Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn thành...

Tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình​

.PDF
93
231
87

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC PHƢƠNG Thực Hiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em - Từ Thực Tiễn Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC PHƢƠNG Thực Hiện Pháp Luật Về Phòng, Chống Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em - Từ Thực Tiễn Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8380101.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY SƠN HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Ngọc Phƣơng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM............................ 6 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM .................................................6 1.1.1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em và thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ................................................. 6 1.1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em .................................................................................................. 11 1.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM....14 1.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em .................................................................................................. 14 1.2.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em .................................................................................................. 20 1.2.3. Các hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ........................................................................................... 23 Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................................ 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH ................................................................. 29 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẺ EM TẠI THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH ........................................................................................ 29 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hòa Bình có ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ...................................................................................................29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về trẻ em tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình................................... 32 2.2. KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2007-2018......................................................................................39 2.2.1. Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình giai đoạn 2007 – 2018 ................................................ 39 2.2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hòa Bình ................................................ 45 2.2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 49 Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................................ 59 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY ....... 61 3.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY ................................61 3.1.1. Thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nƣớc ............................. 61 3.1.2. Thực hiện pháp luật phòng, chống XHTD trẻ em nhằm bảo vệ quyền của trẻ em bị xâm hại tình dục ................................................ 63 3.1.3. Thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em phải phát huy vai trò của gia đình, quần chúng nhân dân và sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị ............................................. 66 3.1.4. Thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em phải gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao trình độ hiểu kiến thức pháp luật cho nhân dân ....................................................... 71 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH HIỆN NAY ...........................................................................72 Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................................ 79 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BLDS Bộ luật dân sự BLHS Bộ luật hình sự HĐXX Hội đồng xét xử LĐTB&XH Lao động thƣơng binh và xã hội TAND Tòa án nhân dân TT&TH Truyền thanh và truyền hình TTATXH Trật tự an toàn xã hội UBND Ủy ban nhân dân UNICEF Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc VKSND Viện kiểm sát nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới XHTDTE Xâm hại tình dục trẻ em DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng, biểu đồ Bảng 2.1 Số liệu số vụ án XHTD trẻ em trên địa bàn Thành phố Hòa Bình giai đoạn 2007-2018 Biểu đồ 2.1 40 Tốc độ tăng giảm tội phạm XHTD trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình giai đoạn 2007-2018 Biểu đồ 2.2 Trang 41 Bảng so sánh số vụ phạm tội của tội phạm XHTD trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình giai đoạn 2007-2018 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới ký kết và phê chuẩn Công ƣớc về Quyền trẻ em (CRC, 1989). Công ƣớc về Quyền trẻ em là một văn kiện pháp lý quốc tế toàn diện về bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó bao gồm: quyền đƣợc sống, quyền phát triển và tham dự vào các hoạt động xã hội, quyền đƣợc bảo vệ và đƣợc chăm sóc, quyền đƣợc bảo vệ chống lại sự ngƣợc đãi, bóc lột, bỏ rơi...Phù hợp với tinh thần của Công ƣớc này, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (1991) sau này là Luật trẻ em năm 2016. Bên cạnh đó công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã đƣợc thể chế hóa, hiện thực hóa trong rất nhiều văn bản pháp luật hiện hành, nhƣ: Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự,… Tuy nhiên việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong những năm gần đây, trên cả nƣớc xảy ra hàng loạt vụ việc xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) gây bức xúc dƣ luận và hoang mang cho nhiều bậc phụ huynh, để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển lâu dài của m i trẻ em. Theo thống kê của Bộ Công an, chỉ trong 4 năm (2014- 2018), liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em thì cả nƣớc phát hiện trên 6.780 vụ, với gần 7.000 nạn nhân; trung bình m i năm cả nƣớc xảy ra trên một nghìn vụ xâm hại tình dục trẻ em. Năm 2018, cả nƣớc phát hiện 1.547 vụ xâm hại trẻ em, giảm 2,8% so với năm 2017 (1.547/1.592) với 1.669 đối tƣợng, xâm hại 1.579 em. Trong đó, số vụ án xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tƣợng, xâm hại 1.141 em [17]. Những nạn nhân có cả các bé trai và bé gái nhƣng đa số là ở các bé gái, độ tuổi bị xâm hại tình dục còn nhỏ hoặc còn rất trẻ, cá biệt có những trƣờng hợp 1 nạn nhân mới vài tháng tuổi. Các vụ án xảy ra chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi cao, do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc ngƣời dân ít hiểu biết về pháp luật. Theo Tổng Cục Cảnh sát, Bộ Công an, đối tƣợng xâm hại tình dục trẻ em hầu hết là những ngƣời có cuộc sống bình thƣờng ít ai ngờ tới, có quan hệ gần gũi với nạn nhân và gia đình nạn nhân. Do đó, việc phòng, chống XHTD trẻ em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Là một tỉnh miền núi, Hòa Bình đã luôn quan tâm đến công tác bảo vệ trẻ em, tích cực tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các cơ quan Đảng, nhà nƣớc, các tổ chức chính trị, xã hội và các bậc phụ huynh; tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục vẫn còn tiếp diễn, đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối, bức xúc và đau xót trong xã hội nói chung và của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nói riêng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em – Từ thực tiễn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình” để làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân, nhƣ Các nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam: Báo cáo rà soát đánh giá chính sách, pháp luật của Việt Nam về phòng, chống lạm dụng, xâm hại trẻ em (2006); Báo cáo xâm hại tình dục trẻ em (2019); Khuyến nghị hoàn thiện pháp luật xâm hại tình dục trẻ em (2019); Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng (2012)... Các nghiên cứu của UNICEF về xâm hại tình dục trẻ em ở việt Nam những năm gần đây đều nhấn mạnh các giải pháp: Có quy định xử phạt rõ ràng nhằm ngăn cấm mọi hình thức xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em; Tiến hành các cuộc điều tra và xét xử nhạy cảm với trẻ em để khuyến khích trẻ cung cấp lời khai cần thiết và làm giảm những tổn thƣơng tâm lý từ việc tham 2 gia vào quá trình tố tụng; và Áp dụng tất cả những quy định và quy trình này trong mọi trƣờng hợp liên quan đến ngƣời dƣới 18 tuổi. Ngoài ra, còn các công trình nghiên cứu khác nhƣ: Lê Thị Nga (2002), Bảo vệ trẻ em trong pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Triệu Luật (2018), Xâm hại tình dục trẻ em - Thực trạng và giải pháp, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/xam-hai-tinh-duc-tre-em-thuctrang-va-giai-phap. Nguyễn Hải Hữu (2013), Trẻ em bị xâm hại vì khoảng trống của pháp luật, Treem.molisa.gov.vn.Vũ Thị Thanh Nga (2018), Vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay và sự cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý tại trường học, http://hnmu.edu.vn/tin-tuc/van-de-xam-hai-tinh-duc-o-tre-em-hien-nay-va-su-canthiet-cua-hoat-dong-tham-van-tam-ly-tai-truong-hoc.html; Vũ Anh (2019), Nhức nhối nạn xâm hại trẻ em, https://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinayhosotulieu/item/39812702-nhuc-nhoi-nan-xam-hai-tre-em.html... Các công trình nghiên cứu nêu trên là những tài liệu tham khảo bổ ích cho việc triển khai các nhiệm vụ của luận văn. Tuy nhiên, các hầu hết các nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề chung về trách nhiệm nhà nƣớc, xã hội mà chƣa thực sự quan tâm toàn diện đến việc thực hiện pháp luật trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Xuất phát từ thực tiễn Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, việc nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ góp phần đề xuất hoàn thiện các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về phòng chống về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện pháp 3 luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em - Phân tích, đánh giá rõ thực trạng việc thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em từ thực tiễn của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2018. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mácxit; các quan điểm của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam; quan điểm của Liên hợp quốc về bảo vệ trẻ em trƣớc các hành động xâm hại tính mạng, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ em. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp chung của khoa học xã hội, đề tài luận văn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản nhƣ: phân tích, tổng hợp; logic, lịch sử và 4 phƣơng pháp thống kê, so sánh các tài liệu, số liệu từ các cơ quan có liên quan đến bảo vệ trẻ em của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 6. Tính mới và những đóng góp về khoa học của luận văn Thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em là một vấn đề không còn mới nhƣng với diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay đang đòi hỏi phải có những luận giải và đánh giá sát thực hơn cả về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tham khảo có ý nghĩa trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam. Một số điểm mới của luận văn là: - Nghiên cứu, đánh giá có hệ thống các quy định pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em. - Phân tích, đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. - Luận giải, đề xuất các quan điểm và giải pháp thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hiện nay. 7. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phƣơng, vì vậy, nó có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách về bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình trong những năm tới, cũng nhƣ là nguồn tƣ liệu tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu các đề tài liên quan. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng, 7 tiết. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 1.1.1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em và thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em - Khái niệm Trẻ em Trẻ em là một khái niệm đƣợc tiếp cận từ nhiều ngành khoa học, nhƣ: triết học, tâm lý học, luật học… Từ phƣơng diện luật học, Công ƣớc về quyền trẻ em (CRC, 1989) đã khẳng định rằng: Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, cần đƣợc chăm sóc và bảo vệ đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời. “Trong phạm vi công ƣớc này, trẻ em có nghĩa là mọi ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Khái niệm trẻ em trong Công ƣớc này là những ngƣời dƣới 18 tuổi, tuy nhiên Công ƣớc cũng không đƣa ra cơ chế bắt buộc cho các nƣớc tham gia công ƣớc là cũng phải quy định trẻ em dƣới 18 tuổi, mà sẽ tùy từng quốc gia căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan, các khả năng thực tế về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để quy định độ tuổi của trẻ cao hay thấp cho phù hợp với hoàn cảnh của m i quốc gia. Ở Việt Nam quy định pháp lý về trẻ em nằm rải rác ở một số ngành luật và liên quan đến nhau. Cụ thể, tạ Điều 1 của Luật trẻ em năm 2016 “Trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi”. Quy định tại BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) khi nói đến trẻ em với tƣ cách là đối tƣợng bị xâm hại thì Bộ luật cũng xác định trẻ em là những ngƣời dƣới 16 tuổi. Tại BLDS 2015 tại Khoản 1, Điều 21 thì “ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ mƣời tám tuổi”. Bộ luật Lao động thì quy định 6 “Ngƣời lao động chƣa thành niên là ngƣời lao động dƣới mƣời tám tuổi”. Hay Luật Thanh niên năm 2005 quy định tại Điều 1: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi”. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng căn cứ từ sự phân tích về phát triển thể chất, tâm lý, sinh lý thì trẻ em đến 16 tuổi là giai đoạn đã có đầy đủ những đặc điểm tâm lý phát triển lứa tuổi, đây là một giai đoạn rất quan trọng để phát triển hoàn thiện nhân cách sống của một ngƣời trong tƣơng lai. Có thể thấy, trong các Văn bản pháp luật của Việt Nam đều thể hiện sự quan tâm, hƣớng đến đối tƣợng là trẻ em và trẻ em cần đƣợc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần của cha, mẹ, gia đình, và toàn thể xã hội. Mọi hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em đều phải bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trong các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, nhà trƣờng, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em, quyền và lợi ích đó phải đƣợc quan tâm và ƣu tiên hàng đầu. Trong thời kỳ đất nƣớc hiện nay, Đảng và nhà nƣớc ta đã có rất nhiều các chính sách pháp luật quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ em – những mầm non tƣơng lai của đất nƣớc. Dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành thì có thể thấy một điểm chung về khái niệm trẻ em, đó là: những người dưới mười sáu tuổi, chưa phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn tinh thần, luôn cần có sự bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt về mọi mặt từ phía gia đình, nhà trường, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. - Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), xâm hại tình dục trẻ em đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Xâm hại tình dục trẻ em sự tham gia của một đứa trẻ vào các hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ, không có khả năng đó ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chƣa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham 7 gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mĩ tục của xã hội [48, tr.2]. Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ cũng đƣa ra quan điểm về xâm hại tình dục trẻ em đó là không những bao gồm các hành vi động chạm trực tiếp đến thân thể mà phô dâm, ngôn dâm với trẻ em, xem phim đồi trụy trẻ em cũng đƣợc xem là xâm hại tình dục trẻ em. Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ cho biết 90% kẻ xâm hại tình dục trẻ em là những ngƣời quen biết hoặc thân thuộc với đứa trẻ, có thể là ngƣời trong gia đình, hàng xóm, ngƣời trông giữ trẻ. Họ cũng phần lớn là đàn ông. Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đƣờng sinh dục hoặc hậu môn [32]. XHTD trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc nhƣ khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hƣớng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em. Nói cách khác, xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thƣơng hoặc gây nguy hại cho trẻ. Có 4 hình thức chính của xâm hại trẻ em là xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và xao nhãng. XHTD trẻ em bao gồm các hành vi khác nhau nhƣ hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu và dâm ô với trẻ em. Theo Bộ Luật Hình sự 2015, hiếp dâm người dưới 16 tuổi là ngƣời nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đƣợc của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân; Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là ngƣời nào dùng mọi thủ đoạn khiến ngƣời lệ thuộc mình hoặc ngƣời đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cƣỡng giao cấu hoặc miễn cƣỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 8 tuổi là ngƣời nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với ngƣời từ đủ 13 tuổi đến dƣới 16 tuổi, nếu không thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật Hình sự năm 2015; Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là ngƣời nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với ngƣời dƣới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, XHTD trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội nhằm thỏa mãn những mong muốn, nhu cầu và sự hài lòng về tình dục của một ngƣời đối với trẻ em. Hành vi đó là hành vi sử dụng quyền lực và sức mạnh có thể là vật chất, tiền bạc, lòng tin, sự ngây thơ của trẻ để ép buộc trẻ em tham gia thực hiện vào hành vi tình dục, xâm phạm đến thân thể, sự phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần và tâm lý của trẻ. Hay lợi dụng trẻ em để khai thác tình dục trong hoạt động thƣơng mại là mại dâm, khiêu dâm hoặc mua bán trẻ. Đối tƣợng XHTD trẻ em chủ yếu là nam giới, là những ngƣời thân quen, họ hàng thậm chí anh, chị, em ruột hoặc cha của trẻ em. Theo Điều 4, Luật Trẻ em năm 2016: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ d trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dƣới mọi hình thức [21]. Trong nghiên cứu của đề tài, Luận văn sử dụng khái niệm xâm hại tình dục theo Điều 4, Luật Trẻ em năm 2016 nêu trên. Xâm hại tình dục nói chung và XHTD trẻ em nói riêng đƣợc coi là trọng tội, là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến thể chất và tâm sinh lý của trẻ em. Do đó, trẻ em cần đƣợc bảo vệ một cách toàn diện bằng mọi hình thức. Bởi, trƣớc hết trẻ em là một con ngƣời đƣợc hƣởng mọi quyền tự do mà không bị bất cứ một sự xâm phạm hay 9 phân biệt đối xử nào. Trẻ em cũng là những ngƣời chƣa trƣởng thành nên có quyền đƣợc sống, đƣợc phát triển, đƣợc bày tỏ ý kiến và đặc biệt là đƣợc bảo vệ trƣớc tất cả những hành vi xâm hại đến trẻ em. - Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em Thực hiện pháp luật về phòng, chống XHTD trẻ em là việc các chủ thể có nghĩa vụ sử dụng tổng hợp các biện pháp nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và trừng phạt các hành vi XHTD trẻ em. Đây là quá trình huy động sự tham gia rộng rãi của tất cả các lực lƣợng trong xã hội nhƣ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, nhà trƣờng, quần chúng nhân dân tham gia phòng, ngừa tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em nhằm xóa bỏ những hiện tƣợng tiêu cực đƣợc xác định là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, đồng thời nâng cao nhận thức, xây dựng môi trƣờng sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia trực tiếp của các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, gia đình và m i cá nhân vào việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia; trong đó chú trọng những nguyên tắc cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ em đã bị xâm hại tình dục, không để trẻ bị xâm hại lần thứ hai. Việc thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em phải đƣợc tiến hành một cách chủ động, tích cực, thƣờng xuyên và theo đúng các bƣớc về trình tự thủ tục nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ. Hiến pháp Việt Nam 2013 đã có những quy định dựa trên quyền, công nhận quyền con ngƣời là quyền tự nhiên vốn có. Các vấn đề về quyền trẻ em đã đƣợc lồng ghép trong hệ thống chính sách 10 và pháp luật. Bên cạnh hệ thống quản lý nhà nƣớc là các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và xã hội nghề nghiệp, khu vực tƣ nhân, kể cả các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác cùng tham gia trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em, trong đó đã áp dụng và thực hiện linh hoạt pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền trẻ em bị xâm hại tình dục. Trong những năm gần đây, nƣớc ta đã có rất nhiều n lực sửa đổi, điều chỉnh và ban hành các chính sách pháp luật phù hợp với Luật quốc tế về bảo vệ trẻ em đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục. Có thể khẳng định rằng đây là biện pháp phòng ngừa mang tính quần chúng, phổ biến rộng rãi, đƣợc tiến hành bằng các biện pháp kết hợp với nhau để xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh. Quá trình này cần tạo ra những tiền đề về vật chất, tƣ tƣởng, tinh thần nhằm xoá bỏ những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm. Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền và nghĩa vụ tham gia công tác phòng ngừa xã hội với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. 1.1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em Một là, bảo vệ các quyền trẻ em. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để đƣợc sống và phát triển một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là ngƣời tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của ngƣời lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, lần đầu tiên từ “quyền trẻ em” đƣợc dùng trong các văn kiện của Đảng. Qua Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 các quyền trẻ em ngày càng đƣợc bổ sung, hoàn thiện, phát triển và đƣợc công nhận là một bộ phận quan trọng của quyền con ngƣời. Hai là, thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em góp phần tạo nên môi trƣờng lành mạnh, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh 11 phúc của mọi gia đình, đảm bảo trật tự và an toàn xã hội. Bởi trẻ em là những ngƣời đang trong độ tuổi phát triển, cả về thể chất và tinh thần đều chƣa hoàn thiện. Do đó, việc bị xâm hại tình dục có thể gây nên những cú sốc, những sang chấn tâm lý lâu dài gây nên những hậu quả tiêu cực cho bản thân, cho gia đình có trẻ bị xâm hại tình dục và cộng đồng xã hội. Do đó việc thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em là một việc hết sức cấp thiết, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân để đấu tranh, ngăn chặn, loại trừ nguyên nhân, điều kiện của những hành vi xâm hại tình dục trẻ em của tội phạm. Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra, đảm bảo sự an toàn cho trẻ em nói chung và xã hội nói riêng. Ba là, tuân thủ cơ sở pháp lý trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống XHTD trẻ em đƣợc quy định trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống mua bán ngƣời, đặc biệt là Luật Trẻ em năm 2016. Bên cạnh đó, nhiều chính sách về bảo vệ trẻ em và phòng, chống XHTD trẻ em cũng đã đƣợc quan tâm triển khai nhƣ Chƣơng trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu mọi trẻ em đều đƣợc bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trong đó, chú trọng không để trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đƣợc trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội để phát triển. Bốn là, thực hiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em góp phần thực hiện mục tiêu cải cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc. Tại Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp, xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bƣớc hiện đại, bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan