Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế chấp tài sản biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại ngân hàng tmcp h...

Tài liệu Thế chấp tài sản biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam

.PDF
57
55
104

Mô tả:

Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Bùi Thị Nga Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự; Mã số 60 38 30 Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Luật ngân hàng; Thế chấp tài sản; Bảm bảo tiền vay. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, kinh doanh tài chính, tiền tệ là lĩnh vực hết sức nhạy cảm vì nó tạo những biến động lớn đối với nền kinh tế. Sự yếu kém của một ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cả một hệ thống ngân hàng và gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế chung. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa, Việt Nam đã chủ động gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ và tham gia vào các tổ chức khác ở khu vực và thế giới. Ngày 07/11/2006, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một mốc quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sau khoảng tám năm gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện các cam kết quốc tế và nhìn chung đã có nhiều kết quả tích cực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Thực tế, điều này đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có các ngân hàng thương mại (NHTM). Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh mẽ nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đa dạng về hình thức và có khả năng cạnh tranh cao, cũng như hoạt động an toàn, hiệu quả và huy động tốt các nguồn lực vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Dấu hiệu tích cực nhất gần đây là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án: "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015". Trước đó, trong năm 2011, với các cuộc khủng hoảng của kinh tế thế giới, trong đó có cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, cuộc khủng hoảng ở Mỹ và suy thoái kinh tế ở nhiều nền kinh tế lớn và các khu vực trên thế giới, Việt Nam đã phần nào vượt qua được nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQCP của Chính phủ ngày 24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn các rủi ro bởi đây là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh nói chung. Để đảm bảo cho NHTM có thể duy trì và phát triển vững chắc đòi hỏi hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả. Muốn vậy, ở tất cả các nước trên thế giới đều có các quy định chặt chẽ nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề cho vay có bảo đảm bằng việc thế chấp tài sản. Với mong muốn nghiên cứu về hợp đồng cho vay thuộc NHTM và thế chấp tài sản trong hoạt động của ngân hàng được phân tích thực trạng và giải pháp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) nói riêng cùng với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam thực hiện Đề án: "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" một cách hiệu quả nhất, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tôi đã quyết định chọn, nghiên cứu và thực hiện báo cáo thực tập với đề tài "Thế chấp tài sản - biện pháp đảm bảo tiền vay qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam" để thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học. Làm rõ các vấn đề lý luận về thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật Việt Nam, có so sánh với pháp luật quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản bảo đảm (TSBĐ) tiền vay đã được đề cập ở rất nhiều công trình nghiên cứu sách, báo, tạp chí, như: Tạp chí Ngân hàng, báo Diễn đàn doanh nghiệp, Thời báo Ngân hàng, sách chuyên khảo: "Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng" do TS. Lê Thu Thủy làm chủ biên, Nxb Tư pháp, 2006 - Nội dung tác giả đã đề cập một cách có hệ thống, các biện pháp bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng (TCTD), chỉ ra những thiếu sót và hướng khắc phục, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay của các TCTD, có so sánh với các biện pháp bảo đảm tiền vay của các nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Liên bang Nga, Pháp, Mỹ...; "Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của TS. Ngô Quốc Kỳ, Nxb Tư pháp, 2005, tác giả đã đề cập đến các hoạt động có tính chất nghiệp vụ của NHTM và pháp luật điều chỉnh của NHTM kiến nghị và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động của NHTM. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên do thời gian nghiên cứu cách đây nhiều năm do đó không đáp ứng được tính thực tiễn. Mặt khác, nhu cầu về vốn của khách hàng vay ngày càng tăng, nhu cầu mở rộng cho vay của các NHTM luôn đòi hỏi tính an toàn, hiệu quả, tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập giữa các ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng vấn đề lý luận và thực tiễn tại một ngân hàng cụ thể có ý nghĩa rất lớn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài: Các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam, thực tiễn áp dụng tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam và mối quan hệ về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay với các quy định khác về bảo đảm tiền vay. 4. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM và thực tiễn áp dụng tại NHTMCP Hàng hải Việt Nam: khái niệm, đặc điểm, thực tiễn áp dụng, từ đó chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của NHTM cũng như đối với NHTMCP Hàng hải Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tác giả sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật. - Phương pháp so sánh pháp luật: so sánh các quy định của pháp luật trước đây và các quy định của pháp luật hiện hành. - Phương pháp thống kê. Luận văn được trình bày theo cách thức truyền thống: Lý luận - thực trạng - giải pháp. Từ đó làm sáng tỏ vấn đề. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về đảm bảo tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản của khách hàng vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (2000), Thông tư 06/2002/TT-BTP ngày 28/02/2000 hướng dẫn thực hiện Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/2000 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 3. Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư số 05/2005/ TTLT-BTPBTNMT ngày 16/6/2005 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, bằng tài sản gắn liền với đất, Hà Nội 4. Chính phủ (1999), Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/2000 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 5. Chính phủ (1999), Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 6. Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 7. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 20/10/2004 của Chính phủ về Thi hành Luật Đất đai, Hà Nội. 8. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 9. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 10. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. 12. Trương Thanh Đức (2008), "Góp ý sửa đổi Bộ luật dân sự 2005", vibonline.com.vn, ngày 14/7/2008. 13. Phan Thị Thu Hà (2006), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 14. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 16. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2000), Thông tư số 10/2000/TT-NHNN ngày 31/8/2000 hướng dẫn thực hiện về giải pháp về bảo đảm tiền vay, Hà Nội. 17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội. 18. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2003), Thông tư số 07/2003/NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội. 20. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (1997), Sổ tay tín dụng, Hà Nội. 21. "Ngân hàng Việt Nam và những vướng mắc về thế chấp pháp lý", livilauingor. 22. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Phương (2008), "Rủi ro trong hoạt động ngân hàng", fpts.com.vn, ngày 15/5/2008. 24. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hà Nội. 25. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. 26. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Luật Hàng hải, Hà Nội. 28. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 29. Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng, Hà Nội. 30. Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội. 31. Quốc hội (2008), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội. 32. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 33. Lê Văn Tề (2005), Tín dụng ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 34. Lê Thị Thu Thủy (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 35. Lê Thị Thu Thủy (2006), Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng (sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 36. Lê Thị Thu Thủy (2007), "Góp ý dự thảo Nghị định về tổ chức, quản trị và hoạt động của Ngân hàng thương mại", Bài tham luận tại Tọa đàm lấy ý kiến dự thảo, do VCCI tổ chức ngày 2/10/2007. 37. Viện Khoa học kiểm sát (2001), Bộ luật dân sự Liên bang Nga năm 1995, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan