Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thừa kế thế vị theo quy định của bộ luật dân sự việt nam năm 2005...

Tài liệu Thừa kế thế vị theo quy định của bộ luật dân sự việt nam năm 2005

.PDF
58
42
83

Mô tả:

Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 Nguyễn Viết Giang Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phùng Trung Tập Năm bảo vệ: 2013 Abstract:Làm rõ một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị: khái niệm, chủ thể thừa kế thế vị, di sản thừa kế thế vị, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị, điều kiện và nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị. Làm rõ sự hình thành và phát triển của các quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Phân tích các trường hợp được thừa kế thế vị và các trường hợp không được thừa kế thế vị, so sánh các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề này để thấy được tính kế thừa, phát triển cũng như tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các quy định về thừa kế thế vị. Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị. Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn. Keywords :Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Thừa kế thế vị; Bộ luật Dân sự. Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, được Quốc hội khóa 11 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Chế định này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ thừa kế - một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng lớn và đa dạng, phong phú thì cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp về thừa kế di sản do người chết để lại. Thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế thế vị là một trường hợp phát sinh từ thừa kế theo pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có quy định về thừa kế thế vị, nhưng trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân các cấp thì vấn đề giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế thế vị vẫn là một vấn đề phức tạp mà không phải lúc nào Tòa án cũng có thể giải quyết được "thấu tình đạt lý". Sở dĩ còn tồn tại những vấn đề này là do thừa kế thế vị liên quan đến nhiều mối quan hệ như: quan hệ giữa cha mẹ với con đẻ, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quan hệ giữa con riêng của vợ chồng với bố dượng, mẹ kế… nên việc hiểu và áp dụng những quy định này trong việc giải quyết phân chia di sản liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập về cả lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: "Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" làm luận văn thạc sĩ luật học để đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật. Trong một chừng mực nhất định, tác giả mong muốn từ việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề về hiệu lực điều chỉnh cũng như góp phần hoàn thiện hơn các quy phạm pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thừa kế thế vị là một nội dung quan trọng trong các quy định pháp luật về thừa kế. Liên quan đến vấn đề này từ trước đến nay đã nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau của các tác giả như: Luật sư Lê Kim Quế có cuốn sách "Câu hỏi và giải đáp pháp luật về thừa kế"; Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Luật sư Trần Hữu Biền có cuốn sách "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế"; Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập có 2 cuốn sách "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 từ trước đến nay" và "Luật thừa kế Việt Nam"; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện có cuốn sách "Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hồng Bắc về "Vấn đề thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Chế Mỹ Phương Đài về "Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự Việt Nam"; Luận văn thạc sĩ của Lê Đức Bền "Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy định của pháp luật Việt Nam"... Ngoài ra, còn có nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành luật như: Phó giáo sư, Tiến sĩ Phùng Trung Tập có bài "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại", Tạp chí Toà án số 24/2005; tác giả Thái Công Khanh có bài "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Điều 679 Bộ luật Dân sự về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16 năm 2006… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu và các bài viết của các tác giả nêu trên đều có ý nghĩa nhất định trong việc hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế, nhưng chủ yếu mới dừng lại ở phạm vi phân tích một số quy định về thừa kế trong Pháp lệnh thừa kế năm 1990 hay trong Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005, còn về vấn đề thừa kế thế vị thì các công trình, bài viết trên mới chỉ đề cập đến như một phần của công trình nghiên cứu hay chỉ xem xét ở một khía cạnh, góc độ nhỏ lẻ, cá biệt mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về nội dung quy định về thừa kế thế vị. Việc chọn đề tài "Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005" để làm luận văn thạc sĩ luật học không có sự trùng lặp nào đối với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. Tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung quy định về thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế, bất cập trong các quy định này, từ đó đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp để góp phần hoàn thiện hơn những quy định pháp luật về thừa kế thế vị. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Làm rõ một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị: khái niệm, chủ thể thừa kế thế vị, di sản thừa kế thế vị, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thế vị, điều kiện và nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị. - Làm rõ sự hình thành và phát triển của các quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay. - Phân tích các trường hợp được thừa kế thế vị và các trường hợp không được thừa kế thế vị, so sánh các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005 với các quy định pháp luật trước đó về vấn đề này để thấy được tính kế thừa, phát triển cũng như tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng các quy định về thừa kế thế vị. - Làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quy định pháp luật về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005, có so sánh với các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, tập trung nghiên cứu các quy định từ năm 1995 đến nay, đặc biệt là quy định về thừa kế thế vị của Bộ luật Dân sự năm 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật. Đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước về sở hữu tư nhân, về thừa kế trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập. Đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp... 6. Tính mới và những đóng góp của luận văn Trên cơ sở phân tích nội dung quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005, có so sánh với các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị ở Việt Nam từ trước đó, tác giả nêu ra những bất cập còn tồn tại trong quy định về thừa kế thế vị trong pháp luật hiện hành, đề xuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 nói chung và quy định về thừa kế thế vị nói riêng. Luận văn đề ra các giải pháp cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế thế vị sẽ có ý nghĩa thiết thực, giúp cho những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị một cách đúng đắn nhất, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về thừa kế và thừa kế thế vị. Chương 2: Thừa kế thế vị theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005. Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị và phương hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế thế vị trong Bộ luật Dân sự năm 2005. References. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931). 3. Bộ dân luật Trung Kỳ (1936). 4. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Bộ Tư pháp (1956), Thông tư 1742-BNC ngày 18/9 hướng dẫn một số vấn đề trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế, Hà Nội. 6. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5 của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định sửa đổi, bổ sung một số quy lệ và chế định trong dân luật. 7. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội. 8. Đỗ Văn Đại (2009), Luật thừa kế Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Ngọc Điện (2012), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội. 13. Trần Thị Huệ (2011), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 14. Bùi Thị Tuyết Khanh (Chủ biên) (2001), Từ điển Tiếng Việt , Nxb Thanh niên, Hà Nội. 15. Thái Công Khanh (2006), "Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện điều 679 Bộ luật Dân sự năm về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế", Tòa án nhân dân, (16). 16. Hoàng Thế Liên (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 18. Lê Kim Quế (2001), 110 câu hỏi - đáp pháp luật về thừa kế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội. 20. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội. 21. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 23. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 24. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 25. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 26. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 28. Phùng Trung Tập (2005), "Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại", Tòa án nhân dân, (24). 29. Phùng Trung Tập (2010), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 30. Phùng Trung Tập (2010), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 31. Tòa án nhân dân tối cao (1957), Chỉ thị số 772/CT-TATC ngày 10/7 về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến, Hà Nội. 32. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8 hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, Hà Nội. 33. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2007, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2008, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2009, Hà Nội. 39. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2010, Hà Nội. 40. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2011, Hà Nội. 41. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân năm 2012, Hà Nội. 42. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích luật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Nguyễn Minh Tuấn (2009), Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 44. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan