Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn

.PDF
55
42
117

Mô tả:

Thừa kế theo pháp luật - một số vấn đề lý luận và thực tiễn Nguyễn Hương Giang Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Thừa kế; Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật dân sự (BLDS) nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâm. Ngay trong Hiến pháp - đạo luật gốc của hệ thống pháp luật Việt Nam, thừa kế được ghi nhận là một quyền cơ bản của công dân. Tại Điều 19 Hiến pháp năm 1959 quy định: "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân" [27]. Tiếp đó, Điều 27 Hiến pháp năm 1980 đã có sự kế thừa và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn: "…Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân" [29]. Trải qua quá trình phát triển, Hiến pháp năm 1992 tiếp tục ghi nhận và khẳng định "…Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [31, Điều 58]. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992 và kế thừa quy định của BLDS năm 1995, chế định thừa kế được ghi nhận trong BLDS năm 2005 đã có sự thay đổi tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội và mang tính khả thi hơn. Những quy định về thừa kế trong BLDS năm 2005 được xem là kết quả vượt bậc của quá trình pháp điển hóa, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vấn đề thừa kế của công dân. Theo đó, chế định thừa kế được quy định bao gồm hai hình thức, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một trong những nét đẹp truyền thống về gia đình trong văn hóa Việt Nam chính là việc chuyển những thành quả của thế hệ đi trước dành tặng cho con cháu. Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tế thói quen lập di chúc của người Việt Nam vẫn chưa phổ biến do còn coi trọng các phong tục, tập quán, tình cảm giữa cha con, vợ chồng, anh em… Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp lập di chúc nhưng bản di chúc này lại không có giá trị pháp lý vì không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như vi phạm về chủ thể lập di chúc, hình thức di chúc, nội dung di chúc. Do đó, phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo quy định về thừa kế theo pháp luật. Trong quá trình xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đã thực sự chuyển mình và có những thay đổi toàn diện và sâu sắc về mọi mặt của đời sống. Dưới ảnh hưởng của nền kinh tế mở đó đã tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội làm giàu cũng như tự khẳng định mình. Theo đó, tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú cả về giá trị, số lượng, chủng loại, trong đó không phải tài sản nào pháp luật cũng có quy phạm điều chỉnh hay có thể dự liệu hết được. Vấn đề thừa kế di sản cũng từ đó mà nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp thừa kế gặp phải không ít khó khăn, thậm chí phải xét xử nhiều lần ở nhiều cấp xét xử khác nhau gây tốn kém cả về thời gian và chi phí. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến các quy định của pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau là tiền đề cho việc áp dụng không nhất quán. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài "Thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn" làm luận văn thạc sĩ Luật học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về pháp luật thừa kế đã có nhiều công trình, bài viết về vấn đề thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng, có thể chia thành ba nhóm lớn như sau: - Nhóm luận văn, luận án: ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như Luận án tiến sĩ với nhan đề "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" đã được tác giả Phùng Trung Tập bảo vệ thành công năm 2002. Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quy định pháp luật thừa kế Việt Nam theo quá trình hình thành và phát triển qua các thời kỳ để từ đó đánh giá nội dung những quy định về thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam. Hay Luận án tiến sĩ luật học "Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự" của Nguyễn Minh Tuấn đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của các quy định về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển. Luận văn thạc sĩ luật học với tựa đề "Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam" của Lê Đức Bền cũng góp phần quan trọng làm rõ hơn các quy định về thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, những đề tài trên đều có phạm vi nghiên cứu rất rộng, mang tính khái quát cao. - Nhóm sách giáo trình, sách chuyên khảo: ở nhóm này, trước tiên phải kể đến cuốn sách chuyên khảo "Luật Thừa kế Việt Nam" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập, Nxb Hà Nội, 2008 và cuốn "Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Nguyễn Minh Tuấn được xuất bản vào năm 2009. Ngoài ra, còn có một số giáo trình và sách bình luận khoa học Luật dân sự Việt Nam. Hầu hết các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật thừa kế chứ chưa hoặc ít đề cập đến thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về vấn đề trên. - Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: Các bài nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu được đề cập trên các tạp chí như Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học… Trong đó phải kể đến bài viết "Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự" của Nguyễn Văn Mạnh, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, 5 năm 2002; "Hoàn thiện quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự" của Phạm Văn Tuyết, đăng trên Tạp chí Luật học (số Đặc san), năm 2003; "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại" của Phùng Trung Tập, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24 năm 2005; "Di sản không có người thừa kế hoặc từ chối nhận di sản - vấn đề cần có hướng dẫn" của Đỗ Văn Chỉnh, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20, năm 2006; hay bài viết của tác giả Phùng Trung Tập "Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua", được đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2006. Đây thực sự là những công trình có giá trị lớn trong cả khoa học lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này hoặc đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung về chế định thừa kế qua các thời kỳ hoặc chỉ đi sâu vào phân tích một quan hệ thừa kế nhất định chứ chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về vấn đề thừa kế theo pháp luật hiện hành. Thừa kế theo pháp luật không phải là đề tài mới nhưng với sự thay đổi từng ngày từng giờ của các quan hệ xã hội, quan hệ tài sản đòi hỏi phải có những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Do đó, việc nghiên cứu kịp thời để có hướng đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn là hết sức cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ loại hình thừa kế di sản tuân theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, mà không phụ thuộc vào sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại. Đó chính là việc vừa hệ thống hóa các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Nam theo quá trình hình thành và phát triển từ năm 1945 đến nay, vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật này qua các thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam, từ đó một mặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quan trọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận cũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các qui định về thừa kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng.  Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau: - Những vấn đề lý luận liên quan đến các quy định về thừa kế theo pháp luật, bao gồm làm rõ khái niệm thừa kế theo pháp luật, phân tích tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật đồng thời có sự so sánh giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc để rút ra được đặc trưng của mỗi hình thức và để có thể nhìn nhận vấn đề thừa kế một cách toàn diện. - Xác định diện thừa kế và hàng thừa kế theo pháp luật. - Xác định điều kiện, các trường hợp được hưởng thừa kế thế vị. - Tìm hiểu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật và một số công trình nghiên cứu cũng như những vụ việc cụ thể có liên quan đến vấn đề này.  Phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong một số văn bản pháp luật như: BLDS năm 2005; BLDS năm 1995; Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000; và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định về thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam. - Luận văn cũng nghiên cứu các quy định trong pháp luật của một số nước điều chỉnh về thừa kế theo pháp luật, có sự so sánh và đối chiếu với pháp luật thừa kế của Việt Nam, qua đó tham khảo, học hỏi, tiếp thu có chọn lọc những điểm phù hợp để bổ sung, hoàn thiện các quy định về thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực thừa kế. Ngoài ra, để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn còn vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về thừa kế theo pháp luật. Chương 2: Diện và hàng thừa kế theo pháp luật. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện những quy định về thừa kế theo pháp luật. References 1. Ph. Ăngghen (1884), Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Lê Đức Bền (2009), Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 3. Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931). 4. Bộ Dân luật Trung kỳ (1936). 5. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ Tư pháp (1956), Thông tư số 1742-BNC ngày 18/9/1956 về thừa kế, Hà Nội. 7. Phan Thị Kim Chi (2005), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 8. Đỗ Văn Chỉnh (2006), "Di sản không có người thừa kế hoặc từ chối nhận di sản - vấn đề cần có hướng dẫn", Tòa án nhân dân, (20), tr. 35-37. 9. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 03/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Nước về tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam, Hà Nội. 10. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. 11. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 qui định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 12. Chính phủ (2003), Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học, Hà Nội. 13. Chính phủ (2011), Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội. 14. Hoàng Thế Cường, Đỗ Văn Đại (2010), "Sự giao thoa giữa pháp luật thừa kế và pháp luật hôn nhân, gia đình", Khoa học pháp lý, (3), tr. 58-64. 15. Nguyễn Quang Hiền (2012), "Pháp luật thừa kế từ những góc nhìn", Tòa án nhân dân, (17), tr. 24-34 16. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội. 17. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), "Quyết định giám đốc thẩm số 13/HĐTP-DS ngày 25/02/2005 về vụ án tranh chấp di sản thừa kế", http://toaan.gov.vn. 18. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2009), "Quyết định giám đốc thẩm 09/2009/DSGĐT 13/5/2009 về vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản", http://toaan.gov.vn. 19. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2013), "Quyết định giám đốc thẩm số 43/2013/DS-GĐT ngày 22/5/2013 xét xử vụ án dân sự ranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Thị Tình và ông Trần Đình Mãng với bị đơn là ông Trần Đình Bê", http://toaan.gov.vn. 20. Thái Công Khanh (2006), "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Điều 679 Bộ luật dân sự về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tòa án nhân dân, (16), tr. 1719. 21. Nguyễn Văn Mạnh (2002), "Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Nghiên cứu lập pháp, (4), tr. 53-58. 22. Nguyễn Văn Mạnh (2002), "Hoàn thiện chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 58-63. 23. Vũ Thị Thanh Nga (2012), Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 24. Lê Đình Nghị (2011), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 26. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội 27. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 28. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 29. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội. Phùng Trung Tập (2002), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Phùng Trung Tập (2005), "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại", Tòa án nhân dân, (24), tr. 13-16. Phùng Trung Tập (2006), "Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua", Nhà nước và pháp luật, (2), tr. 33-38. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60/DS ngày 22/02/1978 hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác, Hà Nội. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội. Tòa án nhân dân tối cao (1988), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Hà Nội. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội. Nguyễn Đình Toàn (2009), "Một số vấn đề về thừa kế theo pháp luật", Tòa án nhân dân, (17), tr. 15-16. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nguyễn Minh Tuấn (2007), Cơ sở kế lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Nguyễn Minh Tuấn (2007), "Di sản thừa kế và thời điểm xác lập quyền sử hữu đối với di sản thừa kế", Luật học, (11), tr. 66-69. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội. Phạm Văn Tuyết (2005), "Cần xác định nội dung cụm từ "những người có quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật Dân sự", Luật học (2), tr. 42-45 Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Viện Sử học (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan