Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn rèn đọc cho học sinh lớp một trong phần âm, vần...

Tài liệu Skkn rèn đọc cho học sinh lớp một trong phần âm, vần

.PDF
7
106
113

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG T.H AN LONG A Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2017 – 2018 Tên SKKN: RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP MỘT TRONG PHẦN ÂM, VẦN Tác giả: Đặng Thị Đành Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1. Thực trạng và nguyên nhân: 1.1. Thực trạng trường, lớp * Mặt mạnh: - Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, cùng các ban ngành đoàn thể luôn quan tâm đến phụ đạo học sinh còn khó khăn. - Sự hổ trợ của các đồng nghiệp nhất là giáo viên trong tổ. - Bản thân là người trực tiếp giảng dạy lớp Một nhiều năm qua. - Phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng. - Học sinh phần lớn chăm ngoan học tập, đa số là người địa phương, học sinh trong lớp đi học đều đặn mỗi ngày. * Hạn chế: - Là lớp đầu cấp nên giáo viên tiếp nhận học sinh đa dạng ( cá biệt, chưa qua mẫu giáo …) - Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học của học sinh, chỉ phó thác việc học cho giáo viên (còn quan niệm năm nay học không được thì qua năm sau học lại) - Một số học sinh chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể. - Học sinh chưa nắm được cách đánh vần một vần, một tiếng. - Học sinh chưa nắm được cách phân tích một âm, một tiếng. - Học sinh đọc chưa chạy vì chưa nhớ mặt chữ. 1 - Học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, học sinh gặp nhiều khó khăn khi viết chính tả… 1.2. Nguyên nhân - Trong các năm vừa qua vì nhiều lí do khác nhau, một số học sinh không nắm được chữ ghi âm nhất là ở lớp Một. Làm ảnh hưởng đến việc phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. - Ở nhà trường hiện nay chỉ dạy cho học sinh ghép vần theo hình thức xuôi nên các em phải có một thời gian rất dài mới ghép vần xuôi thành thục.Theo chương trình tiếng việt lớp Một thì từ bài 1 đến bài 28 là học âm, đến bài 29 học sinh mới được học vần. Như vậy, thời gian hình thành kĩ năng học vần và ghép các cấu trúc âm tiết có từ ba âm trở lên của học sinh lớp Một chưa đủ thời gian luyện tập kĩ năng đọc, viết thuần thục nhất là học sinh còn khó khăn trong học tập. - Khi vào lớp Một là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của các em. Từ hoạt động vui chơi, ở giai đoạn Mẫu giáo chuyển sang hoạt động mới, hoạt động học tập là chủ đạo ở tiểu học, nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam. Các em sẽ trở thành những cô, cậu học sinh có “ địa vị ” mới trong gia đình và trong xã hội nhưng rất bỡ ngỡ và rụt rè. Vì vậy, tôi cần nắm chắc đặc điểm này để giúp các em chuyển giai đoạn tốt hơn. - Chữ ghi âm là nền tảng, là chìa khoá cho các em biết đọc, biết viết. Vì thế khi không nắm được học âm, học vần thì các em rất e sợ, rụt rè, dẫn đến các em không biết đọc, các em sẽ thụ động không hứng thú trong học tập. Chính vì vậy mà có một số học sinh nhìn chữ viết rất đẹp nhưng không đọc được. 2. Các giải pháp giải quyết vấn dề * Giải pháp 1: Khâu chuẩn bị - Đầu năm học, sau khi nhận lớp, công việc đầu tiên là theo dõi sự học tập của các em sau khi dạy từ 2 đến 3 tuần thực học và nắm được một số học sinh: về nhận diện con chữ ghi âm, dấu thanh, về tìm hiểu môi trường xung quanh, về nhận diện số … 2 - Tổ chức họp phụ huynh học sinh, giáo viên dựa vào đó để nắm tâm tư nguyện vọng cũng như những khó khăn của gia đình để kịp thời giúp đỡ cho các em học tốt, nhất là các em học còn khó khăn . - Giáo viên nêu gương vượt khó học giỏi, hay kể những mẫu chuyện nói về học tập hoặc nêu gương tuyên dương ngay các em giỏi trong lớp cho các em khác noi theo. - Động viên các em có lòng say mê hứng thú học tập mạnh dạng giao tiếp với giáo viên với bạn. - Giáo viên thành lập nhóm, tổ, đôi bạn học tập ở lớp cũng như ở nhà: học sinh giỏi kèm học sinh khó khăn, học sinh khá kèm học sinh trung bình bồi dưỡng ngay trên lớp hoặc thời gian đầu hay cuối buổi học. * Giải pháp 2: Khâu thực hiện: - Dạy âm, vần được trải dài suốt học kỳ 1 cho đến hết tuần 24 của học kỳ 2, lớp Một. Các âm, vần đã học hầu hết rất gần gũi với thực tế, cuộc sống, học sinh cần phải nắm vững và vận dụng vào thực tế, có cơ sở tiếp tục học những bài Tập đọc ở học kỳ 2, áp dụng kiến thức đã học lên lớp trên. - Muốn học sinh đọc tốt người dạy cần xác định đúng tầm quan trọng của giai đoạn hình thành kĩ năng đọc và ghép âm tiết, phải tổ chức cho các em làm trực tiếp với các con chữ thông qua các hình thức cụ thể như hình thành thao tác đọc, thao tác ghép, phải lựa chọn phương pháp tối ưu nhất để đẩy nhanh tốc độ hình thành kĩ năng đọc và kĩ năng ghép âm tiết cho các em càng sớm càng tốt, thời gian còn lại là để củng cố và luyện tập kĩ năng đọc lên mức độ kĩ xảo. - Để dạy học sinh nắm được dược âm, vần, ghép âm vần đúng cách tôi sử dụng bảng ghép chữ ( giáo viên và học sinh đều có ) để làm phuong tiện trực quan. Sử dụng bảng ghép chữ phải cùng lúc (học sinh ghép xong thì giáo viên ghép cho học sinh quan sát ). Học sinh pháp âm và ghép được rất nhiều âm tiết theo cấu trúc khác nhau, từ dễ đến khó ( ví dụ: ghép âm e, nhà…), học sinh không chỉ nắm được số lượng âm, vần, tiếng mà qua cách dạy phương pháp ngữ âm trực tiếp ( trực quan ghép chữ ) thì học sinh biết cách phát âm và biết cấu trúc vần. Từ cấu trúc đơn giản ( âm chính - âm cuối - vần. Ví dụ: e - m - em ) 3 hay ( âm đệm – âm chính – vần. Ví dụ: o – e – oe ) và các vần khó ( âm đệm – âm chính – âm cuối – vần. Ví dụ: o- a – t – oat ). - Nếu dạy học sinh đọc chữ với mục đích là cung cấp từng âm, vần một, để học sinh nhớ các âm, vần đó theo hình thức tăng dần về số lượng thì đó chưa phải là phương pháp tối ưu. Vì trong hệ thống các vần được sắp xếp có 126 vần cơ bản và 18 vần khó ít dùng do hơn 115 âm tiết tạo nên. Mà phải dạy học sinh nắm được âm, vần bằng cách vừa ghép chữ vừa đọc để khắc sâu âm, vần, tiếng … vừa học. - Khi đã ghép xong thì cho học sinh phân tích từ, tiếng, âm ( vần ) để các em nắm được âm, vần mới và tổng hợp trở lại rồi đọc trơn. Ví dụ: Dạy bài “ on, an ” có từ khóa “ mẹ con, nhà sàn ”. + Học sinh phân tích và nắm được vần on, an do âm o, a ghép với n, ( âm n đứng cuối ). Sau đó đánh vần và tổng hợp lại ( o – n – on; a – n – an ) + Học sinh phân tích, đọc đến tiếng “ con ” ( cờ – on – con ). Rồi đến từ “ mẹ con ”. Cuối cùng thì học sinh đọc trơn vần, tiếng, từ của bài. Qua quá trình phân tích đó thì học sinh nắm bài học một cách chắc chắn và tiếp thu kiến thức mới có hệ thống. - Trong giờ học vần của phân môn Tiếng việt không có tiết lý thuyết mà chỉ vận dụng tri thức vào luyện tập ( nhìn, nghe, đọc, viết lại ). Ví dụ: + Nhìn thấy các chữ ghi âm ( on, an, mẹ con, nhà sàn …) + Nghe cô giáo phát âm; đọc lại. + Tập viết lại ngay sau khi học xong bài mới ( Viết bảng con, viết ở vở tập viết ). - Ngoài các phương pháp dạy học chung cho cả lớp. Riêng các em còn khó khăn không nắm được chữ ghi âm. Giáo viên lập ra kế hoạch bồi dưỡng riêng trong tuần xen kẻ vào giờ học buổi chiều ở trên lớp. + Một là: mỗi ngày chỉ dạy 2 – 3 chữ ghi âm sau giờ học ( đọc và viết bảng con nhiều lần ) ngày sau kiểm tra lại. + Hai là: cho đọc và viết lại bài mà em chưa nắm, ngày sau kiểm tra. 4 - Tuỳ thuộc vào sự tham gia học tập của học sinh mà giáo viên soạn, thiết kế, tổ chức dạy học sau cho phù hợp với nội dung dồi dưỡng, nhằm làm cho bài bồi dưỡng đạt được kết quả tốt nhất. Ví dụ: Ôn các nguyên âm trước vì các nguyên âm các em dễ nắm, ít lẫn lộn hơn các phụ âm. + Các nguyên âm đơn: e, ê, o, ô, ơ, i, a, u, ư, y + Các nguyên âm đôi : iê, ươ, uô - Ôn các phụ âm: có các dạng sau + Phụ âm chỉ có một chữ ghi âm: c, n, m, v, s, x, r, b, h, l, t, d, đ, k, g. + Phụ âm có 2 chữ ghi âm: th, ch, kh, ng, gh, qu, ph. + Phụ âm có 3 chữ ghi âm: ngh - Giáo viên trực tiếp tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của các em, đồng thời chú ý đến đặc điểm riêng của từng học sinh. Nội dung rèn đọc chia thành bài, mỗi bài được dạy trong khoảng 10 – 20 phút (đầu, cuối tiết học), miễn sau đạt được mục đích là học sinh nắm được âm, vần dễ dàng hơn. Từ đó, các em ghép phụ âm đầu với vần thành tiếng. - Nội dung dạy học với các em học sinh còn khó khăn khác với nội dung dạy học trong lớp. Vì vậy, phương pháp dạy cũng thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của các em này. Bởi sự nhận thức các em còn khó khăn, năng lực, trí nhớ các em kém hơn so với học sinh hoàn thành. Khi dạy giáo viên nói cụ thể, nội dung không kéo dài, phải ngắn gọn kết hợp nhiều phương pháp đan xen nhằm giúp các em tập trung chú ý thích học tập, thích giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. - Trong quá trình dạy, tôi đã nhận thấy học sinh còn khó khăn là do các em không nắm được chữ ghi âm, vần dẫn đến thụ động hay khóc nhè, khi nói thì phát âm không ra tiếng. Điều này, làm cho giáo viên trực tiếp dạy lớp Một hết sức đau đầu và băn khoăn về chất lượng kết quả cuối năm ở lớp mình, cùng với xu hướng phát triển giáo dục hiện đại tôi chịu khó tìm tòi suy nghĩ một số trò chơi, thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động trong học tập. Bởi vì, trò chơi giúp các em phát hiện được cái mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm 5 hiểu khám phá, giảm tính nhút nhát rụt rè, lĩnh hội tri thức, có khả năng sáng tạo. Ví dụ : + Trò chơi thi tìm chữ - Khi bồi dưỡng về các chữ: b, l, h, k - Giáo viên chuẩn bị cắt khoảng 8- 10 bông hoa bên trong viết các chữ b, l, h, k đính lên bảng. - Gọi học sinh còn khó khăn lên bảng tìm xem ai nhanh tay, nhanh mắt tìm đúng thì được khen. + Trò chơi ghép tiếng : - Giáo viên cho học sinh sữ dụng hộp chữ để ghép tiếng theo yêu cầu của giáo viên. Em nào ghép đúng và nhanh thì khen. - Hoặc tổ chức làm 2 đội, dội nào có nhiều bạn ghép đúng thì thắng cuộc (thời gian giáo viên định trước) + Trò chơi tìm chữ còn thiếu : Giáo viên chuẩn bị sẵn từ, hay câu như: “ bé v...cô, b… vẽ c…” vào bìa cứng hoặc viết vào bảng cho học sinh điền vào chỗ còn thiếu. ai viết đúng thì được khen. + Qua vài tháng học tập như thế một số phụ huynh đã thông hiểu được và thay đổi cách nhìn cùng nhau quan tâm tiếp tay với giáo viên để đưa sự học tập của các em ngày một được tiến bộ . Dần dần các em đã tự tin, mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến trước tập thể lớp một cách đáng yêu. 3. Hiệu quả đạt được Với những biện pháp nêu trên, ở trường tiểu học An Long A nói chung và lớp Một/5 tôi đang nghiên cứu nói riêng, với hình thức rèn cho học sinh đọc tốt trong phần âm, vần tiến đến được tiếng, từ, câu … đã làm cho học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Sau khi tiến hành dạy lớp tôi đạt được kết quả như sau: 6 Xếp loại HTT Tỉ lệ HT Tỉ lệ CHT Tỉ lệ ĐẦU NĂM 7 26 % 10 37 % 10 37 % GIỮA HKII 10 37 % 16 60 % 1 3% Tóm lại: Học vần là môn học khởi đầu của việc học Tiếng Việt mà cũng khởi đầu cho việc học tập của một đời người. Học vần trao cho các em công cụ ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp, trong học tập, trong cuộc sống. sau quá trình học âm, vần học sinh từ “không biết chữ” trở thành “biết chữ”. Giáo viên cần tạo ra những mục đích cụ thể, gần gũi với các em. Trong quá trình dạy học cần phải luyện tập nhiều, giáo viên cũng nên có nhiều phương pháp dạy học để tránh nhàm chán. Từ đó giúp các em học đâu nhớ đó. Giúp các em biết ghép âm thành vần, biết ghép các phụ âm đầu trước vần thành tiếng, biết ghép tiếng thành từ, biết nghe và đọc được tiếng, từ, câu. Chuẩn bị tốt, biết kết hợp hài hoà giữa các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, tôi thiết nghĩ việc tổ chức đọc tốt cho học sinh lớp Một trong phần âm, vần không còn là vấn đề băn khoăn, vướng mắc của người giáo viên nữa. Thông qua viêc đọc, học sinh nhớ âm, vần đó để tiến đến đọc chữ một cách thuần thục và học tốt các môn khác củng như lên các lớp trên. 4. Khả năng áp dụng Đề tài này có khả năng áp dụng cho các trường trong tỉnh Đồng tháp. An Long, ngày 20 tháng 3 năm 2018 Người viết Đặng Thị Đành 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng