Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi ...

Tài liệu Skkn xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới

.DOC
43
1793
146

Mô tả:

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên Sáng kiến: "Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới". 2. Lĩnh vực áp dụng Sáng kiến: Trong giảng dạy môn Ngữ văn THCS. 3. Tác giả: Họ và tên: Vũ Thị Anh. Nữ Ngày tháng/năm sinh: 09/11/1973 Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng trường THCS Đồng Tâm. Điện thoại: 01668927488. 4. Đồng tác giả: Không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Đồng Tâm 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Đồng Tâm, địa chỉ: Cầu Me, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, Hải Dương, điện thoại 03203767178 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng Sáng kiến: + Học sinh có ý thức học tập + Giáo viên giảng dạy nhiệt tình. + Đảm bảo cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị phục vụ dạy và học. + Có đầy đủ SGK, STK và tài liệu liên quan. - Thời gian áp dụng Sáng kiến: Từ năm học 2013 - 2014 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN (Ký, ghi rõ họ tên) ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Vũ Thị Anh 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Sáng kiến " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới " là giải pháp trong giảng dạy môn Ngữ văn. 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn, chất lượng thấp và học sinh thờ ơ với môn học là điều tôi rất trăn trở. Làm thế nào để học sinh có những bài văn thực sự xúc cảm và lắng đọng trong lòng người chẩm là câu hỏi tôi luôn tìm lời giải đáp? Thật đáng buồn khi đọc những bài văn sơ sài, ý nghèo nàn, câu từ lủng củng mà học sinh vẫn... hồn nhiên Qua quá trình dự giờ của đồng nghiệp nhiều tiết dạy câu hỏi chưa thành hệ thống, rời rạc không phát huy được năng lực và tính tích cực của học sinh. Có những câu hỏi mà học sinh không hiểu câu hỏi, giáo viên không gợi mở dẫn tới tiết dạy buồn tẻ không thành công. GV như người độc diễn trên sân khấu mà khán giả lơ đãng, thờ ơ. Điều đó khiến tôi nhận ra thiết kế hệ thống câu hỏi là vô cùng quan trọng để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, từ đó chất văn sẽ nảy sinh và nếu được bồi đắp sẽ có những tài năng văn chương. Xuất phát từ thực tế đó và tiếp cận với tinh thần đổi mới trong giáo dục đào tạo của Bộ giáo dục tôi đã thực nghiệm vào dạy văn bản bằng hệ thống câu hỏi mang tính đổi mới. Kết quả rất khả quan vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới". Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, có hệ thống sẽ giúp các em chủ động tiếp nhận kiến thức, tiết dạy nhẹ nhàng mà lắng đọng, học sinh hứng thú. Những trái tim bé bỏng và tâm hồn trong sáng sẽ hướng tới được cái Chân - Thiện - Mĩ và tuyệt vời hơn cả là các em có được những "đứa con tinh thần" mà thầy cô thực sự hài lòng. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. - Để sáng kiến áp dụng có hiệu quả cần có đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, bảng phụ, loa đài, SGK, STK... và 2 các tài liệu liên quan. Bên cạnh đó học sinh phải có ý thức học tập và hơn hết là giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề. - Sáng kiến được áp dụng từ năm học 2013-2014 - Đối tượng áp dụng sáng kiến rất rộng rãi cho cả học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu ở cấp học THCS và giáo viên dạy môn Ngữ văn cấp THCS. 3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Tôi đã nghiên cứu và hoàn thiện sáng kiến dựa trên quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của nghành GD&ĐT và qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp. Điểm mới của sáng kiến là GV tạo cho HS được làm việc nhiều qua hệ thống câu hỏi của mình. GV thực sự là người dẫn dắt, điều khiển còn HS chủ động tìm kiến thức. Hệ thống câu hỏi phải phong phú để áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh và để giờ học sôi nổi, kết thúc giờ học là một sự nuối tiếc mà HS phải thốt lên " Đã hết giờ rồi à?". Câu hỏi của GV mang tính sáng tạo thì câu trả lời của HS cũng mang tính sáng tạo, thậm chí ngoài sức tưởng tượng của GV. Công việc còn lại của GV là bổ sung, uốn nắn câu trả lời cho đúng hướng. Điều đó sẽ hoàn toàn khác trước là GV áp đặt HS công nhận kiến thức của mình tiết học sẽ rất nặng nề. Có khi GV hỏi chỉ để hỏi làm cho giữa GV và HS xa rời nhau, GV không để HS nhập cuộc bởi vậy các em không hứng thú với tiết học. Hệ thống câu hỏi trong sáng kiến này sẽ giúp cho tất cả HS được trả lời có em còn được hỏi. Như vậy sẽ giúp các em được nâng tầm và học tập tích cực hơn rất nhiều. Trước đây hiểu biết của GV nông cạn bởi không chịu tìm hiểu thì giờ đây phần câu hỏi dành cho GV buộc GV phải tìm hiểu kiến thức bài giảng sẽ sinh động, phong phú hơn, tạo niềm tin và sự yêu thích cho học sinh vào bộ môn, ngay cả GV dạy cũng thấy mình giàu có hơn về tâm hồn, trí tuệ. Sáng kiến sẽ được áp dụng rất rộng rãi bởi những điều kiện để thực hiện không cầu kì, phức tạp. Hơn nữa có thể áp dụng cả trong dạy chính khóa và dạy bồi dưỡng, dạy thêm. 3 Với dạy chính khóa: Đa dạng các loại câu hỏi như câu hỏi về kiến thức cơ bản, câu hỏi gợi mở, câu hỏi tích hợp... Với dạy thêm, dạy bồi dưỡng: Sử dụng câu hỏi phát triển năng lực, câu hỏi khái quát nâng cao, câu hỏi dành cho GV... Bằng hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí tôi nhận thấy HS thể hiện sự hưng phấn rõ rệt, viết văn trôi chảy có những ý tưởng sáng tạo. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Thành công mà sáng kiến mang lại là các em yêu thích môn học, mong đến giờ văn, hăng hái phát biểu, bộc lộ quan điểm. Chất lượng các bài khảo sát, bài kiểm tra được nâng lên. Một số em còn biết làm thơ và có những cảm xúc chân thành khi phát biểu trong các ngày lễ lớn do nhà trường tổ chức. Kết quả đó cho tôi niềm tin vào sự đổi mới phương pháp của mình là đúng đắn. Chắc chắn các em sẽ có một nền tảng kiến thức vững chắc, tạo dựng được tính tự tin, tự lập, sáng tạo, năng động là những yêu cầu cơ bản của con người mới trong thời đại mới hôm nay và mai sau. " Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới " là con đường ngắn nhất để các em chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, GV sẽ có những tiết giảng mà HS mang theo suốt cuộc đời và điều quan trọng hơn là trả môn văn về với đúng sứ mệnh của nó: " Văn học là nhân học" 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến Nhà trường cần hỗ trợ về cơ sở vật chất để ngày càng hiện đại, đầy đủ hơn. Bộ phận thư viện thường xuyên bổ sung sách và các tài liệu tham khảo của bộ môn. Giáo viên phải tâm huyết với nghề, giàu tinh thần trách nhiệm, theo dõi để nắm bắt tình hình học sinh có động viên, khích lệ kịp thời. Nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn liên trường để mở rộng sáng kiến và sáng kiến được hoàn thiện hơn. 4 MÔ TẢ SÁNG KIẾN Bác Hồ đã từng nói "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Sinh thời Người đã rất quan tâm tới giáo dục bởi GD&ĐT có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của toàn xã hội trong đó có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt khi nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục như hiện nay. Thân Nhân Trung khẳng định "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Người nắm trong tay nguyên khí ấy chính là người thầy. Với ý nghĩa đó người thầy đang gánh trên vai một trọng trách vinh quang nhưng đầy thách thức. Sứ mệnh của người thầy là đào tạo những thế hệ tương lai có đủ phẩm chất và năng lực, năng động và sáng tạo để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ hội nhập. Chất lượng giáo dục đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay, người người quan tâm, nhà nhà quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đang chuẩn bị đề án "Đổi mới căn bản và toàn diện trong GD&ĐT". Đồng loạt với nhiều đổi mới trong giáo dục như đổi mới nội dung, chương trình SGK; đổi mới kiểm tra, đánh giá...thì đổi mới phương pháp dạy học là căn bản và cấp thiết. 1. Cơ sở lí luận Luật GD số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, 5 ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa..". Đó là những định hướng tích cực, những chủ trương đúng đắn để tạo ra một thế hệ con người mới đáp ứng với những đòi hỏi mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, chủ trương đường lối đó phải được cụ thể ở từng môn học, phân môn, tiết dạy. Là một giáo viên ngữ văn tôi thấy cách xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy văn bản là rất quan trọng, nó quyết định sự hứng thú của học sinh trong học tập bộ môn. Đặc biệt trong định hướng phát triển chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015 môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ - công cụ giao tiếp tiếng Việt. Thành tựu của tâm lý học hiện đại cũng khẳng định rằng: Năng lực của con người được hình thành trong quá trình hoạt động. Muốn học có kết quả, người học phải tiến hành tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng nỗ lực của chính mình, nhờ đó tâm lí được thay đổi và phát triển dần dần, tự hoàn thiện nhân cách, hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học chính là việc làm của giáo viên nhằm tạo ra được tính tích cực trong hoạt động của học sinh, giúp học sinh lấy đó để tự học, tự bộc lộ năng lực cảm xúc và tư duy. Thành tựu của lí luận dạy học hiện đại khẳng định: " GV phải hướng dẫn HS tự mình chiếm lĩnh kiến thức. " Một GV sáng tạo là một GV biết giúp đỡ HS hơn là chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức" - Trần Bá Hoành. Hệ thống câu hỏi hợp lí, khoa học sẽ tạo được hoạt động cho cả thầy và trò đúng với vai trò chức năng mới. Xây dựng hệ thống câu hỏi chính là đã tạo ra một hệ thống việc làm cho HS. Đây là một cách hữu hiệu đề cao vai trò trung tâm, vai trò chủ thể của người học. 2. Cơ sở thực tế 2.1. Thực trạng dạy tác phẩm văn chương ở trường THCS Xây dựng hệ thống câu hỏi là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng sư phạm của GV. Trong thực tế hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 6 ở trường THCS chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên ngữ văn. Qua dự giờ tôi thấy giáo viên có nhiều câu hỏi chưa phù hợp đối tượng học sinh hoặc chưa tường minh làm cho các em lúng túng khi trả lời. Câu hỏi có khi vụn vặt quá hoặc chưa đặt trong hệ thống. Điều đó đã dẫn đến khai thác văn bản chưa sâu không lắng đọng trong học sinh, trò sẽ quên ngay. Có những tiết giảng câu hỏi không phát huy được năng lực học sinh, giờ học trầm hoặc buồn tẻ. Nhiều giáo viên độc thoại, độc diễn trên bục giảng. Có những tiết giảng đáng tiếc vì không có câu hỏi gắn với giải quyết các tình huống thực tiễn. Phải chăng chính vì thế mà các em xa rời môn Ngữ văn? 2.2. Nguyên nhân - Do giáo viên sử dụng giáo án có thể là sao chép chứ không đổi mới. - Giáo viên chưa tích cực, tìm tòi sáng tạo, chưa đầu tư nhiều cho việc soạn bài. - Năng lực chuyên môn còn hạn chế. Bằng quá trình trực tiếp giảng dạy và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi bài bản hơn trong tiết dạy văn bản. Hệ thống câu hỏi mà tôi lựa chọn đã được áp dụng thành công trong dạy các tác phẩm văn chương và mang lại hiệu quả rõ rệt. Các em đã có những biến chuyển tích cực và say mê môn học. Tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến "Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đổi mới" cùng các đồng nghiệp và mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp tổng quan Tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu về chương trình Ngữ văn lớp 6,7,8,9; tạp chí " Văn học tuổi trẻ"; tạp chí " Dạy và học ngày nay"; " Tạp chí 7 giáo dục"; "Chân dung và nhận định của nhà văn về tác phẩm trong nhà trường", " Đi tìm vẻ đẹp văn chương"; các tài liệu tham khảo về lí luận dạy học theo tinh thần đổi mới để lựa chọn phương pháp. 3.1.2. Phương pháp đối chứng Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai lớp theo hai hướng: - Dạy theo phương pháp truyền thống. - Dạy theo phương pháp tích cực ( áp dụng sáng kiến) Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của sáng kiến 3.1.3. Phương pháp điều tra Tiến hành khảo sát trước và sau khi nghiên cứu để khẳng định kết quả của sáng kiến. Trực tiếp giảng dạy để điều tra mức độ phát biểu xây dựng bài. 3.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học văn. 3.2.1. Các câu hỏi phải phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng học sinh. Một lớp học giống như một cộng đồng dân cư thu nhỏ với những tính cách, sở thích, khả năng, trình độ, cách nhìn, cách hiểu về thế giới nghệ thuật khác nhau. Vì vậy mà giáo viên không thể máy móc áp đặt bất kì một loại câu hỏi nào cho tất cả học sinh trong lớp. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy trình giải mã một văn bản văn học. Từ phát hiện chỉ cần trí nhớ đến cảm nhận, thưởng thức(Tái tạo sáng tạo) cần tư duy trí tuệ của học sinh. Tất nhiên hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, trong dễ có khó này hoàn toàn không phải để chia đối tượng học sinh thành từng nhóm; Giỏi, khá, trung bình, yếu và đối tượng học sinh nào thì tương ứng với loại câu hỏi đó. Bất kì đối tượng học sinh nào muốn phát triển tư duy cũng phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nhất và" Từ kiến thức sẽ gọi ra kiến thức". Kiến thức khi được học sinh làm chủ sẽ trở thành kiến thức nền, để từ đó học sinh tiếp tục thu nhận, lĩnh hội những kiến thức mới ở mức độ cao hơn, khó hơn. Ở đây tinh thần cơ bản của dạy học lấy học sinh làm trung tâm của dạy học tích 8 cực là bằng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Giáo viên phải đưa ra được các mức độ câu hỏi, đặt trong các tình huống cụ thể để làm sao yêu cầu của câu hỏi đó không quá dễ( Không cần học sinh động não suy nghĩ) cũng không quá khó( Làm giảm sự hứng thú, say mê, tích cực tìm kiếm lời giải đáp). Các nhà tâm lí học xếp các câu hỏi ở mức độ đó là đã chạm tới được " Vùng phát triển gần nhất" của học sinh đã kích thích được tư duy, tạo điều kiện cho các em biết huy động có hiệu quả tính tích cực của bản thân. Mồi học sinh có khả năng nắm bắt nội dung văn học khác nhau nhưng có đặc điểm chung về tâm lí, lứa tuổi. Trừ một số ít học sinh có khả năng của tư duy bẩm sinh, còn lại các em sẽ gặp nhau ở năng lực "khung" do đặc điểm tâm lí lứa tuổi quy định. Vì vậy mà những câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi, với " hạng cân" của học sinh và như vậy không thể lo rằng sẽ không khoa học nếu như có một loại câu hỏi ở mức độ cho số đông học sinh trong lớp học nói chung, Thực tế dạy học đã cho thấy trong một lớp học có những đối tượng học sinh có khả năng khác nhau thì những em khá, giỏi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em có khả năng của mức độ thấp hơn. Muốn vậy trước hết giáo viên phải nắm vững khả năng của các em: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.. Thứ hai giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng. Có câu hỏi khó, câu hỏi dễ, có câu hỏi phát hiện, có câu hỏi cảm nhận, câu hỏi tái hiện, có câu hỏi khái quát, tổng hợp, câu hỏi cụ thể, chi tiết...Làm sao để đối tượng học sinh nào cũng có cơ hội được làm việc, được trả lời, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Ví dụ 1: Khi dạy văn bản Ôn dịch, thuốc lá - Nguyễn Khắc Viện (Ngữ văn 8) giáo viên cần nêu câu hỏi. ? Tại sao nhan đề lại viết Ôn dịch, thuốc lá? Dấu phẩy đặt ở đây có ý nghĩa gì? (Câu hỏi cảm nhận). => Nhan đề đặt dấu phẩy ở giữa là một cách nhấn mạnh và mở rộng nghĩa: Ở đây tác giả không chỉ muốn nói thuốc lá, hút thuốc lá là ôn dịch nguy hiểm và khó trừ mà còn tỏ thái độ lên án, nguyền rủa việc hút thuốc lá: 9 thuốc lá, ngươi là đồ ôn dịch, đồ chết toi, mà cái tác hại rõ ràng nhất là đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người. Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao (Ngữ văn 8). Giáo viên nêu câu hỏi: ? Trong những lời kể lể, phân trần than vãn với ông giáo còn cho ta thấy rõ tâm trạng, tâm hồn và tính cách của Lão Hạc như thế nào? Câu chuyện hóa kiếp làm kiếp người sung sướng hơn, hoặc câu nói " Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại..." nói nên điều gì? Gợi cho em nhớ đến câu nói cửa miệng của nhân vật nào trong bộ phim nào?( Câu hỏi cảm nhận, phát hiện). =>Thái độ của Lão Hạc chuyển sang chua chát, ngậm ngùi. Những câu nói đượm buồn, triết lí dân gian dung dị của những người nông dân nghèo khổ, thất học nhưng cũng đã bao năm tháng trải nghiệm và suy ngẫm về số phận của con người qua số phận của bản thân. Những câu nói thể hiện nỗi buồn, bất lực sâu sắc của họ trước hiện tại và tương lai đều mịt mù, vô vọng. - Câu nói " Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại" của ông giáo cũng thấm đượm triết lí lạc quan và thiết thực pha chút hóm hỉnh hài hước của người bình dân. Câu nói đã trở thành câu cửa miệng của nhân vật Chu Văn Quềnh trong phim "Đất và người" Ví dụ 3: Khi dạy bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9) ? Sáu câu đầu cho em hình dung bức tranh mùa xuân như thế nào?(Câu hỏi tái hiện) =>Bức tranh mùa xuân với không gian cao rộng, có màu sắc dịu nhẹ, tươi mát của dòng sông và bông hoa, có âm thanh rộn rã của tiếng chim. Mùa xuân xứ Huế đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Ví dụ 4: Khi dạy bài Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9) ? Ba cô gái trong truyện cho em hiểu biết gì về đời sống tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong nói riêng, của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ? ( Câu hỏi khái quát) 10 => Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp: dũng cảm, lạc quan, sẵn sàng hi sinh vì Tổ Quốc...) 3.2.2. Câu hỏi về kiến thức cơ bản Câu hỏi này dành cho tất cả các đối tượng học sinh. Nó chiếm số lượng tương đối lớn trong 1 tiết dạy học văn. Bởi muốn trả lời được những câu hỏi khó trước hết phải trả lời được những câu hỏi về kiến thức cơ bản. Có những giáo viên ngộ nhận về đặc trưng của phương pháp đổi mới, cho rằng trong giờ dạy học văn, câu hỏi nào cũng phải “lạ”, “lạ” đến mức học sinh khó hiểu, khó trả lời. Thực ra loại câu hỏi này càng giản dị, dể hiểu càng tốt để làm sao học sinh trung bình, thậm chí 1 số em yếu kém nếu được giáo viên khuyến khích động viên vẫn trả lời tốt. Ví dụ 1: Dạy bài “Đồng chí” của Chính Hữu (Ngữ văn 9) ? Quê hương anh bộ đội được tác giả giới thiệu qua những câu thơ nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? => “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” Kết cấu sóng đôi, vận dụng thành ngữ, ngôn ngữ mộc mạc diễn tả cái nghèo của cả anh và tôi -> những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân -> dễ cảm thông. Ví dụ 2: Dạy văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9) ?Bé Thu phản ứng như thế nào khi nghe tiếng ông Sáu “Thôi! Ba đi nghe con!” Em có nhận xét gì về phản ứng của bé Thu “Kêu thét lên.... chạy dang đôi tay ôm chặt lấy cổ ba nó... hôn cùng khắp” => Phản ứng hết sức bất ngờ, mãnh liệt, nó là biểu hiện của tình yêu thương bị dồn nén.Tình cảm ùa ra cuống quýt nồng thắm, cháy bỏng. Ví dụ 3: Khi dạy văn bản “Làng” của Kim Lân (Ngữ văn 9) ? Tìm chi tiết thể hiện cảm giác của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc? 11 => " Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng chừng như không thở được..." "...vờ lảng ra chỗ khác... cúi gằm mặt xuống mà đi... nằm vật ra giường..." 3.2.3. Các câu hỏi yêu cầu một năng lực cảm thụ văn học khá tốt, khả năng khái quát vấn đề cao. Loại câu hỏi này dành cho các em học sinh giỏi, khá. Số học sinh này không nhiều trong lớp học( với trường tôi). Tuy nhiên, nếu tiết học văn có hứng thú, học sinh tự tin thì chắc chắn sẽ có nhiều em muốn được phát biểu ý kiến.Trong trường hợp này giáo viên phải ưu tiên cho học sinh khá giỏi, bởi thời gian 45 phút không phải là nhiều nếu không muốn nói là quá ít cho việc cảm nhận một tác phẩm văn học. Hơn nữa với đặc trưng của phương pháp mới, chính các em là người giúp giáo viên trình bày vấn đề, tránh cho giáo viên “bệnh” thuyết giảng truyền thống và tăng sự tự tin cho mình, cho các bạn. Ở dạng câu hỏi này rèn năng lực cảm thụ đòi hỏi học sinh phải tư duy thậm chí có những phát kiến sáng tạo đồng thời phải có kỹ năng trình bày vấn đề mạch lạc rõ ràng tự tin. Giáo viên cần nâng niu những tài năng văn chương vừa “hé nở” Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri (Ngữ văn 8) ?Tại sao tác giả không trực tiếp tả cảnh cụ Bơ Men vẽ tranh trong đêm giá rét, không tả cảnh cụ bị bệnh phải vào viện và qua đời ở đó? => Cụ Bơ Men suốt đời không thành đạt, suốt đời là một hoạ sĩ nghèo túng mượn rượu giải khuây vẫn không thôi mơ vẽ cho mình một bức tranh kiệt tác, nhưng lại là một ông già rất tốt bụng bởi tính kiên cường, mạnh mẽ, giàu tình yêu thương con người. Cụ lẳng lặng vẽ bức tranh lá trong gió tuyết hoàn toàn chỉ nhằm mục đích duy nhất là cứu Giônxi. Khi vẽ, cụ hoàn toàn không nghĩ mình đang làm một kiệt tác cho cả một đời, không báo trước cho Giônxi cũng không báo trước cho Xiu. Bản chất tốt đẹp của cụ là thế! 12 ? Có thể gọi bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” của cụ BơMen là một kiệt tác được không? Tạo sao? => Được vì có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao: + Nó rất đẹp, rất giống lá thật + Giá trị nhân sinh cao + Nó được vẽ trong đêm mưa gió + Nó phải đổi bằng tính mạng con người Ví dụ 2: Khi dạy văn bản " Quê hương" của Tế Hanh ( Ngữ văn 8) ? Cảm nhận của em về 2 câu thơ: " Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" Có em đã cảm nhận: Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi vốn gần gũi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Nhà thơ chợt nhận ra linh hồn của làng chài quê hương trong trong hình ảnh cánh buồm. Câu thơ vừa vẽ ra chính xác hình thể vừa gợi ra cái linh hồn của sự vật. Bao trìu mến thiêng liêng, bao hi vọng mưu sinh của người dân làng chài gửi vào cánh buồm no gió. 3.2.4. Câu hỏi gợi mở Khi soạn giáo án trên cơ sở nắm vững đối tượng HS, GV phải lường trước được các tình huống xảy ra: HS có trả lời được không? Nếu không trả lời được hoặc trả lời theo hướng khác thì phải làm thế nào? Trước các tình huống này, thực tế GV đã có những cách giải quyết sau: Thứ nhất, không khí lớp học nặng nề với khoảng thời gian “chết”. Thứ hai, GV tiếp tục hỏi nhưng hỏi gợi ý. Đây chính là câu hởi gợi mở. Loại câu hỏi này góp một phần không nhỏ vào chất lượng bài học. Nếu GV gợi mở tốt, hợp lí HS yếu cũng có thể trả lời được những câu hỏi tương đối khó. Ngay cả những em HS Khá, Giỏi không phải em nào cũng trả lời được những câu hỏi khó. Như vậy với sự gợi mở, GV đã giúp HS có thêm sự tự tin vào khả năng của mình. Loại câu hỏi gợi mở có thế được GV chuẩn bị trước nhưng cũng có 13 thể nảy sinh trong quá trình dạy học.Với loại câu hỏi này, GV phải hết sức chủ động, linh hoạt, phải nắm vấn đề nhanh và nhạy cảm. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Ngữ văn 9) có thể thiết kế: ? Có điểm gì khác nhau trong cảnh dùng đại từ “tôi” và đại từ “ta” trong bài thơ? Câu hỏi gợi mở : Từ nào vừa nói được niềm riêng, vừa diễn tả được cái chung ? Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” có ý nghĩa gì? Câu hỏi gợi mở : Từ mùa xuân của đất nước, đất trời tác giả nói tới mùa xuân của mình như thế nào? Mùa xuân ở đây có nghĩa ẩn dụ không? Cho điều gì? Mối quan hệ cá nhân - cộng đồng như thế nào? Chỉ “nho nhỏ” thôi là khát vọng như thế nào? Ví dụ 2: Khi dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9) ? Em hiểu như thế nào về nhan đề “Những ngôi sao xa xôi”? Câu hỏi gợi mở: Những chi tiết nào trong truyện có liên quan đến những ngôi sao? Vì sao có tính chất gì? Hàm ý của tác giả? Ví dụ 3: Khi dạy bài " Nói với con" của Y Phương (Ngữ văn 9). Em hiểu thế nào về câu thơ: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Câu hỏi gợi mở: Từ "nhỏ bé" ở đây được hiểu nhỏ về thể xác hay tâm hồn? 3.2.5. Câu hỏi tích hợp, liên môn Đây là dạng câu hỏi mang tính chất mở rộng để kích thích tư duy, rèn luyện trí nhớ cho HS. Các em không chỉ biết đến bài đang học mà có thế biết bài ngoài chương trình hay môn học có nội dung kiến thức liên quan hoặc những bài đã học để các em có lập trình một hệ thống kiến thức. Dạng câu hỏi 14 này tập cho các em biết hệ thống hoá kiến thức, tư duy nhiều chiều sự hiểu biết đa dạng và nhận thấy các môn học, phân môn có liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Những câu hỏi tích hợp làm cho HS có ý thức học tập tích cực hơn. Đây là những câu hỏi không mới song không khéo sẽ trở lên khiên cưỡng, gượng ép. Ví dụ 1: Em học tập được gì về phương pháp nghị luận qua văn bản: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn (Ngữ văn 8) (Tích hợp với phân môn Tập làm văn) => Dẫn chứng xác thực; lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm chân thành, lập luận chặt chẽ; giọng văn lúc tha thiết lúc hùng hồn, đanh thép; sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (Ngữ văn 9) Qua bài thơ em học tập được cách miêu tả và biểu cảm như thế nào? (Tích hợp với phân môn Tập làm văn) => Chọn cảnh đặc trưng, tiêu biểu, miêu tả theo trình tự thời gian, giàu liên tưởng, sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Bếp Lửa” của Bằng Việt ((Ngữ văn 9): ? Đoạn thơ “Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh Bố ở chiến khu bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” Có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ý nghĩa? (Tích hợp phân môn Tiếng Việt) ?Câu thơ “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” gợi em nhớ đến sự kiện nào của đất nước? (Tích hợp môn lịch sử) => Kháng chiến chống Pháp, nạn đói năm 1945 ?Tình cảm bà cháu đã được biết bao tác giả nhắc tới trong các văn bản. Em đã được học văn bản nào? (Tích hợp hàng dọc) => Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh ( Ngữ văn 7) 15 3.2.6. Câu hỏi liên quan đến những vấn đề thực tiễn, đặt học sinh vào tình huống cụ thể phải giải quyết: Dạng câu hỏi này đặt HS vào những tình huống để HS bộc lộ cách giải quyết( có thể tích cực hoặc tiêu cực), GV sẽ có cơ hội định hướng, uốn nắn cho HS. Cái tài của người GV trong dạng câu hỏi này là phải phát hiện ở HS đâu là câu trả lời thực tâm, đâu là câu trả lời đối phó. Nhưng dạy câu hỏi này là hết sức cần thiết vì nó sẽ đặt các em trước những vấn đề thực tế của đời sống mình phải ứng phó, nó có tác dụng rèn kỹ năng sống cho HS đôi khi còn tạo sự sôi nổi trong tiết học. Ví dụ 1: Dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” (Ngữ văn 8) ?Em sẽ làm gì trước đại dịch này? Nếu người thân của em nghiện thuốc lá em sẽ làm gì? ( HS tự bộc lộ) Ví dụ 2: Dạy bài “Bài toán dân số” (Ngữ văn 8) ? Em đã hiểu tác hại của sự gia tăng dân số? Vậy hành động của em trong hiện tại và tương lai là gì? ( HS tự bộc lộ) Ví dụ 3: Dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9) ? Tác phẩm đã đề cập đến phẩm chất tốt đẹp của ba nữ thanh niên xung phong. Một trong những phẩm chất khiến ta khâm phục là tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh. Nếu đất nước lại xảy ra chiến tranh em sẽ làm gì? ( HS tự bộc lộ) 3.2.7. Câu hỏi dành cho chính giáo viên Loại câu hỏi này có thể không khó nhưng nó đòi hỏi phải có sự đầu tư, tìm tòi cho bài học, bài dạy. Đây thường là những câu hỏi rộng hơn, xa hơn so với nội dung trọng tâm của tác phẩm.Ví dụ như câu hỏi bàn về bản thân tác giả (SGK chưa đề cập), câu hỏi về một tác phẩm khác cùng thể loại, cùng đề tài, câu hỏi về những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về một tác giả, tác phẩm nào đó, tâm sự của chính tác giả về tác phẩm... Sở dĩ gọi là câu hỏi dành cho chính GV vì giáo viên tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời như là một sự chuẩn bị bài dạy. Thông thường đa số HS không 16 chủ động, không có điều kiện tìm hiểu, chuẩn bị trước. Tác dụng của loại câu hỏi này là rèn luyện cho HS một cách rất tự nhiên vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương một cách toàn diện như thế nào? Khi học sinh vận dụng để viết bài văn chắc chắn bài viết sẽ sinh động, phong phú, hấp dẫn và giàu chất văn hơn. Ví dụ 1: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng - tác giả “Chiếc lược ngà” đã qua đời vào ngày 13/2/2014. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9) GV minh hoạ bằng những bài thơ khác của ông như: “Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây”, “Gửi em cô thanh niên xung phong”, “Nhớ”,... để cung cấp thêm tư liệu. Đây là một dẫn liệu từ tâm sự của chính nhà thơ: “Những chiếc ô tô tải có khuy bạt và lưới nguỵ trang bụi bặm đậu trong sân của trung đoàn là đoàn xe mới từ miền Nam ra. Không có một chiếc xe nào có kính trông vô cùng lạ lẫm. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, tất cả cứ hổng hông hốc. Cái câu thơ sau này viết “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” là câu thơ tôi (PTD) khoái lắm, không phải mở cửa mà có thể thò tay thì sướng quá... Mấy tháng sau, tôi leo lên một trong những chiếc xe ấy và tiến thằng vào Nam qua tuyến lửa Khu 4. Anh chiến sĩ lái xe ngồi ở vị trí lái chính hôm ấy tên là Nguyễn Văn Mậu quê ở Bắc Ninh. Cái câu thơ “ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng” là câu thơ tôi viết riêng cho anh ấy.“Mắt đắng” nghĩa là mắt cay nói theo thổ ngữ vùng Nội Duệ, Cầu Lim. Chúng tôi dừng xe nghỉ tại một căn nhà đổ nát vì bom của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Tôi đã viết bài thơ ấy trong một căn nhà đổ nát bên một vườn chuối xác xơ” (Phạm Tiến Duật - Cây gậy thần văn học) Ví dụ 3: Dạy văn bản Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (Ngữ văn 6) 17 GV có thể cho HS tham khảo: “Đêm cuối cùng, tôi đã phải vật vã từ chập tối đến gần 2 giờ sáng cũng chỉ vì 4 câu kết.Gay go nhất là 2 câu cuối cùng.Tôi vạch ra nhiều câu “cặp đôi” để khẳng định rằng không có cách nào được tốt hơn là: Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh Nghĩa là với Hồ Chí Minh, cái việc thức suốt đêm vì giấc ngủ của các cháu bộ đội, dân công là một việc đã hoá tự nhiên, bình thường trong cuộc đời “Không ngủ mà Người đã nguyện hiến dâng cho hạnh phúc của dân tộc” Cho nên khi tôi trăn trở, vật vã mãi để tìm ra âm hưởng: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ là tôi muốn ngầm chuyển hoá từ nét hoạ sang hình khối khác, từ hình ảnh Bác trong tranh thành bức tượng Hồ Chí Minh cháy lên đời đời như chính ngọn lửa bất diệt của Người, ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa tình thương, ngọn lửa nhân văn.. (Minh Huệ - Tâm tình về “Đêm nay Bác không ngủ”) Ví dụ 4: Khi dạy bài Nói với con của Y Phương (Ngữ văn 9): GV cho HS biết thêm thông tin: "Khi sáng tác bài thơ Nói với con những năm 80 của TK XX, thế hệ của tôi vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh. Đất nước vừa mới thống nhất, nền kinh tế nước ta như một người bệnh trọng mới ốm dậy. Trong bối cảnh khốn khó đó, kẻ xấu người tốt được bộc lộ. Bối cảnh xã hội tác động rất mạnh mẽ đến đời sống con người, nhất là đối với các dân tộc miền núi. Cái nghèo đói hiện lên từng con phố, bản làng, vào từng nhà và từng con người cụ thể. Chúng tôi nghĩ chỉ có thể tựa vào văn hoá truyền thống mới đững vững được trong lúc này.Vì thế tôi viết bài thơ nhằm tôn vinh dân tộc Tày của tôi, dưới hình thức tâm sự của người cha với con.(Lúc này chúng tôi sinh con gái, cháu mới được 1 tuổi). Tình yêu con lớn dần cùng tình yêu dân tộc, tâm trạng tôi lúc này thật nhiều nỗi niềm thiêng liêng da diết và nó đã thổn thức trong tôi thành những ý thơ. 18 (Gặp nhà thơ Y Phương - Phương Thu) =>Hoàn cảnh sáng tác của nhiều bài thơ rất thú vị: Ví dụ 5: Khi dạy bài " Sang thu" của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9) “Tôi sáng tác bài thơ “Sang thu” năm 1977, tại làng Khương Hạ, quận Thanh Xuân khi dự trại sáng tác do Quân đội tổ chức. Đó là 1 làng quê yên bình, tĩnh lặng nằm ven Hà Nội.Hôm đó tiết trời vừa chớm thu, tôi trèo lên cây ổi thật, không phải muốn ăn mà vì thấy nó đẹp. Tự nhiên gặp hương ổi ngào ngạt, tôi không nỡ hái.Và ngay trên cây ổi, tôi viết bài thơ “Sang thu”.Có 1 chi tiết các thầy cô giáo và các em học sinh ít chú ý khi giảng dạy bài thơ này, đó là thời điểm sáng tác: thu 1977 .Chi tiết đó rất quan trọng. Đôi khi giảng dạy thơ, “chìa khóa” của nó là đầu đề, có khi là 1 lời đề tặng, có khi là năm tháng sáng tác. Với bài thơ “Sang thu”, đó là thời điểm sáng tác - là những cảm giác vủa người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh lần đầu được tận hưởng 1 mùa thu hoà bình.Có lẽ phải là 1 người lính mới khao khát sống và yêu hoà bình đến thế. Ở trường các thầy cô giáo mới chỉ giảng chữ mà quên rằng đây là tâm hồn tác giả yêu say đắm hoà bình, say đắm cái hạnh phúc đơn sơ nhưng lại vô cùng lớn với người lính mà trong cuộc chiến tranh vừa đi qua họ không thế có. (Trò chuyện với tác giả bài thơ “Sang thu”- Phương Thu) Ví dụ 6: Khi dạy văn bản " Bến quê" của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 9) GV trích Nhận định về Nguyễn Minh Châu : Trong cuộc Hội thảo tưởng niệm Nguyễn Minh Châu nhân ngày giỗ đầu của ông, nhà văn Nguyên Ngọc đã tôn vinh Nguyễn Minh Châu "thuộc số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay". Trong con người và mỗi trang sách của Nguyễn Minh Châu, dưới cái vẻ khiêm nhường, thâm trầm giản dị luôn cháy sáng một ngọn lửa nồng đượm, ngọn lửa được thắp lên từ khát vọng tìm kiếm sự thật và tinh thần nhân bản, bền vững tình yêu thương con người đến khắc khoải như mối quan hoài. Ngọn lửa ấy vẫn tiếp tục tảo được ánh sáng và truyền sức nóng của nó đến với các thế hệ người đọc. ( Bến quê - Bản di chúc nghệ thuật Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Văn Long) 19 Dạng câu hỏi dành cho GV giúp tôi thấm thía câu nói “Dạy học tức là học 2 lần”, nội dung giáo viên tìm hiểu ngoài tác phẩm đưa ra sẽ tăng độ chân thực, kiến thức mới mẻ cuốn hút học sinh tạo nên niềm tin tưởng. Và hơn thế với các tác phẩm thơ giúp cho cảm xúc các em thăng hoa và biết cách sáng tác thơ nữa. 3. 3. Các câu hỏi phải đảm bảo nội dung bài học Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo tinh thần đổi mới vẫn yêu cầu GV “Khám phá bài văn thật sâu sắc, tự mình rung cảm thật sự” để trước hết nắm vững yêu cầu trọng tâm của bài học, xây dựng một hệ thống câu hỏi hợp lí, khoa học. Hệ thống câu hỏi này không thế nằm ngoài nội dung mà bài học đặt ra. GV phải xác định đâu là nội dung trọng tâm, nội dung liên tưởng...để hướng dẫn HS khai thác tác phẩm văn học, khai thác hình tượng nhân vật... 3.4. Các câu hỏi phải trong 1 hệ thống Các câu hỏi trong một bài dạy học văn phải đảm bảo một trình tự hợp lí, khoa học. Cả bài học là một thể thống nhất không rời rạc. Muốn làm tốt được việc này GV phải xác định bố cục bài dạy văn một cách rõ ràng các câu hỏi sẽ đi theo bố cục ấy. Nhìn vào hệ thống câu hỏi khoa học, hợp lí có thể hình dung được nội dung tác phẩm, hình dung được con đường chiếm lĩnh khám phá tác phẩm văn chương của thầy và trò như thế nào? Để làm rõ tính hệ thống của câu hỏi, GV phải chú ý tới các câu hỏi chuyển tiếp giữa các ý, các phần trong bài giảng. Các câu hỏi chuyển tiếp này giúp cho bài giảng chặt chẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng. Ví dụ 1: Dạy văn bản “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (Ngữ văn 9) ?Bài thơ có câu hát căng buồm ra khơi, còn khi đánh cá trên biển thì sao? (chuyển sang phần 2) ?Một đêm lao động mãn nguyện, khí thế của đoàn thuyền khi trở về như thế nào? (chuyển sang phần 3) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng