Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn toán 7 dạy học hai đường thẳng song song bằng phương pháp trực quan...

Tài liệu Skkn toán 7 dạy học hai đường thẳng song song bằng phương pháp trực quan

.DOC
19
1
81

Mô tả:

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN Đơn vị Mã số: ................................ (Do HĐCNSK ghi) SÁNG KIẾN DẠY HỌC HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN Người thực hiện: Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: Toán 1 (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: ....................................................... 1 (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến 1 Mô hình 1 Đĩa CD (DVD) 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN Đơn vị Trường Mã số: ................................ (Do HĐCNSK ghi) SÁNG KIẾN DẠY HỌC HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN Người thực hiện: Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: Toán 1 (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .................................................... 1 (Ghi rõ tên lĩnh vực) MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Mục lục 01 2 Danh mục chữ cái viết tắt 02 3 Thông tin chung về sáng kiến 03 4 Phần mở đầu 04 5 Phần nội dung 05 6 Phần kết luận 09 7 Tài liệu tham khảo 10 8 Phụ lục 11 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. sgk: sách giáo khoa. 2. Nxbgd: Nhà xuất bản giáo dục THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: DẠY HỌC HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học bộ môn “hình học 7”. 3. Tác giả: - Họ và tên: - Trình độ chuyên môn: - Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Điện thoại: Email: Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): 100% 1 DẠY HỌC HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của giải pháp Toán học là là một môn học không thể tách rời trong quá trình hình thành tri thức đồng thời chi phối hầu hết các môn học khác. Nó đảm bảo cho học sinh không những hiểu biết lí thuyết toán học một cách vững chắc và có ý thức hơn mà còn biết vận dụng những tri thức toán học đó vào thực tiễn. Dạy học toán theo phương pháp đổi mới phải làm cho học sinh chủ động nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, tham gia nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức toán học. Trong chương trình toán học bậc THCS, môn hình học giữ một vai trò hết sức quan trọng. Riêng hình học ở lớp 7 là rất khó trong quá trình lĩnh hội kiến thức hình học của học sinh. Lượng kiến thức được đưa vào quá nhiều ở hình học lớp 7 trong khi đó ở lớp 6 học sinh chỉ mới làm quen với một số khái niệm đơn giản với lượng kiến thức khá nhẹ nhàng dẫn đến việc quá tải cho học sinh khi tiếp thu hình học. Không những lí thuyết hoàn toàn mới mà việc chứng minh hình học lại trở nên rất lạ đối với các em học sinh chỉ quen sử dụng trực quan trong việc nhận thức vấn đề. Giải pháp được tác giả nghiên cứu và đưa vào áp dụng ở đầu năm học 20182019. Trực tiếp giảng dạy cho các em học sinh lớp 7/2. Thực trạng là sau khi dạy xong lí thuyết bài “Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng”, lúc thực hành làm bài tập học sinh rất khó khăn nhận biết các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị. Để giúp học sinh giải quyết khó khăn trên, trong tiết học sau tôi đã áp dụng phương pháp dạy học trực quan mà trước đây tôi chưa thực hiện. 2. Lý do chọn giải pháp Với tầm quan trọng của môn hình học 7, qua thực tế hai năm dạy toán lớp 7, tôi nhận thấy phần lớn học sinh thực sự khó khăn trong việc học môn học này. Vậy làm thế nào có thể giúp học sinh của mình học tốt môn hình học, giúp các em thực sự yêu thích bộ môn đó? Trăn trở với những suy nghĩ trên, tôi đã rất cố gắng trong quá trình giảng dạy cho học sinh đồng thời đúc kết được một số kinh nghiệm. Giúp học sinh nhận biết các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị, các cặp góc trong cùng phía, hình dung được thế nào là hai đường thẳng song song. Nắm vững tính chất của hai đường thẳng song song cũng như dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Đây là vấn đề thiết thực gắn với nhiệm vụ phân công giảng dạy bộ môn toán 7 nói chung cũng như phân môn hình học 7 nói riêng. Đây cũng là vấn đề mà tôi hết sức quan tâm, đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài này. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Sáng kiến áp dụng cho chương 1- Hình học 7- Nxbgd Việt Nam – 2018. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu giúp học sinh lớp 7 giải quyết một số khó khăn khi học chương 1- Hình học 7, đồng thời cũng để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản 2 thân. Về mặt lí luận thì trực quan là nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học giúp học sinh hình thành các khái niệm ban đầu. Về mặt thực tiễn, trực quan giúp học sinh tiếp thu bài học tốt và nhớ bài được lâu hơn. 3 PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT, ĐÃ CÓ 1. Với đặc thù của phân môn hình học thì các nội dung lí thuyết cũng như bài tập luôn gắn liền với hình vẽ. Trong các tiết dạy hình học, do thời gian ít mà giáo viên phải trình bày nhiều nội dung. Việc vẽ và hướng dẫn học sinh vẽ hình cũng mất nhiều thời gian nên hầu hết chúng ta chỉ dạy bằng các hình vẽ mà quên các yếu tố trực quan khác. Những học sinh có kĩ năng vẽ hình yếu hoặc khả năng tiếp thu bài học kém thì sẽ cảm thấy rất khó khăn nhận ra vấn đề, nội dung bài học. Chẳng hạn khi yêu cầu chỉ ra hai góc so le trong trên hình vẽ thì nhiều học sinh không chỉ ra được. Kể cả hai đường thẳng song song các em vẫn có thể hiểu sai. Mặc dù khi quan sát hình vẽ trên bảng đen, hình vẽ sẵn trên bài giảng điện tử cũng là một cách trực quan nhưng chúng chưa phải là vật thể thật, học sinh không có ấn tượng mạnh nên khó nhớ lâu nội dung bài học. Trước đây, khi dạy học sinh nhận biết cặp góc so le trong thì tôi vẽ hình lên bảng rồi bảo học sinh hãy tưởng tượng có một dòng sông, có một cây cầu bắc qua sông, có hai chiếc xuồng nằm hai phía của cây cầu . Hai chiếc xuồng này dĩ nhiên là nằm trong dòng sông. Hoặc giải thích từ ngữ: trong nghĩa là nằm bên trong hai đường thẳng, so le là nằm khác phía so với đường thẳng thứ ba cắt hai đường thẳng đã cho. Hoặc để học sinh hình dung hai đường thẳng song song tôi bảo học sinh hãy tưởng tượng hai thanh rây xe lửa trên một đường thẳng kéo dài.v.v. Nói chung là hoặc giảng trực tiếp trên hình vẽ, hoặc bảo học sinh hãy tưởng tượng ra. 2. Ưu điểm của cách dạy trước đây là rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ hình mà điều đó không thể thiếu khi học hình học. Giáo viên không cần đầu tư nhiều ý tưởng cho bài giảng. Tập cho học sinh thói quen tưởng tượng về những vấn đề liên quan. Nhược điểm là bài giảng khô khan, học sinh tiếp thu kiến thức thụ động, nhớ bài không được lâu. Tính sáng tạo trong học tập của học sinh sẽ khó bọc lộ. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Các bước thực hiện giải pháp mới: 1.1. Lớp dạy học: Học sinh lớp 7/2- số lượng 39 học sinh. 1.2. Lớp đối chiếu: Học sinh lớp 7/3- số lượng 37 học sinh 1.3. Xác định nội dung bài học: Hai đường thẳng song song- tuần 3- tiết 6 1.4. Giao nhiệm vụ về nhà: Các em hãy dùng vật liệu có được để tạo ra một mô hình như hình vẽ sau: 4 Lưu ý: Mỗi nhóm làm hai sản phẩm. 1.5. Lên tiết dạy: a) Thế nào là hai đường thẳng song song? - Yêu cầu học sinh nộp mô hình. - Đặt câu hỏi: Hình dạng của mô hình trông giống gì? Dự kiến trả lời: có hình dạng của một đường thẳng cắt hai đường thẳng. - Yêu cầu: + Hãy chỉ ra một cặp góc so le trong trên mô hình + Hãy chỉ ra một cặp góc đồng vị trên mô hình. - Chọn một mô hình thích hợp, điều chỉnh sao cho hai thanh ngang có thể chạm vào nhau và yêu cầu học sinh nhận xét số điểm chung. * Hai đường thẳng cắt nhau có một điểm chung. - Điều chỉnh mô hình sao cho hai thanh ngang không chạm vào nhau nhưng nếu kéo dài chúng ra được thì sẽ chạm vào nhau sau đó yêu cầu học sinh nhận xét số điểm chung. * Lưu ý: Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. - Điều chỉnh mô hình sao cho hai thanh ngang có vẻ sẽ không chạm vào nhau dù chúng có kéo dài thêm bao nhiêu. Yêu cầu học sinh nhận xét số điểm chung. * Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. - Yêu cầu học sinh quan sát xung quanh xem có vật nào cho ta hình ảnh của hai đường thẳng song song ? * Nhiều vật mang hình ảnh của hai đường thẳng song song: Hai mép bảng đen trên và dưới, những thanh chắn cửa sổ, những đường viền gạch trên sàn nhà, v.v.. b) Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: - Sau khi thực hiện ?1 sgk và nêu tính chất thừa nhận xong, cho học sinh xem lại mô hình và chỉ ra khi nào thì hai đường thẳng song song (dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song). c) Vẽ hai đường thẳng song song: Phần này trình bày như trước đây. 1.6 Giao nhiệm vụ về nhà: Yêu cầu học sinh mỗi nhóm làm hai mô hình có hình dạng giống hình vẽ dưới đây để chuẩn bị cho nội dung tiết học “ Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song”. 5 * Lưu ý: Tại điểm nút màu đỏ, các thanh có thể điều chỉnh xoay được. 2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp mới: 2.1. Ưu điểm: Học sinh được trải nghiệm với việc làm mô hình, ngay từ lúc làm mô hình học sinh đã ít nhiều nhận ra một phần kiến thức của nội dung bài học. Giáo viên giảng bài kết hợp với mô hình sẽ cho một cái nhìn trực quan sinh động từ vật thật, hình ảnh thật giúp học sinh hứng thú và nhớ bài lâu hơn. Dạy học trực quan kết hợp với mô hình là phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 2.2 Nhược điểm: Mô hình do học sinh làm ra không đồng đều, quá trình thực hiện nhiệm vụ có học sinh không tham gia mà chỉ hưởng thành quả chung của nhóm. Giáo viên phải lên kế hoạch bài dạy chi tiết hơn và linh hoạt hơn trong lúc giảng dạy. Cũng cấn nói thêm rằng không phải tiết dạy nào cũng vận dụng phương pháp này được. 3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra: a) Tính mới: - Học sinh được tiếp cận kiến thức mới ngay từ công đoạn làm mô hình. Học tập với hình ảnh trực quan do chính bản thân mình tạo ra học sinh sẽ có trãi nghiệm hoàn toàn mới. Tính ưu việt là mô hình có thể điều chỉnh được giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn, hiểu kiến thức hơn. - Số liệu so sánh: Cùng một đề kiểm tra 15 phút Câu 1 (2 điểm) Chọn đáp án đúng Cho hình vẽ sau (1) Trong hình trên có bao nhiêu cặp góc so le trong? A. 1 cặp B. 2 cặp C. 4 cặp D. 8 cặp 6 (2) Trong hình trên có bao nhiêu cặp góc đồng vị? A. 1 cặp B. 2 cặp C. 4 cặp D. 8 cặp (3) Trong hình trên có bao nhiêu cặp góc đối đỉnh? A. 1 cặp B. 2 cặp C. 4 cặp D. 8 cặp (4) Trong hình trên có bao nhiêu cặp góc trong cùng phía? A. 1 cặp B. 2 cặp C. 4 cặp D. 8 cặp Câu 2 (8 điểm). Cho hai đường thẳng xy và x’y’ cắt nhau tại điểm O. Biết xOy 500 . Hãy tính số đo các góc còn lại. * Kết quả: Lớp 7/2 có 37/39 bài kiểm tra đạt từ trung bình trở lên. Trong đó có 9 điểm 10. Lớp 7/3 có 34/37 bài kiểm tra đạt từ trung bình trở lên. Trong đó có 6 điểm 10. Cũng cần nói thêm, lớp 7/3 có sức học tự nhiên tốt hơn lớp 7/2. Tuy nhiên kết quả lại thấp hơn lớp 7/2 sau khi lớp 7/2 được dạy bằng phương pháp mới. b) Hiệu quả áp dụng: Về mặt xã hội, khi làm mô hình các em đã tận dụng những vật liệu tái tạo sẵn có như: Tre, nứa, gỗ, nhựa,… Điều này đã giúp cho học sinh hình thành ý thức sáng tạo và tiết kiệm thậm chí là bảo vệ môi trường. c) Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến này đã được thực nghiệm giảng dạy ở lớp 7/2, trường THCS Lê A. Số lượng học sinh tham gia là 39 học sinh. Lớp dùng đối chiếu (vẫn dạy bình thường như trước) là lớp 7/3 với số lượng học sinh tham gia 37 học sinh. - Lĩnh vực áp dụng: Trong dạy học và quản lí chuyên môn (tập huấn sư phạm). - Để áp dụng sáng kiến này cần chuẩn bị chi tiết kế hoạch, nội dung thực hiện bao gồm nhiệm vụ về nhà của học sinh. Nhắc nhỡ học sinh cẩn thận, thực hiện nghiêm túc, an toàn theo sự phân công. - Phạm vi áp dụng của sáng kiến là rộng rãi trên toàn quốc trong lĩnh vực giáo dục vì rất dễ thực hiện, không tốn chi phí nhiều. 7 PHẦN KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: - Về phía Giáo viên: cần chủ động lên kế hoạch, nội dung bài giảng chi tiết. Linh hoạt trong giờ dạy, tạo điều kiện cho càng nhiều học sinh tham gia hoạt động, phát biểu càng tốt. - Về phía học sinh: Cần có ý thức thức tự giác cá nhân và tự giác tập thể khi tham gia làm mô hình, mạnh dạn phát biểu và có sự so sánh đối chiếu sản phẩm của nhóm mình với các nhóm bạn. 2. Kiến nghị: Đề xuất thảo luận trong tổ Anh văn – Toán – Tin về khả năng áp dụng và hiệu quả của giải pháp rồi sau đó công bố ra toàn trường. 3. Cam kết: Giải pháp trên đây là do tự bản thân nghiên cứu và thực hiện. Tuyệt đối không sao chép hay ăn cắp ý tưởng, bản quyền của bất kì cá nhân hay tổ chức nào. Nếu có sự dối trá tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng. ………………, ngày 9 tháng 9 năm 2019 HỘI ĐỒNG CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Toán 7- tập 1- Nxbgd Việt Nam – năm 2018 9 PHỤ LỤC 1. Hình ảnh sản phẩm học sinh tự làm 10 2. Điểm kiểm tra 15 phút: Lớp 7/3: Dạy bằng phương pháp cũ 8 6 8 5 9 4.5 7 9 9 4.5 5 6 6.5 5 8 8 7 4.5 7 10 8 10 6 10 6.5 10 8 7 10 10 9 6 7 8 9 7 8.5 Lớp 7/2: Dạy bằng phương pháp mới 8 5 9 5.5 7 5.5 7.5 6.5 9 9 9 8 8 10 5 10 7 8 6.5 10 7 10 6 10 4 7 8 10 10 7 7 8 8 9 10 10 5 6.5 9 11 CƠ QUAN CẤP TRÊN …… Đơn vị ..................................... ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: ..................................... Phiếu đánh giá của thành viên thứ nhất Hội đồng công nhận sáng kiến ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: ................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Họ và tên thành viên thứ nhất: ................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của thành viên thứ nhất: .............................................................................................. * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./……... 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./…….. 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./…….. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: ................/…..…. Xếp loại: ........................................................................ Phiếu này được thành viên thứ nhất của Hội đồng công nhận sáng kiến đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của thành viên thứ nhất và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến của đơn vị. 12 THÀNH VIÊN THỨ NHẤT CỦA HỘI ĐỒNG (Ký tên, ghi rõ họ và tên) CƠ QUAN CẤP TRÊN …… Đơn vị ..................................... ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN Năm học: ..................................... Phiếu đánh giá của thành viên thứ hai Hội đồng công nhận sáng kiến ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: ................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Họ và tên thành viên thứ hai: ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị: .............................................................................................................................................. Số điện thoại của thành viên thứ hai: ................................................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến: 1. Tính mới ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./…….. 2. Hiệu quả ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./……. 3. Khả năng áp dụng ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Điểm: …………./…... Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Tổng số điểm: .................../…...…. Xếp loại: ..................................................................... Phiếu này được thành viên thứ hai của Hội đồng công nhận sáng kiến đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên 13 xác nhận của thành viên thứ hai và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến của đơn vị. THÀNH VIÊN THỨ HAI CỦA HỘI ĐỒNG (Ký tên, ghi rõ họ và tên) CƠ QUAN CẤP TRÊN …… Đơn vị ..................................... ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến: ................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................ . Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong phạm vi toàn ngành 1 1. Tính mới (Đánh dấu X vào ô 1 ở cuối 01 trong 04 nội dung dưới đây) - Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp, đề xuất đã có 1 - Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã có tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế của đơn vị 1 - Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá 1 - Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp, đề xuất thay thế hoàn toàn mới so với giải pháp, đề xuất đã có 1 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào ô 1 ở cuối 01 trong 05 nội dung dưới đây) - Không có minh chứng thực tế hoặc minh chứng thực tế chưa đủ độ tin cậy, độ giá trị 1 - Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy sáng kiến có thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới tại đơn vị 1 - Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được hiệu quả giải pháp, đề xuất của tác giả thay thế hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có được triển khai thực hiện tại đơn vị 1 - Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện 1 14 - Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện 1 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào ô 1 ở cuối 01 trong 04 nội dung dưới đây) - Sáng kiến không có khả năng áp dụng 1 - Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho Tổ/Khối/Phòng/Ban của đơn vị 1 - Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho đơn vị 1 - Sáng kiến có khả năng áp dụng cho toàn ngành hoặc sáng kiến có khả năng áp dụng tốt cho cơ sở giáo dục chuyên biệt 1 Xếp loại chung: Xuất sắc 1 Khá 1 Đạt 1 Không xếp loại 1 Cá nhân viết sáng kiến cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến cũ của mình đã được đánh giá công nhận. Lãnh đạo Tổ/Phòng/Ban và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến này đã được tác giả tổ chức thực hiện, được Hội đồng công nhận sáng kiến hoặc Ban Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi của đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy định. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô 1 tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến. NGƯỜI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ/PHÒNG/BAN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đơn vị)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng