Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật môi trường ở việt nam trong giai đoạn hiện nay...

Tài liệu Thực hiện pháp luật môi trường ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

.PDF
78
31
126

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt nguyÔn thÞ hoµi ph-¬ng thùc hiÖn ph¸p luËt m«i tr-êng ë viÖt nam trong giai ®o¹n hiÖn nay Chuyªn ngµnh : Lý luËn vµ lÞch sö nhµ n-íc vµ ph¸p luËt M· sè : 60 38 01 tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc hµ néi - 2009 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP 5 LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1. Môi trường và pháp luật môi trường 5 1.1.1. Khái niệm môi trường, sự biến đổi môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường 5 1.1.2. Pháp luật môi trường 9 1.2. 12 Tổng quan về thực hiện pháp luật môi trường 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thực hiện pháp luật môi trường 12 1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật môi trường 15 1.2.3. Chủ thể thực hiện pháp luật môi trường 18 1.3. Một số yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật môi trường 20 1.3.1. Yếu tố pháp lý 20 1.3.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội 21 1.3.3. Yếu tố tâm lý 22 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 23 2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên đất 23 2.1.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất 23 2.1.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên đất 26 2.2. 30 Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên nước 2.2.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước 30 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên nước 34 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 40 2.3.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 40 2.3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí 43 2.4. 46 Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng 2.4.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng 46 2.4.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng 49 2.5. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thực hiện pháp luật môi trường 53 2.5.1. Sự phát triển thiếu bền vững, thiếu hài hòa của nền kinh tế 53 2.5.2. Hệ thống pháp luật môi trường Việt Nam thiếu đồng bộ, còn nhiều bất cập và thiếu tính khả thi 55 2.5.3. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu quản lý nhà nước 60 2.5.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác bảo vệ môi trường nghèo nàn, lạc hậu 62 2.5.5. Ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá 63 nhân trong xã hội còn nhiều hạn chế Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 65 PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Những quan điểm cơ bản 65 3.1.1. Thực hiện pháp luật môi trường phải phù hợp với lý luận khoa học về bảo vệ môi trường 65 3.1.2. Thực hiện pháp luật môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 66 3.1.3. Thực hiện pháp luật môi trường phải gắn với việc thực hiện tổng thể các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam 66 3.1.4. Thực hiện pháp luật môi trường phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế 67 3.1.5. Thực hiện pháp luật môi trường muốn đạt kết quả tốt phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp 67 Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 68 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 68 3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ môi trường 70 3.2.3. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật môi trường 74 3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 77 3.2.5. Một số giải pháp khác 78 3.2. KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu b¶ng Tªn b¶ng Trang 2.1 Số ca mắc bệnh và tử vong của các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước từ năm 1990 đến năm 2003 34 2.2 Lượng chất thải từ một số hoạt động giao thông vận tải biển 39 2.3 Diễn biến diện tích rừng từ năm 1943 đến năm 2004 50 Danh môc c¸c biÓu ®å Sè hiÖu biÓu ®å Tªn biÓu ®å Trang 2.1 Sự gia tăng số lượng xe máy và nồng độ khí CO trong không khí đường phố đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế phát triển ngày một mạnh mẽ thì vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Với ý nghĩa đó, thông qua các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Việt Nam đã khẳng định quan điểm phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Nói cách khác, Việt Nam đang từng bước thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hàng loạt các vụ việc tiêu cực liên quan đến thực hiện pháp luật về môi trường đã phát sinh, thu hút sự chú ý của công luận, ví dụ như: Vụ Vedan xả nước thải chưa qua xử lý vào sông Thị Vải; vụ Miwon xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng; công ty trách nhiệm hữu hạn Văn Đạo (Hà Nội) đầu độc sông Đáy; một loạt nhà máy ở Thanh Hóa đầu độc sông Chu; công ty Hào Dương có nhà máy thuộc da thuộc loại lớn nhất Đông Nam Á từ 3 năm nay bức tử sông Đồng Điền; nhiều doanh nghiệp chặt phá rừng trồng, rừng tự nhiên... Những vụ việc nêu trên chỉ là những ví dụ đơn lẻ trong vô số các hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cá nhân, doanh nghiệp. Thực tế đó cho thấy, rõ ràng môi trường cả nước đang bị xâm hại nghiêm trọng. Vấn đề cần được đặt ra là vì sao một số cá nhân, doanh nghiệp cố tình hủy hoại môi trường đến như vậy? Vì lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp đó tìm mọi cách để giảm chi phí, cũng như do nhận thức còn hạn chế, ý thức coi thường pháp luật nên việc thực hiện pháp luật môi trường đã không được đảm bảo, mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực từ năm 2004 và bộ máy quản lý tài nguyên môi trường từ Trung ương đến địa phương đã được thiết lập. Để trả lời câu hỏi nêu trên, trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ tập trung phân tích, làm rõ việc thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam cả từ góc độ lý luận và góc độ thực tiễn. Qua đó, hi vọng sẽ giúp chúng ta có được sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về việc thực hiện pháp luật môi trường, cũng như có giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế. 2. Iình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta, đến thời điểm hiện nay, có một số công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật như các sách chuyên khảo: Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của PGS.TS Nguyễn Thị Hồi; Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, của PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan; và một số bài viết về thực hiện pháp luật trên các Tạp chí, ví dụ như: Về thực hiện pháp luật đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, của Lê Sơn Hải đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật; Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật bảo vệ môi trường, của PGS.TS. Phạm Hữu Nghị trong tài liệu hội thảo khoa học "Môi trường trong mối quan hệ với sức khỏe và quyền con người"… Đây là những công trình nghiên cứu, những bài viết có chất lượng, với sự tham gia của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Song, do giác độ nghiên cứu được xác định là tập trung phân tích, đánh giá toàn diện về thực hiện pháp luật nói chung hoặc chỉ chuyên sâu về vấn đề môi trường nên các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên đã không tập trung phân tích, đánh giá toàn diện, chi tiết về lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài "Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" nhằm đạt các mục đích chủ yếu sau đây: - Làm rõ một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật môi trường, cụ thể như: Khái niệm thực hiện pháp luật môi trường; các đặc điểm của thực hiện pháp luật môi trường; vai trò, tác dụng của việc thực hiện pháp luật môi trường đối với việc bảo vệ môi trường sống trong sạch của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích, đánh giá khái quát các quy định pháp luật môi trường ở nước ta và thực tiễn thực hiện pháp luật môi trường của người dân và doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước trong đó tập trung phân tích về những nội dung chủ yếu sau đây: Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật môi trường của người dân và doanh nghiệp, các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện; phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện pháp luật môi trường. - Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nêu trên, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về môi trường ở nước ta. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Do điều kiện lịch sử, xuất phát từ một nước nghèo, lại trải qua hàng chục năm chiến tranh, không những nền kinh tế bị kiệt quệ, mà môi trường tự nhiên cũng bị hủy hoại trầm trọng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực để khắc phục những hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, song song với những nỗ lực về mặt bảo vệ môi trường. Mặc dù, Việt Nam là một trong số các nước đã sớm đưa các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ vào các chiến lược và chương trình quốc gia, nhưng thực tế cho thấy mức độ ô nhiễm gia tăng, chất lượng môi trường và tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái. Thực tế đó, đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tiễn phải tập trung nguồn lực để đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tôi không thể giải quyết được một cách trọn vẹn tất cả các vấn đề có liên quan đến thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Do đó, Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản nhất, các quy định pháp luật của Việt Nam và thực trạng thực hiện pháp về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp bước đầu tháo gỡ những bất cập, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế thị trường của Đảng và Nhà nước ta được trình bày trong các văn kiện, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng hợp cũng sẽ được sử dụng ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của đề tài. 6. Những kết quả đạt được của luận văn Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam tập trung nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam. Đây chính là đóng góp lớn nhất của luận văn. Những vấn đề cụ thể về lý luận, cách nhìn nhận, đánh giá luật thực định và thực tiễn, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao ý thức, chất lượng bảo vệ môi trường là những đóng góp có giá trị đối với công tác nghiên cứu khoa học, công tác lập pháp và áp dụng pháp luật của luận văn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật môi trường. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1. MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm môi trường, sự biến đổi môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường * Khái niệm môi trường Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì môi trường đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, môi trường thế giới nói chung và môi trường ở Việt Nam nói riêng đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng các thành phần môi trường ngày càng trở nên xấu hơn và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của người dân, đặc biệt trong nhiều trường hợp đã vượt ra ngoài khả năng ngăn chặn và khắc phục của con người. Từ giác độ lý luận, chúng ta cần "giải mã" được những vấn đề chủ yếu như: Môi trường là gì? Môi trường bao gồm những thành tố nào? Sự biến đổi của môi trường ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của con người? Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều khái niệm khác nhau về môi trường. Theo Từ điển bách khoa Larouse thì: Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong không gian cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc không có sự sống. Các yếu tố đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ, bảo tồn vật chất. Trong đó, hiện tượng hóa học và sinh học là những đặc thù của môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật [46]. Đơn giản hơn, The American Heritage Dictionary định nghĩa "môi trường là sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ" [52, tr. 616]. Chương trình môi trường của UNESCO (1981) định nghĩa: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, nghệ thuật...) trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Từ những định nghĩa nêu trên cho thấy, môi trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người, mà còn là "khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người" [54]. Ở Việt Nam, khái niệm về môi trường cũng được một số tác giả quan tâm, cụ thể như: Theo Từ điển tiếng Việt thì "môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy" [47, tr. 618]. Trong khi đó, theo PGS.TS Nguyễn Đức Khiển "một cách cô đọng nhất thì môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người" [26]... Khi phân loại môi trường, chúng ta có thể chia môi trường thành ba hệ thống cơ bản là: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo, trong đó: Môi trường tự nhiên, bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tài ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác động của con người, như đất, nước, không khí, khí hậu, ánh sáng, động thực vật, sông, biển... Môi trường xã hội, là tổng thể các quan hệ xã hội giữa người và người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định... Môi trường nhân tạo, bao gồm những nhân tố do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Ví dụ: nhà ở, công sở, khu công nghiệp, các cảnh quan kiến trúc, các di tích lịch sử, văn hóa... Giữa ba loại môi trường trên luôn tồn tại một mối quan hệ đan xen và tương tác chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển của xã hội. Vì vậy, bất cứ một sự biến đổi không có lợi nào đối với chúng cũng sẽ gây ảnh hưởng, tác hại xấu đến chất lượng cuộc sống của con người. Trong khoa học pháp lý, môi trường là khái niệm được hiểu như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Theo quy định tại Điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, "môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật" [41]. Theo cách định nghĩa này, con người đã trở thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên. Môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất. Trong số đó những yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn cả. Những yếu tố này được coi là thành phần cơ bản của môi trường. Chúng hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động tới chúng trong một chừng mực nhất định. Bên cạnh những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo, do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình. Từ những phân tích trên cho thấy, môi trường là một khái niệm rộng và đa dạng, được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với mục đích tìm hiểu việc thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khái niệm môi trường được đề cập tới trong Luật bảo vệ môi trường là hoàn toàn phù hợp với phạm vi và mục đích nghiên cứu, và cũng là khái niệm được sử dụng trong luận văn này. Theo đó, môi trường sẽ được cấu thành lên nó bởi một loạt các thành tố. Giữa các thành tố của môi trường có mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau, một thành tố bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành tố khác của môi trường. * Sự biến đổi của môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường Trong những năm vừa qua, sự phát triển kinh tế - xã hội và gia tăng dân số trên phạm vi toàn cầu đang có những tác động lớn đến môi trường. Hoạt động của loài người đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất, làm chất lượng môi trường sống bị giảm sút nghiêm trọng. Trên phạm vi toàn cầu, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường diễn ra trên nhiều yếu tố với những cấp độ khác nhau, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ thực vật, hệ động vật... Có thể kể đến một số biểu hiện nghiêm trọng như: Tầng ôzôn bị suy giảm tạo ra những biến đổi xấu của môi trường trên trái đất; một loạt những thảm họa thiên nhiên liên tiếp xảy ra trong cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI (sóng thần Tsunami ở Đông Nam Á, núi lửa phun trào ở lòng đại dương, động đất ở Nhật Bản...); sự suy giảm của nhiều loại thực vật, sự diệt vong của nhiều loại động vật (ví dụ như sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng của đàn voi ở châu Phi, loài tê giác ở Việt Nam hay loài hổ ở Ấn Độ); hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết... Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do vậy, tình trạng môi trường cũng có những nét chung của môi trường thế giới, bên cạnh những nét riêng do hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Thực tế cho thấy, có nhiều yếu tố môi trường Việt Nam hiện xấu hơn ở nhiều nước trên thế giới, ví dụ như: Môi trường nước ta hiện đang bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng; đất đai bị xói mòn và thoái hóa, nhiều nơi diễn ra hiện tượng sa mạc hóa; đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm, môi trường vùng ven biển và các lưu vực sông đang có dấu hiệu ô nhiễm ngày càng gia tăng, nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt. Nhiều đô thị, khu công nghiệp, làng nghề bị ô nhiễm nặng do nước thải, khí thải, chất thải rắn; tình trạng nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu, phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến.Việc khai thác có tính chất hủy diệt các nguồn lợi sinh vật trên cạn và dưới nước chưa bị ngăn chặn, rằng tiếp tục bị tàn phá nặng nề. Diễn biến xấu của môi trường nước ta nói trên đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. 1.1.2. Pháp luật môi trường * Khái niệm pháp luật môi trường Mặc dù, môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của con người và sự phát triển của mỗi quốc gia, nhưng pháp luật về môi trường của Việt Nam được hình thành tương đối muộn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển, sau những năm bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh thì mục tiêu trước mắt là ổn định đất nước và phát triển kinh tế, thậm chí là phát triển bằng mọi giá bất chấp việc phải hy sinh các nguồn tài nguyên, khai thác không tính đến khả năng tái sinh. Khi đó, môi trường chưa phải là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Chỉ đến khi các nguồn tài nguyên đã dần cạn kiệt, sự mất cân bằng sinh thái cùng quá trình thay đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra hàng ngày gây nên những hậu quả nghiêm trọng thì vấn đề bảo vệ môi trường mới nổi lên như một thách thức xã hội, và nhu cầu phải hình thành một hệ thống pháp luật môi trường mới thực sự được quan tâm xác đáng. Trong khoa học pháp lý, luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người [45]. Với cách hiểu như trên, pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước ta bao gồm các quy định nhằm bảo vệ hiệu quả môi trường và các thành tố của nó. Đồng thời, Nhà nước cũng ban hành các quy định giới hạn hành vi, xác định nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường được coi là sự nghiệp của toàn dân. Do đó, có thể thấy pháp luật môi trường gồm rất nhiều các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ môi trường, có thể phân thành các nhóm như sau: - Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố môi trường; - Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; - Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về các biện pháp khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, phòng chống sự cố môi trường; - Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; - Nhóm quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường. * Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường Khi vấn đề môi trường đã trở thành sự thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hay quá trình tiến hóa của nhân loại nói chung, cũng là lúc người ta khẩn trương tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường bức bách được đặt ra. Môi trường có thể được bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, như biện pháp tổ chức - chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công nghệ, biện pháp giáo dục... Khó có thể liệt kê hết các biện pháp mà các quốc gia đã và đang thực hiện để công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả. Tuy nhiên, khi nói đến bảo vệ môi trường, chúng ta không thể không kể đến biện pháp pháp lý với sự nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường thông qua những khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của công dân trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Con người sử dụng và khai thác môi trường theo những tiêu chuẩn nhất định thì sẽ hạn chế những tác hại, ngăn chặn được sự suy thoái. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng do được ban hành bằng các văn bản pháp lý nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý, buộc các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Thứ hai, pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính, dân sự để buộc các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật môi trường phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong quá trình khai thác, sử dụng các thành tố của môi trường. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần đối với họ, vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm, vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường. Thứ ba, bảo vệ môi trường là công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp với đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn. Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường thực hiện nhiệm vụ của mình. Thứ tư, vai trò to lớn của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp liên quan tới việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa cá nhân với nhau, song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước. 1.2. TỔNG QUAN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thực hiện pháp luật môi trường Khi ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước mong muốn các văn bản đó phải được tôn trọng và thực thi có hiệu quả trong thực tế. Đây cũng chính là yêu cầu để pháp luật phát huy được giá trị đích thực của chính nó đối với đời sống xã hội con người. Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã ban hành một hệ thống pháp luật môi trường tương đối đầy đủ cả về nội dung và hình thức, quy định khá bao quát về những vấn đề và các yếu tố khác nhau của môi trường và ngày càng có sự tương đồng với hệ thống pháp luật môi trường quốc tế. Đây sẽ là cơ sở tiền đề quan trọng để việc thực hiện pháp luật môi trường trên thực tế đạt kết quả tốt. Vậy thực hiện pháp luật môi trường là gì? Nó bao gồm những hình thức nào? Những yếu tố nào sẽ đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả pháp luật môi trường trong cuộc sống? * Khái niệm thực hiện pháp luật môi trường Trước khi đi tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật môi trường, chúng ta cùng làm rõ khái niệm thực hiện pháp luật nói chung. Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luật là "một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [27, tr. 494]. Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Đó có thể là hành vi của mỗi cá nhân, nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế... Dưới góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp. Hành vi đó không trái mà phù hợp với những quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước, cho công dân. Hành vi hợp pháp này có thể được chủ thể thực hiện trên cơ sở tự nhận thức là cần thiết phải xử sự theo đúng quy định của pháp luật; Cũng có thể chúng được thực hiện do chủ thể bị ảnh hưởng của những người xung quanh mà hành động; Hoặc có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện là kết quả của việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó. Pháp luật môi trường là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam. Qua việc tìm hiểu khái niệm và các đặc điểm của việc thực hiện pháp luật như trên, chúng ta có thể rút ra được khái niệm thực hiện pháp luật môi trường như sau: Thực hiện pháp luật môi trường là một quá trình hoạt động có mục đích của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội và mọi công dân nhằm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan