Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmc...

Tài liệu Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam

.PDF
36
1
80

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ---------***-------- BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHOÁ Chuyên ngành: Tài chính quốc tế ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: Lê Thị Tố Uyên Mã sinh viên: 1613310093 Lớp: Anh8- TCQT Khóa: K55 Giáo viên hướng dẫn:Ths.TrầnNgọc Hà Hà Nội, tháng 8 năm 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ PHẦN I: NHẬT KÍ THỰC TẬP.............................................................................. 1.1. Nội dung thực tập......................................................................................2 1.2. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực tập.........................................3 1.2.1. Thuận lợi trong quá trình thực tập......................................................3 1.2.2. Khó khăn trong quá trình thực tập......................................................3 1.3. Đánh giá quá trình thực tập.......................................................................4 1.3.1. Về kiến thức........................................................................................4 1.3.2. Về kĩ năng...........................................................................................4 PHẦN II:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP MSB.................................................................................................5 Chương 1: Giới thiệu chung về ngân hàng MSB....................................................5 1.1. Quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ chức của MSB.................5 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................5 1.1.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................7 1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu và kết quả kinh doanh của MSB........9 1.2.1. Các hoạt động kinh doanh của MSB...................................................9 1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB năm 2018............................9 Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại MSB...............11 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng cho vay KHCN tại MSB.........................11 2.1.1. Dư nợ tín dụng theo nhóm đối với KHCN........................................11 2.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu..........................................................................13 2.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn...................................................................14 2.2. Thực trạng quản trị RRTD tại MSB........................................................15 2.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng...................................................................15 2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng...................................................................16 2.2.3. Ứng phó rủi ro tín dụng....................................................................17 2.2.4. Kiểm soát và xử lý RRTD................................................................18 2.3. Đánh giá hoạt động quản trị RRTD.........................................................19 2.3.1. Kết quả đạt được...............................................................................19 2.3.2. Hạn chế.............................................................................................20 2.3.3. Nguyên nhân.....................................................................................20 Chương 3: Giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại MSB. .23 3.1. Định hướng chiến lược của MSB............................................................23 3.1.1. Định hướng của MSB giai đoạn 2019-2023......................................23 3.1.2. Định hướng của MSB trong công tác quản trị rủi ro tín dụng...........23 3.2. Các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại MSB.24 3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ..................................................................24 3.2.2. Cải thiện chính sách tín dụng............................................................25 3.2.3. Cải thiện quy trình tín dụng..............................................................25 3.2.4. Xử lý nợ quá hạn..............................................................................26 3.2.5. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát hạn chế rủi ro tín dụng............26 3.2.6. Khai thác hiệu quả thông tin tín dụng...............................................27 3.2.7. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng KHCN...........................27 3.2.8. Phát triển công nghệ ngân hàng........................................................27 KẾT LUẬN............................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................30 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI KHCN Khách hàng cá nhân MSB Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam NHNN Ngân hàng nhà nước RRTD Rủi ro tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Dư nợ tín dụng theo nhóm đối với KHCN tại ngân hàng MSB..............12 Bảng 2.2:Chỉ tiêu nợ xấu đối với KHCN của ngân hàng MSB, giai đoạn 2014 – 2018......................................................................................................................... 13 Bảng 2.3: Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với KHCN của ngân hàng MSB, giai đoạn 2014 – 2018......................................................................................................................... 14 Bảng 2.4: Xếp hạng mức độ rủi ro đối với KHCN tai MSB..................................... 17 1 MỞ ĐẦU Trong thời buổi của nền kinh tế hiện nay, nhu cầu mong muốn được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ và tiện nghi hơn của người dân ngày càng cao. Nắm bắt được những nhu cầu đó, ngân hàng MSB đã cung cấp rất nhiều những sản phẩm để đáp ứng cho khách hàng. Trong đó, mảng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân ngày càng được ngân hàng mở rộng cả về quy mô và tỷ trọng. Cho vay đối với khách hàng là cá nhân là một thị trường rất tiềm năng để các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng MSB nói riêng khai thác và đó cũng chính là thị trường cạnh tranh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Mảng tín dụng này mang lại cho ngân hàng mức lợi nhuận cao, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn ảnh hưởng đến uy tín thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Do đó, công tác quản trị rủi ro tín dụng là hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với thời gian thực tập tại Phòng Chính sách và quản lý danh mục của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Thực trạng quản trị rủi to đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” để nghiên cứu và viết báo cáo thực tập. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét từ cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN I: 1.1. NHẬT KÍ THỰC TẬP Nội dung thực tập Thời gian Nội dung kiến tập Ghi chú Vì là tuần đầu tiên, - Đọc quy định chính sách tín dụng ngân hàng còn nhiều bỡ ngỡ bán lẻ số QĐ.TD.068 Tuần 1 (02– 05/07) và lạ lẫm, nên chủ -Đọc quyết định số 926/2017/QĐ-TGD8 về chức yếu em dành thời năng nhiệm vụ các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc gian làm quen với ngân hàng bán lẻ. các anh chị nhân - Học cách làm việc với máy photocopy và thực viên trong phòng hành photo giấy tờ một mặt/hai mặt và đọc quy trình tín dụng - Đọc các quy định về sử dụng hệ thồng thông tin tín dụng tập trung CIC DATASTORE Tuần 2 -Đọc các quyết định của NHNN về phân loại nợ, (08 – 12/07) trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng (QĐ 493/2005/QĐ-NHNN) - Học cách scan các tài liệu - Kiểm tra một số thông tin của khách hàng về tỷ lệ nợ xấu, tài sản đảm bảo trên CIC DATASTORE - Chị Uyên bên bộ phận xây dựng hệ thống của Tuần 3 phòng chính hướng dẫn lập tờ trình đánh giá lại (15 – 19/07) tỷ lệ nợ xấu của khách hàng - Scan tờ trình gửi cho chị Tâm giám đốc Phòng Chính sách và quản trị danh mục, đi xin dấu phòng quản lý rủi ro và đặt vào khay trình của Tuần 4 giám đốc để xin dấu, sang văn phòng đóng dấu. - Đọc quyết định số 3830/2018/QĐ-TGDD1về (22 – 28/07) triển khai thí điểm phát hành thẻ tín dụng theo dự án North Star 3 - Viết lại quy trình phát hành thẻ tín dụng và tính tổng thời gian để hoàn thành quy trình - Gặp chị Oanh phòng phê duyêt tín dụng bán lẻ để xem quy tình phê duyệt cấp tín dụng. - Được xem và đi họp cùng các anh, chị trong phòng về mô hình chấm điểm tín dụng Behavior - Đọc và tìm hiểu quy định đánh giá và quản lý tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo BASEL II mã số Tuần 5 (29/07– 02/08) QĐ.RR.043 - Được các anh phòng mô hình và phân tích công cụ giới thiệu về chỉ số EL để đo lường rủi ro khoản vay, chỉ số PD, LGD, EAD để đưa ra các mô hình chấm điểm cho ba đối tượng khách hàng là vay nợ, thẻ tín dụng và vay nông nghiệp 1.2. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực tập 1.2.1. Thuận lợi trong quá trình thực tập Trong suốt quá trình thực tập vừa qua, em đã được áp dụng một số kiến thức về chuyên ngành ngân hàng đã được được học trên giảng đường vào thực tế để hiểu hơn về các nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Em được làm việc trong môi trường rất chuyên nghiệp cùng các anh, chị trong phòng thân thiện luôn tạo điều kiện tốt nhất giúp em tiếp cận những nghiệp vụ cơ bản để hoàn thành thời gian kiến tập. 1.2.2. Khó khăn trong quá trình thực tập Do kiến thức em còn hạn chế nên việc vào làm, đọc hiểu các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, còn nhiễu thuật ngữ chuyên môn còn bỡ ngỡ nhưng đã được anh, chị giải đáp. Về thời gian làm việc : Một ngày phải làm 9 tiếng nên vài ngày đầu em rất mệt vì chưa quen với thời gian đó. 1.3. Đánh giá quá trình thực tập 1.3.1. Về kiến thức Trong suốt quá trình kiến tập, em đã được làm quen với các nghiệp vụ của 4 phòng chính sách và quản lý danh mục và được các anh chị nhân viên trong phòng giao một số công việc cơ bản liên quan đến nghiệp vụ (chấm điểm tín dụng, kiểm tra thông tin nợ xấu của khách hàng, phát hành thẻ tín dung, ) nhưng em thấy kiến thức của em vẫn còn hạn chế nên cần phải bổ sung, học tập tốt để chuẩn bị cho tương lai công việc sau này. Em đã hiểu rõ hơn về hoạt động và cách tổ chức của một NHTM, lâu nay em chỉ biết chủ yếu đến các vị trí như tín dụng, giao dịch viên, thanh toán ở ngân hàng nhưng qua thời gian làm việc tại đây em thấy có rất nhiều phòng ban và vị trí khác nhau. 1.3.2. Về kĩ năng Em đã học được một số kỹ năng cần thiết như giao tiếp ở môi trường công sở, cách scan, photo các giấy tờ, tài liệu, các kĩ năng tin học văn phòng như word, excell, powerpoint. Đây thực sự là những kinh nghiệm quý báu để giúp em phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. 5 PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP MSB Chương 1: Giới thiệu chung về ngân hàng MSB 1.1. Quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ chức của MSB 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam (MSB) thành lập ngày 12/7/1991 tại TP cảng Hài Phòng, là một trong những ngân hàng thương mai đầu tiên ở Việt Nam.Trải qua 28 năm hình thành và phát triển, mang trong mình sức mạnh tập thể và tinh thần tiên phong của các cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không, bảo hiểm.., MSB không ngừng tạo lập nhiều cột mốc mang tính đột phá trong ngành tài chính ngân hàng: Năm 2005, ngân hàng chuyển trụ sở chính đến thủ đô Hà Nội với 16 điểm giao dịch trên toàn quốc. Trong 4 năm sau đó (2005 -2009), số phòng giao dịch MSB tăng lên gần gấp 7 lần với 100 điểm giao dịch và vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng. Đánh dấu sự phát triển mới của MSB, mở rộng phạm vi hoạt động cả về địa lý lẫn quy mô khách hàng. Từ 2009 đến 2011, MSB xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài/quy mô với sự tư vấn của tổ chức Quốc tế McKinsey, ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với sự kết hợp hai màu đỏ và đen ấn tượng; tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng; tăng số lượng phòng giao dịch lên 144 điểm. Ra mắt gói sản phẩm M1 với những tính năng đột phá, hấp dẫn nhất trên thị trường như: chuyển tiền liên ngân hàng không mất phí, hạn mức rút và chuyển tiền cao nhất trên thị trường, tích hợp nhiều tính năng phong phú đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người sử dụng.Đón nhận huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao tặng vì những nỗ lực trong việc mang đến các sản phẩm dịch vụ tối ưu cho khách hàng vào năm 2011. Năm 2014, MSB được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng triển khai Basel II và trở thành 1 trong 5 ngân hàng điện tử được yêu thích nhất năm 2014 theo bình chọn của bạn đọc báo VnExpress. Năm 2015 ngân hàng MSB nhận sáp nhập ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông và mua lại công ty Tài Chính Cổ Phần Dệt May Việt Nam, MSB gia tăng quy mô và khẳng định vị thế trên thị trường tài chính, thuộc top 5 ngân hàng TMCP xét 6 về mạng lưới và vốn điều lệ. Tổng tài sản đạt: 104.311 tỷ. Vốn điều lệ đạt: 11.750 tỷ. Vốn chủ sở hữu: 14.000 tỷ. Hệ thống mạng lưới: 270 chi nhánh và phòng giao dịch. Năm 2018 MSB trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam liên kết tính năng M-QR cùng lúc với hai cổng thanh toán lớn nhất tại Việt Nam là VNPay và Payoo, giúp khách hàng kết nối và thanh toán tiện lợi với gần 4.500 địa điểm giao dịch mua sắm cũng như hàng trăm trang website bán hàng trực tuyến khác nhau như: Lotte Mart, B’s mart, ThaiExpress, Hotpot Story, taxi Nội Bài,… Là ngân hàng tiên phong sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc xác minh và phê duyệt hồ sơ xin cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Qua đó, khách hàng sẽ có thẻ trong vòng 24 giờ mà không cần chứng minh tài chính, rút ngắn được thời gian chờ đợi của khách hàng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Ngay vào đầu năm 2019, ngày 14/1/2019 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu và tên viết tắt từ Maritime Bank sang MSB. Đây là lần thứ hai ngân hàng thay đổi nhận diện thương hiệu trong 28 năm hoạt động. Bên cạnh ra mắt thương hiệu mới, MSB cũng thay đổi toàn diện về chiến lược và mô hình trải nghiệm khách hàng nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm “khó cưỡng” thông qua 4 nguyên tắc trụ cột: Đơn giản - Chủ động - Kết nối - Thấu hiểu; hướng đến thực hiện thành công mục tiêu: “Trở thành ngân hàng đáng tin cậy, thấu hiểu khách hàng nhất và đạt lợi nhuận cao tại Việt Nam”. Ngày 17/6/2019, MSB được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Đây là chứng nhận cho hoạt động an toàn, hiệu quả và minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, giúp MSB nâng cao vị thế, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. MSB sẽ niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào Quý 3/2019. Đây được xem là bước tiếp nối để đưa MSB lên tầm cao mới, mở rộng quy mô và minh bạch trong hoạt động, tạo niềm tin và mang giá trị gia tăng nhiều hơn nữa đến cho khách hàng, đối tác và các cổ đông. 7 1.1.2. Cơ cấu tổ chức Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban kiểm soát nội bộ Các ủy ban Tổng giám đốc Ngân hàng bán lẻ Khối vận hành Ngân hàng doanh nghiệp Khối quản lý rủi ro Ngân hàng quản lý tín dụng Khối công nghệ Ngân hàng định chế tài chính Ban SOE Khối quản lý tài chính Khối marketing và truyền thông Khối pháp lý & giám sát tuân thủ Khối quản lý KH chiến lươc Ban dịch vụ khách hàng giao dịch Ban quản lý tín dụng Chi nhánh, phòng giao dịch 8 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng MSB gồm có hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoach hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua ban điều hành và các hội đồng. Ban kiểm soát cũng do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế dộ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm. Các hội đồng, ủy ban do hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu cho hội đồng quản trị trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn đúng mục tiêu đề ra. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về hoạt động ngân hàng. Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó giám đốc, các giám đốc khối, giám đốc tài chính của 5 ngân hàng chuyên doanh bao gồm ngân hàng cá nhân, ngân hàng doanh nghiệp, ngân hàng quản lý tín dụng và ngân hàng định chế tài chính, ban SOE, các đơn vị hỗ trợ thuộc tổng giám đốc bao gồm 9 khối và các phòng ban là khối vận hành, khối quản lí rủi ro, khối công nghệ, khối quản lý tài chính, khối marketing và truyền thông, khối pháp lý khách hàng chiến lược, ban dịch vụ khách hàng giao dịch và ban quản lý tín dung bên cạnh đó còn có các chi nhánh, phòng giao dịch. Ngân hàng cá nhân có chức năng quản lý các hoạt động kinh doanh của MSB với KHCN, hộ kinh doanh để tạo lập doanh thu trong phạm vi rủi ro cho phép thông qua việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng chuyên biệt cho các đối tượng KHCN, hộ kinh doanh. Ngân hàng doanh nghiệp phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng quản lý tín dụng phục vụ khách hàng chiến lược. Ngân hàng định chế tài chính phục vụ khách hàng định chế, tổ chức tài chính. Ban SOE phục vụ khách hàng là doanh nghiệp nhà nước. Các hoạt động hỗ trợ và vận hành được thực hiện bởi 9 Khối/Ban hỗ trợ nhằm đảm bảo vận hành liên tục ổn định an toàn, phục vụ hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng chuyên doanh và đạt được các mục tiêu chiến lược chung của toàn hàng. Nhìn chung, ngân hàng MSB sau 28 năm trưởng thành và phát triển đã có đội ngũ gần 7000 cán bộ nhân viên năng động, chuyên nghiệp với mạng lưới giao dịch gồm 274 Chi nhánh và phòng 9 giao dịch, 500 máy ATM và phủ rộng tại 51/64 tỉnh thành. 10 1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu và kết quả kinh doanh của MSB 1.2.1. Các hoạt động kinh doanh của MSB MSB cung cấp cho khách hàng đầy đủ những sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng sau đây: Đối với Khách hàng cá nhân có sản phẩm cho vay, tiền gửi tiết kiệm, sản phẩm đầu tư, sản phẩm thẻ, dịch vụ chuyển và nhận tiền, sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ tài khoản, mua bán ngoại tệ tại quầy, dịch vụ ngân hàng điện tử( Internet Banking, Mobile Banking, M.WOW, M-QR, SMS Banking,..) và các gói sản phẩm, dịch vụ khác,.. Đối với khách hàng doanh nghiệp có tiền gửi và tài khoản doanh nghiệp, gói tín dụng ưu đải, dịch vụ thanh toán, dịch vụ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử, sản phẩm chuyên biệt dành cho doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình và các sản phẩm, dịch vụ khác Đối với khách hàng định chế tài chính có giao dịch ngoại hối, thu đổi ngoại tệ, giao dịch trái phiếu, giao dịch mua bán vàng giao nhau, các sản phẩm cấu trúc, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại, ngân hàng đại lý và các sản phẩm dịch vụ khác,.. Đối với khách hàng ưu tiên mà đó là khách hàng Hội viên của First Class Banking, khách hàng sẽ được hưởng những đặc quyền đẳng cấp, chuyên biệt và xứng tầm với sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng dành cho MSB. 1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB năm 2018 Năm 2018 được xem là năm kiện toàn những nền tảng vững chắc, tạo lực đẩy mạnh mẽ để MSB phát triển nhanh và mạnh cho giai đoạn 5 năm tiếp theo 2019 – 2023. Hoạt động kinh doanh năm 2018 đã đạt được những thành quả ấn tượng với tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 138 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2017, trong đó cho vay khách hàng tăng vượt bậc đạt 135% so với năm trước, tổng tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt mức tăng trưởng 112% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2018 còn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của MSB về tổng thu nhập, tăng 45% so với năm 2017 trong đó thu nhập lãi thuần tăng 81%, thu thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và gần gấp 3 lần so với năm 2016. Kết quả là lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.053 tỷ đồng, đạt 6,4 lần 11 năm 2017. Nhiều chương trình, sản phẩm dịch vụ mang đến những tiện ích khác biệt ra mắt trong 2018 đã tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô cho 2 mảng kinh doanh lõi của MSB đó là tăng trưởng cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 69% và cho vay khách hàng cá nhân tăng 29% so với cùng kỳ năm trước, số lượng khách hàng cũng vì vậy được gia tăng nhanh chóng trong năm qua. Tính đến thời điểm hiện nay, số lượng khách hàng cá nhân đạt hơn 1,8 triệu người, tăng gần 15%; số lượng khách hàng doanh nghiệp đạt hơn 40.000 doanh nghiệp, tăng 10% so với cuối năm 2017. Ở phân phúc khách hàng doanh nghiệp lớn, MSB đạt sự tăng trưởng tốt với doanh thu thuần tăng 57% so với năm 2017. Lợi nhuận sau dự phòng tăng 201% so với năm 2017. Năm 2018, Ngân hàng Định chế tài chính tiếp tục khẳng định được vị trí là một đơn vị kinh doanh chủ chốt, đóng góp mức lợi nhuận lớn nhất cho MSB. Các mảng hoạt động và kinh doanh cốt lõi của đơn vị là kinh doanh ngoại hối và giao dịch trái phiếu đều tăng trưởng tốt trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Về hoạt động kinh doanh ngoại hối, năm 2018 là năm thành công với kết quả rực rỡ, đạt 321% so với kết quả 2017 và cao hơn nhiều so với các năm trước đó (tăng 15,5 lần so với năm 2016). Đối với giao dịch trái phiếu chính phủ, ngân hàng MSB tiếp tục phát huy vị thế là một trong những ngân hàng năng động và tích cực nhất trên thị trường trái phiếu chính phủ với tổng doanh số giao dịch trái phiếu chính phủ năm 2018 đạt hơn 385 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2017 và có nhiều giải thưởng như Giải thưởng Nhà tạo lập thị trường chào giá đẹp nhất 2018 do Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) trao tặng, Giải thưởng Nhà tạo lập thị trường giao dịch nhiều thứ nhì do VBMA trao tặng, Top 2 về doanh số giao dịch mua bán hẳn Trái phiếu do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) xếp hạng. Theo kế hoạch, trong 2019, MSB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 11% và lợi nhuận trước thuế tăng 77% so với năm 2018. 12 Chương 2:Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại MSB 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng cho vay KHCN tại MSB 2.1.1. Dư nợ tín dụng theo nhóm đối với KHCN Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng tiền trước cho người vay, vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng,rủi ro tín dụng xảy ra nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc hoặc và lãi/thấp .Công cụ đo lường trực tiếp, chủ yếu và phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là nợ quá hạn. Ở Việt Nam, phân lớn các ngân hàng thương mại trong đó có MSB đều thực hiên phân loại nợ bằng phương pháp định lượng( Phân loại nợ theo điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi bổ sung bởi về phân loại nợ và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Dư nợ cho vay được chia thành 5 nhóm, xác định như bảng 2.1 (trang bên) Qua bảng 2.1 nhìn chung, ta thấy tỷ lệ nợ của các nhóm giảm dần từ nhóm 1 đến nhóm 5, trong đó nợ nhóm 1 gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ có thời hạn quá hạn dưới 10 ngày luôn chiếm mức cao trong các năm hơn 90%, nợ nhóm 4 và nhóm 5 có tăng dần qua các năm nhưng tỷ trong khá thấp chưa đến 1% cho thấy các khoản cho vay KHCN của ngân hàng được đánh giá là khá tốt, chất lượng khoản vay cao, quan hệ tín dụng giữa các KHCN với ngân hàng duy trì tốt. Đây là cơ sở để ngân hàng MSB tiếp tục mở rộng và duy trì đối với mảng tín dụng cho vay KHCN. Tuy nhiên, đáng chú ý là nợ nhóm 5 tăng mạnh vào năm 2018 gấp 3,5 lần so với năm 2017 nguyên nhân là do tỷ lệ tồn động nợ vẫn chưa được giải quyết triệt để và ngân hàng có xu hướng hướng đến hoạt động bán lẻ thông qua việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng .Đây là lĩnh vực tiềm năng mang lại lợi nhuận cao bởi những khoản vay này thông thường là vay tín chấp, chính vì thế lãi suất sẽ cao mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhưng khả năng trở thành nợ có khả năng mất vốn cao. 13 Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng theo nhóm đối với KHCN tại ngân hàng MSB Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 Dư nợ Tỷ 2015 Dư nợ Tỷ 2016 Dư nợ Tỷ 2017 Dư Tỷ 2018 Dư nợ Tỷ (Tỷ trọng (Tỷ trọng (Tỷ trọng nợ trọng (Tỷ trọng VNĐ) (%) VNĐ) (%) VNĐ) (%) (Tỷ (%) VNĐ) (%) 12.560 100 11.570 789,23 132,05 4,31 64,41 92,12 6,28 1,05 0,03 0,51 VNĐ Tổng dư 2.896 100 7.577 100 10.874 100 ) 9.722 100 97,00 2,60 0,31 0,01 0,08 7.270 263,4 32,7 3,63 7,27 95,95 3,48 0,43 0,05 0,1 10.382 427,5 53,44 0,78 10,28 8.987 612,7 102,1 1,75 18,45 nợ cho vay đối với KHCN Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2.809 75,31 8,935 0,427 2,328 95,48 3,93 0,49 0,01 0,09 92,44 6,3 1,05 0,02 0,19 (Nguồn bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bán lẻ) 14 2.1.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.2:Chỉ tiêu nợ xấu đối với KHCN của ngân hàng MSB, giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay KHCN Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN Nợ xấu (nợ nhóm 3+4+5) Tỷ lệ nợ xấu 2014 23.509 2015 28.091 2016 35.119 2017 36.213 2018 48.762 2.896 7.577 10.874 9.722 12.560 12,32% 26,97% 30,96% 26,85% 25,76% 11,69 43,6 64,5 122,3 200,77 0,40% 0,58% 0,59% 1,26% 1,60% (Nguồn bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bán lẻ MSB)  Theo chỉ tiêu phản ánh nợ xấu ( nợ từ nhóm 3 đến 5) Nhìn vào bảng ta thấy nợ xấu tăng dần qua các năm từ 11,69 tỷ năm 2014 lên 200,77 tỷ năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng dần qua các năm tăng từ 0,04% năm 2014 lên 1,6% năm 2018 nguyên nhân là do dư nợ cho vay đối với KHCN tăng dần qua các năm, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN tăng từ 12% lên 26%. Do đó với mức tăng của tỷ lệ nợ xấu so với mức tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với KHCN vẫn đang ở mức thấp. Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2014-2016 chỉ khoảng 0,5% ,năm 2017, 2018 tỷ lệ nợ xấu tăng lên là 1,26% và 1,6% nhưng vẫn dưới 2%, đạt mục tiêu đề ra của toàn hệ thống ngân hàng MSB về tỷ lệ nợ xấu. Đây được xem là một dấu hiệu tốt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Năm 2018 tỷ lệ nợ xấu tăng cao 1,6% là do ngân hàng mở rộng mảng bán lẻ, đa dạng hóa nhiều sản phẩm cho vay đối với khách hàng hơn. 15 2.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn Bảng 2.3: Chỉ tiêu nợ quá hạn đối với KHCN của ngân hàng MSB, giai đoạn 2014 –2018 Đơn vị: tỷ đồng Năm Nợ quá hạn( 2014 2015 2016 2017 2018 nợ nhóm 87 307 492 735 990 3,00% 4,05% 4,52% 7,56% 7,88% 2+3+4+5) Tỷ lệ nợ quá hạn (Nguồn bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bán lẻ MSB)  Theo chỉ tiêu nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nhìn vào bảng trên thấy nợ quá hạn tăng dần qua các năm và tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng dần.Nguyên nhân là do tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN cũng tăng dần, tăng từ 12,32% năm 2014 lên gần 30% qua các năm và số dư nợ quá hạn còn tồn động của các năm trước vẫn chưa được giải quyết triệt để.Tỷ lệ nợ quá hạn cao là do cơ cấu của nợ nhóm 2( nợ cần chú ý) chiếm tỷ trọng lớn từ 80-85%. Nợ quá hạn nhóm 2 phần lớn là do quá thời hạn trả lãi của khoản vay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất