Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ở tiểu học...

Tài liệu Skkn tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ở tiểu học

.DOC
22
1201
126

Mô tả:

MỤC ĐÍCH “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ở tiểu học” Tên mục Trang Phần I. Đặt vấn đề 02 I. Lý do chọn đề tài 02 II. Cơ sở lý luận 02 Phần II. Phần nội dung 03 I. Cơ sở thực tiễn 03 II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học. 03 III. Kết quả áp dụng năm học. 14 Phần III. Kết luận chung. 19 I.Tổng kết vấn đề. 19 II. Những kiến nghị , đề xuất. 19 “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” PHẦN I. ĐẶT VÁN ĐỀ. I. Lí do chọn đề tài. Trong môn toán tiểu học, nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ngày càng được quan tâm. Hình học là một bộ phận được gắn bó mật thiết với các kiến thức về số học, đại số, đo lường và giải toán. Từ đó tạo thành Bộ môn toán thống nhất. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học nói riêng, môn toán ở trường tiểu học nói chung. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy các yếu tố hình học ở tiểu học ". Các bài toán hình học ở tiểu học giúp các em phát triển tư duy về hình dạng không gian. Từ tri giác như là một cái "toàn thể" lớp 1, 2 đến việc nhận diện hình học qua việc phân tích đặc điểm các hình bằng con đường trực giác (lớp 3, 4, 5). Trong chương trình toán tiểu học, các yếu tối hình học được sắp xếp từ dễ đến khó, từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, rồi đến khái quát vấn đề. Qua các lớp học, kiến thức hình học được nâng dần lên và cuối cấp (lớp 5) có biểu tượng về tính chu vi diện tích, thể tích. Học sinh được làm quen với các đơn vị đo độ dài, các đoạn thẳng, diện tích các hình học phẳng, hình học không gian, thể tích các hình hộp. Thông qua bộ môn hình học các em được làm quen với têngọi, công thức, ký hiệu, mối liên quan giữa các đơn vị. Biết biến đổi các đơn vị do. Qua đó biết tự phát hiện các sai lầm khi giải toán hình học. Như vậy, thông qua việc "Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học" giúp các em nắm được kiến thức đầy đủ, tổng hợp về môn toán. Qua đó các em thấy được giá trị thực tiễn của toán trong cuộc sống, làm cho các em càng yêu thích học toán hơn. Từ đó góp phần phát triển tư duy cho các em một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả, trang bị cho các em vốn kiến thức cơ bản về hình học phẳng, hình học không gian để làm cơ sở cho việc học hình học ở cấp học trên. Qua trình nghiên cứu, tôi đã hết sức cố gắng tìm tòi, phân tích, tổng hợp và khái quát vấn đề thành lý luận. Song chắc chắn việc nghiên cứu không tránh khỏi sự sơ suất, rất mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ. II. Cơ sở lý luận. Là giáo viên tiểu học tiểu và đã thực tế giảng dạy nhiều năm môn toán ở khối lớp 5 tôi thấy việc nghiên cứu đề tài "Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học Những sai lầm của học sinh khi giải toán có nội dung hình học" có ý nghĩa rất thiết thực trong giảng dạy của giáo viên tiểu học, trong việc học của học sinh mà các bậc phụ huynh đang quan tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết việc dạy học hiện nay. Việc dạy học ở bậc tiểu học là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của môn toán ở bậc tiểu học. Việc dạy các yếu tố hình học góp phần phát triển trí tưởng tượng cho học sinh, phát triển năng lực tư duy, phát huy khả năng áp dụng kiến thức hình học vào thực tế cuộc sống và giúp các em học tốt bộ môn toán - là một trong các bộ môn chủ lực trong chương trình phổ thông. §ç ThÞ Hµ 2 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG. I. Cơ sở thực tiễn. - Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy: Việc dạy các yếu tố hình học còn có những hạn chế nhất định, tỷ lệ các em đạt yêu cầu trở lên chưa cao, các em hiểu về bản chất của chu vi, diện tích, thể tích của một hình chưa sâu. Đặc biệt là kỹ năng vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống hàng ngày như tính diện tích thửa ruộng, mảnh vườn, tính diện tích cần quét vôi của một căn phòng, tính diện tích để gò một cái thùng, một cái hòm có hình dạng nhất định hay tính khối lượng của một khúc gỗ còn hạn chế. - Về chương trình giảng dạy các yếu tố hình hình học chưa nhiều (chỉ tăng cường ở kỳ II lớp 5). Cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan để phục vụ cho việc dạy các yếu tố hình học còn rất hạn chế. Giáo viên nói chung lên lớp chưa thật chú trọng việc sử dụng đồ dùng trực quan. Vậy kết quả học tập của học sinh chưa được tốt. - Việc nghiên cứu đề tài "Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học". Là nhằm mục đích giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học. Đi sâu vào việc áp dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình giảng dạy, giúp học sinh nắm chắc các loại hình hình học, giúp học sinh khắc sâu tránh các sai lầm khi giải toán hình học. II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học. 1. Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Đối với môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trìu tượng, đa dạng và lôgic, hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy nếu học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến thức cơ bản về Toán học và đối với các môn học khác nhận thức gặp rất nhiều khó khăn. Môn Toán là môn học quan trọng trong tất cả các môn học khác. Nó là chìa khóa để mở ra các môn học khác. Đồng thời nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ cần thiết giúp con người vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. * Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học cú thể nói người giáo viên ở trường còn chưa có sự chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để đối tượng học sinh nắm vững được lượng kiến thức, đặc biệt là các bài toán hình. Nguyên nhân : Do giáo viên phải dạy nhiều môn, thời gian dành để nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chỳ ý nghe giảng của học sinh. Việc truyền đạt kiến thức của giáo viên đến học sinh thì hầu hết theo một khuôn mẫu. * Đối với học sinh: Học sinh huyện Lục Nam – Bắc Giang nói chung và học sinh trường tiểu học TT Đồi Ngô nói riêng kĩ năng giải các dạng toán hình còn kém đặc biệt là HS lớp 1,2,3 . - Giúp học sinh tiểu học “tiếp thu các yếu tố hình học tránh những sai lầm của §ç ThÞ Hµ 3 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” học sinh khi giải toán có nội dung hình học chúng ta phải định hướng được nội dung này dạy học sinh tiếp thu ở lứa tuổi nào? lớp nào? có đặc điểm tâm lý ra sao? Cụ thể là: - Học sinh lớp 1, 2 thiếu kiến thức trực tiếp về thế giới “thực” vì vậy cần tạo điều kiện, cơ hội để các em khám phá, thử thách năng lực của mình. - Các em thiếu cơ sở để tự tin vì vậy cần đảm bảo tạo cơ hội để các em được xây dựng niềm tin, tạo điều kiện để các em được tiếp tục với người lớn với các bạn cùng trong lứa tuổi. Nguyên nhân : Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để biến tri thức của thấy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy giảng rất nhanh quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh. Nhất là đối với kỹ năng giải toán điển hình . *Số liệu điều tra học lực đầu năm:2011 – 2012. Lớp Khá Giỏi Tổng số HS SL % Trung bình Yếu SL SL % % 1E 2B 4B 33 12 36.3 15 45.5 6 18.2 30 9 30.0 15 50.0 6 20.0 29 8 27.6 16 55.2 5 5.4 2. Một số gải pháp thực hiện. 2.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ , năng lực sư phạm cho giáo viên Để có được hiệu quả trong công tác giảng dạy, nhất là giáo viên dạy lớp 4,5 cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực sư phạm : 1/ Nội dung bồi dưỡng: - Năng lực chuyên môn : + Có trình độ văn hoá sâu, rộng, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực. + Có kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học. - Năng lực sư phạm : Năng lực hiểu học sinh. Năng lực đánh giá học sinh. Năng lực đáp ứng nhu cầu hiểu biết của học sinh. Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với học sinh . Năng lực thiết kế và triển khai hoạt động giảng dạy và giáo dục. 2/ Các hình thức bồi dưỡng : - Bồi dưỡng theo chuyên đề - Bồi dưỡng thành khoá với chương trình hoàn chỉnh - Sinh hoạt chuyên môn 3/ Biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo viên : - Bồi dưỡng năng lực chuyên môn : + Phân công giáo viên nghiên cứu chuyên sâu từng môn + Phân công giáo viên giỏi kèm cặp giáo viên chưa có kinh nghiệm + Khuyến khích đề cao việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên. + Tạo diều kiện về thời gian, tài liệu để GV nghiên cứu tài liệu tham khảo. §ç ThÞ Hµ 4 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” + Tổ chức giao lưu chuyên môn với các trường bạn để trao đổi chuyên môn nghiệp vụ. + Tạo điều kiện, động viên khuyến khích cho giáo viên tham dự các lớp học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ kiến thức. Thực hiện tốt công tác này là điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường, là chỗ dựa vững chắc cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. - Bồi dưỡng năng lực sư phạm Để tiến hành bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên nhà trường tiến hành như sau : + Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo về tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh, về khả năng thiết kế các hoạt động dạy học .v.v. để giáo viên có điều kiện tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm của mình. + Tổ chức hội giảng để giáo viên co dịp thể hiện các kĩ năng sư phạm cao nhất + Dự giờ thăm lớp thường xuyên + Tự bồi dưỡng - Tổ chức bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế : Khuyến khích giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trường bạn, bắt buộc giáo viên có sổ tích luỹ, ghi chép các thông tin, giải các bài tập toán. Tạo điều kiện thời gian để giáo viên học thêm về tin học, ngoại ngữ , khuyến khích giáo viên sưu tầm các thông tin khoa học kĩ thuật . 2.2. Học tập kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học ở TH : 1/ Thông qua các giờ dạy, người giáo viên cần chú ý giúp các em tự phát hiện được và tránh được các sai lầm khi giải toán có nội dung hình học. - Ví dụ ở lớp 1, 2, 3 học sinh đã được đo độ dài đoạn thẳng – học sinh có thể đặt đầu đoạn thẳng trùng với điểm có ghi số 1 trên thước đó (h1) hoặc đặt thước đo có đầu thước trùng với đầu đoạn thẳng cần đo (h2). Hình 1 Hình 2 Hoặc ngược lại: học sinh dùng thước để vẽ 1 đoạn thẳng có độ dài cho trước Để tránh sai lầm trên giáo viên có thể cho nhiều học sinh lên đặt thước đo hoặc vẽ đoạn thẳng ở nhiều trường hợp rồi cho học sinh nhận xét, bổ sung. Ví dụ: Trên hình vẽ bên có tất cả mấy tam giác? + Có học sinh sẽ trả l ời: Có 3 tam giác + Có học sinh trả lời: Có 4 tam giác +… Để giúp học sinh nhận biết giáo viên có thể cho học sinh tô mầu (như hình 3) rồi thực hiện cắt, ghép hình: + Lần 1: Cắt riêng 3 tam giác + Lần 2: Ghép 2 tam giác X Đ V Xanh + Đỏ = 1 tam giác Đỏ + Vàng = 1 tam giác Hình 3 + Lần 3: Ghép cả 3 hình Xanh + Đỏ + Vàng §ç ThÞ Hµ 5 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” Kết luận: Có 6 tam giác (hoặc đánh số tam giác rồi nhận biết tương tự như trên) - Lớp 3, 4: Được làm quen với việc đọc trên hình vẽ, đo góc vuông, góc không vuông, xác định 2 đường thẳng vuông góc, song song. Ví dụ: Đọc tên các hình tứ giác ở hình bên. Có góc nào vuông, góc nào không vuông? A D B M C Hình 4 + Đọc tên các tứ giác - Tứ giác: ABMD, ABCM, ABCD học sinh có thể đọc nhầm là ABMC, ABDM, ABDC. * Để tránh sai lầm đó – nên quy ước đọc tên hình vẽ. + Đọc theo chiều quay của kim đồng hồ + Đọc theo thứ tự của các đỉnh tứ giác * Khi xác định góc vuông hoặc góc không vuông cần chú ý sử dụng thước êke. Khi đặt vào góc – chú ý 2 cạnh góc vuông của êke phải trùng khít lên 2 cạnh góc vuông của hình vẽ. Ví dụ: Như hình 4. - Ở lớp 4, 5: Học sinh được áp dụng công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình. Ở loại toán này cần chú ý rèn học sinh có kỹ năng thành thạo chuyển đổi các đơn vị đo. Ví dụ 1: Tính diện tích hình chữ nhật biết chiều dài là 150dm, chiều rộng là 10m. * Muốn tránh được sai lầm về số đo ở bài này, giáo viên cần nhắc học sinh nhận xét: “Đã cùng đơn vị đo chưa?”. Vậy ta phải làm thế nào trứơc khi tính diện tích. Ví dụ 2: Biết diện tích của hình chữ nhật là 700m2. Tính chiều dài biết chiều rộng là 200dm. * Muốn tránh được sai lầm về số đo, giáo viên cần nhắc học sinh “ 2 đơn vì đo đã tương ứng chưa?”. Và như vậy học sinh biết rằng muốn tìm được số đo chiều dài thì chiều rộng đơn vị phải là: 200dm = 20m. Sau đó chỉ việc áp dụng: a= S : b = 700: 20 = 35 (m) Tương tự như vậy ở học sinh lớp 5 khi tính thể tích V, SXQ của hình hộp chữ nhật, hình trụ có thể nhầm lẫn các đơn vị đo. Ví dụ 3: Tính diện tích tam giác biết đáy là 16,4m và chiêu cao là 10,3cm. Sẽ có những học sinh giải là: Diện tích tam giác là: 16,4 x 10,3 : 2 = 84,44 (m) §ç ThÞ Hµ 6 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” Vì vậy cần khắc sâu cho học sinh – trước khi giải toán chúng ta cần kiểm tra xem các kích thước đã cho, đã cùng đơn vị đo chưa? Do đó bài toán trên sẽ giải là: Đổi 10,3 cm = 0,103 (m) Diện tích tam giác là: 16,4 x 0,103 : 2 = 0,8446 (m2) Đáp số: 0,8446 (m2) Không những học sinh mắc sai lầm khi giải toán có nội dung hình học mà các em còn có thể mắc sai lầm khi vẽ các đường cao của các loại tam giác.  Tam giác có 3 góc đều nhọn  Tam giác có 1 góc tù, 2 góc nhọn  Tam giác có 1 góc vuông, 2 góc nhọn Vì vậy cần chú ý học sinh khi vẽ - Tam giác có 3 góc đều nhọn: 3 đường cao sẽ cắt nhau tại 1 điểm M trong tam giác (hình 5). - Tam giác có 1 góc tù thì 3 đường cao của tam giác đều cắt nhau tại 1 điểm (M’) ngoài tam giác (hình 6). - Tam giác có 1 góc vuông thì 3 đường cao của tam giác cắt nhau tại 1 điểm ,, M đó là đỉnh góc vuông của tam giác (hình 7). * Sau khi học sinh được học xong phần diện tích tam giác - đối với học sinh giỏi cần được nắm chắc hơn công thức S = a x h :2 để giải các toán hình học có nội dung phức tạp hơn. Vì từ công thức tính diện tích tam giác học sinh phải nhận biết tam giác có diện tích bằng nhau, hoặc không bằng nhau. a. Tam giác có diện tích bằng nhau rơi vào các trường hợp sau: - 2 tam giác chung đáy và có cùng độ dài đường cao (hình bình hành ABCD) (hình 8) - 2 tam giác chung đường cao có cùng độ dài đáy (hình 9). §ç ThÞ Hµ 7 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” b. Hoặc diện tích tam giác này gấp hoặc kém diện tích tam giác kia số lần phụ thuộc vào sự hơn hoặc kém nhau của độ dài đường cao hoặc độ dài của đáy tam giác. Hình 10 Hình 11 * Để hình thành cách vẽ hình thang hay hình tròn một cách cơ bản, người giáo viên dạy yếu tố hình học cần chú ý cho học sinh về cách vẽ. a. Hình thang: Chú ý vẽ 2 đáy trước vì 2 đáy phải song song. b. Hình tròn: Việc đầu tiên lấy tâm, việc thứ hai mở độ lớn compa, việc thứ 3 đặt đầu chì compa chếch về phía tay trái để quay compa theo chiều kim đồng hồ. Khi quay compa không được cầm tay vào 2 nhánh compa. Ví dụ: §iÓm b¾t ®Çu 0 2.3. Nghiên cứu tài liệu kết hợp dự giờ thực nghiệm 1/ Biểu tượng về điểm và đoạn thẳng Bước đầu học sinh nhận biết qua điểm một dấu chấm tô đậm, đoạn thẳng được giới thiệu qua việc căng một sợi dây, qua việc nối 2 điểm bằng thước thẳng. Đây chính là những hình ảnh đầu tiên để xây dựng về điểm và đoạn thẳng. Các biểu tượng này thường xuyên được củng cố bằng những bài tập khác nhau, nhằm giúp học sinh nhận biết điểm và đoạn thẳng qua việc thực hành đếm số điểm trong §ç ThÞ Hµ 8 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” ngoài hình, đếm số đoạn thẳng trên một hình vẽ, tập vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Khi lên lớp trên học sinh phải phân tích các yếu tố như: hình tam giác, hình vuong. Học sinh biết rằng mỗi cạnh của hình là một đoạn thẳng hai đầu nút của 2 cạnh là 2 điểm, là đỉnh của hình, 2 đoạn thảng nếu chung một đầu nút tạo thành góc. Tiến tới học sinh biết gọi tên các đoạn thẳng, các tam giác. * Điều tra thực trạng. Kiểm tra việc nhận biết yếu tố hình học của học sinh lớp 1 qua giờ dậy của đồng chí Trần Kim Khánh– Trường Tiểu học TT Đồi Ngô, Lục Nam Bài dạy: Hình vuông, hình tròn - Giáo viên truyền đạt kiến thức đúng, chính xác, có nhiều sáng tạo, có hệ thống câu hỏi sát học sinh. - Bước đầu học sinh đã hiểu và nắm được biểu tượng về hình vuông, hình tròn. - Giáo viên có đầy đủ đồ dùng giảng dạy, học sinh có đủ đồ dùng học tập nên đã gây được hứng thú học tập cho học sinh - Phần luyện tập tìm trong thực tế xung quanh các em còn chậm và khó khăn hoặc thi chỉ nhanh trên tranh vẽ còn hơi lúng túng. Việc vẽ hình chưa nhanh. Kết quả đạt: Giỏi Khá TB Yếu Đạt chung Số HS SL % SL % SL % SL % SL % 33 8 24.2 15 45.6 10 30.3 0 0 33 100 Qua bài dạy trên ta thấy: - Việc nhận biết các yếu tố hình học phụ thuộc vào nhiều phương pháp giảng dạy của giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng trực quan. Không những phải có đủ, có nhiều mà còn phải đẹp, đủ màu sắc hấp dẫn. Học sinh phải có đủ đồ dùng học tập. Thông qua bài dạy người giáo viên chú ý. - Đồ dùng trực quan phải đẹp, phong phú - Rèn cho học sinh có thói quen áp dụng vào thực tế xung quanh. Tránh được sai lầm khi nhận biết hình. - Giáo viên quan tâm cả 3 đối tượng, đặc biệt các em yếu - Cần động viện, khen thưởng đúng lúc, kịp thời để tạo không khí sôi nổi trong học tập. 2/ Đường gấp khúc, đường thẳng, đường song song, đường vuông góc. Biểu tượng về đường gấp khúc được xây dựng qua biểu tượng đoạn thẳng “Đó là hình ảnh của nhiều đoạn thẳng không cùng nằm trong một đường thẳng” từng đôi một có chung một đầu nút. Giáo viên làm cho học sinh có biểu tượng đường gấp khúc qua trực quan, hình vẽ. Qua thực hành vẽ đường gấp khúc, tạo ra đường gấp khúc bằng cách xép que tính, xếp que diêm. Tiếp đó, học sinh thấy rằng các cạnh của một tam giác, một tứ giác tạo thành một đường gấp khúc khép kín (tuy nhiên giáo viên không nêu thuật ngữ này cho học sinh). Việc học đo độ dài đường gấp khúc là hình thức tốt để củng cố cho biểu tượng vừa là để chuẩn bị tốt cho việc học §ç ThÞ Hµ A 9 Hình 12a B Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” chu vi của một hình, biểu tượng về tia (nửa đường thẳng), học về đường thẳng được xây dựng từ biểu tượng đoạn thẳng kéo dài mãi về một phía ta được tia số; kéo dài đoạn thẳng về 2 phía ta được đường thẳng (hình 12a). Đồng thời làm cho học sinh biết rằng vẽ một đường thẳng khác với vẽ một đoạn thẳng. Đoạn thẳng có giới hạn, nên khi vẽ phải xác định được 2 điểm (hình 12b). Đoạn thẳng MN M N Hình 12b Biểu tượng về đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc được giới thiệu qua hình ảnh: 2 mép bàn, 2 mép bảng (quy ước kéo dài mép bàn, mép bảng vô hạn). Đường thẳng P và Q không song song và cũng không vuông góc với nhau. P Q Hình 12 c Đường thẳng a song song với đường thẳng b (hình 12d) và đường thẳng c vuông góc với đường a và b. a c b A Hình 12d D B C Hình 12e Trên hình chữ nhật ABCD có cặp cạnh song song và các cặp canh vuông góc (hình 12e). (Ví dụ: Cạnh AB song song với cạnh DC; AD song song với BC; Cạnh AB và CD vuông góc với AD và BC) §ç ThÞ Hµ 10 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” * Trên hình tam giác ABC, đường cao AH vuông góc với cạnh đáy BC (hình 12g) A B C Hình 12g Biểu tượng về đường thẳng song song và vuông góc giúp học sinh phân tích một số đặc điểm của các hình học và nhận biết chúng một cách chính xác hơn. Điều tra thực trạng: Dự giờ đồng chí Nguyễn Thị Lan – lớp 2B - Kiểm tra, đánh giá kết quả - Dùng phiếu kiểm tra: 30 phiếu Đề bài: Một đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng, đoạn thứ nhất dài 9cm, đoạn thứ hai dài hơn đoạn thứ nhất 4cm. Tính độ dài đường gấp khúc đã cho. Kết quả đạt: Giỏi Khá TB Yếu Đạt chung Số HS SL % SL % SL % SL % SL % 30 11 36.6 13 43.3 5 16.7 1 5.5 29 96.7 Kết luận chung: Đạt kết quả như trên vì người giáo viên đã vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới, đã sử dụng tốt đồ dùng trực quan. Học sinh hiểu bài sâu sắc, biết vận dụng làm bài tập.Tránh được sai lầm khi giải toán (đo đoạn thẳng).Giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinh tóm tắt đầu bài bằng sơ đồ đoạn thẳng để tìm ra cách giải nhanh nhất, ngắn gọn nhất. 3/ Góc và các loại góc Biểu tượng về góc ở cấp 1 được giới thiệu gắn liền với việc giới thiệu các yếu tố của các hình tam giác, tứ giác. Tam giác ABC có 3 đỉnh (đỉnh A, B, C), có 3 cạnh (AB, BC, CA),3 góc (góc A, B, C). C A B - Thông qua việc giới thiệu đó học sinh bước đầu nhận thức được là góc được tạo bởi 2 cạnh của 1 tam giác xuất phát từ 1 đỉnh. - Góc được tạo bởi 2 tia: OA, OB (hình 13) - Học sinh được làm quen với các loại góc §ç ThÞ Hµ 11 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” A A A O B O Gãc nhän B O B Gãc vu«ng Gãc tï O B Gãc bÑt 4/Tam giác và tứ giác Việc xây dựng biểu tượng các hình được tiến hành qua 2 giai đoạn a. Giai đoạn 1: ở lớp đầu cấp việc nhận biết hình dựa trên trực giác, phân biệt hình trên tổng thể. Giáo viên đưa ra 1 loạt hình có kích thứơc khác nhau được đăt ở các vị trí khác nhau như 2 hình sau: Biểu tượng này được củng cố trên các đồ vật hàng ngày như viên gạch hoa, cái khăn tay… b. Giai đoạn 2: Học sinh quen với việc đo độ dài các cạnh, biết góc vuông, nhọn, tù. So sánh các góc, nhận biết hình dựa vào các góc. Hình chữ nhật có 4 góc vuông và 2 cặp đối song song và bằng nhau. Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau. Hình thang có 2 canh đối song song gọi là 2 đáy, hai cạnh còn lại gọi là 2 cạnh bên. Hình thang vuông có 1 cạnh bên vuông góc với đáy. Giới thiệu đường cao của tam giác khi học sinh đã hiểu về đường vuông góc. - Qua việc thực hành cho học sinh vẽ hình, vừa góp phần củng cố biểu tượng, vừa góp phần rèn luyện kỹ năng về vẽ hình cũng được xây dựng từng bước ở các lớp đầu cấp. Học sinh vẽ hình vuông, hình chữ nhật trên giấy, trên bảng con có kẻ vuông, ở các lớp cuối cấp, học sinh tự vẽ hình chính xác, đúng yêu cầu đúng quy định bằng thước kẻ, eke… Chẳng hạn: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 2cm 2cm 5cm §ç ThÞ Hµ 12 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” 5/ Hình tròn và đường tròn – Hình thang Ngay từ lớp 1 học sinh đã được biết về hình tròn và nhận hiết hình tròn qua trực giác, mô hình, các vật thể có dạng này… Đến cuối cấp các em được giới thiệu thêm đường tròn, dùng compa để vẽ hình, phân biệt hình tròn và đường tròn, tâm, bán kính, đường kính số 3,14 và 4 số tính chất của chúng. Qua đố hiểu đường kính bằng 2 lần bán kính, biết cách vẽ hình tròn theo quy ứôc nhất định. Qua các bài tập tính thành thạo chu vi, diện tích hình tròn. Suy ra cách tính bán kính, đường kính. 6/ Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ Ở cuối cấp học sinh được học 3 hình trong không gian 3 chiều đó là hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ. Phương pháp dạy vẫn là dựa trên mô hình trực quan qua thực hành đo đạc, phân tích các yếu tố: đỉnh, góc, cạnh, mặt, mặt đối diện, cạnh đối diện. Có 3 kích thước (dài, rộng, cao) ở hình hộp chữ nhật. Có 1 kích thước ở hình lập phương. Có 2 đáy là 2 hình tròn bằng nhau ở hình trụ. Để giúp học sinh thực hành vẽ đúng, đẹp cần chú ý cho học sinh cách vẽ: sử dụng hình chữ nhật, hình vuông, cạnh song song, góc bằng nhau Hình hộp chữ nhật (hình 14), hình lập phương, hình trụ Số HS 28 H×nh 14a H×nh 14b H×nh 14c Dự giờ thực nghiệm: Giờ đồng chí Dương Thị Huệ lớp 5C. Kiểm tra sau tiết. Giỏi Khá TB Yếu Đạt chung SL % SL % SL % SL % SL % 8 28.6 10 35.0 9 32.1 1 3,5 27 96,5 Nguyên nhân đạt được kết quả như trên: - Giáo viên sử dụng mô hình trực quan thành thạo - Có hệ thống câu hỏi gợi mở sát đối tượng - Động viên kịp thời do đó đã gây được những hứng thú học tập cho HS. - Học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, vận dụng quy tắc, công thức đã học vào việc luyện giải bài tập có hiệu quả - đã tránh được một số sai lầm khi giải Toán có nội dung hình học (đổi ra cùng đơn vị đo). *Tóm lại, Toán có nội dung hình học ở chương trình Toán Tiểu học được hình htành ở các dạng: §ç ThÞ Hµ 13 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” - Điểm và đoạn thẳng - Đường gấp khúc, đường thẳng, đường thẳng song song - Góc và các loại góc - Tam giác và tứ giác - Hình tròn, đường tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình lập phương, hình trụ. Qua một số tiết học, dự giờ thực nghiệm về việc dạy học: - Khái niệm hình vuông, hình tròn (lớp 1) - Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc (lớp 2) - Diện tích hình thang (lớp 5) Dựa vào khảo sát thực tiễn ở các lớp 1, 2, 5 tôi đưa ra một số ý kiến như sua: 1. Phải coi trọng việc sử dụng đồ dùng trực quan, mô hình học để giảng dạy từ đó hướng dẫn học sinh xây dựng bài, xây dựng quy tắc, công thức tính toán. Phần luyện tập của học sinh những sai lầm thường mắc khi giải toán có nôi dung hình học - được nhắc nhở thực hiện trên phần đã học. 2. Vận dụng tốt, vận dụng sáng tạo không nên quá giám sát ép, cứng nhắnc phương pháp dạy học mới để học sinh được hoạt động thực hành nhiều trong việc học kiến thức mới cũng như trong quá trình luyện tập vận dụng quy tắc, công thức mới. Thực hiện được những việc trên thì chắc chắn việc dạy toán có nội dung hình học cũng như việc rèn luyện cho học sinh tránh được những sai lầm kh giải toán có nội dung hình học sẽ đạt hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng học bộ môn toán ở bậc tiểu học. III: Kết quả áp dụng năm học 2011- 2012. I/ Mục đích thực nghiệm : Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, xuất phát từ những giải pháp đã nêu, tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, hiệu quả của việc vận dụng kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán hinh học. II./ Nội dung thực nghiệm : Tôi đã soạn giảng 3 kế hoạch bài dạy như sau : 1)Bài 1 TOÁN Mặt dáy GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ - GIỚI THIỆU HÌNH CẦU I. Mục tiêu : Giúp HọcMặt sinh biết: xung quanh - Nhận dạng hình trụ, hình cầu - Xác định đồ vật có dạng hình cầu. - Giáo dục học sinh có ý thức ham học bộ môn. II. Đồ dùng học tập Mặt đáy - Một số hộp có dạng hình trụ - Một số đồ vật có dạng hình cầu Hình trụ III. Các hoạt Hai động mặtdạy dáyhọc và mặt xung 1. Giới thiệuquanh hìnhcủa trụhình : GV cho Hình trụHS quan sát một số hộp có dạng hình trụ: hộp sữa, hộp trụ chè,… Giáo viên giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ: có hai đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh §ç ThÞ Hµ 14 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” - Giáo viên đưa ra hình vẽ một vài hình hộp không có dạng hình trụ để giúp học sinh nhận biết về hình trụ. Chẳng hạn: 2. Giới thiệu hình cầu - Giáo viên đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng chuyền, quả bóng bàn… - Giáo viên nêu: quả bóng chuyền có dạng hình cầu… - Giáo viên đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu đẻ giúp Học sinh nhận biét đúng về hình cầu. Chẳng hạn: quả trứng, bánh xe ô tô nhựa (đồ chơi),.. 3. Thực hành B D A C §ç ThÞ Hµ 15 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” Học sinh quan sát hình nào là hình trụ (phân biệt đặc điểm của hình trụ) Gọi Học sinh trả lời (Hình B và hình C là hình trụ) Bài 1: Học sinh làm vào phiếu học tập. - Đồ vật nào có dạng hình cầu. - Học sinh trả lời trong phiếu. - Gọi Học sinh trình bày bài miệng. - Học sinh khác nhận xét. (quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu) Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên tổ chức trò chời: Thi tìm đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - Học sinh đánh giá nhận xét. 3. Củng cố – dăn dò * Bài kiểm tra cuối giờ học : Trò chơi thi tìm đồ vật có dạng : a) Hình trụ :………………………………………… b) Hình cầu : ……………………………………… Lớp 5B 2)Bài 2 Khá Giỏi Tổng số HS SL % 28 14 Trung bình Yếu SL SL % 1 3.6 % 50.0 13 46.4 TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó. - Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. - Hs yếu tính được diện tích hình chữ nhật và làm được 2/3 số bài tập. II. Đồ dùng dạy- học: Một số HCN (bằng bìa) có kích thớc 3cm x 4cm, 6cm x 5cm, 20cm x 30cm. III. Các HĐ dạy - học chủ yếu: HĐ của thầy HĐ của trò 1. Kiểm tra bài cũ(3’): 2. Dạy bài mới: GTB. HĐ1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật(12’) - Cho HS quan sát hình đã chuẩn bị (bìa) - Cho HS đếm số ô vuông ở 2 cạnh của hình chữ nhật? Tất cả có bao nhiêu ô vuông? Mỗi ô vuông có diên tích là bao §ç ThÞ Hµ - Quan sát hình trong SGK. - Cạnh dài có 4 ô vuông, cạnh ngắn có 3 ô vuông. - 4 x 3 = 12 (ô vuông). 16 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” nhiêu? Vậy diện tích hình chữ nhật là bao nhiêu? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? HĐ2: Thực hành(18’) - Giúp HS làm bài tập. Bài1: Viết vào ô trống (theo mẫu). - GV giúp đỡ hs yếu. H: Em có nhận xét gì về cách tính diện tích và tính chu vi HCN? - 1cm2. 4 x 3 = 12cm2. - Muốn tính diện tích HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). - Một số HS nhắc lại. Chiều dài Chiều rộng DT hình CN CV hình CN 10cm 4cm 32cm 8cm - Nêu lại cách tính chu vi, diện tích. + 1HS làm, lớp nêu bài của mình, nhận xét. Bài2: Bài giải - GV giúp đỡ hs yếu. Diện tích miếng bìa HCN là: 2 14 x 5 = 70 cm - GV củng cố lại cách tính diện 2 Đáp số: 70 cm tích hình chữ nhật. Bài3: + 1HS lên làm, HS khác nêu bài của mình, lớp - GV giúp đỡ hs yếu. nhận xét. Bài giải a. Diện tích HCN là: 2 5 x 3= 15 (cm ) b. Đổi 2dm = 20cm - GV củng cố lại cách tính diện Diện tích HCN là:2 20 x 9 = 180 (cm ) tích HCN ở các hình. Đáp số: a. 15cm2 ;b.180 cm2 + Chấm bài, nhận xét. C. Củng cố, dặn dò(2’) - Nêu : B1. Đổi về cùng một đơn vị đo. - Nhận xét tiết học. B2. Tính diện tích HCN. - Về ôn để nắm vững quy tắc để + 2HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ tính DT HCN. nhật. * Bài kiểm tra cuối giờ học : Một thửa ruộng hìmh chữ nhật có chiều dài 26 mét và biết chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích thửa ruộng đó. * Kết quả thực nghiện so sánh đối chứng. Khá Giỏi Trung bình Yếu Tổng số Lớp HS SL % SL % SL % 3A §ç ThÞ Hµ 29 13 44.8 14 17 48.3 2 6.9 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” 3)Bài 3 TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I - MỤC TIÊU . - Giúp HS nhận biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau. - Biết 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng ê ke để vẽ và kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc. ii - Đồ dùng dạy học . Ê ke, thước thẳng. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ - HS làm bảng con : 57 876 - 35 769 - Nhận xét, chữa bài. B . Dạy bài mới . 1. Giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu bài. a)Giới thiệu 2 đờng thẳng vuông góc. - HS quan sát hình chữ nhật ABCD, đọc tên hình. - HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc xem là góc gì ? - HS dùng thước thẳng kéo dài 2 cạnh BC và DC và đợc 2 đường thẳng. - HS kiểm tra 4 góc tạo bởi 2 đường thẳng đó. ( 4 góc vuông ) b)cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc. - HS tự vẽ và nêu cách vẽ. Nhận xét, kết luận. 3. Luyện tập Bài tập 1. HS nêu yêu cầu . - HS dùng ê ke để kiểm tra xem 2 đờng thẳng có vuông góc không. - Trình bày bài, nhận xét , chữa bài. Bài tập 2 . HS nêu yêu cầu. - GV vẽ hình chữ nhật ABCD. - HS viết tên các cặp cạnh vuông góc. Bài tập 3 - HS dùng ê ke kiểm tra và nêu tên các cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + Hình ABCDE có : AE và ED ; ED và DC + Hình MNPQR có : MN và NP ; NP và PQ Bài tập 4. HS quan sát hình SGK, nêu tên các cặp cạnh vuông góc và không vuông góc với nhau, giải thích. 4. Củng cố - dặn dò : Nhận xét tiết học . * Bài kiểm tra cuối giờ học : §ç ThÞ Hµ 18 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” Cho hình tứ giác ABCD như hình vẽ trên : a) Dùng ê ke kiển tra xem góc nào vuông . b) Hãy nêu tên tùng cặp cạnh vuông góc với nhau . c) Hãy nêu tên tùng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau . * Kết quả thực nghiện so sánh đối chứng. Khá Giỏi Trung bình Yếu Tổng Lớp số HS SL % SL % SL % 4B 30 14 46.7 14 46.7 2 6.6 Trên đây là bảng kết quả được tính dựa trên kết quả của bài kiểm tra viết của học sinh. Sau khi dạy xong các dạng toán cơ bản giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra với một thời gian phù hợp và được tính toán trước. Tôi thấy: Với việc dạy theo đề tài nghiên cứu thấy rằng kết quả đạt cao hơn cách dạy thông thường. Do việc chú ý khắc sâu trọng tâm của bài dạy rồi mỗi loại bài ,rồi đưa ra các tình huống khác nhau để học sinh làm quen sử dụng và thành thạo rèn cho mình có được kỹ năng giải toán cho từng loại. IV. Bài học kinh nghiệm. Trong qua trình nghiên cứu, thực hiện việc dạy học các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học tôi thấy: 1. Giúp đội ngũ giáo viên tiểu học dạy đạt kết quả cao hơn về toán có nội dung hình học, biết nhắc nhở học sinh tránh được những sai lầm dễ mắc phải khi giải toán có nội dung hình học. 2. Giáo viên (bản thân) tăng cường trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, học tập và vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy vai trò tối đa tính tích cực của học sinh bằng cách chú ý cho học sinh học theo nhóm, học cá nhân, trao đổi,bàn luận về hoạt động để chiếm lĩnh chi thức mới, hoạt động thực hành trên phiếu học tập. 3. Tạo cho học sinh có hứng thú học tập hơn vì vai trò của các em trong giờ học luôn được giáo viên đề cập đến. Từ đó nâng cao hơn chất lượng giảng dạy cũng như việc học của thầy và trò. 4. Học sinh được thực hành nhiều nên việc nắm được kiến thức cơ bản của bài dạy đạt cao hơn. Các em nắm vững bản chất của vấn đề nên các em nhớ lâu bền nhơn. 5. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sóng như tính toán chu vi, diện tích,… của một hình cụ thể nào đó. §ç ThÞ Hµ 19 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng« “Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở tiểu học” PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG. I. Tổng kết vấn đề. Để nâng cao hiệu quả dạy các yếu tố hình học ở tiểu học – tránh được những sai lầm của học sinh giáo viên cần: 1. Hiểu rỗi nhiệm vụ, mục đích dạy các yếu tố hình học. 2. Giáo viên cần nắm vững nội dung kiến thức, sự liên quan giữa các kiến thức trong từng tiết dạy, kiến thức bài toán trước làm nền cho thức sau, kiến thức lớp dưới làm nền tảng cho kiến thức lớp trên. 3. Giáo viên phải vận dụng tốt, vận dụng một cách sáng tạo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình giảng dạy. 4. Trong giảng dạy giáo viên phải thể hiện đúng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của mình để làm sao cho học sinh hoạt động, tìm tòi, phát hiện rồi chiếm lĩnh kiến thức mới. 5. Giáo viên cần chú ý đến quá trình luyện tập thực hành của học sinh. Chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng, mô hình trực quan trong các giờ dạy. II. Ý kiến đề xuất 1. Dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, người giáo viên cần phối hợp chặt chẽ quá trình hình thanh biểu tượng với việc rèn luyện kỹ năng và khai thác đúng mức các bước đi đó. Việc hình thành các biểu tượng: Điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình chữ nhật… chủ yếu là mô tả, chưa phải là định nghĩa khái niệm chính xác. Học sinh phải dần dần nắm được các dấu hiệu bản chất và phân biệt được các đối tượng hình học dựa trên mô tả. Để đạt được mục đích đó học sinh không chỉ nghe giáo viên mô tả, không chỉ nhìn hình vẽ và mô tả hình hình học mà điều quan trọng là học sinh phải tự mình tham gia vào quá trình tạo ra các biểu tượng đó. 2. Dạy các yếu tố hình học ở tiểu học bằng cách tăng cường chức năng hoạt động trên mô hình hình học và thực hành tiết học. - Thông qua các thao tác và nhờ kinh nghiệm tích luỹ mà học sinh có thể nhận thấy đặc điểm của các hình cũng như biểu tượng về chu vi, diện tích, thể tích của một hình. - Dạy học các yếu tố hình học bằng cách bắt đầu tổ chức các hoạt động có tính thực nghiệm không chỉ phù hợp với quy luật, nhận thức của trẻ khi học hình học mà còn là cách rèn luyện các thao tác tư duy một cách tích cực nhất. Khi học sinh thao tác theo sự hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên đặc biệt là hoạt động gấp giấy, và ghép hình và vẽ, mỗi học sinh đều phải phối hợp vừa quan sát hình vẽ, mô hình và so sánh đồng thời tổng hợp để tạo ra biểu tượng mới. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do thời gian và năng lực có hạn chắc hẳn sẽ có những thiếu sót. Rất mong sự góp ý, giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Xin chân thành cảm ơn! §ç ThÞ Hµ 20 Trêng tiÓu häc ThÞ trÊn §åi Ng«
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng