internet Exchange Provider): Nhà cung cấp cổng truy cập Internet quốc tế. - ISP (Internet Sevice Provider): Nhà cung cấp cá dịch vụ internet. 1.2.1.3. Phương tiện kết nối a. Phương tiện hữu tuyến Dial-up: Là phương thức truy cập Internet thông qua đường dây điện thoại bằng cách quay số tới số của nhà cung cấp dịch vụ Internet (chẳng hạn như 1260). Tốc độ kết nối của dial-up dao động từ 20-56Kbps. Mức 56Kbps chỉ nằm trên lý thuyết bởi thực tế chưa bao giờ có thể đạt được tốc độ này. Dial-up là phương thức kết nối chậm nhất trong số các công nghệ truy cập Internet, và vẫn được dùng khá nhiều tại Việt Nam. ADSL (Đường thuê bao số bất đối xứng): Truyền dữ liệu qua đường dây điện thoại bằng đồng có sẵn. ADSL có tốc độ truyền dữ liệu từ 1,5 – 9Mbps khi nhận dữ liệu (downstream), và từ 16 - 640Kbps khi gửi dữ liệu (upstream). Để có thể kết nối Internet bằng công nghệ ADSL, người dùng sẽ cần phải lắp đặt một modem ADSL chuyên dụng. Cable Modem: Là phương thức kết nối Internet thông qua một loại modem đặc biệt được thiết kế riêng cho việc truyền dữ liệu thông qua mạng truyền hình cáp. Cable modem có thể tăng đáng kể băng thông giữa máy tính người dùng và nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), đặc biệt là tốc độ tải xuống (từ ISP tới người dùng). Không giống với loại modem analog (cần thời gian để quay số), modem cáp kết với máy tính thông qua cổng Ethernet nên trạng thái kết nối luôn luôn ở dạng sẵn sàng. Tốc độ dữ liệu truyền đi trong cable modem phụ thuộc vào số lượng người sử dụng truyền và nhận dữ liệu vào cùng một thời điểm. Tốc độ tối đa của cable modem vào thời điểm hiện này là 2Mbps. b. Phương tiện vô tuyến: Wi-Fi: Wi-Fi là tên viết tắt của cụm từ “Wireless Fidelity” - một tập hợp các chuẩn tương thích với mạng không dây nội bộ (WLAN) dựa trên đặc tả IEEE 802.11 (802.11a, 802.11b, 802.11g…). Wi-Fi cho phép các máy tính hoặc PDA (thiết bị cá nhân kỹ thuật số) hỗ trợ kết nối không dây có thể truy cập vào mạng Interner trong phạm vi phủ sóng của điểm truy cập không dây (hay còn gọi là “hotspot”). Tốc độ kết nối của các chuẩn thuộc Wi-Fi rất khác nhau, cụ thể: - 802.11: Dùng cho mạng WLAN, có tốc độ truyền tải dữ liệu từ 1-2Mbps. - 802.11a: Là phần mở rộng của 802.11, áp dụng cho mạng WLAN, có tốc độ kết nối lên tới 54 Mbps. - 802.11b (còn gọi là 802.11 High Rate hoặc Wi-Fi): Cũng là phần mở rộng của 802.11 dành cho mạng WLAN, có tốc độ truyền dữ liệu tối đa ở mức 11 Mbps. - 802.11g: Sử dụng cho mạng WLAN với tốc độ kết nối tối đa trên 20 Mbps. Trang 12 WiMax: WiMAX là công nghệ kết nối không dây băng rộng (đặc tả IEEE 802.16) với phạm vi phủ sóng rộng hơn (tới 50km) so với công nghệ Wi-Fi. WiMax kết nối các điểm “hotspot” của IEEE 802.11(Wi-Fi) tới mạng Internet, và cung cấp khả năng truy cập băng rộng cho đường cáp và đường DSL tới tận vị trí cuối cùng (nhưng vẫn nằm trong phạm vi 50km). WiMax cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu lên tới 70 Mbps, đủ cho 60 doanh nghiệp với đường T1 sử dụng cùng lúc, và hơn 1000 người sử dụng kết nối DSL 1Mbps. Dịch vụ 3G: 3G, hay 3-G, (viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). Dịch vụ 4G: 4G, hay 4-G, viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây. Tên gọi 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa "3G và hơn nữa". 1.2.1.4. Lợi ích và hiểm họa khi dùng Internet Hiện nay internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Hằng ngày mọi người lên mạng để tìm kiếm thông tin, chia sẻ và giao lưu với bạn bè, làm ăn,… 1. Internet có thể giúp người dùng kết nối với những bạn bè, người thân thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Google+,…. 2. Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ. Nó giúp cho chúng ta dễ dàng, nhanh chóng tìm kiếm những thông tin, tin tức dù mới hay đã cũ. Bạn có thể tìm kiếm một vấn đề nào đó mà bạn quan tâm bằng cách tìm kiếm thông tin trên Google, sẽ có rất nhiều trang web hiện ra chứa đựng những thông tin liên quan. 3. Internet cũng là một môi trường lí tưởng để cho chúng ta kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều hình thức để người dùng có thể kinh doanh bán hàng online như: bán hàng trên Facebook, tiếp thị liên kết, bán hàng trên các website trung gian,…Không chỉ hữu ích với cá nhân mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp. Đây cũng là một kênh PR công ty, doanh nghiệp vô cùng hiệu quả có thể giúp cho chúng ta tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng hay những hợp đồng làm ăn. Nhờ có Internet mà mọi người khắp mọi nơi trên thế giới biết đến bạn hay công ty của bạn và mở rộng không gian kinh doanh. 4. Internet cũng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Người dùng có thể học trực tuyến hay đào tạo từ xa thông qua mạng Internet. Nó giúp người dùng tiết kiệm rất nhiều thời gian hay có thể dễ dàng trao đổi trực tuyến với giáo viên khi có những câu hỏi cần được giải đáp. Không chỉ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà ngay đến chính phủ cũng có một cổng thông tin điện tử. 5. Người dùng có thể dùng email để trao đổi thư từ với nhau một cách nhanh chóng thay bằng cách gửi thư truyền thống. Dùng email bạn có thể báo giá sản phẩm, gửi tài Trang 13 liệu, liên lạc với khách hàng của bạn. Vì vậy, Internet là một phương tiện truyền thông vô cùng hữu ích và không thể thiếu đối với chúng ta hằng ngày. Tuy nhiên, cũng vì sự phổ biến của Internet dẫn đến những hiểm họa khôn lường cho người sử dụng nếu không có được những kiến thức, kỹ năng sử dụng internet hiệu quả, có thể kể tới: Về an ninh: Ngoài những mặt tích cực, Internet đang chứa đựng nhiều nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự của từng quốc gia và từng địa phương. Bọn tội phạm công nghệ cao lợi dụng các website tán phát virus để thu thập thông tin cá nhân: họ tên đăng nhập, số điện thoại, các mối quan hệ, email, mã số tài khoản tín dụng ngân hàng, mật khẩu… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền, thậm chí tống tiền nhiều người. Về chính trị: Nguy hiểm nhất là các thế lực thù địch và bọn phản động trong và ngoài nước đang tận dụng các website, blog, mạng xã hội..... để tăng cường chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc các chủ trương chính sách của đảng, sự điều hành quản lý của nhà nước. Về văn hóa: Với việc các nội dung trên internet không có ai quản lý, do đó, người dùng có thể thoải mái truy cập vào các website có nội dung khiêu dâm, đồi trụy... Điều này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận thanh, thiếu niên hiện nay. Một điều đáng lưu ý nữa là việc lạm dụng internet ở giới trẻ hiện nay, họ tốn quá nhiều thời gian, công sức vào thế giới ảo Game Online và hậu quả thật khó mà lường trước được, có trường hợp mất cả tính mạng. 1.2.2. Địa chỉ IP và tên miền 1.2.2.1. Địa chỉ IP Để có thể thực hiện truyền tin giữa các máy trên mạng, mỗi máy tính trên mạng TCP/IP cần phải có một địa chỉ xác định gọi là địa chỉ IP. Hiện nay mỗi địa chỉ IP được tạo bởi một số 32 bits (IPv4)và được tách thành 4 vùng, mỗi vùng có một Byte có thể biểu thị dưới dạng thập phân, nhị phân, thập lục phân hoặc bát phân. Cách viết phổ biến nhất hay dùng là cách viết dùng ký tự thập phân. Một địa chỉ IP khi đó sẽ được biểu diễn bởi 4 số thập phân có giá trị từ 0 đến 255 và được phân cách nhau bởi dấu chấm (.). Mỗi giá trị thập phân biểu diễn 8 bits trong địa chỉ IP. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một host ở trên mạng . Trang 14 Hình 1.10. Cấu trúc địa chỉ IPv4 32 bits của địa chỉ IP được chia thành 2 phần : Phần nhận dạng mạng (network id) và phần nhận dạng máy tính (Host id). Phần nhận dạng mạng được dùng để nhận dạng một mạng và phải được gán bởi Trung tâm thông tin mạng Internet (InterNIC - Internet Network Information Center) nếu muốn nối kết vào mạng Internet. Phần nhận dạng máy tính dùng để nhận dạng một máy tính trong một mạng. 1.2.2.2. Các lớp địa chỉ IP Các địa chỉ IP được chia ra làm hai phần, một phần để xác định mạng (net id) và một phần để xác định host (host id). Các lớp mạng xác định số bits được dành cho mỗi phần mạng và phần host. Có năm lớp mạng là A, B, C, D, E, trong đó ba lớp đầu là được dùng cho mục đích thông thường, còn hai lớp D và E được dành cho những mục đích đặc biệt và tương lai. Trong đó ba lớp chính là A,B,C. Hình 1.11. Cấu trúc và khuôn dạng các lớp địa chỉ IPv4 Mỗi lớp địa chỉ được đặc trưng bởi một số bits đầu tiên của Byte đầu tiên có cấu trúc chi tiết như hình 1.11. Trang 15 - Lớp A: Được gán cho các Mạng có kích thước cực lớn. Trong lớp địa chỉ này Byte đầu tiên xác định NET ID, Bit cao nhất của Byte này luôn được đặt là 0. 3 Byte còn lại xác định Host ID. Do đó lớp A có thể cấp cho 126 Mạng với 16.777.214 Trạm trên mỗi Mạng. - Lớp B: Được gán cho các Mạng có kích thước vừa và lớn. Trong lớp địa chỉ này 2 Byte đầu tiên xác định NET ID, 2 Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 0. 2 Byte còn lại xác định Host ID. Do đó lớp B có thể cấp cho 16.384 Mạng với 65.534 Trạm trên mỗi Mạng. - Lớp C: Được gán cho các Mạng có kích thước nhỏ. Trong lớp địa chỉ này 3 Byte đầu tiên xác định NET ID, 3 Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 1 0. Byte cuối cùng xác định Host ID. Do đó lớp C có thể cấp cho 2.097.152 Mạng với 254 Trạm trên mỗi Mạng. - Lớp D: Các địa chỉ lớp này sử dụng cho Truyền Đa Hướng (Multicast). 1 nhóm Multicast có thể chứa 1 hoặc nhiều Trạm. Trong lớp này 4 Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 1 1 0, các Bit còn lại định nghĩa nhóm Multicast. Địa chỉ lớp D không được chia thành Net ID và Host ID. Các gói(Packets) Multicast được truyền tới 1 nhóm Trạm cụ thể và chỉ có các Trạm đăng kí vào nhóm này mới nhận được gói. - Lớp E: Là lớp địa chỉ thực nghiệm, nó không được thiết kế cho mục đích sử dụng chung. Lớp E được dự phòng cho các ứng dụng tương lai. Các Bit cao nhất của Byte đầu tiên luôn được đặt là 1 1 1 1. Bảng 1.1. Phân lớp địa chỉ IPv4 Địa Bit nhận Số mạng sử Số máy tối đa Vùng địa chỉ lý thuyết chỉ lớp dạng dụng tối đa trong mạng A 0.0.0.0  127.0.0.0 0 126 16777214 B 128.0.0.0  191.255.0.0 10 16382 65534 C 192.0.0.0  223.255.255.0 110 2097150 254 D 224.0.0.0  240.0.0.0 1110 Không phân E 241.0.0.0  255.0.0.0 11110 Không phân 1.2.2.3. Tên miền Tên miền là một chuỗi các ký tự trong bảng chữ cái Alphabet được sắp xếp giống như tên riêng và có hoặc không có ý nghĩa. Tên miền được sử dụng để định danh địa chỉ Internet(IP) của một máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm "." Các tính chất cơ bản của một tên miền: - Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước. - Tên miền bắt buộc phải có phần Tên và phẩn đuôi (com, net, org, vn, us,..). Trang 16 - Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info). - Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ. - Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-). 1.3 Duyệt web 1.3.1. Các trình duyệt Web 1.3.1.1. Đặc điểm của các trình duyệt web Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau. 1.3.1.2. Một số trình duyệt web thông dụng Dành cho máy tính cá nhân: Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Google Chrome,Opera, Maxthon, Konqueror, Lynx, Flock, Arachne, Epiphany, KMeleon, Midori và AOL Explorer. Dành cho điện thoại di động: Opera, Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari, UCWeb... 1.3.1.3. Sử dụng trình duyệt phù hợp: Sử dụng trình duyệt web nào thường phụ thuộc vào phần cứng, hệ điều hành, chuẩn công nghệ hỗ trợ hay ngôn ngữ thiết kế web... 1.3.1.4. Lướt web an toàn với một số options Cookies : Cookie là các thông tin lưu trong máy tính thường được dùng để nhận ra người dùng khi viếng thăm một trang web. Nó là những tập tin mà trang web gửi đến máy tính của người dùng Saved Password : Quản lý lưu trữ mật khẩu tài khoản khi duyệt web Histories : Quản lý lịch sử duyệt web Bookmark (Favorite): Quản lý danh sách các trang web ưa thích thường truy cập 1.3.2. Bookmark Bookmark là một dịch vụ lưu trữ trực tuyến, được Google cung cấp miễn phí cho người dùng có tài khoản Google. Bookmark là khẩu ngữ chuyên dùng trên mạng internet, chúng ta có thể hiểu bookmark là quá trình đánh dấu một trang web, file, dữ kiệu… Sử dụng bookmark để đánh dấu, lưu trữ bất cứ một địa chỉ web, tin tức, hình ảnh gì mà chúng ta thường xuyên truy cập hay cần nhớ. Với bookmark thì người dùng sẽ không Trang 17 mất thời gian tìm kiếm lại, nhớ tên… và chỉ cần một cú nhấp chuột là đã có thông tin chúng ta cần sử dụng. 1.3.3. Các chương trình phòng chống Virus 1.3.3.1. Nguy cơ Mã độc, virus máy tính luôn là mối lo ngại hàng đầu mà hầu những người sử dụng máy tính đều quan tâm đến bởi những ảnh hưởng tai hại mà bạn không ngờ đến. Có thể máy tính chạy chậm hơn so với bình thường hoặc thậm chỉ là không thể khởi động lên được màn hình Desktop. Ngoài ra, người dùng còn có nguy cơ bị mất những tài khoản quan trọng từ các tài khoản trực tuyến trên Internet, dẫn đến nhiều hệ lụy phía sau như bị mất tài khoản ngân hàng, mạo danh, chiếm đoạt tài sản.... 1.3.3.2. Chương trình phòng chống virus (Antivirus) Phần mềm diệt virus là phần mềm có tính năng phát hiện, loại bỏ các virus máy tính, khắc phục (một phần hoặc hoàn toàn) hậu quả của virus gây ra và có khả năng được nâng cấp để nhận biết các loại virus trong tương lai. Để đạt được các mục tiêu tối thiểu trên và mở rộng tính năng, phần mềm diệt virus thường hoạt động trên các nguyên lí cơ bản nhất như sau: - Kiểm tra (quét) các tập tin để phát hiện các virus đã biết trong cơ sở dữ liệu nhận dạng về virus của chúng. - Phát hiện các hành động của các phần mềm giống như các hành động của virus hoặc các phần mềm độc hại. 1.3.3.3. Các chương trình bảo vệ khi truy cập internet Là các phần mềm được thiết kế nhằm mục đích bảo vệ người dùng khi truy cập vào internet. Internet Sscurity cung cấp nhiều lớp bảo vệ an toàn cho người dùng và đảm bảo thiết bị chạy trơn tru. Nói cách khác, nó là lá chắn virus và bảo vệ cho máy tính của người dùng khi truy cập ra môi trường bên ngoài. 1.3.3.4. Một số chương trình Anti Virus miễn phí Hiện nay, có rất nhiều phần mềm Anti Virus miễn phí được cung cấp cho người dùng internet, và tùy vào nhu cầu sử dụng và mức độ đảm bảo an ning thì người dùng có thể chọn một số phần mềm tiêu biểu như: - Avira Free Antivirus - BitDefender Antivirus - AVG Free Antivirus - Panda Free Antivirus - Avast Free Antivirus - Comodo Antivirus 1.4 Tìm kiếm 1.4.1. Khái niệm về cỗ máy tìm kiếm (Search Engines) Trang 18 1.4.1.1. Search Engines là gì? Dữ liệu trên mạng Internet là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nó vẫn ở dạng tiềm năng chứ không phải là vật chất, của cải. Chỉ với những người muốn hiểu biết, có khả năng tìm kiếm thì tài nguyên đó mới thực sự trở thành tài sản của người đó. Việc tìm kiếm trên mạng, trong một kho tàng tư liệu khổng lồ thì không thể dùng các phương pháp cổ điển mà phải áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, ngày càng hoàn thiện hơn gọi là Search Engines, hay tạm dịch là cỗ máy tìm kiếm. - 1.4.1.2. Các SE thông dụng trên thế giới và tại Việt Nam www.google.com www.yahoo.com www.bing.com www.inforseek.com www.northernlight.com www.profusion.com www.infind.com 1.4.2. Công cụ tìm kiếm 1.4.2.1. Phân loại Search Engines (SE) a. Individual search: Cơ sở dữ liệu của các SE cập nhật bởi các chương trình “robot”, “spider” hay “web crawler”. Chúng sẽ tự động dò tìm và phân tích từ những trang có sẵn trong cơ sở dữ liệu để kiếm tra các nối kết (link) từ các trang và trở lại bổ sung dữ liệu cho các search engine sau khi phân tích. Các chương trình này cũng sẽ báo cáo về các liên kết đã bị đào thải. Từ khoá mà bạn gõ vào là để cho search engine kiếm trong bảng chỉ mục (index) của nó. Kết quả đúng nhất sẽ được xếp ở thứ tự đầu tiên. Trang nổi tiếng nhất dùng nguyên tắc này là Google. Hình 1.12. Hoạt động của Google Trang 19 b. Hierarchical search engine: Cỗ máy tìm kiếm theo phân lớp: các đối tượng được phân lớp sẵn trong các thư mục và sẽ rẽ nhánh từ từ cho đến khi tìm ra các trang web mà mình muốn. Ưu điểm: tiện cho người truy cập Nhược điểm: không thể bao quát hết mọi chủ đề mà người dùng muốn kiếm. Hơn nữa, sự phân loại đôi khi không đầy đủ và chính xác. Điển hình của loại máy truy tìm này là Yahoo. c. Meta-search engine: (Siêu tìm kiếm) Nó không có cơ sở dữ liệu, khi USER đưa yêu cầu tìm kiếm, nó sẽ gởi từ khoá đồng loạt đến các SE khác, kết quả trả về nó sẽ tổng hợp cho người dùng. Ưu điểm: Tận dụng cơ sở dữ liệu của các spider để tìm ra nhiều kết quả hơn. Ví dụ điển hình của loại search engine này là cỗ máy truy tìm Metacrawler. 1.4.2.2. Từ khóa Là từ (word) hay cụm từ (phrase) ngắn gọn, súc tích, thể hiện nội dung muốn tìm. Từ khóa phải thỏa mãn vừa ngắn gọn để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác, vừa thể hiện đầy đủ nội dung mà người dùng muốn tìm kiếm để kết quả trả về chính xác nhất. 1.4.2.3. Chọn loại hình tìm kiếm: Tùy thuộc vào nhu cầu tìm kiếm, tính chất và đặc điểm của thông tin trả về mà người dùng có thể chọn lựa loại hình tìm kiếm phù hợp 1.4.2.4. Tìm kiếm cơ bản với các toán tử và đại số Bool - Dấu +: Thêm vào một từ khóa tìm kiếm - Dấu -: Loại bỏ một từ khóa tìm kiếm - Dấu “ ”: Tìm kiếm chính xác từ khóa - Dấu ~: Tìm kết quả tương tự. - Phép OR (hoặc): Thêm vào một từ khóa tìm kiếm, tuy nhiên kết quả trả về có thể có một hoặc nhiều từ khóa đã cho. - Phép AND (và): Thêm vào một từ khóa tìm kiếm, tuy nhiên kết quả trả về là những trang web phải chứa tất cả từ khóa trên. - Phép NEAR: tìm các từ khóa nằm gần nhau 1.4.2.5. Tìm kiếm nâng cao với tên trường: Đây là phương pháp tìm kiếm nâng cao, giúp người dùng thu hẹp kết quả tìm kiếm, nhằm mục đích tìm ra kết quả một cách nhanh nhất và chính xác nhất với yêu cầu tìm kiếm. Phương pháp này thông qua các tên trường đã được các trang tìm kiếm định nghĩa trước, ví dụ: intitle (tiêu đề), inurl (đường dẫn), site (tên miền)…. - Intitle: tìm kiếm theo tiêu đề trang web - Inurl: tìm kiếm theo địa chỉ trang web có từ cần tìm. - Filetype: tìm kiếm theo tên mở rộng của file - Define: tìm khái niệm, định nghĩa - Site: Hạn chế tìm trong 1 trang web nào đó hoặc tìm kiếm theo tên miền Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan