Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận tìm hiểu về các vitamin a, c, e, h...

Tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các vitamin a, c, e, h

.DOCX
44
1
102

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC -------------------o0o-------------------- TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CÁC VITAMIN A, C, E, H Hà Nội Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly MỞ ĐẦU Hầu hết chúng ta đều muốn có một sức khỏe tốt để làm việc và học tập hiệu quả. Việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất là bước đầu quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Để duy trì sự khỏe mạnh, cơ thể con người cần ít nhất 7 loại chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước cùng tổng số 40 loại chất xơ và chất dinh dưỡng khác.Trong các nhóm thực phẩm trên, thì có các nhóm thực phẩm thiết yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của con người gồm protein, carbonhydrat, chất béo (tính bằng kilocalo, viết tắt là kcal). Nếu xem cơ thể con người như chiếc xe, để chạy được cần phải có xăng, đó chính là 3 nhóm thực phẩm đầu. Vitamin là nhóm chất không cung cấp năng lượng nhưng vô cùng quan trọng, khi thiếu sẽ gây những hậu quả xấu cho sức khỏe, bác sĩ ví như “xe muốn chạy tốt và trơn tru thì cần có nhớt”. Vitamin cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật ở mọi lứa tuổi. Có 13 loại vitamin thiết yếu bao gồm vitamin A, B, C, D…. Mỗi loại vitamin đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Trong bài tiểu luận này em sẽ trình bày về “Vitamin A, C, E và H”. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 1 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................4 1.1 Vitamin là gì?........................................................................................................4 1.2 . Phân loại vitamin................................................................................................5 1.3 Đặc điểm , tính chất của vitamin...........................................................................6 1.4 Vai trò, chức năng của vitamin..............................................................................7 CHƯƠNG 2: VITAMIN A, E – VITAMIN TAN TRONG DẦU..................................8 2.1 Vitamin A.............................................................................................................. 8 2.1.1 Lịch sử............................................................................................................8 2.1.2 Cấu tạo và tính chất........................................................................................8 2.1.3 Vai trò của vitamin A....................................................................................12 2.1.4 Nhu Cầu vitamin A trong cơ thể...................................................................13 2.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu của vitamin A đối với cơ thể......................................14 2.1.6 Các nguồn cung cấp vitamin A.....................................................................18 2.2 Vitamin E............................................................................................................20 2.2.1 Lịch sử............................................................................................................... 20 2.2.2 Cấu tạo, tính chất..............................................................................................20 2.2.3 Vai trò của vitamin E đối với cơ thể..................................................................22 2.2.4 Nhu cầu và ảnh hưởng của vitamin E đối với cơ thể.........................................23 2.2.5 Nguồn cung cấp vitamin E................................................................................25 CHƯƠNG 3: VITAMIN C, H – VITAMIN TAN TRONG NƯỚC............................28 SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 2 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly 3.1 Vitamin C................................................................................................................28 3.1.1 Lịch sử............................................................................................................... 28 3.1.2 Cấu tạo, tính chất..............................................................................................28 3.1.3 Vai trò của vitamin C đối với cơ thể..................................................................30 3.1.4 Nhu cầu vitamin C.............................................................................................31 3.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu vitamin C đối với sức khỏe.............................................33 3.1.6 Nguồn cung cấp vitamin C................................................................................34 3.2 Vitamin H (Biotin)..................................................................................................36 3.2.1 Khái niệm, đặc điểm cấu tạo.............................................................................36 3.2.2 Vai trò...............................................................................................................37 3.2.3 Nhu cầu và tác hại thừa thiếu đối với cơ thể.....................................................39 3.2.4 Nguồn cung cấp vitamin H................................................................................40 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 42 Tài liệu tham khảo............................................................................................................43 SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 3 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1Vitamin là gì? 1.1.1 Khái niệm Vitamin là những hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp, cấu tạo hóa học rất khác nhau, đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Hiện nay người ta đã nghiên cứu và phân lập được trên 30 loại vitamin khác nhau, đồng thời đã nghiên cứu về bản chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý của chúng. Phần lớn các vitamin được tổng hợp chủ yếu trong cơ thể thực vật và các vi sinh vật, khả năng tổng hợp ở động vật bậc cao rất kém hoặc không có. Một số loài cókhả năng tự cung cấp vitamin cũng phải nhờ vào sự cộng sinh với các vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Trong cơ thể sống, vitamin mang vai trò của chất xúc tác, đa số vitamin có tác dụng như coenzym, nếu thiếu sẽ gây nên những biến đổi nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất. Do đó, con người cần được cung cấp vitamin qua quá trình dinh dưỡng. Nhưng nếu vitamin được cung cấp dư thừa cũng gây nên những rối loạn nghiêm trọng. Vì thế sử dụng vitamin như thế nào cho thích hợp là một vẫn đề cần chú trọng trong quá trình dinh dưỡng. 1.1.2 Cách gọi tên Có nhiều cách gọi tên vitamin như:  Gọi têntheo chữ cái: A, B, C, D, E, K...  Gọi tên theo tên bệnh xảy ra khi thiếu hụt loại vitamin đó và thêm vào đầu ngữ “anti” Ví dụ: Antiscorbut (bệnh do thiếu vitamin C), Antiberiberi (bệnh do thiếu vitamin B1)… SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 4 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly  Gọi tên theo cấu tạo hóa học 1.2. Phân loại vitamin Các vitamin được phân nhóm trên các cơ sở sau:  Khả năng hòa tan  Vai trò sinh hóa Cách phân loại thông dụng nhất là phân loại theo khả năng hòa tan, có thể chia vitamin làm hai nhóm lớn:  Nhóm vitamin hòa tan trong nước : vitamin B, C, H, PP, tham gia vào quá trình liên quan với sự giải phóng năng lượng (như oxi hóa khử, phân giải các chất hữu cơ) trong cơ thể.  Nhóm vitamin hòa tan trong dầu: vitamin A, D, E, K, tham gia vào các quá trình hình thành các chất trong các cơ quan và mô. Bảng 1: so sánh cơ chế hấp thụ vitamin trong nước và trong dầu trong cơ thể Vitamin tan trong nước Vitamin tan trong dầu Hấp thụ Vào thẳng máu Qua dịch mật rồi mới vào máu Vận chuyển Vận chuyển dễ dàng trong Cần có protein tải, trữ trong gan các dịch lỏng của cơ thể, và hoặc mô mỡ hầu như không được lưu giữ trong cơ thể Đào thải Dễ bị đào thải theo đường Không bị đào thải khỏi cơ thể nước tiểu SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 5 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H Độc tính Không gây độc GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Gây độc nếu quá liều nhưng khó xảy ra từ thực phẩm Nhu cầu Bổ sung thường xuyên do cơ Bổ sung theo từng chu kì( tuần thể không có khả năng lưu hoặc tháng) do cơ thể có thể sử giữ chúng dụng lượng dự trữ 1.3Đặc điểm , tính chất của vitamin  Vitamin có khối lượng phân tử nhỏ (M=122-1300 dvC), cấu trúc hóa học khác nhau và không liên kết với nhau.  Mỗi vitamin lại có các tính chất hóa học khác nhau, do cấu tạo hóa học khác nhau.  Vitamin không bền với môi trường kiềm và trung tính, bền hơn trong dung môi.  Tan trong nước hoặc dầu.  Không sinh ra năng lượng.  Tham gia vào cấu tạo của các coenzym.  Các vitamin không thể thay thế được cho nhau, dễ bị phá hủy bởi sự oxy hóa, nhiệt độ môi trường và tia cực tím, qua cách nấu nướng và xử lý công nghiệp.  Các vitamin đều cần thiết cho sự hoạt động và phát triển của cơ thể, tham gia thúc đẩy quá trình đồng hóa, dị hóa, trao đổi chất hoặc xây dựng nên cấu trúc cơ thể.  Cơ thể rất cần nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ, xấp xỉ 0,1-0,2g (trong khi các chất dinh dưỡng khác khoảng 600g).  Cơ thể không thể tự sản xuất được nên phải lấy từ thực phẩm, dược phẩm. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 6 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H  GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Cơ thể nếu thiếu vitamin sẽ dễ mắc một số bệnh hiểm nghèo, có thể dẫn đến tử vong. 1.4 Vai trò, chức năng của vitamin  Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.  Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.  Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.  Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.  Tham gia điều hòa hoạt động của tim và thần kinh.  Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.  Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.  Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể.  Tác dụng bổ sung lần nhau của các vitamin Kết luận, vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể. Chúng ta cần biết cách bổ sung các loại vitamin một cách hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu một số loại vitamin điển hình của 2 nhóm vitamin tan trong dầu và tan trong nước nhé! SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 7 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly CHƯƠNG 2: VITAMIN A,E – VITAMIN TAN TRONG DẦU 2.1Vitamin A 2.1.1 Lịch sử Năm 1909 Step đã tiến hành cho chuột ăn thực phẩm đã bị rút hết chất béo bằng hỗn hợp ete-rượu. Ông thấy rằng chuột bị sút cân nhanh chóng và chết, nếu thêm vào thực phẩm mà chuột đã bị rút ra thì chúng phục hồi sức khỏe và tiếp tục phát triển. Step đã đưa ra nhận xét rằng: trong thực phẩm có các yếu tố hòa tan trong chất béo cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể gọi là yếu tố A, sau này gọi là vitamin nhóm A. Từ lâu người ta đã cho rằng vitamin A chỉ tồn tại chủ yếu trong các sản phẩm động vật như gan cá, mỡ bò, trứng… Mãi đến năm 1920, Osbom, Mendel và một số tác giả khác phát hiện thấy có các hợp chất tương tự ở thực vật và sau đó tới Eiler (1929), Mur(1930) đã đưa ra ý kiến cho rằng các hợp chất tương tự đó, các caroten chính là tiền thân của vitamin A hay còn gọi là provitamin A. Từ năm 1829-1931 nhà bác học Đức Karrer đã dùng phương pháp sắc ký để phân chia và phát hiện ra cấu trúc của vitamin A, tới năm 1950 nhiều nhà hóa học trong đó có Karrer đã tổng hợp thành công chất β- Caroten là một trong số ba dạng đồng phân quan trọng của carotene. Ngày nay người ta biết 2 dạng quan trọng của nhóm vitamin A là vitamin A1và vitamin A2. Cả 2 tồn tại dưới dạng đồng phân quang học, chỉ một vài dạng có hoạt tính hóa lý. 2.1.2 Cấu tạo và tính chất SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 8 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H 2.1.2.1 GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Công thức hóa học Vitamin A là thuật ngữ được dùng để chỉ chất mang hoạt tính sinh học của retinol. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà tồn tại ở một vài dạng: - Retinol: dạng vitamin A được hoạt hóa có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. - Caroten (tiền vitamin A) tồn tại trong thực phẩm nguồn gốc thực vật. Vitamin A là tên thường gọi cho rượu retinol, aldehyde retinal và retinic acid, chúng là những isoprenoid có đặc tính lipid. Chúng tồn tại ở các dạng đồng phân cis và trans khác nhau. Hai dạng quan trọng của nhóm vitamin A là vitamin A1 và vitamin A2. - Vitamin A1 (Retinol) là một ancol bậc nhất có công thức phân tử C20H30O. Công thức cấu tạo: Vitamin A1 dễ dàng bị oxy hóa để chuyển thành dạng aldehyde, hoặc bị oxy hóa chuyển tiếp thành dạng acid (acid Retinoic) Retinal Acid Retinoic SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 9 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H - GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Vitamin A2 có công thức phân tử là C 20H28O, công thức cấu tạo của vitamin A2 chỉ khác vitamin A1 là nó có thêm một nối đôi trong vòng ionon, nhưng hoạt tính của vitamin A1 cao gấp 2- 3 lần vitamin A2. Tương tự vitamin A1, vitamin A2 cũng có 3 dạng : Nhóm carotenoids có hình thức bắt nguồn từ một mạch dài không vòng với các liên kết đôi liên hợp, tên của các carotenoids có cấu trức đặc biệt: người ta dùng 2 ký tự Hy Lạp. Có 3 loại carotene α, β, γkhác nhau ở cấu tạo vong ionnon, khi thủy phân β- carotene cho 2 vitamin A còn dạng α và γ thủy phân chỉ cho 1 phân tử vitamin. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 10 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Sự chuyển hóa β- carotene thành Vitamin A: trong cơ thể động vật, sự chuyển hóa βCarotene thành vitamin A có thể xảy ra ở tuyến giáp nhờ sự tham gia của chất Tireoglobulin là chất của enzyme Carotenaza . 2.1.2.2 Tính chất - Không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi của lipit, ete, ethanol… SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 11 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly - Bền trong điều kiện yếm khí, bền với acid và kiềm ở nhiệt độ không quá cao. - Dễ bị oxy hóa bởi oxy không khí, ánh sang làm tăng quá trình oxy hóa Vitamin A. - Dưới tác dụng của enzyme dehydrogenase thì retinol chuyển sang dạng retinal. - Vitmin A và carotene tham ra vào quá trình oxy hóa khử chúng có thể là đồng thời chất nhận oxy và nhường oxy. Khi kết hợp với oxy sẽ tạo nên các perocid ở vị trí nối đôi, sau đó các perocid lại có khả năng nhường oxy với cơ chất một cách dễ dàng. - Phản ứng với SbCl3 cho phức màu xanh. - Phản ứng với H2SO4 cho phức màu nâu. 2.1.3 Vai trò của vitamin A Vitamin A có vai trò quan trọng tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. - Vai trò tăng trưởng: Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng, trẻ em cần đủ vitamin A để phát triển bình thường. - Chức năng thị giác: Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, đó là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Sở dĩ vậy là do cấu tạo võng mạc mắt gồm hai loại tế bào: tế bào hình nón và tế bào hình que. Tế bào hình nón với sắc tố cả thụ ánh sáng và iodopsin giúp cho mắt phân biệt màu sắc trong điều iện ánh sáng rõ, còn tế bào hình que với sắc tố Rhodopsin giúp cho mắt nhìn thấy ánh sáng yếu. Rhodopsin được tạo nên từ hợp chất protein và carotenoid ( dẫn chất của vitamin A), vì vậy khi thiết vitamin A khả năng nhìn của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm, hiện tượng này thường xuất hiên vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là “ quáng gà”. Quáng gà là biểu hiện lâm sàng của sớm của thiếu Vitamin A. - Bảo vệ biểu mô: Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc, biểu mô dưới da, khí quản, các tuyết nước bọt, ruột non, tinh hoàn,…Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm dich giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc. Các tế SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 12 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự giảm sút sức đề kháng điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. - Miễn dịch cơ thể: Mối quan hệ giữa vitamin A với nhiễm trùng đã được biết từ lâu và có khả năng vitamin tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể. - Ngoài ra Vitamin A còn giúp răng chắc khỏe và tăng cường vẻ đẹp mịn màng cho làn da. 2.1.4 Nhu Cầu vitamin A trong cơ thể Nhu cầu hàng ngày được khuyến cáo (RDA) về vitamin A theo nhu cầu tham chiếu và ăn uống của Hoa Kỳ là: Độ tuổi Nam Nữ Phụ nữ có Phụ nữ cho ( mcg/ngày) (mcg/ngày) thai con bú (mcg/ngày) (mcg/ngày) 0-6 tháng 400 400 7-12 tháng 500 500 1-3 tuổi 300 300 4-8 tuổi 400 400 9-13 tuổi 600 600 14- 18 tuổi 900 700 750 1.200 19-50 tuổi 900 700 770 1.300 51+ 900 700 * Bảng nhu cầu vitamin A khuyến nghị SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 13 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly (Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nhị cho người Việt Nam,2007): Nhóm tuổi Trẻ em ( tháng tuổi) Nhu cầu vitamin A khuyến nghị ( mcg/ngày) <6 375 6-11 400 1-3 400 4-6 450 7-9 500 10-18 600 Nữ vị thành niên ( tuổi) 10-18 600 Nam trưởng thành 19-60 600 (tuổi) >60 600 Nữ trưởng thành (tuổi) 19-60 500 >60 600 Trẻ nhỏ ( năm tuổi) Nam vị thành niên (tuổi) Phụ nữ có thai ( trong cả thai kỳ) 800 Bà mẹ cho con bú ( trong cả thời kỳ) 850 2.1.5 Ảnh hưởng thừa thiếu của vitamin A đối với cơ thể 2.1.5.1 Thiếu hụt vitamin A Nguyên nhân: - Do ăn uống thiếu Vitamin A: cơ thể không thể tự tổng hợp được Vitamin A mà phải lấy từ thức ăn,do vậy nguyên nhân chính do thiếu Vitamin A là do chế độ ăn nghèo Vitamin A và chất Caroten (tiền Vitamin A). Nếu bữa ăn đủ Vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa Vitamin A .Ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 14 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly mẹ,nếu trong thời kỳ này mẹ ăn thiếu Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. - Nhiễm trùng:trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi,viêm đường hô hấp,tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A. - Suy dinh dưỡng: thường kéo theo nhiều Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để tham gia việc chuyển hóa Vitamin A. Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hóa Vitamin A đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng Vitamin A. Ngược lại thiếu Vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và suy dinh dưỡng,như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn làm bệnh them trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A: - Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu vitamin a do trẻ dang lớn nhanh cần nhiều vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ăn bổ sung và cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu Vitamin A rất cao. - Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp. Tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu vitamin A. - Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong năm đầu, nếu ăn uống thiếu vitamin A thì tròn sữa sẽ thiếu Vitamin A dẫn đến thiếu hụt vitamin A ở trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao. - Phụ nữa mang thai - Bệnh nhân xơ gan, suy tuyến giáp. Biểu hiện của cơ thể khi thiếu Vitamin A - Khô da: Vitamin A là một yếu tố rất quan trọng để sản sinh và tái tạo tế bào da. Ngoài ra, vitamin A còn có tác dụng chống viêm đối với một số vấn đề nhất định xảy ra trên da của bạn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc cơ thê bị thiếu vitamin A có thể dẫn tới các vấn đề về da. Trong đó, bệnh Eczema- viêm da dị SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 15 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly ứng, là một bệnh phổ biến. Khi đó, người bệnh thường có các triệu chứng như khô, ngứa và viêm. Alitretionin là một loại thuốc có hoạt tính vitamin A, có thể sử dụng để điều trị viêm da dị ứng. - Khô mắt: biểu hiện sớm ở mắt do thiếu vitamn A là quáng gà, tức là nhìn không rõ vào buổi chiều tối và vệt biot ở mắt như đốm đom đóm xà phòng.Một nghiên cứu tại Đại học California – Mỹ đã được thực hiện để nghiên cứu vai trò của vitamin A đối với bệnh quáng gà. Cụ thể, các đối tượng tham gia nghiên cứu là phụ nữ mắc phải tình trạng này. Họ được cho bổ sung vitamin A dưới dạng thực phẩm và viên uống. Kết quả là cả hai dạng bổ sung này đều giúp cải thiện tình trạng bệnh. Sau 6 tuần điều trị, khả năng thích ứng với bóng tối của người tham gia nghiên cứu đã tăng lên hơn 50%. - Các vấn đề về sinh sản: Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa vitamin A và các vấn đề sinh sản. Cụ thể, vitamin A là cần thiết cho sự sinh sản ở cả nam và nữ, cũng như cho sự phát triển bình thường của trẻ. - Trẻ chậm phát triển: Việc không có đủ vitamin A có thể khiến cho trẻ chậm phát triển. Điều này bắt nguồn từ việc vitamin A là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin A làm tăng cường sự phát triển ở trẻ. Điều này còn có tác dụng cao hơn nữa khi trẻ được bổ sung kết hợp các dưỡng chất cần thiết khác. Biện pháp phòng ngừa việc thiếu hụt Vitamin A - Bổ sung vitamin A qua thực phẩm ăn hàng ngày: các loại thực phẩm giàu vitamin A như trứng, cá, thịt, gan động vật, tôm, các loại rau có hàm lượng carotene cao như rau muống, xà lách, rau ngót, rau dền... Các loại rau củ quả như gấc, cà rốt, đu đủ, xoài... - Với trẻ nhỏ: nên nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đồng thời uống viên vitamin A định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày cho bé. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 16 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H - GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Nên đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu thiếu hụt vitamin A sẽ có phương án xử lý kịp thời. 2.1.5.2 Thừa Vitamin A Do vitamin A hòa tan trong chất béo, việc đào thải lượng dư thừa đã hấp thụ vào từ ăn uống là khó khăn hơn so với các vitamin hòa tan trong nước. Rất ít khi xảy ra tình trạng dự thừa Vitamin A nếu bổ sung qua thức ăn. Dư thừa thường xảy ra khi bổ sung Vitamin A ở dạng hoạt động bằng thuốc ở liều cao. Vitamin A dư thừa sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ra các tác dụng không mong muốn như: - Các triệu chứng ngộ độc gan - Biến đổi xương, đau khớp, móng tay dễ gãy - Thay đổi thị lực, phù gai thị - Đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, mất tập trung, dễ cáu gắt - Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, giảm sự thèm ăn và khó tăng cân - Biến đổi da: Vàng da, khô, nứt, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, bong vảy, sung huyết… - Phồng thóp ở trẻ nhỏ - Sinh con dị tật Ngộ độc cấp tính nói chung xảy ra ở liều 25.000 IU/kg, và ngộ độc kinh niên diễn ra ở 4.000 IU/kg mỗi ngày trong thời gian 6-15 tháng. Tuy nhiên, ngộ độc ở gan có thể diễn ra ở các mức thấp tới 15.000 IU/ngày tới 1,4 triệu IU/ngày, với liều gây ngộ độc trung bình ngày là 120.000 IU/ngày. Ở những người có chức năng thận suy giảm thì 4.000 IU cũng có thể gây ra các tổn thương đáng kể. Việc uống nhiều rượu cũng có thể làm gia tăng độc tính. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 17 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Trong các trường hợp kinh niên, rụng tóc, khô màng nhầy, sốt, mất ngủ, mệt mỏi, giảm cân, gãy xương, thiếu máu và tiêu chảy có thể là các triệu chứng hàng đầu gắn liền với ngộ độc ít nghiêm trọng.Các triệu chứng ngộ độc nói trên chỉ xảy ra với dạng tạo thành trước (retinoit) của vitamin A (chẳng hạn từ gan), còn các dạng caretonoit (như beta caroten trong cà rốt) không gây ra các triệu chứng như vậy. 2.1.6 Các nguồn cung cấp vitamin A Có 2 loại vitamin A được tìm thấy trong chế độ ăn. - Vitamin A đã chuyển hoá (preformed vitamin A) có trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Một loại khác là tiền vitamin A có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau quả. Loại tiền vitamin A phổ biến nhất là beta-carotene. - Vitamin A cũng có bán ở dạng chế phẩm bổ sung, thường ở dạng retinyl acetate hoặc retinyl palmitate (vitamin A đã chuyển hóa), beta-carotene (tiền vitamin A) hoặc sự kết hợp của vitamin A đã chuyển hóa và tiền vitamin A. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 18 Tìm hiểu về các vitamin A, E, C, H GVHD: TS.Giang Thị Phương Ly Để hỗ trợ sự hấp thụ vitamin A, người sử dụng cần bổ sung một số chất béo trong chế độ ăn uống. Điều quan trọng là không nên nấu quá chín thực phẩm, vì điều này làm giảm hàm hàm lượng vitamin A. Với trẻ nhỏ: nên nuôi con bằng sữa mẹ vì trong sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất cho trẻ nhỏ. Đồng thời uống viên vitamin A định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A vào thực đơn hàng ngày cho bé. SVTH: Vũ Thị Khánh Chi 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan