Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng du lịch việt nam dưới tác động của đại dịch covid 19 và định hướng ph...

Tài liệu Thực trạng du lịch việt nam dưới tác động của đại dịch covid 19 và định hướng phục hồi phát triển bền vững

.PDF
91
1
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỌC: QUẢN TRỊ - LUẬT TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GV HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC DUYÊN SV THỰC HIỆN: NGUYỄN HOÀNG THỦY TIÊN LỚP: 84-QTL42 MÃ SỐ SINH VIÊN: 1751101030159 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng 7 năm 2022 Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Duyên LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Duyên vì đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cũng như giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận này. Tác giả vô cùng biết ơn sự chỉ bảo cùng như những lời góp ý, nhận xét quý báu từ Cô để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Tác giả cũng xin được gửi lời tri ân đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Quản trị đã truyền dạy những bài học quý báu, những kinh nghiệm giá trị trong suốt 05 năm ngồi trên giảng đường đại học. Cuối lời, xin kính chúc toàn thể Quý Thầy Cô Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Trân trọng./. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng 7 năm 2022 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Thủy Tiên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, theo sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Duyên. Những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài viết là hợp pháp và đã được công bố. Tôi cũng cam đoan rằng các nhận xét, đánh giá cũng như các số liệu từ các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình. Tác giả Nguyễn Hoàng Thủy Tiên TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ Từ ngữ Diễn giải Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với Đại dịch COVID-19 tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó gây ra, được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc. CO là viết tắt của corona, VI là vi rút và D là bệnh. Ứng dụng Ứng dụng là cách đọc ngắn gọn của “phần mềm ứng dụng” dùng để chỉ một tiện ích phần mềm. Viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội thảo) và Event (sự kiện). MICE là loại MICE hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng của các công ty cho nhân viên hoặc đối tác của họ. Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai: thủ công Cuộc phân công lao nghiệp tách khỏi nông nghiệp, chế độ nô lệ đã trở thành bộ động xã hội lần thứ phận chủ yếu cấu thành chế độ xã hội. Nô lệ lúc này không hai còn đơn thuần là người giúp việc trong gia đình nữa, mà bị đẩy xuống các cánh đồng, các xưởng thợ. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một cuộc chiến tranh Chiến tranh thế giới lần thứ nhất thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28/07/1914 đến ngày 11/11/1918 giữa hai phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ và Brazil) và Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo – Hung, Bulgaria và Ottoman). Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một cuộc chiến tranh thế Chiến tranh thế giới giới bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm lần thứ hai 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và Phát Xít. Đây là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Du lịch Outbound là một thuật ngữ trong ngành kinh doanh Du lịch Outbound lữ hành chỉ những chuyến du lịch đi tại nước ngoài trong thời gian ngắn, được tổ chức cho những người đang sinh sống và làm việc ở quốc gia sở tại, có thể bao gồm nhiều mục đích: thăm bạn bè và người thân, tìm kiếm giải pháp y tế và sức khỏe, giải trí và du lịch, … Du lịch Inbound là một thuật ngữ trong ngành kinh doanh Du lịch Inbound lữ hành nói về chuyến du lịch dành cho du khách từ nước ngoài đến thăm quan, khám phá quốc gia sở tại. Famtrip là một hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp Famtrip thị; từ chương trình các hãng lữ hành đến các điểm du lịch của một địa phương để làm quen với các sản phẩm du lịch. Theo PGS. TS Phạm Hồng Long - Trưởng khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội: “Retreat” có thể hiểu là loại hình lưu trú nghỉ dưỡng được Retreat thiết kế với quy mô nhỏ và trung bình; thân thiện với môi trường; thường nằm biệt lập ở những nơi có không gian yên tĩnh – nơi cho phép du khách có được những trải nghiệm dịch vụ với không gian riêng, tách biệt. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung được viết tắt TAB Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam CSLTDL Cơ sở lưu trú du lịch HĐQT Hội đồng quản trị TGĐ Tổng giám đốc WTA World Travel Awards UNWTO World Tourism Organization WTTC World Travel & Tourism Council WEF World Economic Forum TTCI Travel & Tourism Competitiveness Index TTDI Travel & Tourism Development Index ICT Information & Communication Technologies EVFTA European-Vietnam Free Trade Agreement DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU Tên bảng, biểu đồ, hình vẽ STT Hình 1.1 Phân loại du lịch theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Trang 11 Hình 1.2 Phân loại du lịch căn cứ vào phạm vi lãnh thổ 11 Hình 1.3 Ba trụ cột chính của phát triển du lịch bền vững 16 Hình 1.4 Mô hình SWOT sơ bộ 18 Hình 1.5 Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch năm 2007 19 Hình 1.6 Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch năm 2019 19 Hình 1.7 Bộ chỉ số năng lực phát triển du lịch năm 2021 20 Hình 2.1 Hình 2.2 Lượt tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ 12/03/2022 đến 28/05/2022 Sự thay đổi lượng khách quốc tế trong đại dịch chia theo châu lục 24 25 Hình 2.3 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2017 - 2019 26 Hình 2.4 Lượng khách nội địa tại Việt Nam từ năm 2017 - 2019 27 Hình 2.5 Lượng khách du lịch nội địa tại Việt Nam năm 2019 theo tháng 27 Hình 2.6 Cơ cấu tổng thu từ khách du lịch từ năm 2017 – 2019 28 Hình 2.7 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Phú Quốc năm 2019 31 Hình 2.8 Lượng khách du lịch qua các năm từ 2017 - 2021 38 Hình 2.9 Tổng thu từ khách du lịch qua các năm từ 2017 – 2021 38 Hình 2.10 Khách du lịch đến Vũng Tàu dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2021 42 Bảng 2.1 Phân loại các chính sách hỗ trợ phục hồi du lịch trong đại dịch 42 Tổng hợp các chỉ số trụ cột trong việc đánh giá năng lực Hình 2.11 cạnh tranh du lịch của các quốc gia khu vực Đông Nam Á năm 2019 47 Hình 2.12 Bảng 2.2 Sự thay đổi giữa cấu trúc bộ chỉ số năng lực năm 2019 và 2021 Ba chỉ số trụ cột trong nhóm chỉ số về sự bền vững của du lịch 49 50 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài: ..........................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:..............................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................2 5. Tổng quan các công trình có liên quan: .........................................................3 6. Kết cấu của đề tài: ............................................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG................................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý thuyết về du lịch: ...............................................................................5 1.1.1. Lịch sử phát triển của du lịch: ....................................................................5 1.1.2. Các khái niệm: ............................................................................................7 1.1.3. Các loại hình du lịch: ................................................................................10 1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch: ....................................................12 1.1.5. Vai trò của du lịch: ...................................................................................13 1.2. Cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch bền vững: ..........................................14 1.2.1. Khái niệm du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững: ...................14 1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững: .............................16 1.3. Một số công cụ hỗ trợ đo lường kết quả: .....................................................17 1.3.1. Mô hình SWOT: .......................................................................................17 1.3.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số năng lực phát triển du lịch: ...............18 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM .......................................22 2.1. Tổng quan: ......................................................................................................22 2.1.1. Tổng quan du lịch Việt Nam: ...................................................................22 2.1.2. Tình hình chung của du lịch thế giới: .......................................................24 2.2. Phân tích thực trạng du lịch Việt Nam những năm gần đây: ....................25 2.2.1. Giai đoạn trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát: ................................25 2.2.1.1. Tình hình thống kê du lịch:……………………………………...25 2.2.1.2. Tình hình phát triển du lịch:……………………………………..29 2.2.1.3. Chính sách thúc đẩy phát triển du lịch:………………………….34 2.2.1.4. Nhận xét:...……………………………………………………...36 2.2.2. Giai đoạn sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát: ...................................37 2.2.2.1. Tình hình thống kê du lịch:……………………………………...37 2.2.2.2. Tình hình phát triển du lịch:..…………………………………...41 2.2.2.3. Chính sách hỗ trợ phục hồi du lịch:...……………………………42 2.2.2.4. Nhận xét:...…………………………………………………….. 45 2.3. Đánh giá tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam: ...................................46 2.3.1. Phân tích các chỉ số năng lực của du lịch Việt Nam: ...............................46 2.3.1.1. Chỉ số năng lực năm 2019:……………………………………...46 2.3.1.2. Chỉ số năng lực năm 2021:………...……………………………49 2.3.1.3. Nhận xét:...…………………………………………………….. 51 2.3.2. Phân tích SWOT tình hình du lịch Việt Nam:..........................................51 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................56 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI .....................................................57 3.1. Một số xu hướng du lịch trong bối cảnh mới: .............................................57 3.2. Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới: ..................................................59 3.2.1. Du lịch Thái Lan: ......................................................................................59 3.2.2. Du lịch Singapore: ....................................................................................60 3.3. Một số định hướng phục hồi và phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới: ........................................................................................61 3.3.1. Định hướng trong ngắn hạn: .....................................................................62 3.3.2. Định hướng trong dài hạn:........................................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................71 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................72 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh mở cửa du lịch trở lại, Việt Nam đang là cái tên được nhiều du khách tìm kiếm, đặc biệt thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Times Travel, một tờ báo du lịch uy tín hàng đầu Vương quốc Anh ca ngợi “Việt Nam – ngôi sao đang lên của Đông Nam Á xứng đáng đứng đầu danh sách điểm đến du lịch của bạn trong năm nay” 1. Có thể thấy hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với những giá trị văn hóa đặc sắc đang trở nên gần gũi hơn với bạn bè trên khắp thế giới. Trong suốt quá trình lịch sử gần 62 năm xây dựng và phát triển, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Năm 2018, Việt Nam được WTA bình chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, năm 2019 Việt Nam đạt hàng loạt danh hiệu: “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”, “Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á”. Những giải thưởng này một lần nữa khẳng định tiềm năng và sự phát triển đúng hướng của du lịch Việt Nam. Nhưng rồi đại dịch COVID-19 bùng phát vào đầu năm 2020 đã làm ngưng trệ toàn bộ hoạt động du lịch, ngành du lịch thế giới lao đao và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong hai năm 2020 và 2021, các chỉ số tăng trưởng du lịch của Việt Nam đều sụt giảm một cách nghiêm trọng, hoạt động du lịch gần như bị đóng băng, hậu quả là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải thu hẹp quy mô, giảm thiểu chi phí, thậm chí là tạm dừng hoạt động, kéo theo đó là hàng triệu người lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch bị mất việc làm. Bên cạnh những tác động tiêu cực ấy, đại dịch phần nào đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của du lịch, là khoảng thời gian đủ để nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu trong cách làm du lịch trước đây. COVID-19 là chất xúc tác làm thay đổi không chỉ thói quen du lịch của du khách mà còn là cả tư duy của những người làm du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững hơn. Giai đoạn này, khi COVID-19 lắng xuống là thời điểm thích hợp để du lịch Việt Nam phục hồi, song song đó là định hướng và Zoey Nguyễn (2022), “UK Journalist Praises Vietnam "Most Extraordinary Trip to Book This Year"”, Vietnam times, https://vietnamtimes.org.vn/uk-journalist-praises-vietnam-most-extraordinary-trip-to-bookthis-year-41070.html, truy cập 06/06/2022. 1 1 đề ra các giải pháp phát triển du lịch phù hợp hơn trong tương lai. Chính vì lẽ đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng du lịch Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19 và định hướng phục hồi phát triển bền vững” với mong muốn đánh giá lại những tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch, tìm ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Việt Nam cũng như nhận diện những cơ hội và thách thức đối với hoạt động du lịch trong bối cảnh mới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi và phát triển du lịch bền vững hơn. 2. Mục tiêu của đề tài: Đề tài nghiên cứu hướng đến 03 mục tiêu chính: Thứ nhất, đánh giá lại thực trạng hoạt động du lịch tại Việt Nam và những tác động của đại dịch COVID-19 đối với du lịch Việt Nam. Thứ hai, dự báo khả năng phục hồi và tiềm năng phát triển một số xu hướng du lịch sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Thứ ba, định hướng và đề xuất một số biện pháp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tại Việt Nam và các giải pháp phục hồi phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh mới. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với du lịch tại Việt Nam. Về thời gian, nghiên cứu thực trạng du lịch Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát từ năm 2017 đến năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, toàn bộ quá trình nghiên cứu được thực hiện một cách tuần tự và chặt chẽ từ nghiên cứu cơ sở lý luận đến phân tích, đánh giá thực trạng, kết hợp những kinh nghiệm học hỏi từ các quốc gia trên thế giới từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam theo hướng bền vững hơn. Khóa luận sử dụng phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp kế thừa: Tác giả vận dụng các cơ sở lý luận, kết quả nghiên cứu trong nước và ngoài nước về du lịch, từ đó đề xuất bổ sung, phát triển để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu, xây dựng khóa luận. 2 Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các nguồn thông tin thu được từ các số liệu thống kê, báo cáo, khảo sát và kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình nghiên cứu có liên quan, sau đó tổng hợp, đánh giá, xây dựng nên góc nhìn tổng quan và đề xuất giải pháp phục hồi phát triển bền vững cho du lịch Việt Nam. 5. Tổng quan các công trình có liên quan: Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận bao gồm: Thứ nhất, những bài viết đăng tải trên các website, tạp chí kinh tế, có thể kể đến như “Tác động của đại dịch Covid-19 đến du lịch Việt Nam và giải pháp phát triển trong thời gian tới” của ThS. Vũ Thị Kim Oanh - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19, tháng 7/2021; “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới ngành Du lịch Việt Nam” của ThS. Lê Kim Anh - Khoa Kinh tế cơ sở, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, đăng trên Tạp chí Công Thương; “Bàn giải pháp khôi phục ngành du lịch trước tác động của đại dịch Covid19” của tác giả Nguyễn Văn Lành đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13, tháng 5/2021; “Nhìn lại tác động của dịch Covid-19 đối với du lịch Việt Nam và xu hướng phát triển năm 2021” của tác giả Hùng Đạt đăng trên Tạp chí Con số Sự kiện ngày 17/02/2021. Thứ hai, các hội thảo như Hội thảo Du lịch Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Du lịch Việt Nam - phục hồi và phát triển” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vào ngày 25/12/2021 tại Nghệ An; Hội thảo quốc tế “Du lịch và đại dịch COVID-19 từ các góc nhìn” do Trường Đại học Thái Bình Dương, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Khánh Hòa đồng tổ chức vào ngày 13,14/01/2022 tại Trường Đại học Thái Bình Dương; Diễn đàn Du lịch Việt Nam 2022 với chủ đề “Phục hồi Du lịch Việt Nam - Định hướng mới, hành động mới” tổ chức vào ngày 01/04/2022. Thứ ba, các chương trình Talk show như Talk show Nguy Cơ mùa 2 số 18 “Du lịch Việt Nam khi nào phục hồi?” cùng với host Nguyễn Phi Vân và ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh & Chủ tịch Hội đồng tư vấn Du lịch Quốc gia (TAB); Nguy Cơ số 23 “Thích ứng và phát triển du lịch trong bình thường mới” cùng với host Thái Vân Linh, bà Sherleen Seah từ Tổng cục Du lịch Singapore và ông Trịnh Hồng Quang từ Vietnam Airlines; Talk show The Next Power số 6 “Thay 3 đổi tư duy để trở thành con người mới” cùng với host Trương Lý Hoàng Phi và ông Nguyễn Quốc Kỳ Chủ tịch HĐQT & TGĐ Tập đoàn Vietravel. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài các phần Lời mở đầu, Kết luận chung, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của khóa luận được chia thành 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch bền vững - Chương 2: Thực trạng du lịch Việt Nam - Chương 3: Định hướng phục hồi và phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý thuyết về du lịch: 1.1.1. Lịch sử phát triển của du lịch: Trong thời kỳ cổ đại đến thế kỷ thứ IV: Hoạt động du lịch đã bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mầm mống đầu tiên xuất hiện vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Ở các xã hội chiếm hữu nô lệ, nơi ngoại thương nằm trong tay nhà nước thì du lịch cộng vụ chính là loại hình du lịch phát triển nhất. Tại các nhà nước cổ đại phương Đông, tiêu biểu là Ai Cập cổ đại, các Pharaon thường cử phái viên của mình đi công vụ, thậm chí là đi đến những vùng đất xa xôi ngoài phạm vi lãnh thổ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại một loại hình du lịch khá phổ biến khác trong các tầng lớp thường dân đó là du lịch tôn giáo, ví dụ như vào các ngày lễ hội người dân Ai Cập sẽ đi đến Memphis để dự lễ. Còn ở phương Tây, đặc biệt là đế quốc La Mã cổ đại, bên cạnh du lịch công vụ thì các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch với mục đích văn hóa, giáo dục cũng phát triển rất mạnh mẽ. Một số học giả còn cho rằng những người La Mã cổ đại giàu có chính là những người đầu tiên đi du lịch đúng nghĩa vì họ thường di chuyển tới biệt thự của mình ở ngoại ô thành Rome vào mùa hè chỉ để nghỉ dưỡng, giải trí. Từ thế kỷ thứ V đến đầu thế kỷ XVII: Vào thời kỳ đầu phong kiến du lịch không có biểu hiện gì quá đặc sắc, do sự cai trị của quân Mông ở châu Âu sau khi đế chế Tây La Mã sụp đổ, các yếu tố về kinh tế, xã hội cũng như giao thông không thuận lợi đã hạn chế sự phát triển của du lịch. Mãi đến thế kỷ thứ X, khi tôn giáo thực sự trở thành lẽ sống của con người, người ta tin rằng nơi duy nhất để có thể kết nối với các vị thánh chính là nơi thờ phụng, thánh tích như Santiago de Compostela, Rome hay Jerusalem. Lúc này, các cuộc hành hương được khuyến khích và bắt đầu diễn ra phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và để cuộc hành trình dễ dàng hơn cho các tín đồ thì rất nhiều quán trọ nhỏ đã được mở lên dọc đường đi. Vào thời kỳ cuối của chế độ phong kiến, cùng với sự thay thế của phương thức sản xuất tư bản chính là bước đà tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là tại các quốc có nền kinh tế phát triển lúc bấy giờ như Anh, Pháp, Đức. 5 Từ những năm 40 thế kỷ XVII đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất: Đầu thế kỷ 17, người ta phát minh ra xe lửa và chỉ một thời gian ngắn sau mạng lưới đường sắt được hình thành khắp châu Âu và châu Mỹ. Tiếp đó, vào năm 1772 bắt đầu xuất hiện các tuyến tàu thủy đầu tiên phục vụ cho việc đi lại. Sang năm 1885, chiếc ô tô đầu tiên ra đời. Chính sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó có cuộc cách mạng giao thông đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Cox & King được biết đến là công ty du lịch đầu tiên, thành lập vào năm 1758 và thuộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Anh nên chỉ phục vụ các chuyến đi của hoàng gia. Khi ấy, các quý tộc trẻ từ các nước Tây Âu và Bắc Âu thường xuyên thực hiện những chuyến đi mà họ gọi là Grand Tour: một chuyến đi vòng quanh châu Âu (thường bao gồm Pháp, Đức, Ý và Hy Lạp) với mục đích chính là tìm hiểu về lịch sử, nghệ thuật và di sản văn hóa. Gần 100 năm sau, vào tháng 6 năm 1845, Thomas Cook – ông tổ ngành kinh doanh lữ hành đã sáng lập ra Thomas Cook Travel Inc với mục đích giúp người Anh cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc đi du lịch. Ngay khi thành lập, công ty đã tổ chức tour du lịch đầu tiên bằng tàu lửa cho đoàn 570 người và bắt đầu tổ chức các tour quốc tế từ năm 1854, đến năm 1890 công ty của Thomas Cook gần như đã chiếm lĩnh thị trường du lịch thế giới. Có thể nói Thomas Cook Travel Inc chính là điềm báo cho thời đại du lịch thật sự. Bước sang thế kỷ XIX, du lịch đã trở thành hiện tượng đại chúng và lặp đi, lặp lại đều đặn, cũng từ đó bắt đầu nảy sinh hàng loạt vấn đề về đảm bảo chỗ ăn, chỗ ngủ cho những người đi du lịch. Lúc này, chính thức xuất hiện các nghề mới tại các vùng du lịch như: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch, … cùng với đó là sự ra đời của đội ngũ lao động phục vụ du lịch. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến nay: Những năm đầu thế kỷ XX, du lịch tiếp tục phát triển nhờ vào việc sản xuất hàng loạt xe buýt và ô tô. Ngoài ra, những cải tiến trong vận tải hàng không cũng như tiến bộ trong luật lao động và tăng trưởng phúc lợi xã hội đã dẫn đến sự bùng nổ việc đi du lịch. Tuy nhiên, hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra đã làm hoạt động du lịch gặp nhiều trở ngại, quan hệ du lịch quốc tế những năm đầu sau chiến tranh phục hồi rất chậm, mãi cho đến những năm 50 mới đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch quốc tế. Nhưng thực chất vẫn phân chia thành du lịch ở các nước xã hội chủ nghĩa, 6 tư bản chủ nghĩa và cũng chưa có sự giao lưu giữa những thị trường trên.2 Trong những 1970 việc đi du lịch giảm dần, nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong những thập kỷ tiếp theo, cùng với quá trình quốc tế hóa ngày càng tăng của các công ty kinh doanh khách sạn, đại lý du lịch và hãng hàng không, các sản phẩm dịch vụ du lịch và các hoạt động giải trí mới ra đời đã thúc đẩy sự phát triển du lịch toàn cầu. Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những động lực kinh tế lớn ở nhiều quốc gia, là một phần quan trọng của các chương trình nghị sự chính trị quốc tế. Với sự phát triển kinh tế, đời sống con người ngày càng nâng cao, cùng với đó là các chuyến bay giá rẻ và sự xuất hiện của những ứng dụng đặt chỗ, khách du lịch ngày nay có khả năng chi trả để đi du lịch dễ dàng hơn và họ hoàn toàn có thể tự thiết kế hành trình và trải nghiệm theo ý thích của mình.3 1.1.2. Các khái niệm: 1.1.2.1. Khái niệm du lịch: Du lịch được xem là một hiện tượng kinh tế, xã hội vô cùng phức tạp và trong suốt quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng và ngày một phong phú hơn. Thế nên, dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội loài người nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Theo từ điển tiếng Anh Oxford (Oxford English Dictionary): Năm 1811, lần đầu tiên từ du lịch xuất hiện trên Từ điển tiếng Anh Oxford, “Du lịch là hoạt động kinh doanh liên quan đến việc cung cấp chỗ ở, dịch vụ và giải trí cho những người đến thăm một nơi với mục đích vui chơi.”4 Theo Tiến sĩ Walter Hunziker và Krapf (1959): “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời.” Theo Tổ chức Du lịch Thế Giới (2008): “Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế kéo theo sự di chuyển của con người đến các quốc gia hoặc địa GS.TS. Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên (2009), “Giáo trình kinh tế du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 8, 38, 39. 3 Europeana, “Travelling for pleasure: a brief history of tourism”, https://www.europeana.eu/en/blog/travelling-for-pleasure-a-brief-history-of-tourism, truy cập 31/05/2022. 4 Tourism (noun): the business activity connected with providing accommodation, services and entertainment for people who are visiting a place for pleasure. 2 7 điểm bên ngoài môi trường thông thường của họ vì mục đích cá nhân hoặc kinh doanh / nghề nghiệp.”5 Tại Việt Nam thuật ngữ du lịch có thể được giải thích theo ba góc độ: (i) Ngôn ngữ tiếng Việt, (ii) Pháp lý, (iii) Kinh tế Dưới góc độ ngôn ngữ tiếng Việt, Từ điển bách khoa Việt Nam tập 01 đã đưa ra định nghĩa du lịch như sau: “1. Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật, v.v. 2. Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ.”6 Dưới góc độ pháp lý, khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp mục đích hợp pháp khác.” Dưới góc độ kinh tế, du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.7 Như vậy, từ những định nghĩa trên có thể hiểu thuật ngữ du lịch một cách chung nhất: Du lịch là một hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến chuyến đi UNWTO, “Glossary of tourism terms”, https://www.unwto.org/glossary-tourism-terms, truy cập 02/05/2022. “Tourism is a social, cultural and economic phenomenon which entails the movement of people to countries or places outside their usual environment for personal or business/professional purposes” 6 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), “Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1”, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, trang 684. 7 GS.TS. Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên (2009), “Giáo trình kinh tế du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 16. 5 8 của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá hoặc kết hợp mục đích hợp pháp khác. 1.1.2.2. Một số khái niệm khác: Khách du lịch: Theo Liên hiệp các quốc gia – League of Nations (1973) định nghĩa: “Khách du lịch là bất kỳ ai đến thăm một nơi khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ”. Theo từ điển tiếng Anh Oxford: “Khách du lịch là một người đang đi du lịch hoặc đến thăm một nơi với mục đích giải trí.”8 Theo Neil Leiper (2004): “Khách du lịch có thể được định nghĩa là một người đi ra khỏi khu vực cư trú thường xuyên của họ trong thời gian tạm thời ít nhất một đêm, với mục đích chỉ để tìm kiếm những trải nghiệm giải trí bằng cách tương tác với những điều đặc sắc và riêng biệt của nơi họ chọn đến thăm.”9 Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.” 10 Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch, nhưng tựu chung lại chúng đều đề cập đến 03 khía cạnh: − Động cơ khởi hành (đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người thân, … trừ đi học, lao động) − Yếu tố thời gian (phân biệt giữa khách thăm quan trong ngày và khách du lịch là những người nghỉ qua đêm hoặc có sử dụng một tối trọ) − Những đối tượng được thống kê là khách du lịch và những đối tượng không được thống kê là khách du lịch: dân di cư, du học sinh, …11 Tại Việt Nam, khách du lịch được phân thành 03 nhóm chính: − Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. 8 Tourist (noun): a person who is travelling or visiting a place for pleasure Neil Leiper (2004), “Tourism Management”, Pearson Education Australia, trang 35. “Tourist can be defined as a person who travels away from their normal residential region for a temporary period of at least one night, to the extent that their behaviour involves a search for leisure experiences from interactions with features or characteristics of places he chooses to visit” 10 Khoản 2 Điều 3 Luật Du lịch Việt Nam 2017 11 GS.TS. Nguyễn Văn Đính và PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên (2009), “Giáo trình kinh tế du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 26. 9 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan