Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015​...

Tài liệu Thủ tục rút gọn theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015​

.PDF
120
148
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ YẾN THỦ TỤC RÚT GỌN THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ YẾN THỦ TỤC RÚT GỌN THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 8380101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Quốc Toản HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết luận nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Yến MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ .................................................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quy định thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự .......................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự ............................. 8 1.1.2. Đặc điểm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự ............................ 12 1.1.3. Sự cần thiết quy định thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự .......... 14 1.2. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự với các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự ........................................................................................ 17 1.2.1. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự........................................................................................................... 17 1.2.2. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân ............................................................................ 19 1.2.3. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án ......................................... 21 1.2.4. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự ..................................... 22 1.3. Thủ tục rút gọn trong quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam .................................................................................... 23 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1974 .......................................... 24 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1988 .......................................... 26 1.3.3. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có hiệu lực ............................................................................................. 29 1.3.4. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015 .......................................... 31 1.4. Thủ tục rút gọn trong luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới ........................................................................................................... 33 1.4.1. Hệ thống pháp luật Civil Law – nước Cộng hòa liên bang Đức.... 33 1.4.2. Hệ thống pháp luật Common Law – nước Hợp chủng quốc Hoa Kì .. 35 1.4.3. Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa – nước Cộng hòa Liên bang Nga ........................................................................................................ 37 1.4.4. Cộng Hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ...................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 41 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 ................................................... 42 2.1. Phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ................................... 42 2.1.1. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn................................................... 42 2.1.2. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn ................................................ 45 2.2. Quyết định áp dụng, hủy quyết định áp dụng thủ tục rút gọn ...... 55 2.2.1. Thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn ............................................ 55 2.2.2. Huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn .................................. 58 2.2.3. Giao nhận quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết kiến nghị, khiếu nại việc đối quyết định áp dụng thủ tục rút gọn ................... 60 2.3. Thời hạn và thủ tục tố tụng theo thủ tục rút gọn ........................... 61 2.3.1. Thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn .................. 61 2.3.2. Thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn ....... 65 2.4. Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn ..................... 74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 77 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VÀ BẢO ĐẢM THI HÀNH ...........78 3.1. Thực tiễn áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn...................................... 78 3.1.1. Thực trạng áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn .................................. 78 3.1.1.1. Những kết quả đạt được......................................................... 78 3.1.1.2. Một số hạn chế, tồn tại .......................................................... 81 3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng......................................................... 84 3.1.2.1. Nguyên nhân khách quan ....................................................... 84 3.1.2.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................... 87 3.2. Một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và bảo đảm thi hành ............ 89 3.2.1. Hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 .......................................................................................... 89 3.2.2. Một số giải pháp khác nhằm bảo đảm thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục rút gọn ....................................... 102 KẾT LUẬN ............................................................................................... 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 108 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự 2. TTRG : Thủ tục rút gọn DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Thống kê thời hạn tố tụng theo thủ tục rút gọn ............................ 64 Bảng 3.1: Tình hình thụ lý, giải quyết án hình sự trong 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018).............................................................................................. 79 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân dân tối cao, các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018) DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vụ án áp dụng thủ tục rút gọn trên tổng số vụ án khởi tố trong 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) ………… 83 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Viện kiểm sát nhân dân dân tối cao, các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Thủ tục rút gọn (sau đây gọi tắt là TTRG) là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự có sự rút ngắn về thời gian, giản lược về thủ tục, áp dụng đối với những vụ án hình sự đủ điều kiện nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, nhưng vẫn đảm bảo đúng đắn, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí tài chính của ngân sách nhà nước, mang lại hiệu quả cho việc điều tra, truy tố, xét xử một số loại tội phạm, đáp ứng các yêu cầu cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thời gian và lực lượng tập trung nghiên cứu, đưa ra quan điểm giải quyết vụ án tốt hơn đối với những vụ án hình sự có tính chất và mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các nhóm tội có khách thể quan trọng được bộ luật hình sự bảo vệ. Nhận thức rõ được vai trò của TTRG trong giải quyết án hình sự, Nghị quyết số 08/ NQ – TW của Bộ chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ: “Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng…”. Là một chế định có lịch sử phát triển từ năm 1946, đến năm 1974 cho đến Bộ luật Tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là BLTTHS) năm 2003, TTRG đã góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quvết nhanh chóng một số lượng lớn các vụ án, hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, BLTTHS năm 2003 đã bộc lộ vướng mắc, bất cập khi áp dụng TTRG. Ngày 27/11/2015, Quốc hội Khóa 1 XIII đã thông qua BLTTHS năm 2015, xây dựng một chương mới (chương XXXI) gồm 11 điều, từ Điều 455 đến Điều 465 quy định về TTRG, đánh dấu bước phát triển mới của tố tụng hình sự Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực, TTRG vẫn bộc lộ những vướng mắc, bất cập dẫn đến việc khó áp dụng trên thực tế, như: TTRG trong BLTTHS năm 2015 vẫn dừng lại chủ yếu rút gọn về mặt thời gian, chưa thực sự rút gọn về thủ tục, mặt khác, quy định pháp luật còn một số điểm chưa rõ ràng, nhận thức pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa thống nhất, còn có tâm lý né tránh, ngại áp dụng vì thủ tục ngắn, dễ dẫn đến oai, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng tố tụng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng, việc tổ chức thực hiện chế định của pháp luật về TTRG còn một số điểm bất cập… Nghiên cứu thực trạng áp dụng TTRG trong những năm qua cho thấy tỷ lệ áp dụng TTRG để giải quyết vụ án hình sự chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số các vụ án hình sự. Luật thực định dường như chưa chú trọng quy định này, còn mang tính chất chung chung, không rõ ràng, bỏ ngỏ và nhiều mâu thuẫn. Do vậy, thủ tục này cần phải được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ, hoàn thiện hơn nữa, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện để đưa thủ tục này dễ dàng áp dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả cao trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm ở Việt Nam. Với những lý do trên, học viên lựa chọn vấn đề: “Thủ tục rút gọn theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015” làm đề tài luận văn thạc sỹ luật học với mong muốn đưa ra một cái nhìn cơ bản và toàn diện về TTRG trong tố tụng hình sự Việt Nam, thực trạng áp dụng trong những năm qua trên phạm vi cả nước, phân tích những hạn chế, tồn tại và đưa ra một số góp ý, đề xuất hoàn thiện chế định TTRG trong BLTTHS năm 2015. 2. Tình hình nghiên cứu 2 Cho đến thời điểm hiện tại, có thể chia các công trình nghiên cứu về TTRG trong tố tụng hình sự thành ba nhóm lớn sau: Nhóm luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học: trong nhóm các công trình nghiên cứu này phải kể đến Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 2011, của Nguyễn Văn Quảng; Luận văn thạc sỹ Luật học “Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 2001 của Nguyễn Minh Quang; Luận văn thạc sỹ Luật học “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Hà Nội, 2004 của Nguyễn Văn Hiển; Trường Đại học Luật Hà Nội “Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự” đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2008... Các công trình nghiên cứu này đã đề cập các vấn đề cơ bản của TTRG, từ góc độ lý luận và thực tiễn đã cho thấy sự cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện chế định TTRG trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại phân tích đánh giá dựa trên các quy định của BLTTHS năm 2003 về TTRG, những vấn đề thực tiễn tồn tại phát sinh chỉ dừng lại đến năm 2014. Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên khảo về vấn đề này gồm có Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học kiểm sát Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016; Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2011; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2003, PGS.TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2004, cuốn sách “ Thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, NXB Tư pháp, Hà Nội 2004 của tác giả Nguyễn Văn Hiển. Các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của BLTTHS năm 2003 về TTRG và cũng chưa đề cập đến thực tiễn áp dụng các quy định này. 3 Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật: trong nhóm này có thể kể đến các bài viết như: “Thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự” của TS. Khuất Văn Nga và ThS. Trần Đại Thắng (Tạp chí Kiểm sát số 7/2004); “Thủ tục rút gọn” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh (Tạp chí Toà án nhân dân, số 11 tháng 6/2004); “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự từ sự quy định của pháp luật tới thực tiễn áp dụng” của PGS.TS Phạm Hồng Hải (Tạp chí Kiểm sát số 4/2006); “Về thủ tục rút gọn và những bất cập trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử” của tác giả Lê Quốc Thể (Tạp chí Tòa án nhân dân số 13 tháng 7/2007); “Bàn về phạm vi, điều kiện và thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003” của ThS. Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2008); “Giải quyết án hình sự theo thủ tục rút gọn - Thực trạng và những kiến nghị đề xuất” của tác giả Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2008); “Hoàn thiện thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của TS. Nguyễn Đức Mai (Tạp chí Tòa án nhân dân số 15 tháng 8/2008), “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” của ThS. Nguyễn Văn Quảng (Tạp chí Kiểm sát số 18&20 tháng 9&10 /2008); “Một số ý kiến về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự” của tác giả Trần Quốc Văn (Tạp chí Kiểm sát số 13 tháng 7/2009); “Những vướng mắc khi áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và một số kiến nghị” của TS. Phạm Minh Tuyên (Tạp chí Tòa án nhân dân số 1 tháng 1/2011)… Các bài viết kể trên đã đề cập đến các vấn đề cơ bản của TTRG trong tố tụng hình sự, một số ít bài viết đề cập đến thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập, vướng mắc khi giải quyết án hình sự theo thủ tục này, mặc dù cũng chỉ mới dừng lại ở phạm vi một số địa phương hoặc đối với một ngành tư pháp. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về BLTTHS năm 2015. 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề về TTRG trong tố tụng hình sự, thực tiễn áp dụng TTRG trên phạm vi cả nước để tìm ra những bất cập trong quy định về TTRG của BLTTHS năm 2015. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của BLTTHS năm 2015. Đồng thời, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục này. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về TTRG như: khái niệm, ý nghĩa. - Nghiên cứu và đánh giá các quy định của BLTTHS năm 2015 về TTRG và của một số nước trên thế giới; - Đánh giá thực trạng áp dụng TTRG trên phạm vi cả nước; xác định nguyên nhân của thực trạng đó đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định BLTTHS năm 2015 về TTRG. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: - Một số vấn đề chung về TTRG trong tố tụng hình sự. - Các quy định về TTRG theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Thực tiễn áp dụng TTRG trong tố tụng hình sự Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Với những đối tượng nghiên cứu nêu trên, phạm vi nghiên cứu đề tài được xác định như sau: - Các quy định về TTRG trong BLTTHS năm 2015 của Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS năm 2003 và 2015 về TTRG 5 trên phạm vi cả nước từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận, quan điểm duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. 6. Những đóng góp của đề tài - Đề tài làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng của TTRG trong tố tụng hình sự, xây dựng khái niệm, nêu lên mục đích, ý nghĩa của TTRG góp phần thống nhất nhận thức về vấn đề này. - Đề tài phân tích các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về TTRG, thực tiễn áp dụng TTRG trong thời gian qua, đưa ra những nhận xét, đánh giá, xác định những bất cập trong các quy định của pháp luật về TTRG cần được hoàn thiện, những vướng mắc trong việc áp dụng TTRG cần được giải quyết. - Đề tài đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về TTRG và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục này trong thực tiễn. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và áp dụng trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Chương 2: Các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình 6 sự năm 2015 Chương 3: Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn và một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm thi hành các quy định về thủ tục rút gọn trong BLTTHS năm 2015. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết quy định thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Theo Từ điển Luật học định nghĩa thủ tục tố tụng là “cách thức trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo quy định của pháp luật”. Quan điểm khác cũng cho rằng: “Thủ tục tố tụng hình sự là trình tự, điều kiện, các bảo đảm chung, thống nhất và có tính bắt buộc phải tuân thủ theo luật định đối với toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự cũng như đối với từng giai đoạn tố tụng, từng hành vi tố tụng cụ thể, đối với các quyết định tố tụng và đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tố tụng, nhằm phát hiện và giải quyết chính xác, nhanh chóng xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.” [24] tr.23,24. Như vậy, thủ tục tố tụng hình sự được hiểu là cách thức, trình tự, thủ tục được áp dụng do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật để phát hiện và xử lý tội phạm nhằm giải quyết vụ án khách quan, kịp thời, chính xác, công minh, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Quá trình giải quyết các vụ án hình sự trải qua các giai đoạn sau: khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố; xét xử vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm tùy theo các vụ án cụ thể). Các giai đoạn tố tụng này có tính độc lập tương đối nhưng giữa chúng luôn có quan hệ 8 khăng khít và chặt chẽ với nhau. Giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau và kết quả của giai đoạn sau là sự kiểm chứng tính đúng đắn, khách quan của giai đoạn trước. Trên thực tế, có nhiều vụ án hình sự tính chất đơn giản, rõ ràng, việc điều tra, thu thập chứng cứ dễ dàng, nhanh chóng không mất nhiều công sức, thời gian. Nếu những vụ án đó được tiến hành theo thủ tục thông thường thì sẽ dẫn đến sự lãng phí thời gian, tiền của, công sức của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan khi tham gia giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời không đáp ứng kịp thời yêu cầu của công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Từ đó, đòi hỏi phải có một thủ tục tố tụng vừa nhanh gọn, vừa đảm bảo được yêu cầu về xử lý tội phạm, góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể giải quyết nhanh chóng các vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, đơn giản, chứng cứ và nhân thân người phạm tội rõ ràng, giúp cơ quan tiến hành tố tụng có thể tập trung lực lượng, thời gian để giải quyết các vụ án có nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự có nhiều tên gọi khác nhau có thể thủ tục rút ngắn, thủ tục giản lược, thủ tục đơn giản… Tùy mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau nhưng bản chất của thủ tục này là một hình thức tố tụng đặc biệt được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược các thủ tục tố tụng so với các thủ tục tố tụng thông thường để giải quyết vụ án được nhanh chóng và kịp thời những vẫn đảm bảo được sự tuân thủ các nguyên tắc tố tụng hình sự bên cạnh đó còn mang lại những hiệu quả cao trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong khoa học tố tụng hình sự, TTRG được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học với nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau: 9 Quan điểm thứ nhất: “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được tiến hành trên cơ sở vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản và các giai đoạn của tố tụng hình sự nhưng một số thủ tục được giản lược và thời hạn của các giai đoạn tố tụng được rút ngắn để việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, kịp thời đối với các loại vụ án đơn giản, rõ ràng, đảm bảo cho cuộc đấu tranh chống tội phạm được kịp thời và sắc bén, góp phần bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân khi tham gia các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự” [22] tr.13. Quan điểm thứ hai: “Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian tố tụng, giản lược một số thủ tục nhất định nhưng vẫn đảm bảo những nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhằm giúp việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng đối với những vụ án nhất định (thường là những vụ án có tính chất đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch của người phạm tội rõ ràng, góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm kịp thời, có hiệu quả, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong tố tụng hình sự” [14]. Tr 38, 42, 65. Các quan điểm trên đây nêu rõ bản chất của TTRG, là rút ngắn thời hạn tố tụng, giản lược thủ tục tố tụng. Quan điểm thứ hai còn nhắc đến việc áp dụng TTRG cần phải đáp ứng các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, như vậy là cần biết, bởi lẽ pháp luật tố tụng hình sự không quy định riêng nguyên tắc áp dụng cho TTRG. Hơn nữa, với việc rút ngắn thời hạn, giản lược thủ tục như đã nêu thì cần phải nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc của tố tụng hình sự khi giải quyết vụ án rút gọn. Tuy nhiên, quan điểm chưa nêu được các điều kiện áp dụng TTRG. Hầu hết pháp luật tố tụng hình sự các nước trên thế giới, TTRG chỉ được áp dụng đối với các vụ án rõ ràng, có chứng cứ đầy đủ, bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình (Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức) và có sự đồng ý của bị cáo (Trung Quốc, Nhật Bản). 10 Quan điểm thứ ba: “Thủ tục rút gọn là một trình tự tố tụng đặc biệt được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với những vụ án khi có đủ các điều kiện nhất định; là thủ tục tố tụng rút ngắn về thời gian, giản lược về trình tự nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách nhanh chóng và có hiệu quả, nhưng vẫn bảo đảm được các nguyên tắc của tố tụng hình sự và quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng.”[23] tr. 14,15. Tương tự như quan điểm thứ nhất, quan điểm này đã đưa ra định nghĩa thể hiện được bản chất của TTRG, là rút ngắn thời hạn, giản lược thủ tục tố tụng, nhưng lại chưa nêu rõ các điều kiện nào khi áp dụng TTRG. Mặt khác, định nghĩa đã quá tập trung đến mục đích, nhiệm vụ khi giải quyết vụ án hình sự. Như vậy, mặc dù còn tồn tại một số vấn đề khác nhau trong từng quan điểm, tuy nhiên chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của TTRG như sau: (i) TTRG là một thủ tục đặc biệt, được quy định trong BLTTHS, do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng; (ii) TTRG chỉ được áp dụng khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện luật định; (iii) Khi áp dụng TTRG phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS; (iv) TTRG thực chất là rút gọn thủ tục tố tụng và rút ngắn thời hạn tố tụng. Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng để đưa ra khái niệm chính xác cần phải tiếp cận dưới 02 góc độ: (i) những đặc điểm cơ bản của TTRG và (ii) quy định về TTRG trong quy định của BLTTHS năm 2015. Từ những quan điểm và phân tích trên, chúng tôi đưa ra một khái niệm về TTRG như sau: Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự là một thủ tục tố tụng đặc biệt, được rút ngắn về thời hạn, thu gọn về thủ tục tố tụng, do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng đối với vụ án hình sự khi có những điều kiện nhất định 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan