Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc vai trò của...

Tài liệu Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc vai trò của sự họp lý trong dự toán, sự cam kết với mục tiêu dự toán và sự phản hồi dự toán

.PDF
102
1
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHAN MỸ DUYÊNĐÌNH HÙNG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC: VAI TRÒ CỦA SỰ HỢP LÝ TRONG DỰ TOÁN, SỰ CAM KẾT VỚI MỤC TIÊU DỰ TOÁN VÀ SỰ PHẢN HỒI DỰ TOÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  PHAN MỸ DUYÊN TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC: VAI TRÒ CỦA SỰ HỢP LÝ TRONG DỰ TOÁN, SỰ CAM KẾT VỚI MỤC TIÊU DỰ TOÁN VÀ SỰ PHẢN HỒI DỰ TOÁN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN Tp. Hồ Chí Minh, 2018 LỜI CAM ĐOAN Quá trình thực hiện luận văn với đề tài: “Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc: Vai trò của sự hợp lý trong dự toán, sự cam kết với mục tiêu dự toán và sự phản hồi dự toán” tôi thực hiện dựa trên kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập, cùng với sự trao đổi, hướng dẫn và góp ý của giáo viên hướng dẫn. Tôi xin cam đoan rằng nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết quả có đề cập đến trong luận văn đều có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn và góp ý của TS. Nguyễn Phong Nguyên. TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng…. năm 2018 Phan Mỹ Duyên MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục Lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ Tóm tắt: .......................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................2 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài .....................................................................2 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................6 3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................7 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .......................................................................7 5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu.......................................................................8 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................9 7. Kết cấu luận văn .................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................11 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài ...........................................11 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ........................................13 1.3 Khe hổng nghiên cứu........................................................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................17 2.1 Khái niệm .........................................................................................................17 2.1.1 Dự toán ngân sách ............................................................................................17 2.1.2 Mô hình dự toán ...............................................................................................20 2.1.2.1 Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống ......................................................20 2.1.2.2 Mô hình thông tin phản hồi ...........................................................................21 2.1.2.3 Mô hình thông tin từ dưới lên .......................................................................22 2.1.3 Sự tham gia vào dự toán ngân sách ..................................................................23 2.1.4 Sự hợp lý trong dự toán ....................................................................................25 2.1.5 Sự cam kết với mục tiêu dự toán ......................................................................26 2.1.6 Kết quả công việc .............................................................................................27 2.1.7 Phản hồi dự toán...............................................................................................27 2.2 Lý thuyết nền ....................................................................................................28 2.2.1 Lý thuyết về hiệu suất công việc ......................................................................28 2.2.2 Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory) .....................................................29 2.2.3 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ................................................................30 2.2.4 Lý thuyết công bằng trong tổ chức (Organizational Justice Theory) ..............31 2.3 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................33 2.3.1 Mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán và sự hợp lý trong dự toán ...........33 2.3.2 Mối quan hệ giữa sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán 35 2.3.3 Mối quan hệ giữa sự cam kết với mục tiêu dự toán và kết quả công việc .......36 2.3.4 Mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự phản hồi dự toán 37 2.3.5 Mối quan hệ giữa sự phản hồi dự toán đến kết quả công việc .........................37 2.4 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................39 Kết luận chương 2 .....................................................................................................40 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................41 3.1 Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................41 3.2 Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................42 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ..............................................................................................43 3.2.2 Nghiên cứu chính thức .....................................................................................44 3.2.3 Thiết kế mẫu nghiên cứu ..................................................................................44 3.3 Thang đo..............................................................................................................45 3.3.1 Quá trình xây dựng thang đo ............................................................................45 3.3.2 Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách ..................................................45 3.3.3 Thang đo sự hợp lý trong dự toán ....................................................................46 3.3.4 Thang đo sự cam kết với mục tiêu dự toán ......................................................47 3.3.5 Thang đo sự phản hồi dự toán ..........................................................................48 3.3.6 Thang đo kết quả công việc .............................................................................49 3.4 Kỹ thuật sử dụng trong phân tích dữ liệu ............................................................49 Kết luận chương 3 .....................................................................................................50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................51 4.1 Thống kê mô tả....................................................................................................51 4.2 Đo lường thang đo và độ tin cậy .........................................................................55 4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết ........................................................................63 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................67 4.4.1 So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước ...........................................67 4.4.2 So sánh kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngoài ...........................................67 Kết luận chương 4 .....................................................................................................69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU......................................70 5.1 Những nội dung chính của nghiên cứu ...............................................................70 5.2 Kết luận nghiên cứu ............................................................................................70 5.3 Hàm ý lý thuyết ...................................................................................................71 5.4 Hàm ý thực tiễn ...................................................................................................72 5.5 Hạn chế của đề tài ...............................................................................................74 Kết luận chương 5 .....................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVE Phương sai trích bình quân CR Giá trị tin cậy tổng hợp PLS Phương pháp bình quân tối thiểu từng phần SRMR Standardaized root mean squared residual HTMT Heterotrait-Monotrait Ratio DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách 46 Bảng 3.2. Thang đo sự hợp lý trong phân phối dự toán 46-47 Bảng 3.3. Thang đo sự hợp lý trong quy trình dự toán 47 Bảng 3.4. Thang đo sự cam kết với mục tiêu dự toán 48 Bảng 3.5. Thang đo sự phản hồi dự toán 48 Bảng 3.6: Thang đo kết quả công việc 49 Bảng 4.1: Thống kê mô tả 53-54 Bảng 4.2: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 56-59 Bảng 4.3: Ma trận tương quan 62 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Hoạch định, kiểm soát và mối quan hệ giữa hoạch định và kiểm soát 19 Hình 2.2. Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống 20 Hình 2.3. Mô hình thông tin phản hồi 22 Hình 2.4. Mô hình thông tin từ dưới lên 23 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu 39 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 41 Hình 4.1: Kiểm định các giả thuyết của mô hình 66 1 Tóm tắt: Nghiên cứu này kiểm định tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán; sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự phản hồi dự toán của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định bằng phần mềm Smart PLS3 với 270 phản hồi phù hợp từ các nhà quản trị cấp cơ sở và nhà quản trị cấp trung có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lập dự toán ngân sách và đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến sự hợp lý trong dự toán; (2) sự hợp lý trong dự toán có tác động dương đến sự cam kết với mục tiêu dự toán; (3) sự cam kết với mục tiêu dự toán có tác động dương đến kết quả công việc; (4) sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến sự phản hồi dự toán; (5) sự phản hồi dự toán hầu như không có tác động đến kết quả công việc. Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý lý thuyết và hàm ý thực tiễn cho các nhà quản trị của các doanh nghiệp tại Việt Nam với mục tiêu chung là nâng cao kết quả công việc và hiệu suất quản lý của nhà quản trị trong điều kiện môi trường kinh doanh khắc nghiệt. Từ khóa: Dự toán ngân sách; Sự tham gia vào dự toán ngân sách; Sự hợp lý trong dự toán; Sự cam kết với mục tiêu dự toán; Sự phản hồi dự toán; Kết quả công việc. Abstract: This study examines the impacts of budgetary participation on managerial work performance through budget fairness and budget goal commitment; the impacts of budgetary participation on managerial work performance through budgetary feedback in business firms in Vietnam. The research model and its hypotheses were empirically tested using SmartPLS3 with survey data from 270 low- and mid-level managers in Vietnamese business firms. The research results indicate that: (1) Budgetary participation has a positive relationship on the budget fairness; (2) Budget fairness has a positive relationship on budget goal commitment; (3) Budget goal commitment has a positive relationship on work performance; (4) Budgetary participation has a positive relationship on budgetary feedback; and (5) Budgetary feedback has almost no impact on work performance. The results provide some theoretical and managerial implications for managers of Vietnamese firms which are striving to enhance the productivity and managerial performance. Key terms: Budgeting; Budgetary participation; Budget fairness; Budget goal commitment; Budgetary feedback; Work performance. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày được mở rộng như việc Việt Nam hiện là thành viên của các hiệp hội trong khu vực cũng như quốc tế: ASEAN, WTO, TPP, APEC, ASEM… Với dòng chảy hội nhập kinh tế quốc tế này Việt Nam có được nhiều cơ hội để phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức, để có thể trụ vững trên thị trường đầy cạnh tranh gay gắt hiện tại đòi hỏi các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ cả về nhân lực và vật lực. Với sự phát triển này đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động trong kinh doanh của mình để hòa nhập vào dòng chảy chung. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi không dự đoán và kiểm soát đúng hướng đi của đơn vị mình, điều này dẫn đến việc doanh nghiệp phát triển lệch hướng và mất cân bằng trong tương lai. Dự toán ngân sách là một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác hoạch định và kiểm soát các chỉ tiêu định hướng mà doanh nghiệp cần đạt được. Từ giữa thế kỷ 19, các nhà quản trị trên thế giới bắt đầu có sự chú trọng đến quá trình lập và thực hiện dự toán ngân sách tại doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp theo nghiên cứu của tác giả Shields và Shields (1998). Nhờ sự quan tâm của các nhà quản trị đến dự toán ngân sách nên các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này và chủ yếu tập trung sâu vào các tác động của các yếu tố có mối quan hệ đến chủ đề dự toán ngân sách đến sự gia tăng trong kết quả công việc. Theo tác giả Murray (1990) cho thấy rằng sự tham gia vào dự toán ngân sách gia tăng dẫn đến kết quả công việc được cải thiện thông qua hiệu quả của nó dựa trên sự cam kết với mục tiêu dự toán. Tác giả Brownell có nhiều nghiên cứu về sự tham gia vào dự toán ngân sách như trong nghiên cứu Brownell (1980) nghiên cứu về sự tác động sự tham gia vào dự toán ngân sách đến hiệu quả của tổ chức thông qua các yếu tố điều kiện trung gian (các yếu tố điều kiện trung gian như các biến về văn hóa, các biến về tổ chức, các biến về cá nhân, các biến về năng lực lãnh đạo); 3 trong nghiên cứu của tác giả Brownell (1982) tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự hiệu quả của tổ chức dưới sự tác động của dữ liệu kế toán để đánh giá hiệu suất chung của tổ chức; trong nghiên cứu của hai tác giả Brownell và McInnes (1986) nghiên cứu về tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc và tác động này thông qua sự tác động của động lực cá nhân. Trong nghiên cứu của tác giả Wentzel (2002) nghiên cứu đường dẫn sự tham gia vào dự toán ngân sách tác động đến kết quả công việc thông qua sự cam kết với mục tiêu dự toán và bổ sung thêm sự tác động của sự hợp lý trong dự toán vào đường dẫn làm biến trung gian giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự cam kết với mục tiêu dự toán; trong nghiên cứu của tác giả Maiga (2005) nghiên cứu đường dẫn từ sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự cam kết với mục tiêu dự toán. Trong nghiên cứu của tác giả Maiga và Jacobs (2007) nghiên cứu sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách lên khả năng thiếu hụt ngân sách trong quá trình xây dựng dự toán thông qua sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán. Bên cạnh đó, một số bài nghiên cứu về lĩnh vực hành vi tổ chức chứng minh một mối quan hệ tích cực giữa sự hợp lý trong phân phối và kết quả công việc trong nghiên cứu của tác giả Lind và Tyler (1988). Trong nghiên cứu còn tìm ra còn cho thấy sự hợp lý trong quy trình dẫn đến hiệu suất công việc được cải thiện thông qua hiệu quả của sự hợp lý khi cá nhân chấp nhận các mục tiêu được giao và mối quan hệ giữa sự tham gia và sự hợp lý được giải thích tại sao nhận thức về sự hợp lý có thể được tăng cường bởi sự tham gia đi kèm theo mô hình tự quan tâm và mô hình giá trị nhóm. Trong một số nghiên cứu tại Việt Nam về lĩnh vực hành vi tổ chức cũng có nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2005) nghiên cứu về Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên về mức độ gắn kết đối với tổ chức và Trần Thị Kim Dung (2008) nghiên cứu về Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức và phong cách lãnh đạo đến kết quả làm việc của nhân viên và lòng trung thành của họ đối với tổ chức. Trong một số nghiên cứu đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hợp lý (sự hợp lý trong quy trình và sự hợp lý trong phân phối) và sự cam kết với mục tiêu trong 4 nghiên cứu của các tác giả Lind, Kanfer, và Earley (1990). Trong nghiên cứu của tác giả T. Libby (1999) cho thấy sự ảnh hưởng của sự tham gia đóng góp và giải thích đến hiệu suất công việc trong quá trình xây dựng thiết lập ngân sách. Trong nghiên cứu của các tác giả Korsgaard, Schweiger, và Sapienza (1995) cho thấy vai trò của sự hợp lý trong quá trình thiết lập ngân sách trong mối quan hệ với việc xây dựng cam kết với mục tiêu dự toán và niềm tin vào quyết định chiến lược của tổ chức. Ngoài ra, kết quả công việc của cá nhân sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi họ có sự cam kết với mục tiêu dự toán được đưa ra trong nghiên cứu của các tác giả Locke, Latham, và Erez (1988). Trong nghiên cứu này tác giả còn đưa ra lý thuyết thiết lập mục tiêu cũng là một trong các lý thuyết nền quan trọng trong xây dựng dự toán. Bài nghiên cứu của tác giả còn đưa ra tác động của sự hợp lý trong phân phối với kết quả công việc của cá nhân có thể không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua sự cam kết với mục tiêu dự toán. Trong nghiên cứu của hai tác giả Carroll Jr và Tosi (1970) nghiên cứu về các đặc điểm của mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình quản lý mục tiêu; bài nghiên cứu này còn đưa ra mối tương quan giữa sự phản hồi dự toán tích cực với việc đạt được mục tiêu và thông qua đó làm tăng kết quả công việc. Theo nghiên cứu của tác giả Kenis (1979) cũng nghiên cứu về sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc, trong nghiên cứu tác giả còn nghiên cứu thêm về sự phản hồi dự toán trong quá trình thiết lập ngân sách và sự tác động của sự phản hồi dự toán đến sự cam kết với mục tiêu dự toán và kết quả công việc. Hiện nay có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên. Những khía cạnh, đặc điểm của những công việc khác nhau của công việc và nhiệm vụ của từng cá nhân nhận ra vai trò cụ thể của mình trong tổ chức. Theo lý thuyết mục tiêu của các tác giả Locke và cộng sự (1988) cho thấy rằng các mục tiêu cụ thể và khó đạt được dẫn đến kết quả công việc cao hơn các mục tiêu có xu hướng khó hiểu hoặc mơ hồ. Một sự hợp lý trong quy trình dự toán và làm tăng niềm tin cá nhân rằng mục tiêu có thể đạt được. Trong nhiều năm gần đây dự toán ngân sách được các nhà quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm và thực hiện. Việc thực hiện công tác xây dựng dự toán ngân sách tại đơn 5 vị giúp cho các nhà quản trị có định hướng cụ thể trong kế hoạch kinh doanh và sản xuất thực tế của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng dự toán ngân sách riêng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên công tác thiết lập dự toán có được thực hiện hiệu quả và mang lại sự gia tăng trong kết quả công việc chung của nhân viên và của toàn doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc cách thức triển khai và hướng đi của mỗi doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu về quá trình xây dựng dự toán ngân sách đã có tài liệu nghiên cứu đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc trong việc xây dựng dự toán ngân sách như trong nghiên cứu của tác giả Wentzel (2002) đã khám phá đường dẫn từ sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam hầu như các đề tài nghiên cứu về dự toán ngân sách đều đi theo hướng ứng dụng liên quan đến việc xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách tại một doanh nghiệp cụ thể như Lê Thu Hằng (2016) nghiên cứu về Xây dựng dự toán ngân sách tại công ty cổ phần thủy sản và XNK Côn Đảo, Nguyễn Trí Minh (2013) nghiên cứu về Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, Trần Thị Hiền (2016) nghiên cứu về Hoàn thiện dự toán ngân sách tại Công ty Cổ phần Beton 6. Các đề tài đều đi theo hướng thể hiện quá trình xây dựng dự toán tại một doanh nghiệp, các doanh nghiệp chỉ tập trung đơn thuần vào kế hoạch mà chưa chú trọng lập dự toán ngân sách, từ thực trạng thực tế nêu lên biện pháp khắc phục. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có vài nghiên cứu về chủ đề dự toán ngân sách cụ thể là nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Định (2017) có nghiên cứu liên quan đến sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc dưới sự tác động của phong cách lãnh đạo và sự không rõ ràng trong công việc; nghiên cứu thứ 2 là của tác giả Đinh Nguyễn Trần Quang (2018) nghiên cứu về tác động của sự hợp lý trong dự toán ngân sách đến kết quả công việc của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có bài nghiên cứu nào nghiên cứu về chủ đề dự toán trong đó nghiên cứu về sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự 6 toán; bên cạnh đó cũng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự phản hồi dự toán. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc: Vai trò của sự hợp lý trong dự toán, sự cam kết với mục tiêu dự toán và sự phản hồi dự toán” Nhằm nghiên cứu rõ hơn về những tác động trên để giúp các nhà quản trị có cách nhìn rõ hơn về cách quản lý của mình, chính sách, quy trình hoạt động của doanh nghiệp, cách làm việc với nhân viên, sự tham gia của nhân viên các cấp vào quá trình xây dựng dự toán ngân sách. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu nhằm giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu đến biến kết quả công việc của nhà quản trị trong thiết lập dự toán ngân sách đồng thời đưa ra bằng chứng thực nghiệm giúp làm rõ vai trò của các đối tượng tham gia vào quá trình thiết lập ngân sách nhằm mang lại kết quả công việc cao. Bài nghiên cứu còn kiểm định đường dẫn từ sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự hợp lý của dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán trong nghiên cứu của Wentzel (2002) trong điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam có đúng hay không. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn xem xét đến sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự phản hồi dự toán trong điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu chung của bài nghiên cứu thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến sự hợp lý trong dự toán ngân sách tại Việt Nam; Kiểm định mối quan hệ giữa sự hợp lý trong dự toán ngân sách đến sự cam kết với mục tiêu dự toán tại Việt Nam; Kiểm định mối quan hệ giữa sự cam kết với mục tiêu dự toán đến kết quả công việc tại Việt Nam; 7 Kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến sự phản hồi dự toán tại Việt Nam; Kiểm định mối quan hệ giữa sự phản hồi dự toán đến kết quả công việc tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu làm rõ tác động giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến sự hợp lý trong dự toán, sự hợp lý trong dự toán đến sự cam kết với mục tiêu dự toán, sự cam kết với mục tiêu dự toán đến kết quả công việc, sự tham gia vào dự toán ngân sách đến sự phản hồi dự toán và sự phản hồi dự toán đến kết quả công việc của nhà quản trị trong môi trường các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, để làm đầy khe hổng nghiên cứu cũng như đưa ra những kiến nghị của đề tài thì tác giả đặt ra 5 câu hỏi nghiên cứu như sau: Thứ nhất, mức độ ảnh hưởng của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến sự hợp lý trong dự toán ngân sách tại Việt Nam như thế nào? Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của sự hợp lý trong dự toán ngân sách đến sự cam kết với mục tiêu dự toán tại Việt Nam như thế nào? Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của sự cam kết với mục tiêu dự toán đến kết quả công việc tại Việt Nam như thế nào? Thứ tư, mức độ ảnh hưởng của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến sự phản hồi dự toán như thế nào? Thứ năm, mức độ ảnh hưởng của sự phản hồi dự toán đến kết quả công việc tại Việt Nam như thế nào? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập các phản hồi từ các nhà quản trị có kinh nghiệm làm việc và có kinh nghiệm trong lập dự toán tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. 8 Thời gian thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu: từ tháng 07 đến tháng 08 năm 2018. Đối tượng nghiên cứu: Sự tham gia vào dự toán ngân sách, sự hợp lý trong dự toán, sự cam kết với mục tiêu dự toán, sự phản hồi dự toán và kết quả công việc của nhà quản trị. Đối tượng khảo sát: các nhà quản trị cấp trung (trưởng/ phó các bộ phận, phòng ban) và cấp cơ sở (tổ trưởng, nhóm trưởng…) có kinh nghiệm làm việc và kinh nghiệm trong thiết lập dự toán ngân sách từ trên 2 năm tại các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. 5. Tóm tắt phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng và đi theo trường phái nghiên cứu thực chứng. Đề tài dựa vào một số nghiên cứu trước và các lý thuyết nền như lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết đại diện, lý thuyết tâm lý, lý thuyết công bằng trong tổ chức, lý thuyết thiết lập mục tiêu để biện luận mô hình và giải thích mối quan hệ giữa các biến. Thang đo được sử dụng trong đề tài tác giả kế thừa từ các nghiên cứu của các tác giả cụ thể là: tác giả Nouri và Parker (1998) với thang đo của sự tham gia vào dự toán ngân sách, sự hợp lý trong dự toán được dựa trên nghiên cứu của tác giả Wentzel (2002), sự cam kết với mục tiêu dự toán của tác giả Nouri và Parker (1998), sự phản hồi dự toán được kế thừa từ thang đo của tác giả Kenis (1979) và kết quả công việc được dựa trên thang đo của tác giả Adler và Reid (2008). Nghiên cứu chính thức được thực hiện để thu thập dữ liệu bằng cách tác giả đã gửi email và quản lý kết quả thu thập bằng phần mềm Surveymonkey. Đối tượng gửi bảng khảo sát chủ yếu là các nhà quản trị cấp cơ sở và các nhà quản trị cấp trung như trưởng nhóm, trưởng/ phó bộ phận, trưởng/ phó phòng đang làm việc tại Việt Nam và đã có kinh nghiệm trong lập dự toán ngân sách. Để đánh giá thang đo, mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu được thu thập cũng như kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng công cụ Smart PLS3. Kết quả kiểm định thang đo và kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 4 của luận văn này. 9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Đây là nghiên cứu đầu tiên khám phá đường dẫn sự tham gia vào dự toán ngân sáchđến kết quả công việc thông qua sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán được kiểm chứng bởi nghiên cứu của tác giả Wentzel (2002) trong điều kiện ở Việt Nam. Nghiên cứu này còn là lần đầu nghiên cứu thêm tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự phản hồi dự toán tại môi trường các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Nghiên cứu này đưa ra bằng chứng thực nghiệm ủng hộ các lý thuyết: lý thuyết thiết lập mục tiêu, lý thuyết về hiệu suất công việc, lý thuyết về lãnh đạo, lý thuyết dự phòng, lý thuyết đại diện, lý thuyết công bằng trong tổ chức. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhà quản trị, từ đó xem xét điều chỉnh hành vi lãnh đạo của mình. Nghiên cứu của tác giả giúp các nhà quản trị có những bước điều chỉnh trong chính sách phù hợp cho công ty. Khi môi trường làm việc, chính sách làm việc, sự rõ ràng, sự hợp lý trong công việc được cụ thể thì sẽ giúp cho nhà quản trị có động lực hoàn thành tốt công việc, làm tăng sự tham gia vào quá trình xây dựng dự toán của công ty. Khi nhà quản trị nắm bắt được rõ ràng mục tiêu cần đạt được thì sẽ thúc đẩy sự cam kết của nhà quản trị với mục tiêu dự toán và thực hiện mục tiêu đó. Nghiên cứu của tác giả còn giúp các nhà quản trị có thêm góc nhìn đánh giá mức độ của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc cuối cùng thông qua sự phản hồi dự toán từ từng hoạt động trong quá trình xây dựng dự toán. 7. Kết cấu luận văn Đề tài có cấu trúc như sau: Phần mở đầu: Trình bày tổng quan nghiên cứu gồm tính cấp thiết và lý do chọn đề tài, khe hổng nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, tầm quan trọng của nghiên cứu và tóm tắt về đề tài. 10 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu bao gồm trình bày các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài bao gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước; Chương 2: Trình bày các khái niệm chính được sử dụng trong đề tài, cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài, xây dựng giả thuyết được sử dụng trong đề tài và mô hình nghiên cứu; Chương 3: Trình bày về phương pháp nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, thiết kế mẫu mà phương pháp chọn mẫu, cách thức thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu; Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận về các thống kê mô tả, đo lường và kiểm định độ tin cậy của thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết đã được đưa ra. Thảo luận kết quả nghiên cứu này so với các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây; Chương 5: Trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận, giải pháp, kiến nghị của đề tài áp dụng cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Trình bày đóng góp của nghiên cứu về hàm ý lý thuyết, hàm ý thực tiễn, và những hạn chế của đề tài để định hướng cho những nghiên cứu tiếp sau. 11 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài Với tầm quan trọng của dự toán ngân sách trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì việc các nhà quản trị tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng dự toán trong doanh nghiệp là một điều thiết yếu và từ đó tìm ra được nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại để có hướng khắc phục phù hợp. Các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề dự toán ngân sách trong đó các nghiên cứu về tác động của sự tham gia vào dự toán đến kết quả công việc được nghiên cứu đến nhiều nhất điển hình như các nghiên cứu: Kenis (1979) cũng nghiên cứu về sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc; theo Murray (1990) cho thấy rằng sự tham gia vào dự toán ngân sách gia tăng dẫn đến kết quả công việc được cải thiện thông qua hiệu quả của nó dựa trên sự cam kết với mục tiêu dự toán; Brownell (1980) nghiên cứu về sự tác động sự tham gia vào dự toán ngân sách đến hiệu quả của tổ chức thông qua các yếu tố điều kiện trung gian (các yếu tố điều kiện trung gian như các biến về văn hóa, các biến về tổ chức, các biến về cá nhân, các biến về năng lực lãnh đạo); Brownell (1982) tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự hiệu quả của tổ chức dưới sự tác động của dữ liệu kế toán để đánh giá hiệu suất chung của tổ chức; trong nghiên cứu của Brownell và McInnes (1986) nghiên cứu về tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc và tác động này thông qua sự tác động của động lực cá nhân. Bên cạnh các nghiên cứu liên quan đến tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc cho thấy sự tác động này thông qua nhiều đường dẫn khác nhau và được rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới thực hiện. Một trong số các đường dẫn đó như: trong các nghiên cứu của tác giả Brownell thông qua các yếu tố điều kiện trung gian (các yếu tố điều kiện trung gian như các biến về văn hóa, các biến về tổ chức, các biến về cá nhân, các biến về năng lực lãnh đạo) và dữ liệu kế toán; theo T. Libby (1999) cho thấy sự ảnh hưởng của sự tham gia vào dự toán ngân 12 sách có tác động đến hiệu suất công việc trong quá trình xây dựng thiết lập ngân sách; trong nghiên cứu của tác giả Maiga (2005) nghiên cứu đường dẫn từ sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc thông qua sự cam kết với mục tiêu dự toán; trong nghiên cứu của tác giả Wentzel (2002) nghiên cứu đường dẫn sự tham gia vào dự toán ngân sách tác động đến kết quả công việc thông qua sự cam kết với mục tiêu dự toán và bổ sung thêm sự tác động của sự hợp lý trong dự toán vào đường dẫn làm biến trung gian giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và sự cam kết với mục tiêu dự toán. Bên cạnh các nghiên cứu về chủ đề dự toán thể hiện các yếu tố tác động đến kết quả công việc có điểm bắt đầu hoặc biến trung gian là sự tham gia vào dự toán ngân sách thì có các nghiên cứu khác liên quan đến sự tham gia vào dự toán ngân sách đến các thành phần khác trong việc xây dựng dự toán ngân sách trong đơn vị như trong nghiên cứu của tác giả Maiga và Jacobs (2007) nghiên cứu sự tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách lên khả năng thiếu hụt ngân sách trong quá trình xây dựng dự toán thông qua sự hợp lý trong dự toán và sự cam kết với mục tiêu dự toán. Ngoài ra, một số bài nghiên cứu về lĩnh vực hành vi tổ chức chứng minh có một mối quan hệ tích cực giữa sự hợp lý trong phân phối và kết quả công việc trong nghiên cứu của tác giả Lind và Tyler (1988) trong nghiên cứu này còn tìm ra còn cho thấy sự hợp lý trong quy trình dẫn đến hiệu suất công việc được cải thiện thông qua hiệu quả của sự hợp lý khi cá nhân chấp nhận các mục tiêu được giao và mối quan hệ giữa sự tham gia và sự hợp lý được giải thích tại sao nhận thức về sự hợp lý có thể được tăng cường bởi sự tham gia đi kèm theo mô hình tự quan tâm và mô hình giá trị nhóm. Xét về mối tương quan của sự hợp lý trong dự toán đến sự cam kết với mục tiêu dự toán có một số nghiên cứu như trong nghiên cứu của Korsgaard và cộng sự (1995) cho thấy vai trò của sự hợp lý trong quá trình thiết lập ngân sách trong mối quan hệ với việc xây dựng cam kết với mục tiêu dự toán và niềm tin vào quyết định chiến lược của tổ chức; kết quả công việc của cá nhân sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi họ 13 có sự cam kết với mục tiêu dự toán được đưa ra trong nghiên cứu của các tác giả Locke và cộng sự (1988), trong nghiên cứu này tác giả còn đưa ra lý thuyết thiết lập mục tiêu cũng là một trong các lý thuyết nền quan trọng trong xây dựng dự toán, đưa ra tác động của sự hợp lý trong phân phối với kết quả công việc của cá nhân có thể không tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp thông qua sự cam kết với mục tiêu dự toán. Trong các nghiên cứu liên quan đến chủ đề dự toán trong đó có nghiên cứu đến biến sự phản hồi dự toán có các nghiên cứu như: nghiên cứu của Carroll Jr và Tosi (1970) nghiên cứu về các đặc điểm của mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình quản lý mục tiêu; bài nghiên cứu này còn đưa ra mối tương quan giữa sự phản hồi dự toán tích cực với việc đạt được mục tiêu và thông qua đó làm tăng kết quả công việc; Theo tác giả Kenis (1979) cũng nghiên cứu về sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc, trong nghiên cứu tác giả còn nghiên cứu thêm về sự phản hồi dự toán trong quá trình thiết lập ngân sách và sự tác động của sự phản hồi dự toán đến sự cam kết với mục tiêu dự toán và kết quả công việc. Hiện nay, có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công việc của nhân viên. Những khía cạnh, đặc điểm của những công việc khác nhau của công việc và nhiệm vụ của từng cá nhân nhận ra vai trò cụ thể của mình trong tổ chức. Theo lý thuyết mục tiêu của các tác giả Locke và cộng sự (1988) cho thấy rằng các mục tiêu cụ thể và khó đạt được dẫn đến kết quả công việc cao hơn các mục tiêu có xu hướng khó hiểu hoặc mơ hồ. Một sự hợp lý trong quy trình dự toán và làm tăng niềm tin cá nhân rằng mục tiêu có thể đạt được. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam còn có các nghiên cứu về chủ đề dự toán ngân sách với tác động của biến sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc trong mô hình nghiên cứu như của tác giả Đinh Nguyễn Trần Quang (2017) nghiên cứu về ảnh hưởng của sự hợp lý trong phân phối của dự toán ngân sách và sự hợp lý trong quy trình dự toán ngân sách đến kết quả công việc của nhân viên thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam; nghiên cứu của tác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất