Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Skkn vẽ theo mẫu bằng màu

.DOC
15
233
119

Mô tả:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm hiểu phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu là công vi ệc rất quan trọng của đất nước, là nhiệm vụ chiến lược của nghành Giáo dục. Nhà trường Tiểu học có nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy các em học sinh trở thành những người có ích cho đất nước, trong đó có cả việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trên mọi lĩnh vực. Do vậy việc phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu riêng biệt trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và Mĩ thu ật nói riêng là m ột việc làm cần thiết không chỉ các trường nghệ thu ật chuyên nghiệpmới làm nhiệm vụ này mà ngay trong trường Tiểu học năng khiếu thường bộc lộ sớm nên vấn đề phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu phải được đặt ra và phải được quan tâm hơn nữa . Như chúng ta đó biết, hội hoạ là nghệ thuật dùng đường nét,hỡnh mảng,màu sắc đậm nhạt để phản ánh cái đẹp của thế giới khách quan.Mĩ thuật là môn học tạo ra cái đẹp. Mà cái đ ẹp l ại không qui định khô cứng càng không có đáp s ố t ất c ả, không sao chụp không dập khun…mà luôn biến ảo khôn l ường để có cái đẹp hợp với khả năng nhận thức, khả năng biểu hiện và cảm thụ riêng của mỗi người. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy trực tiếp, tôi nhận thấy rằng: Ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các môn học như Toán, Tiếng Việt…thì môn Mĩ thuật cũng vô cùng quan trọng. Nó góp phần tạo đà cho các em phát tri ển toàn diện trên nền tảng nhiều mặt. Mặt khác môn mĩ thu ật trong trường Phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng là giáo d ục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát tri ển nhân cách một cách toàn diện, hài hoà. Trong đó vi ệc hướng dẫn cho học sinh nhận biết và sử dụng đúng màu trong việc vẽ theo mẫu bằng màu là rất quan trọng. Chính vì vậy tôi xin chia s ẻ v ới đồng nghiệp và góp phần thực hiện mục tiêu dạy học Mĩ thuật,góp phần giáo dục cho học sinh Tiểu học. Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến cùng bạn đọc trao đổi về việc dạy Mĩ thu ật, d ạy phân môn “Vẽ theo mẫu bằng màu” lớp 4,5 ở Trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân. Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Cơ sở lý luận: Chương trình mĩ thuật bậc tiểu học là chương trình đồng tâm, nghĩa là bài vẽ theo mẫu các em được học từ lớp 1 đ ến l ớp 5 đ ều có nhưng với mỗi lớp yêu cầu của bài khác nhau. Ví dụ với l ớp 1, 2, 3 chỉ yêu cầu học sinh làm quen với mẫu vật, hình đ ơn gi ản. Đ ến lớp 4 ngoài việc đặt hình vẽ cân đối trong trang gi ấy các em còn v ẽ được 2 hình khối có cấu trúc phức tạp, phân biệt được độ đ ậm nhạt, đen trắng. Lớp 5 thì các em vẽ được hình sát với mẫu, v ẽ hình có đến 3 vật mẫu làm quen với cách vẽ đ ậm nhạt bằng màu. Nhưng thực tế ngay từ lớp 1, 2, 3 thì vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa hiểu hết về vẽ theo mẫu nên đến lớp 4, 5 mà bài vẽ vẫn còn quá nhỏ hoặc quá to so với trang giấy hoặc rất vất vả khi t ạo hình và đa phần bài vẽ của các em đều sao chép như nhau dù góc đ ộ nhìn vật mẫu là khác nhau. Vẽ theo mẫu là phải diễn tả được hình ảnh thực của mẫu về hình khối, đường nét,đậm nhạt và tương quan chung,có nghĩa làm cho hình vẽ đó “nổi” lên trên tờ giấy vẽ, xong học sinh vẽ b ằng c ảm xúc riêng của lứa tuổi qua nét vẽ và màu sắc nên ở các bài “V ẽ theo mẫu”ngoài việc cho học sinh vẽ mô phỏng theo mẫu ( công vi ệc này HS thực hiện khá nhanh còn cho HS tự trang trí và v ẽ màu nh ằm kích thích trí tưởng tượng và khả năng cảm thụ màu s ắc của mỗi em.Mẫu vật là để giúp HS quan sát, tìm vẽ được hình chung, t ừ đó các em thể hiện khả năng mĩ thuật của bản thân mình. Vẽ theo mẫu ở tiểu học là một phân môn tạo nên ý th ức quan sát để cảm nhận cái đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng. Đó s ẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng của ch ư ơng trình mĩ thuật tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình, và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh họat hàng ngày. Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học, cũng nh ư các phân môn khác của bộ môn Mĩ thuật đều được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó không phải là những mẫu v ẽ, bài v ẽ khó và đòi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu từ cách vẽ những nét thẳng, nét cong (đối với lớp 1), đến vẽ những đồ vật thông dụng như cái xô, cái phích, cái bát… (đối với lớp 4,5). Vẽ theo mẫu là một phân môn mà học sinh đ ược quan sát mẫu thực và nhận xét mẫu để rồi mô phỏng lại mẫu một cách t ương đối giống thực. Tức là học sinh sẽ hình thành đư ợc kiến thức cơ bản của môn mĩ thuật qua phân môn vẽ theo mẫu này. Học sinh sẽ vẽ theo một phương pháp cụ thể, đơn giản. Đó là vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và chu trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của bộ môn mĩ thuật. Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho học sinh, đó là vẽ từ phần chung tr ước, phần riêng sau; vẽ phần chính trước, phụ sau; vẽ đơn giản trước, chi tiết sau; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng chính trước, mảng phụ sau. Nói tóm lại vẽ theo mẫu có thể là “kim chỉ nam” cho các phân môn còn lại của bộ môn mĩ thuật. Và đây sẽ là ki ến th ức cơ b ản t ạo đà để học sinh tiếp tục khám phá và làm chủ cái đ ẹp trong ch ương trình mĩ thuật đồng tâm ở các cấp cao hơn, đặc biệt là bi ết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày. II. Thực trạng của việc dạy Mĩ thuật, dạy phân môn vẽ theo maaux khối lớp 4, 5 ở trường Tiêu học Thị trấn. 1. Thực trạng: Môn Mĩ thuật có trong chương trình Tiểu học từ lâu song vi ệc giảng dạy và học tập ở các trường hiện nay chưa thật sự có hiệu quả. Phương tiện phục vụ cho giảng dạy còn thiếu nhi ều. Một s ố phụ huynh còn cho rằng đây là môn học phụ nên không mua s ắm sách vở, đồ dùng học tập cho con. Một số học sinh đi học th ường xuyên bỏ quên đồ dùng học tập... dẫn đến khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Do vậy ảnh hưởng nhiều đến giáo d ục thẩm mĩ cho học sinh. a. Đối với giáo viên; Giáo viên hết sức cố gắng trong việc tiếp cận và triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật nhưng chất lượng chuyển biến chưa đáng kể. Kiến thức hội hoạ, phương pháp dạy học được trang bị trong trường Sư phạm còn hạn chế. Khả năng thực hiện đổi mới các hình thức dạy học chưa linh hoạt. Trình độ tin học chưa cao chưa thường xuyên sử dụng giáo án điện tử. Năng khiếu vẽ minh hoạ còn hạn chế. Đồ dùng phục vụ cho môn học còn ít. b. Đối với học sinh: Trong thực tế, học sinh Tiểu học rất thích vẽ nhưng do các em thường vẽ tự do, vẽ màu theo ý thích nên còn dẫn đến : + Không có hứng thú học tập với môn học. + Khi vẽ theo mẫu ít khi phân biệt mảng chính, mảng phụ + Vẽ màu tự do theo ý thích. + Chóng quên các bước vẽ theo mẫu. + Các bài vẽ theo mẵu thườnng vẽ chưa thật chớnh xỏc vẽ màu thường vẽ không đúng với mẫu. 2. Kết quả khảo sát học sinh: *Thực trạng dẫn đến; Chất lượng dạy học Mĩ thuật nói chung và phân môn “Vẽ theo mẫu” ở khối lớp 4, 5 nói riêng hi ện nay rất thấp. Minh chứng dưới đây giúp ta khẳng đ ịnh được thực trạng trên là đúng: Sau đây là kết quả khảo sát 10 em thuộc 3 đối tượng.Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành ở lớp 4C trường Tiểu học Thị Trấn với bài 10: "Vẽ theo mẫu” Đồ vật có dạng hình trụ” ( bằng cách dạy như đã nêu trên ). Nội dung đánh giá Số học sinh đạt Số học sinh chưa đạt Vẽ đúng hình đúng 2 = 20% 8 = 80% mẫu Vẽ màu phù hợp,đẹp 3 = 30% 7 = 70% Như vậy ở bảng trên cho thấy nhất thiết phải cải tiến phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học phân môn này. Xuất phát từ tình hình trên tôi mạnh dạn cải ti ến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vẽ theo mẫu cần thực hiện một số biện pháp sau. 3. Các biện pháp, giải pháp thực hiện 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu ở khối 4 – 5. a. Khắc phục đồ dùng dạy học. Bài vẽ theo mẫu bằng màu là dạng bài kiến thực tổng hợp, từ dựng hình,bố cục, đậm nhạt, sáng, tối từ bài này nó liên quan tới cách dùng màu pha màu ở bài trang trí, bài đề tài. Vì v ậy để vẽ được bài này đòi hỏi thầy và trò phải có đủ điều ki ện về đồ dùng dạy và học . Giáo viên cần phải có bài vẽ mẫu và sưu tầm thêm nhiều bài v ẽ theo mẫu với cách vẽ khác nhau để học sinh tham khảo, phát huy khả năng sáng tạo của các em, từ đó các em thấy được sự phong phú đa dạng và tìm chọn cho mình cách trang trí đẹp, phù hợp. b. Gây hứng thú cho học sinh khi quan sát, nhận xét. Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em. Khi dạy bài vẽ theo mẫu. Giáo viên treo bài mẫu xong không nên đặt câu hỏi cho học sinh là: ”Bài đẹp ở chỗ nào?”, ”Vì sao bài đẹp? ” mà phải cho học sinh quan sát trải nghi ệm khám phá n ội dung của từng bài vẽ, lựa chọn bài vẽ đúng yêu cầu của bài t ập. Sau đó cho học sinh quan sát và nhận xét v ề bố cục,các m ảng chính, phụ, cách sắp xếp hình mảng, cách vẽ màu. Nhi ệm v ụ của giáo viên là phải dẫn dắt các em phát huy trí tưởng tượng đ ể vẽ được những mẫu đẹp, sắp xếp hình mảng phù hợp, vẽ màu đ ẹp, nổi bật. c. Giúp các em nắm chắc được các bước vẽ . Để có được một bài vẽ trang trí đẹp các em cần nắm đ ược các bước vẽ theo mẫu: *. Bài vẽ theo mẫu hình cơ bản. Bước 1: Xác định bố cục. Bước 2:Vẽ hình bằng nét chì (nhẹ) Bước 3: So sánh tỉ lệ giữa các mẫu.(tạo không gian) Bước 4: tìm vị trí của từng mẫu. *. Bài vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu. Bước 1:Vẽ tiếp hoạ tiết. Bước 2: Vẽ màu d. Tạo điều kiện cho học sinh thực hành nhiều trong suốt thời gian tiết học Mĩ thuật. Thời gian thực hành thường chiếm 20 -25 phút. Giáo viên đến từng bàn để hướng dẫn thêm cho các em, giúp các em có nhiều bài vẽ theo mẫu đẹp và sắp xếp hình mảng, vẽ màu, khác nhau, tránh dập khuôn, gò ép. e.Nhận xét ,đánh giá. Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét ,đánh giá một s ố bài v ẽ về: Cách sắp xếp bố cục. Cách vẽ hình mảng. Cách vẽ màu. g. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học:Tổ chức cho học sinh "Học mà chơi, chơi mà học" . Chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với học sinh Tiểu học. Do vậy giáo viên cần phải chú ý đến đặc điểm này đ ể t ổ chức cho các em tham gia hoạt động. Thông qua trò chơi đ ể củng c ố, kh ắc sâu và mở rộng kiến thức hội hoạ cho học sinh. Dạy phân môn v ẽ theo mẫu có thể tổ chức trò chơi như sau: *Vẽ tiếp sức: Từng nhóm lần lượt lên vẽ theo mẫu của nhóm mình. Nhóm nào gần đúng với mẫu ,xong trước, đẹp thì nhóm đó thắng cuộc. *Vẽ sáng tạo; Chia lớp thành các nhóm học tập và phát cho mỗi nhóm hai bộ phiếu bao gồm hoạ tiết và hình chưa trang trí. Thời gian sắp xếp hoạ tiết vào hình trang trí cho mỗi đội là một phút, yêu cầu sắp xếp sao cho phù hợp, nhóm nào ghép nhanh, phù hợp thì nhóm đó thắng cuộc. * ”Ai nhanh hơn”: Yêu cầu mỗi nhóm trưng bày s ản ph ẩm c ủa nhóm lên bảng, cử một đại diện lên phân loại s ản ph ẩm theo các mức: Hoàn thành tốt ,hoàn thành và nêu lý do xếp loại thời gian là ba phỳt . Nhóm nào phân loại nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. Trên đây là một số giải pháp giúp cho giờ học vẽ theo mẫu nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Vận dụng giải pháp như đã trình bày và kế thừa ưu điểm của cách dạy truyền thống, tôi đã mạnh dạn cải tiến ph ương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phân môn vẽ theo mẫu ở khối 4, 5 như sau : 4 . Các biện pháp tổ chức thực hiện 4.1. Chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng dạy học. *Đảm bảo cơ sở vật chẩt trang thiết bị trong phòng học, bảng đặt mẫu, vải màu phủ nền ánh sáng hợp lý. -Số lượng học sinh học tập không quá đông *Đối với giáo viên: Chuẩn bị các đồ vật có dạng hình trụ. (Mẫu vẽ ) - Một số bài của học sinh năm trước. - Hình gợi ý cách vẽ . *Đối với học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ bút chì, bút màu, tẩy, vở t ập v ẽ,thước kẻ . - Sưu tầm các bài vẽ theo mẫu đẹp; các đồ vật có trang trí hình trụ. 4.2. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ cú dạng hình trụ và bày mẫu cho học sinh quan sát. Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung thông qua hệ thống câu hỏi: + Nhận xét về hình dáng chung ? ( cao, thấp, rộng, hẹp) + Nhận xét về cấu tạo ( có những bộ phận nào)? + Nêu sự khác nhau của các đồ vật ? + Các bộ phận và tỉ lệ của các bộ phận..(nếu tỉ lệ không đúng,hình vẽ sẽ sai lệch, không giống mẫu ) Màu sắc- độ đậm nhạt + Màu có đậm , có nhạt sáng tối + Kể tên một số đồ vật dạng hình trụ có trang trí? - Cho học sinh quan sát một số đồ vật ứng dụng trang trí đẹp. Những câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của học sinh tuy đơn giản, kết hợp với đồ dùng trực quan, vật thật đ ẹp s ẽ gây đ ược hứng thú cho các em vào bài tập thực hành. 4.3. Hướng dẫn học sinh nắm chắc các bước vẽ theo mẫu bằng màu màu (Dạng bài đồ vật có dạng hình trụ) và các bước vẽ theo mẫu cơ bản. * Dạng bài vẽ theo mẫu. - Cho học sinh quan sát đồ vật . So sánh tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, sau đó phác đường trục của đồ vật . - Tìm tỉ lệ thân, miệng, đáy. - Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ, phác các nét thẳng dài v ừa quan sát mẫu vừa vẽ. - Hoàn thiện hình vẽ :( vẽ một chi tiết) - Gợi ý học sinh vẽ màu. + Trước khi vẽ màu nên có sự lựa chọn màu: chọn màu cho hoạ tiết chính, hoạ tiết phụ, màu nền (chọn các thỏi màu, bút màu để cạnh nhau sao cho các màu đậm, màu nhạt. Ví dụ: Màu nâu, màu chàm, màu tím, màu đen,... là màu đậm; màu vàng, màu da cam, màu xanh non, màu trắng...là màu nhạt). + Nên vẽ các màu đã chọn vào họa tiết chính hoặc nền trước, vẽ màu vào các hình mảng phụ sau. + Cái ca là màu vàng thì phía sau của cái ca phải tô màu khác + Vẽ màu đều không ra ngoài hình mảng + Các hoạ tiết giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt. Lưu ý : Hướng dẫn học sinh cầm bút không cầm sát phần gọt quá. Cầm bút khi tô màu phải thoải mái, không cầm chặt tay quá hoặc lỏng lẻo. Đưa nét tô màu : Theo chiều nghiêng 30 độ, nét lên, nét kéo xuống liền tay. Kỹ thuật đưa nét nhẹ nhàng, thoải mái, đều tay đ ể khỏi bị nét đậm quá, nét mờ quá. Tô ở các hình mảng nhỏ thì đưa nét lên xuống ngắn. Tô ở các hình mảng lớn thì đưa nét lên xu ống dài hơn. Muốn cho hình nổi phải biết xen kẽ giữa các màu sáng tối. Ví dụ: Nếu nền của bài vẽ dùng màu sáng thì hoạ tiết dùng màu đậm và ngược lại . * Dạng bài vẽ theo mẫu. - Giáo viên vẽ lên bảng . Bước 1 : Kẻ khung hình. Bước 2 : Vẽ các đường trục theo tỉ lệ của mẫu. Bước 3 : Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ - hoàn thiện hình vẽ. Bước 4 : Vẽ màu. Gợi ý để học sinh nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài vẽ theo mẫu. Lưu ý : Ở phần này giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản khi vẽ. Cách sắp xếp bố cục. Vậy, trong khi dạy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách sắp xếp sao cho phù hợp. Mỗi cách sắp xếp có một ưu đi ểm, t ạo nên vẻ đẹp riêng của bài vẽ. - Bố cục cân đối; Vẽ theo mẫu là các hình vẽ đơn giản (mô phỏng) hoặc cách điệu (bỏ những chi tiết rườm rà, thêm những chi tiết hợp lí) uốn sửa những nét, những bộ phận cần thiết, thay đổi cả màu sắc t ả thực. -Màu sắc và cách sử dụng màu. + Màu nóng: Màu gây cảm giác ấm, nóng : Đỏ, cam, vàng,... + Màu lạnh: Màu gây cảm giác mát, lạnh : Lam, xanh, tím,... + Màu trung tính: Đen, trắng có thể pha với các màu nóng, lạnh. Cách sử dụng màu : Tuỳ theo từng bài mà hướng dẫn học sinh sử d ụng màu cho phù hợp. Để có sự hài hoà giữa các màu trong bài, hướng dẫn học sinh cần chọn màu cho đúng để tăng thêm vẻ đ ẹp của bài vẽ. Trong một bài vẽ không nên sử dụng quá nhiều màu, chỉ cần 3 đ ến 4 màu là đủ. 4.4. Thực hành. Trước khi bước vào thực hành, giáo viên cho các em nh ắc l ại các bước vẽ. Cho học sinh tham khảo một số bài vẽ đẹp của học sinh các năm trước và các bài vẽ chưa đẹp để học sinh so sánh, rút kinh nghiệm khi thực hành. - Giáo viên đến từng bàn để hướng dẫn thêm cho học sinh. Giáo viên có thể khái quát với một bài vẽ nhưng có nhi ều cách v ẽ khác nhau. - Thời gian của phần thực hành chiếm 2/3 tiết học (Khoảng 20 đến 25 phút). 4.5. Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên hướng dẫn cho các em hoạt động theo nhóm lựa chọn bài đẹp của nhóm để trình bày sản phẩm. - Giáo viên hướng dẫn nhận xét một số bài về : cách sắp xếp bố cục hình mảng, cách vẽ màu. - Tuyên dương những học sinh có bài vẽ đẹp, động viên những em chưa hoàn thành bài. Hoặc có thể tổ chức trò chơi để củng cố nội dung bài. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết sau. *Trên đây là phương pháp chung khi dạy phân môn ”V ẽ theo mẫu” bằng màu ở khối 4,5 song phụ thuộc vào nội dung bài học và đối tượng học sinh, giáo viên cần linh đ ộng v ận d ụng đ ể gi ờ dạy đạt hiệu quả tốt nhất. 4.6. Một số hình thức dạy học phân môn vẽ theo mẫu. Tuỳ từng nội dung, từng hoạt động mà giáo viên vận d ụng hình thức dạy học cho phù hợp. Có thể sử dụng các hình thức sau: - Hình thức dạy học đồng loạt. - Hình thức dạy học theo nhóm. - Hình thức dạy học cá nhân. - Hình thức tổ chức trò chơi học tập. *Hình thức tổ chức trò chơi:Vào đầu giờ học để tạo hứng thú và kích thích học sinh tích cực hoạt động, giáo viên tổ chức trò chơi giúp các em có được tinh thần sảng khoái trước khi vào bài mới. Ví dụ như cho các em chơi trò chơi : ”Ai nhanh hơn ” Trong bài vẽ theo mẫu. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm trong một phút nhóm nào kể được nhiều đồ vật dạng hình trụ thì nhóm đó thắng.Giáo viên cho học sinh xem một số đồ vật dạng hình trụ có trang trí đ ể các em thấy được có nhiều cách trang trí khác nhau,th ấy đ ược s ự phong phú trong cỏc đồ vật.Kết thúc giờ học , học sinh trình bày sản phảm của mình lên bảng,cả lớp sẽ là đoàn người xem tri ển lãm, mỗi em tự chọn bài vẽ mà mình thích, sau đó giáo viên h ỏi m ột số em xem thích bài vẽ nào nhất,Vì sao? Đề nghị tác gi ả gi ới thi ệu về bài vẽ của mình cho cả lớp nghe. Hình thức tổ chức trò chơi không chỉ tạo hứng thú kích thích trí nhớ,trí tưởng tượng sáng tạo thông qua bài vẽ của mình.Các em sẽ sung sướng tự hào khi bài vẽ được bạn yêu thích và được tự giới thiệu cho tất cả mọi người cùng nghe thông qua vi ệc chọn bài vẽ,giới thiệu bài vẽ dần dần hình thành cho các em kh ả năng c ảm thụ thẩm mĩ. Hình thức tổ chức thảo luận nhóm: Giáo viên tổ chức cho các em ngồi theo nhóm,giáo viên giao nhiệm vụ mỗi nhóm một câu h ỏi thảo luận hay tất cả các nhóm thảo luận một câu hỏi. Giáo viên cho mỗi nhóm một phiếu câu hỏi. Nhóm 1. Nêu cách vẽ theo mẫu Nhóm 2: Nhận xét về cách vẽ hình khối? Nhóm 3: Nhận xét về cách vẽ màu? Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên có thể cho các em xem bài vẽ mẫu, để các em quan sát ,nhận xét . Giáo viên gợi ý để các em chọn mẫu vẽ, cho bài vẽ. Khi bắt đầu thực hành, giáo viên yêu cầu các em trang trí theo ý thích c ủa mình, không bắt chước bạn. Dạy bằng hình thức tổ chức nhóm học sinh sẽ hoạt động tích cực hơn và giáo viên s ẽ thuyết trình ít h ơn. Trong quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt sáng tạo và suy nghĩ tìm tòi. Giáo viên phải xây dựng Kế hoạch bài dạy một cách chính xác về thời gian, cũng như các hoạt động trong giờ dạy. Có thể sử dụng trò chơi để làm phong phú thêm tính tích cực hoạt động của học sinh. Trong các hình thức dạy học đã nêu trên đều phát huy tính tích cực của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tìm kiếm tri th ức và tìm cách giải quyết vấn đề, để giúp học sinh hình thành kh ả năng suy nghĩ và sáng tạo một cách độc lập và hướng dẫn học sinh họat động. Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thu ật vì vậy cần tổ ch ức sao cho giờ học nhẹ nhàng- thoải mái- mang tính nghệ thuật và phát huy tính tích cực sáng tạo của các em.Tuỳ vào nội dung c ủa t ừng bài học mà giáo viên lựa chon phương pháp hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. 4.7. Vận dụng các biện pháp vào việc thiết kế bài dạy phân môn ”Vẽ theo mẫu” ở khối 4, 5. MĨ THUẬT - (Tiết 10) Bài 10: VẼ THEO Mẫu - Đồ vật có dạng hình trụ LỚP DẠY: 4C I Mục tiêu: Giúp HS. - Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm,của các đồ vật có dạng hình trụ. - Biết cách vẽ đồ vật có dạng hình trụ gần giống mẫu - Tập vẽ đồ vật có dạng hình trụ. - Giáo dục học sinh thấy được vẻ đẹp của hình trụ được trang trí. II Đồ dùng: Giáo viên Mẫu vẽ - Vải nền + Một vài đồ vật dạng hình trụ. + Một số bài của học sinh năm trước. + Hình minh hoạ cách vẽ . + Học sinh + Vở tập vẽ. + Chì, tẩy, màu vẽ các loại. III. Các hoạt động dạy học: Hoat động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định lớp 1.Kiểm tra đồ dùng của HS - Kiểm tra theo nhóm. - Giáo viên nhận xét. - Báo cáo 2.Giới thiệu bài: - Mỗi đồ vật có hình dáng đặc điểm màu -HS chỳ ý sắc khác nhau. - Giáo viên ghi đề bài Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát - HS quan sát. nhận xét. - Cho HS quan sát mẫu Tên vật mẫu ? - Hình dáng chung của mẫu ? - HS trả lời, nhận xét. + một số lọ ,cốc, ca, chai, khỏc nhau … -HS quan sát. -cao,thấp - Các bộ phận của mẫu ? -miệng, thân .đáy - Đặc điểm của vật mẫu ? -màu sắc đâm nhạt khác nhau -HS nhắc lại GV yêu cấu hs thảo luận nhóm đôi - Hãy nêu một số đồ vật dạng hình trụ ở gia đình? - Đồ vật đó dùng để làm gỡ ? * Vậy mỗi đồ vật đều có vẻ đẹp riêng. - Muốn cho đồ vật được bền lâu em cần phải làm gì ? Hoạt động 2: HD học sinh cách vẽ -Ước lượng và so sánh tỉ lệ -Tìm tỉ lệ các bộ phận -Vẽ nét chính và điều chỉnh -Hoàn thành hình vẽ -Vẽ đậm nhạt ,sáng ,tối * Cách vẽ hình mảng. - GV vẽ minh hoạ trên bảng. * Cách vẽ màu. - Hình mảng giống nhau vẽ cùng một màu, vẽ màu đều, gọn trong hoạ tiết. - Có thể vẽ màu nền trước, màu hoạ tiết sau (Vẽ màu nền đậm thì màu hoạ tiết sáng hoặc ngược lại) - Cho HS xem một số bài vẽ màu đẹp. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách thực hành. - Cho HS tham khảo bài vẽ của HS năm trước (bài đẹp và chưa đẹp). - GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng trong khi làm bài. + Cố gắng vẽ hình cân đối. + Vẽ màu không nên dùng quá nhiều màu -Hs nêu - Chú ý lắng nghe. -HS nêu -HS chú ý +Hình hoa con vật, thuyền buồm… -H/s chú ý . -H/s chú ý. - HS quan sát nêu lại cách vẽ. - HS quan sát tìm ra bài vẻ đẹp. - HS làm cá nhân bài tập vào vở. trong bài vẽ: ( dùng 3 hoặc 4 màu) Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh nhận xét HS chơi theo HD của GV. -GV cùng hs đánh gía sản phẩm -H/s chu ý *Trò chơi: “Ghộp hình”: -GV phát cho mỗi nhóm một bài vẽ được cắt rũi trong thời gian ba phút nhóm nào Nhận xét lẫn nhau. ghép xong trước nhóm đó thắng cuộc -H/s chú ý 3. Củng cố , dặn dò . - GV nhận xét chung tiết học. - Về nhà vẽ bài khác theo mẫu. 5 – Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Bài soạn trên được tiến hành thực nghiệm dạy ở lớp 4C trường Tiểu học Thị Trấn (10 em ở 3 đối tượng). Nội dung đánh giá Số học sinh đạt Số học sinh chưa đạt 0 = 0% Vẽ đúng hình dáng 10 em = 100% mẫu Vẽ màu phù hợp, đẹp 9 em = 95% 1 = 5% Đối chiếu kết quả khảo sát ở bảng 1 và bảng 2 ta dễ dàng nhận thấy việc sử dụng biện pháp đã nêu, hình thức tổ ch ức d ạy học được vận dụng linh hoạt trong giờ dạy và cách tiến hành như bài soạn là có hiệu quả. Từ chỗ 70% học sinh vẽ chưa đúng m ẫu sau khi thực nghiệm giảm chỉ còn 5%. Cụ thể có 3 em bi ết cách vẽ màu đẹp, phù hợp chiếm 30% thì sau khi thực nghiệm đã tăng lên 9 em chiếm 95% (tăng 65%). Kết quả khảo sát ở bảng 3 đã khẳng định hi ệu qu ả của các giải pháp và cách dạy phân môn “Vẽ theo mẫu ở kh ối l ớp 4,5”. Xong tuỳ thuộc vào nội dung bài dạy, đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng sao cho phù hợp với thực tế địa phương. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật góp phần giáo dục toàn di ện cho học sinh về đức, trí, thể, mĩ xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. PHẦN III: KẾT LUẬN 1.Bài học kinh nghiệm. Trên đây tôi đã đề cập đến thực trạng, gi ải pháp và cách d ạy học phân môn: Vẽ theo mẫu ở khối lớp 4,5. Các giải pháp và cách dạy học đó nếu được đem ra vận dụng sẽ thu lại được những kết quả sau: a. Học sinh: được làm việc nhiều, phát huy được trí tưởng tượng phong phú, tích cực tái tạo hình ảnh để trang trí đ ược những bài đẹp, màu sắc hài hoà. Bộc lộ được những khả năng trang trí của các em, nâng học sinh chưa hoàn thành và h ọc sinh hoàn thành lên đạt chuẩn (tối thiểu). Phát hiện được những học sinh có năng khiếu học Mĩ thuật. Giáo viên dễ nhận ra những khó khăn trong h ọc tập của các em để tìm cách khắc phục. b. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học Từ dạy theo lớp sang dạy theo nhóm, làm cho học sinh hứng thú học tập, giờ học sôi nổi, phát huy được tinh thần tự giác, h ợp tác giúp đỡ nhau trong học tập. Nâng cao tỉ lệ học sinh có ý th ức xây dựng bài, từ đó giúp học sinh nắm chắc ki ến thức cơ bản của bài học, yêu thích môn học. c. Đồ dùng trực quan Dạy học Mĩ thuật nói chung, dạy vẽ theo mẫu nói riêng thì đồ dùng trực quan rất quan trọng vì Mĩ thuật là nghệ thu ật của th ị giác, nghệ thuật của mắt nhìn. Tức là các em cảm nhận đ ược các đẹp bằng mắt (khác với Âm nhạc cảm thụ bằng thính giác). Nên giáo viên phải thực sự chú ý đến đồ dùng trực quan trong qúa trình giảng dạy bao gồm: mẫu thực, bài vẽ của học sinh các năm trước, bài của giáo viên. *Tóm lại: Nếu vận dụng tốt các giải pháp và cách d ạy phân môn vẽ theo mẫu ở lớp 4,5 tôi đã trình bày trong bản viết này chắc chắn chất lượng dạy học nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng sẽ có những bước đột phá đáng kể. Góp phần đào t ạo nh ững mầm non Mĩ thuật. Tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn h ọc khác đặc biệt là môn Văn, Toán... Nâng cao hiệu quả phân môn vẽ theo mẫu là tạo điều kiện tiền đề cho học sinh có đủ niềm tin bước vào thế gi ới muôn màu muôn vẻ, đó chính là sức mạnh của cái đẹp làm cho cuộc sống của các em trong sáng và tươi đẹp hơn. Người giáo viên dạy Mĩ thuật không nên biến những tiết d ạy của mình thành những công thức cứng nhắc, bài bản hoặc nặng nề, căng thẳng. Nhiệm vụ của giáo viên là thông qua truyền đ ạt kiến thức cho học sinh nên gợi mở, khuyến khích tạo điều ki ện đ ể học sinh tiếp xúc với Mĩ thuật và phát huy đ ược tính tích cực, đ ọc lập, sáng tạo. Phải làm sao cho tất cả giờ học Mĩ thuật trở nên h ấp dẫn, gợi mở các em sự ham thích được học, được vẽ, được thể hiện khả năng của mình trong nhu cầu phát triển hoàn thiện bản thân, cũng như nhu cầu vươn tới cái đẹp. Vì môn Mĩ thu ật không có công thức, không có đáp số cụ thể và có phần trừu tượng. Môn Mĩ thuật là môn gần gũi, cần thiết cho việc đào t ạo con người. Song lẽ tất nhiên cải tiến phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt môn Mĩ thuật tuỳ thuộc vào những yếu tố sau: Thi ết b ị dạy học cho môn Mĩ thuật, sự chuẩn bị đồ dùng học t ập của học sinh về môn Mĩ thuật. Sự khéo léo của đôi bàn tay và óc th ẫm mĩ của từng học sinh. Nhưng theo tôi nghĩ nếu người giáo viên có lòng yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề nghiệp thì sự quyết tâm vẫn có th ể dần dần tìm cho mình một phương pháp dạy học tôt nhất, có hi ệu quả nhất để góp phần chung vào sự nghiệp giáo dục. 2. Kiến nghị và đề xuất. 1.1 Giáo viên. Cần nghiên cứu kỹ bài dạy để nắm được nội dung và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở từng lớp, từng phân môn. Vì mỗi lớp, mỗi phân môn có những yêu cầu và cách dạy khác nhau. Cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để sớm khắc phục th ực ti ễn đã nêu trên. 2.2 Nhà trường. Cần xây dựng thêm phòng chức năng. Mua thêm tài liệu tham khảo cho môn Mĩ thuật và đ ồ dùng dạy học vận dụng trong các tiết dạy Mĩ thuật. 3.3 Các cấp quản lý. Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các l ớp nâng cao trình độ dạy học. Cần tổ chức chuyên đề nhiều hơn để đúc rút kinh nghiệm dạy học môn Mĩ thuật Tạo điều kiện để giáo viên được tham quan thực tế học hỏi thêm và đúc rút kinh nghiệmvề cách đổi mới phưuơng pháp dạy học. Cần trang cấp một số đồ dùng phục vụ cho việc gi ảng dạy cho thầy và trò
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng