Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ứng dụng cntt theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi h...

Tài liệu Skkn ứng dụng cntt theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn địa lí lớp 5 tuổi

.PDF
20
241
119

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi: Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỉ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Bùi Thị Thuận 17/1/1990 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Giáo viên Đại học 40 2 Nguyễn Thị Nhung 20/3/1964 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Hiệu trưởng Đại học 30 3 Đoàn Thị Thu 20/10/1971 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Giáo viên Cao đẳng 30 TT 1 Họ tên Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng” LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giáo dục. THỜI GIAN ÁP DỤNG: 02 năm học: 2016-2017, 2017-2018. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung của giải pháp Môn Địa lí là một môn học bắt buộc được dạy trong chương trình lớp 5, môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 và cũng là cơ sở để học Địa lí cấp Trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học, xã hội ở cấp trên.Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí là hình thành cho học sinh một số khái niệm, mối quan hệ địa lí đơn giản và bước đầuhình thành, rèn luyện một số kĩ năng như quan sát các sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu, sử 1 dụng biểu đồ, lược đồ, quả địa cầu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, góp phần bồi dưỡng phát triển nhân cách học sinh như ham học hỏi, ham hiểu biết về thế giới xung quanh; yêu thiên nhiên, quê hương, con người, đất nước, cái đẹp, có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể; làm cho các em ham thích, hứng thú với môn Địa lí. Để đạt được những mục tiêu trên, dạy học môn Địa lí gắn liền với việc khai thác kiến thức từ các nguồn tư liệu, chú trọng dạy học khám phá, quan sát, tăng cường sử dụng các phương pháp day học phát huy tính tích cực , chủ động của học sinh thông qua thảo luận, trò chơi, dự án.. các phương pháp tích cực đó cần gắn liền với sự trợ giúp của các thiêt bị dạy học như bản đồ, lược đồ, sơ đồ, thống kê , đặc biệt là các nguồn sử dụng ngữ liệu phong phú, cụ thể, sinh động, giàu hình ảnh và sức thuyết phục như các “lược đồ động”, các trò chơi học tập thu hút học sinh có thể dễ dàng thiết kế trên powerpoint . Có thể nói, dạy học địa lí không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu về tự nhiên, kinh tế, xã hội mà còn có nhiệm vụ nhằm khơi dậy và nuôi dưỡng trí tò mò, sự ham hiểu biết và khám phá của học sinh đối với thiên nhiên và đời sống xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, các nhà trường và giáo viên còn gặp khá nhiều khó khăn, lúng túng; chất lượng giáo dục chưa cao. 1. 1. Giải pháp cũ * Về nội dung dạy học môn Địa lí lớp 5. Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí được dạy 1 tiết/tuần với các nội dung : Phần thứ nhất : Địa lí Việt Nam: tự nhiên, dân cư, kinh tế. Phần thứ hai: Địa lí thế giới: vị trí và một số đặc điểm đặc trưng của từng châu lục, từng đại dương, vị trí và một số đặc điểm nổi bật của khu vực Châu Á và một số quốc gia tiêu biểu nhất ở mỗi châu lục. Phần địa lí địa phương được dạy 02 tiết về điều kiện tự nhiên (vị trí, diện tích, khí hậu và sông ngòi); dân cư và hoạt động sản xuất ở Ninh Bình. * Phương pháp dạy học chủ yếu là các phương pháp dạy học truyền thống như: quan sát, thuyết trình, đàm thoại, phân tích số liệu. - Sách giáo khoa: Nội dung trình bày các bài học trong sách giáo khoa cũng hết sức sơ lược, vắn tắt, theo từng phần. Sử dụng lược đồ đơn giản, các số liệu trong các bảng thống kê phần lớn đã rất cũ. Ví dụ : Bài 14: Giao thông vận tải, biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân loại là số liệu của năm 2 2003. Những hình ảnh giới thiệu về một số cảnh thiên nhiên có kích thước nhỏ, những lược đồ dùng để chỉ sự phân bố , so sánh chỉ ở dạng lược đồ tĩnh đơn giản, màu sắc không nổi bật nên học sinh rất khó quan sát chính vì vậy không tạo được ấn tượng cho học sinh tiểu học. Ví dụ : Bài 24, 25: Châu Phi – phần dân cư, kinh tế nếu không kết hợp cho học sinh quan sát thêm lược đồ tự nhiên Châu Phi thì học sinh chỉ biết dân cư Châu Phi nghèo đói, lạc hậu, chưa thấy được điều kiện khách quan ảnh hưởng tới Châu Phi. Bài 14: Giao thông vận tải: Nếu chỉ cho học sinh đọc tên biểu đồ, nhìn vào biểu đồ nêu tên loại hình giao thông vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa thì các em sẽ không ghi nhớ sâu và không thấy được hệ thống đường bộ chúng ta dài, rộng và phân bố khắp đất nước. Vẫn còn một số tồn tại trong các bài dạy nhưng chúng tôi chỉ đưa ra một số tồn tại điển hình như trên. - Về giáo viên: Giáo viên tiểu học phải dạy nhiều môn học khác như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội,... nên ít có thời gian đầu tư, nghiên cứu, thiết kế một bài giảng điện tử sinh động với nhiều hình thức thu hút học sinh. Vì phần nhiều các thầy cô giáo nghĩ rằng thiết kế một bài dạy có lược đồ động hoặc một trò chơi sử dụng nhiều hiệu ứng mất rất nhiều thời gian. Có khi giáo viên dạy một số tiết không có bản đồ, hoặc sử dụng chưa hết tác dụng của bản đồ. Nhiều giáo viên quan niệm dạy phần địa lí, dân cư, kinh tế tách biệt với bản đồ địa lí. Vì vậy, khi giảng dạy, giáo viên thường chọn những phương pháp truyền thống,”trung thành” với sách giáo khoa. Giáo viên muốn cập nhật những thông tin mang tính thời sự cho học sinh vào bài học thì thường là qua phương pháp thuyết trình hoặc có trình chiếu thì cũng chỉ là trên hình ảnh đơn thuần . * Hình thức tổ chức, Phương pháp dạy học theo giải pháp cũ còn bộc lộ nhiều nhược điểm, đó là: + Giáo viên phải nói nhiều, chưa đảm bảo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: Thuyết trình là đòi hỏi giáo viên phải nói nhiều và phải có khả năng thuyết trình hấp dẫn. Đây là một cách làm theo lối mòn, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. 3 + Hình thức tổ chức dạy học còn nặng nề, truyền thụ kiến thức một chiều: Hình thức dạy học trên tạo ra những giờ học nặng nề, áp lực, nhàm chán, chưa thu hút được học sinh. + Chưa phát huy được tư duy sáng tạo; giáo viên lệ thuộc sách giáo khoa, học sinh học tập thụ động. Hình thức dạy học trên tạo ra những giờ học chủ yếu là giáo viên nói theo nội dung của sách giáo khoa; học sinh nghe và ghi chép những nội dung cơ bản, sau đó học thuộc; không có tư duy đánh giá, nhận xét, càng không kích thích sự sáng tạo, khám phá của học sinh. + Chưa thu hút được học sinh yêu thích môn Địa lí: Việc dạy học theo hướng trên sẽ làm cho học sinh cảm thấy Địa lí chỉ là “môn học quan sát” nghĩa là nhìn biểu đồ và chép cho đủ bài tập, hoặc học thuộc ”vẹt” những kiến thức ghi nhớ, không biết xác định phương hướng trên bản đồ, ” nhớ nhầm” các kiến thức. Chưa tổng hợp được kiến thức theo hướng logic Vì học sinh chưa hiểu nên khó áp dụng những kiến thức mình đã học vào cuộc sống .Đây cũng là một trong những lí do khiến học sinh không quan tâm nhiều đến môn Địa lí. Có thể khẳng định: Những hạn chế, bất cập của chương trình, sách giáo khoa và nhược điểm của giải pháp cũ đã hạn chế hiệu quả dạy học môn Địa lí. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết phải việc đổi mới phương pháp dạy học môn học này. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã đưa việc ứng dụng công nghệ trực tiếp vào công tác giảng dạy - Đó chính là phần mềm Powerpoint. Phần mềm này rất hữu ích và đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí lớp 5 nói riêng. Khi ứng dụng phần mềm này , tác dụng của bản đồ, lược đồ , biểu đồ, bảng số liệu được chuyển sang một ”tầm mới” bằng các hiệu ứng đúng ý đồ của bài dạy và rất hứng thú với học sinh. Từ những lí do trên, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học môn Địa lí lớp 5, chúng tôi đã áp dụng giải pháp “ Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng” và đã thu được thành công nhất định. Cụ thể như sau: 1. 2. Giải pháp mới Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, chúng tôi đã áp dụng 2 giải pháp mới sau. Cụ thể: 4 * Mô hình hóa: GIẢI PHÁP MỚI Giải pháp 1: Sử dụng “Lược đồ động” thay thế “lược đồ tĩnh” để dạy địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế. Đưa hiệu ứng trên phần mềm powpei nt vào lược đồ tĩnh để tạo ta “lược đồ động” Kết hợp “lược đồ động” với tranh ảnh , clip. Chủ động dựng clip bằng các lược đồ , tranh ảnh, chèn chữ chú thích phù hợp với nội dung bài dạy. Giải pháp 2: Thiết kế Format chung cho các trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint. Thiết kế format chung cho 11 trò chơi học tập dựa trên các trò chơi game, gameshow quen thuộc trên truyền hình . Thiết kế 11 trò chơi cụ thể theo format trò chơi dựng sẵn để sử dụng khi dạy bài ôn tập, phần giới thiệu bài, củng cố .kiến thức. Với cách làm này: - Hoạt động HỌC TẬP của học sinh chuyển thành hoạt động VUI CHƠI có mục đích. - Hoạt động DẠY HỌC của giáo viên chuyển thành hoạt động TỰ HỌC chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đó học sinh được: - Chủ động, tích cực hơn trong quá trình học. - Sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức. - Hiểu bài nhanh. -Ghi nhớ kiến thức dễ dàng. - Tương tác nhiều hơn với giáo viên và các bạn. Không gây pháp: áp lực, nặng nề kiến thức, học mà chơi. *- Mô tả giải Giải pháp 1: Sử dụng lược đồ động thay thế lược đồ tĩnh để dạy các nội dung bài học địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế. Thay cho việc giáo viên treo lược đồ trong sách giáo khoa lên bảng và mô tả các đặc điểm về tự nhiên, vị trí của từng châu lục, tưng đại dương, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các “lược đồ động” để 5 mô tả sinh động, cụ thể, chính xác vị trí của các thành phố tiêu biểu, các nước, các châu lục, đường biên giới, đường xích đạo. Một số cách sử dụng “lược đồ động” như sau: Cách thứ nhất: Tạo thêm hiệu ứng trình chiếu trong chương trình Power Point làm cho các chú thích, vị trí trên bản đồ nhấp nháy, tạo sự chú ý cho học sinh. Ví dụ 1- Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta (Phụ lục 1 – Bài 1- ĐL66). Trong bài này, khi yêu cầu học sinh quan sát và chỉ ra phần đất liền của Việt Nam giáo viên thiết kế trên bài giảng Powerpoint như sau: Vào phần Autoshapes ở thanh công cụ phía dưới góc bên trái , chọn Line , chọn một đường cong trong line , lúc này Line có dạng cây bút ta vẽ đường cong theo giới hạn của đường biên giới trên lược đồ, bản đồ. Sau đó chọn kích thước đường cong đó to lên và đổi màu, sử dụng cùng với hiệu ứng nhấp nháy. Khi chỉ cho học sinh, ta sẽ sử dụng hiệu ứng chạy theo que chỉ của giáo viên. Điều này, tạo sự chú ý và trực quan sinh động rất rõ cho học sinh, hướng dẫn bằng hình ảnh cách chỉ phần đất liền . Cách này có thể áp dụng vào một số bài xác định một vùng, một khu vực hay một quốc gia nào đó ở bài khác. - Cũng trong bài này, ta sử dụng hiệu ứng mũi tên về các hướng trên bản đồ để giúp học sinh định hình về bốn phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cách thứ hai: Kết hợp “lược đồ động” với trình chiếu hình ảnh, liên kết các slide trong chương trình Power Point để tăng thêm sự sống động cho sự kiện, tạo ra giờ học hấp dẫn học sinh. Ví dụ 2:Bài 9: Các dân tộc, sự phân bố dân cư (Phụ lục 1,– Bài 9 – ĐL84). Khi tìm hiểu phần mật độ dân số Việt Nam , học sinh biết dân số Việt Nam đông nhưng phân bố không đều. Lúc này, GV cho Hs quan sát lại bản đồ địa hình Việt Nam bằng việc sử dụng liên kết các slide để học sinh quan sát, phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và phân bố dân cư. Chúng tôi sử dụng lược đồ của sách giáo khoa, tạo các hiệu ứng cho các mũi tên có màu sắc khác nhau, kết hợp với hình ảnh để học sinh hình dung.... Ví dụ 3: Bài 17: Châu Á (Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5). Khi thiết kế giáo án điện tử, khi dạy phần vị trí Châu Á, giáo viên sử 6 dụng bản đồ thế giới cùng hiệu ứng đổi màu, nhấp nháy vào khu vực Châu Á để học sinh quan sát. Trong phần đặc điểm về khí hậu, sử dụng hiệu ứng cho đường xích đạo chạy trên lược đồ kèm dòng chữ chú thích các đới khí hậu : ôn đới, hàn đới, nhiệt đới. Phần thứ hai, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Châu Á, giáo viên kết hợp lược đồ Châu á có các hướng chỉ Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Bắc Á, Đông Nam Á . Mỗi hình ảnh cảnh đẹp sẽ có mũi tên chỉ tới địa điểm có cảnh đẹp đó. cho học sinh quan sát lược đồ và hình ảnh song song giúp các em dễ hình dung được các cảnh thiên nhiên được chụp ở những khu vực nào của Châu Á. Ví dụ 4: Bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam cực (Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5). Sử dụng hiệu ứng nhấp nháy , tô màu vị trí của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực để học sinh dễ quan sát và hình dung ra vị trí của các châu lục trên quả địa cầu. Ví dụ 5: Bài 14: Giao thông vận tải (Phụ lục 1, – Bài 14 – ĐL5). Trong bài này, để giúp học sinh tìm hiểu về các loại hình giao thông ở nước ta và sự phân bố của các loại hình đó, thay vì chỉ cho học sinh đọc các số liệu và quan sát “lược đồ tĩnh” một cách đơn giản thì học sinh không hình dung rõ được từng loại hình giao thông . Để đạt được hiệu quả cao nhất chúng tôi đã thiết kế lược đồ giao thông vận tải tĩnh trong sách giáo khoa thành “lược đồ động” như sau: đường quốc lộ 1 A được vẽ màu đỏ và chạy hiệu ứng chạy dần từ Bắc vào Nam để học sinh hình dung được đường quốc lộ 1A nối liền theo chiề dọc đất nước và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa. Đường sắt Bắc – Nam vẽ màu đen và chạy hiệu ứng từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.Đường mòn Hồ Chí Minh vẽ đường màu đỏ mảnh hơn và cũng chạy hiệu ứng từ các tỉnh thành Bắc vào Nam. “Lược đồ động” này sẽ giúp các em hình dung dễ dàng nhất từng loại hình giao thông được phân bố theo chiều dọc đất nước Việt Nam. Ngoài ra, cách tạo lược đồ động còn phù hợp với một số bài như: Bài 2: Địa hình và khoáng sản (Phụ lục 1, – Bài 2 – ĐL5). Bài 4: Sông ngòi 7 (Phụ lục 1, – Bài 4 – ĐL5). Bài 6: Đất và rừng (Phụ lục 1, – Bài 6 – ĐL5). Bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam (Phụ lục 1, – Bài 6 – ĐL5). Bài 23: Châu Phi. (Phụ lục 1, – Bài 6 – ĐL5). ... Cách thứ ba: Tự thiết kế các clip bằng cách sử dụng các hình ảnh trong bài kèm theo đó là chạy các lời chú thích, âm thanh, bằng phầm mềm Adhampoo slie để tăng thêm sự sống động cho bài học, tạo ra giờ học hấp dẫn học sinh. Ví dụ 6: Bài 17: Châu Á (Phụ lục 1, – Bài 17 – ĐL5). Trong phần củng cố, giáo viên cho học sinh xem một đoạn clip: "Khám phá vùng đất mới" giáo viên tự thiết kế một clip trong đó sử dụng nhiều hình ảnh khác của các cảnh đẹp nổi tiếng ở khu vực Châu Á để giới thiệu cho học sinh. Khi chạy clip, mỗi hình ảnh sẽ có dòng chữ chú thích đi cùng để học sinh ghi nhớ kiến thức về đặc điểm của Châu Á và được mở rộng kiến thức về các cảnh đẹp , các em sẽ trầm trồ trước những hình ảnh đẹp và hiệu ứng giúp học sinh dễ nhớ mà giáo viên không phải nói nhiều, giảng nhiều gây nhàm chán. * Ngoài 3 cách làm trên, giáo viên có thể sử dụng những sơ đồ cây để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức bài học dễ dàng và hệ thống hơn để củng cố kiến thức .( Phụ lục 1- Bài 27- Châu Đại Dương và Châu Nam Cực ). Giải pháp 2: Thiết kế Format chung cho các trò chơi học tập trên phần mềm Powerpoint để giới thiệu bài, củng cố hệ thống kiến thức, ôn tập. Đây là nhóm giải pháp được sử dụng cho hầu hết các bài học địa lí lớp 5. Với cùng một nội dung có thể có nhiều cách tiến hành. Tùy từng điều kiện cụ thể, giáo viên chọn cách làm phù hợp. Nhóm giải pháp này được chia làm hai phần . Phần thứ nhất là thiết kế format chung cho các trò chơi học tập và phần thứ hai là thiết kế một số trò chơi học tập cụ thể. a. Thiết kế format chung cho các trò chơi học tập sử dụng trong các bài học địa lí Việt Nam và địa lí Thế giới. Cách thực hiện như sau: Chúng tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint 8 để thiết kế các trò chơi học tập dựa trên format của một số chương trình nổi tiếng, quen thuộc trên ti vi mà đa số các em học sinh đều biết như: Ai là triệu phú, chiếc nón kì diệu, Rung chuông vàng; đường lên đỉnh Olympia, hay một số hình thức sử dụng trong giải toán Violympic, đào vàng… Tất cả các trò chơi học tập đều được “biến tấu” để phù hợp với học sinh lớp 5. Các trò chơi đều được chèn hiệu ứng âm thanh giống các chương trình truyền hình . Chúng tôi đã thiết kế được format của 11 trò chơi có thể áp dụng cho hầu hết các bài học Địa lí lớp 5 tùy theo từng phần, từng nội dung. Mỗi trò chơi đều có các “gói” câu hỏi liên quan tới bài học. Các trò chơi này đã được tạo hiệu ứng sẵn nên người sử dụng chỉ cần viết câu hỏi vào các phần hướng dẫn là có thể sử dụng. Sau mỗi slie có hướng dẫn cách chơi, cách sửa câu hỏi. Mỗi trò chơi đã thiết kế trước một vài câu hỏi hay phần chơi “ ví dụ” để người sử dụng có thể dễ dàng hiểu được cách chơi , cách thêm, sửa các câu hỏi cho phù hợp với ý tưởng của bài dạy. Mỗi trò chơi có tính ứng dụng rất cao, có thể áp dụng với rất nhiều các bài học về địa lí tự nhiên, dân cư, kinh tế hoặc có thể sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ hay củng cố bài học hoặc có thể sử dụng trò chơi để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Ví dụ 7: Trò chơi “Ô chữ kì diệu” (Phụ lục 2 –format1- phần 1- Ô chữ kì diệu) Đây là trò chơi được thiết kế tương tự phần thi “Vượt chướng ngại vật” trong chương trình truyền hình Đường lên đỉnh Olympia. Mỗi lần chơi có thể thiết kế khoảng 8 đến 10 từ tương ứng với 8 đến 10 hàng ngang và 01 từ hàng dọc. Mỗi từ ứng với tên một địa danh, đặc điểm nổi bật của một vùng, một châu lục nào đó. Ví dụ 8: Trò chơi “Ai là người chiến thắng” (Phụ lục 2 – phần 1format 2- Ai là người chiến thắng) Nhắc đến chương trình “ Ai là triệu phú” trên Vtv3 chắc hẳn bạn nhỏ nào cũng biết . Trò chơi “Ai là người chiến thắng” dựng format dựa trên phiên bản của chương trình này, gồm 15 câu hỏi tương ứng với các số điểm từ thấp tới cao. Trò chơi này được “biên tập ” lại phù hợp với học sinh lớp 5. Phần gọi điện thoại cho người thân thay bằng phần hỏi ý kiến 1 bạn trong lớp. Ví dụ 9: Trò chơi “Rung chuông vàng” (Phụ lục 2 – phần 1- format 3- Rung chuông vàng ) Format của trò chơi này được thiết kế theo đúng phiên bản của trò chơi: “Rung chuông vàng” trên truyền hình. Mỗi học sinh trong lớp sẽ được phát 9 một chiếc bảng để viết đáp án sau mỗi câu hỏi. Nếu học sinh trả lời đúng sẽ tiếp tục tham gia trò chơi, còn nếu trả lời sai, học sinh sẽ bị loại. Ai “ở lại” đến câu cuối cùng, người đó là người chiến thắng. Trò chơi này phù hợp nhất với các tiết ôn tập hay phần củng cố bài tập. Trong các hoạt động ngoại khóa, cũng có thể vận dụng được trò chơi này. Ví dụ 10: Trò chơi “Chinh phục đỉnh núi” (Phụ lục 2 – phần 1-format 4- Chinh phục đỉnh núi) Trò chơi này được thiết kế tương tự hình thức một câu hỏi trong phần mềm thi Violympic Toán. Trong trò chơi này, các bạn học sinh sẽ giúp một chú ếch trèo qua các bậc thang để chinh phục đỉnh núi. Có 10 bậc thang theo thứ tự từ thấp đến cao . Bậc 10 là đỉnh núi ,tương ứng với câu hỏi được thiết kế theo thứ tự lần từ 1 đến 10. Trả lời đúng 1 câu hỏi chú ếch sẽ được bước lên một bậc. Ví dụ 11: Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” (Phụ lục 2 – phần 1format 5- Vượt chướng ngại vật) Được thiết kế dựa trên một hình thức trong phần mềm thi Olympic, trò chơi này rất quen thuộc và dễ chơi. Trên đường trở về nhà, bạn xì- trum gặp rất nhiều các chướng ngại vật. Để giúp bạn xì- trum vượt qua các chướng ngại vật, các bạn hãy giúp xì trum trả lời các câu hỏi. Gói câu hỏi được thiết kế tùy theo mỗi bài học. Ví dụ 12: Trò chơi: “Điều bí mật trong quả địa cầu” (Phụ lục 2 – phần 1-format 6- Điều bí mật trong quả địa cầu) Đây là trò chơi được thiết kế tương tự trong chương trình truyền hình “Đừng để tiền rơi” trên chương trình truyền hình. Trò chơi được thiết kế với nhiều câu hỏi. Trả lời đúng một câu hỏi sẽ nhận được một từ gợi ý liên quan đến chủ đề trong quả địa cầu. Ai tìm ra được chủ đề đó dựa vào các từ khóa nhanh nhất , người đó sẽ chiến thắng. Trong mỗi format của mỗi trò chơi chúng tôi đều đã có một số câu hỏi ví dụ để thầy cô có thể hình dung ra cách chơi và cách sửa câu hỏi tương ứng với mỗi trò chơi. b. Thiết kế một số trò chơi cụ thể theo Format trò chơi dựng sẵn để dạy học các bài ôn tập, củng cố kiến thức. Từ những format đã dựng sẵn đã được thiết kế đầy đủ những hiệu ứng , chúng tôi có thể dễ dàng thiết kế một số trò chơi sau chỉ bằng thao tác sửa các câu hỏi , câu trả lời cho phù hợp với mỗi bài học. Các format này có thể 10 vận dụng cho tất cả các bài, ở đây chúng tôi thiết kế những trò chơi cụ thể là 11 trò chơi sử dụng trong những tiết ôn tập, hoặc phần hệ thống kiến thức, giới thiệu bài. Trò chơi “Ô chữ kì diệu” (Phụ lục 2 – phần 2 -trò chơi 1.1- - Ô chữ kì diệu): Trò chơi này được sử dụng trong bài 29- Ôn tập cuối năm- Địa lí 5 trang 132. Ngoài ra, trò chơi “Ô chữ kì diệu”- (Phụ lục 2 – phần 2 -trò chơi 1.2 - Ô chữ kì diệu) được sử dụng trong phần củng cố kiến thức bài 6- Đất và rừng). Trò chơi “Ai là người chiến thắng” (Phụ lục 2 – phần 2- trò chơi 2- Ai là người chiến thắng): Sau khi học sinh học xong các bài học về một số châu lục và các đặc điểm của một số quốc gia tiêu biểu, giáo viên có thể sử dụng trò chơi này để củng cố kiến thức cho học sinh. Trò chơi “Rung chuông vàng” (Phụ lục 2 – phần 2- trò chơi 3.1- Rung chuông vàng ): Trò chơi này giúp học sinh củng cố được các kiến thức trong các bài ôn tập cuối năm, ôn tập cuối học kì 2. Trò chơi “Rung chuông vàng” (Phụ lục 2 – phần 2- trò chơi 3.2- Rung chuông vàng ) được sử dụng trong phần củng cố bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam. Trò chơi “Chinh phục đỉnh núi” (Phụ lục 2 – phần 2 –trò chơi 4Chinh phục đỉnh núi) Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” (Phụ lục 2 – phần 2- trò chơi 5Vượt chướng ngại vật) Trò chơi: “Bí mật trong quả địa cầu” (Phụ lục 2 – phần 2 –trò chơi 6- Điều bí mật trong quả địa cầu):Các câu hỏi trong trò chơi này rất phù hợp khi giáo viên cho học sinh trình bày. những hiểu biết về mỗi châu lục. Trò chơi: “Chiếc nón kì diệu” (Phụ lục 2 – phần 2 –trò chơi 7- Chiếc nón kì diệu) Trò chơi: “Ô số may mắn” (Phụ lục 2 – phần 2 –trò chơi 7-Ô số may mắn) Tất cả các format trò chơi và các trò chơi cụ thể đều có đĩa sao lưu bản mềm kèm theo. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến a) Những giải pháp Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powpeint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng đã được áp dụng 11 hiệu quả trong các tiết học Địa lí lớp 5E, 5G và các lớp trong khối 5 trường tiểu học Lý Tự Trọng và được tập thể giáo viên, học sinh đánh giá rất cao. b) Qua việc trực tiếp tham gia thiết kế các trò chơi học tập và giảng dạy, chúng tôi có thể khẳng định: sáng kiến có thể áp dụng hiệu quả trong những điều kiện khác nhau, các đối tượng học sinh khác nhau, đồng thời có thể áp dụng được với một số môn học khác như Khoa học, Lịch sử, Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3. c) Đối với những trường chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên còn hạn chế về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, có thể vận dụng linh hoạt theo các hình thức sau: - Đối với nhóm giải pháp thứ nhất: thay việc trình chiếu lược đồ động bằng hình thức sử dụng lược đồ chưa điền đầy đủ thông tin. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, dùng bút màu để vẽ thêm các mũi tên chỉ diễn biến trận đánh hoặc điền thêm thông tin vào lược đồ; hoặc có thể viết các nội dung vào các thẻ từ và cho học sinh sắp xếp theo thứ tự hợp lí. - Đối với nhóm giải pháp thứ hai: Sử dụng trò chơi ô chữ theo kiểu không trình chiếu mà vẽ ô chữ lên bảng sau đó che lần lượt các ô chữ bằng các tấm bìa màu sắc, sau đó học sinh chọn ô chữ nào thì mở tấm bìa của ô chữ đó. Với trò chơi Rung chuông vàng thì giáo viên phát bảng cho học sinh . Chuẩn bị các câu hỏi ra các bảng phụ và lần lượt cho học sinh trả lời. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến sẽ được được áp dụng hiệu quả khi: Các nhà trường được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động trên chương trình Microsoft Power Point, violet . Sáng kiến sẽ càng đạt hiệu quả cao hơn khi giáo viên có khả năng dẫn chương trình giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng; đặc biệt là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, nắm vững nội dung, chương trình môn Địa lí lớp 5 và tích cực đổi mới phương pháp dạy học; học sinh học tập chủ động, tự giác; có thói quen hợp tác trong các hoạt động học tập. Khi soạn giáo án điện tử trên Powerpoint giáo viên chú ý hiệu chỉnh bản đồ, lược đồ, các cảnh đẹp thiên nhiên có màu sắc sáng và đẹp mắt, rõ nét kích thích sự tò mò, yêu thích của các em . Tuy nhiên, không nên lạm dụng các hình ảnh slide làm loãng bài giảng mà tập trung thiết kế các hiệu ứng, 12 hình ảnh phù hợp với ý tưởng, mục tiêu của bài dạy, tránh việc lan man, không hiệu quả khi sử dụng trình chiếu. Gần đây nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học ngày 19/1/2018 đã mở ra những hướng mời về cách thiết kế mở, chủ động, linh hoạt. Thời lượng học môn Địa lí lớp 5 là 70 tiết/ năm trong 35 tuần, nghĩa là 1 tuần 2 tiết Địa lí. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ thời gian,có thể dễ dàng áp dụng các giải pháp : Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powpeint trong dạy môn Địa lí lớp 5, phù hợp với phương châm: hãy để cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, chủ động hơn và trình bày ý kiến nhiều hơn. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Lợi ích kinh tế lớn nhất mà sáng kiến mang lại chính là việc nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện nói chung- một nguồn lợi kinh tế tri thức vô giá không thể đong đếm được. Những giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powpeint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng chính là chuyển hoạt động học tập thành hoạt động vui chơi; chuyển hoạt động dạy học thành hoạt động tự học sáng tạo. Qua đó, học sinh không chỉ được tiếp thu tri thức mà còn được bồi dưỡng tình cảm, thái độ; được rèn luyện hành vi... MỘT SỐ HIỆU QUẢ CỤ THỂ CỦA SÁNG KIẾN 1. Khắc phục được một số hạn chế, bất cập của chương trình và sách giáo khoa Địa lí cấp tiểu học Nội dung dạy học có thể dễ dàng được mở rộng, linh hoạt hơn qua các trò chơi học tập; đồng thời cập nhật những thông tin có tính thời sự, làm cho nội dung bài học thêm sinh động, hấp dẫn, khắc phục được sự “khô cứng” về hình thức trình bày của tài liệu. Các nội dung về địa lí địa phương được giáo dục lồng ghép, tích hợp đã tránh được sự trùng lặp, nhàm chán… Vì vậy, vừa tránh được sự nặng nề, không cần thiết vừa có thêm thời lượng cho việc mở rộng, cập nhật thông tin. 2. Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và giáo dục được thay 13 đổi đã phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh và tăng thêm tính hấp dẫn cho học sinh Giáo viên có thể chủ động lựa các trò chơi theo Format sẵn có phù hợp với ý tưởng bài học của mình và rút ngắn được thời gian thiết kế các bài giảng có sử dụng lược đồ động, các trò chơi sẵn có,… giúp giáo viên có thể “thực hành và bồi dưỡng” kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin tốt hơn. Giáo viên cũng không “ngại” khi có ý tưởng thiết kế một bài dạy làm cho học sinh hứng thú. Học tập theo phương pháp này, học sinh luôn hứng thú, không áp lực, tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng. Điều đó tạo ra sự chủ động trong học tập, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết và tinh thần thi đua của từng học sinh, từng tổ nhóm. Qua các tiết học , học sinh được rèn luyện kĩ năng hợp tác , Có thể khẳng định rằng: với cách dạy học này, học sinh được tham gia các hoạt động theo hướng “chơi mà học”. Hoạt động học tập đã trở thành hoạt động“tự nguyện” chứ không phải “bắt buộc” theo kiểu: các giờ học trên lớp với sách vở, nghe thầy cô giảng bài, ghi chép và học thuộc. Chính vì vậy, các giờ học đã trở nên thoải mái, hấp dẫn, thu hút học sinh hơn rất nhiều so với cách làm cũ. 3. Tác động tích cực đến thái độ và hành vi, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên Học sinh không chỉ học tập, tiếp thu kiến thức, mà còn được bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; được rèn luyện sự nhanh nhạy, mạnh dạn, kích thích tư duy, sáng tạo của các em, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người. Qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Để khẳng định tính đúng đắn của giải pháp: “Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “ lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powpeint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường Tiểu học Lý Tự Trọng”, chúng tôi đã khảo sát với 9 giáo viên dạy lớp 5 và 310 học sinh khối lớp 5 năm học trong 2 năm học 2016- 2017, 2017- 2018. Kết quả khảo sát cụ thể như sau: - Đối với 10 giáo viên dạy lớp 5: 100 % giáo viên khối lớp 5 đồng tình với tính khả thi cao của các giải pháp. Các giáo viên đều đã áp dụng các giải pháp trong các bài dạy và đánh giá 100 % mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học môn Địa lí. 14 - Đối với học sinh: Kết quả khảo sát học sinh của 310 học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng tại thời điểm trước và sau khi áp dụng sáng kiến (tháng 10/2016, tháng 1/2017 và tháng 1/2018,tháng 4/2018) như sau: Nội dung khảo sát Đạt kết quả hoàn thành Đạt kết quả hoàn thành tốt Hiểu biết cơ bản ban đầu về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế, xã hội. Biết vận dụng kiến thức đã hiểu vào thực tế cuộc sống. Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên Yêu thích môn Địa lí, thích tìm tòi, khám phá. Kết quả khảo sát (Tỉ lệ%) Sau 01 So sánh Sau 02 năm áp sau 02 năm áp dụng năm áp dụng dụng 85,3 97,9 + 37,9 62,2 85,9 + 34,7 Số HS được khảo sát Trước khi áp dụng giải pháp 310 310 60,0 51,2 310 47,1 70,1 98,4 + 51,3 310 44,9 64,3 85,7 + 40,8 310 40,6 55,7 90,6 + 50 310 36,3 53,6 96,8 + 60,5 Kết quả khảo sát cùng với các thông tin thu nhận được trong thực tế áp dụng, có thể khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của các giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng sử dụng “lược đồ động” và vận dụng các trò chơi học tập thiết kế trên powerpoint trong dạy môn Địa lí lớp 5 trường tiểu học Lý Tự trọng” . Với cách làm này, môn Địa lí sẽ mang đến cho các em học sinh những kiến thức về đặc điểm tự nhiên, vị trí, địa lí, sự phát triển kinh tế, du lịch, các kiến thức cơ bản về một số châu lục, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tích hợp giáo dục các em về quốc phòng, về tiết kiệm năng lượng.. theo một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất và dễ làm cho các em thích nhất. Mỗi giáo viên chúng tôi thấy yêu thích dạy môn Địa lí hơn, yêu nghề hơn. Mỗi giáo viên, mỗi lớp học tùy theo điều kiện sẽ có những hiệu quả khác nhau khi áp dụng, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng: khi sáng kiến được phổ biến và áp dụng rộng rãi, chắc chắn sẽ được đông đảo giáo viên, cán bộ quản lí và học sinh hào hứng đón nhận, đồng tình và sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện nhiệm vụ “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./. 15 TP. Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2018 NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN TÁC GIẢ ĐỒNG TÁC GIẢ Bùi Thị Thuận Nguyễn Thị Nhung Đoàn Thị Thu XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH XÁC NHẬN MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Lược đồ động và sơ đồ cây trong bài 27: Châu Đại Dương và Châu Nam Cực 16 Format trò chơi: Ai là người chiến thắng thiết kế dựa trên chương trình Ai là Triệu phú. Format trò chơi: Bí mật trong quả địa cầu 17 Format trò chơi: Chiếc nón kì diệu, Ô chữ bí mật HỌC SINH LỚP 5E TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG HÀO HỨNG, SÔI NỔI VỚI TRÒ CHƠI “Ô CHỮ BÍ MẬT” 18 Vui vẻ, thoải mái sau mỗi trò chơi Niềm vui thích khi sắp được chơi trò chơi.Tích cực suy nghĩ, hăng hái trả lời, hồi hộp chờ đợi đáp án trong trò chơi: “Ai là người chiến thắng” Người chiến thắng vui sướng khi được nhận quà 19 Học sinh tự tin trình bày hiểu biết của mình về các châu lục sau trò chơi: Bí mật trong quả địa cầu , Chinh phục đỉnh núi Các cô giáo khối 5 trường Tiểu học Lý Tự Trọng trong buổi sinh hoạt chuyên môn: hăng say, nhiệt huyết, tích cực tạo lược đồ động và thiết kế các gói câu hỏi cho các trò chơi dạy học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng