Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo c...

Tài liệu Skkn phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn mĩ thuật lớp 5

.PDF
36
220
79

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng xét duyệt sáng kiến Phòng giáo dục Thành Phố Tam Điệp. - Hội đồng xét duyệt sáng kiến Sở giáo dục tỉnh Ninh Bình. Tôi là: TT Họ và tên Ngày sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ chuyên môn 1 Nguyễn Thị Ngân 1983 TH Trần Phú Giáo viên Mĩ thuật ĐHSP Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 100% Tôi là tác giả của sáng kiến này, tôi đề nghị hội đồng các cấp xét công nhận sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 5 ”. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Tam Điệp, ngày 25 tháng 4 năm 2019 Người nộp đơn Nguyễn Thị Ngân 1 MỤC LỤC NỘI DUNG TT I NỘI DUNG 3 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 A. Giải pháp thường làm. 4 1. Ưu điểm. 6 2. Nhược điểm. 6 B. Giải pháp mới cải tiến. 7 Giải pháp 1: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học. 10 1.1. Lựa chọn đồ dùng. 10 1.2. Cách sử dụng đồ dùng trong tiết học. 11 Giải pháp 2: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học. 12 2.1. Học cá nhân. 12 2.2. Học theo nhóm. 13 2.3. Tạo hứng thú cho học sinh. 14 Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động tạo hứng thú cho học sinh. 19 Giải pháp 4: Phối hợp các phương pháp tạo giờ học nhẹ nhàng hiệu quả. 20 4.1. Phương pháp trực quan. 20 4.2. Phương pháp đàm thoại. 20 4.3. Phương pháp quan sát. 21 4.4. Phương pháp thực hành luyện tập. 22 Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. III TRANG HIỆU QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. * Điều kiện và khả năng áp dụng. 22 24 27 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 28 1. Kết luận. 28 2. Kiến nghị. 28 PHỤ LỤC 30 2 I. Tên sáng kiến: “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 5 ” - Lĩnh vực áp dụng: Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực theo dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo. II. NỘI DUNG: ĐẶT VẤN ĐỀ Mĩ thuật là một môn học có vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Với môn học này học sinh sẽ biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn Mĩ thuật cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức- Trí- Thể- Mỹ. Là môn học nghệ thuật nên Mĩ thuật đòi hỏi ở học sinh ý thức làm việc cá nhân, độc lập và sáng tạo. “Mỗi học sinh sẽ là một nghệ sĩ nếu như giáo viên biết khai thác, động viên và phát huy tính sáng tạo riêng của các em”. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt, tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Dạy đã khó, dạy mĩ thuật lại càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì thông qua cái đẹp để giáo dục tình cảm con người, tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc sống, từ đó giúp học sinh tiếp xúc, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tạo ra cái đẹp và vận dụng nó vào cuộc sống hằng ngày. Việc đổi mới chương trình phổ thông và thay sách giáo khoa mới là phù hợp với xu thế thời đại, với yêu cầu mới của nền giáo dục nước ta. Vấn đề này đặt ra yêu cầu thiết thực về đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên đổi mới cách dạy - học sinh đổi mới cách học. Việc đổi mới cách dạy của giáo viên phải làm sao để học sinh yêu thích môn học. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Mĩ thuật nói chung và vẽ tranh nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. Học sinh tiểu học nhìn chung rất ham vẽ nhưng các em vẫn thường vẽ theo một lối suy nghĩ chung, chưa phong phú, chưa sáng tạo, chưa có sự đặc sắc riêng của từng em. Điều này ảnh hưởng đến việc nhận thức thẩm mĩ của các em, khiến các em không tự tin vào khả năng thẩm mĩ vốn có của mình. 3 Các em phát triển tư duy, óc sáng tạo của mình bằng chính sự tưởng tượng phong phú, nhớ lại những gì đã quan sát, đã được tham gia, để rồi tái tạo lại bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc để có được những hình ảnh về cảnh đẹp quê hương, đất nước, cảnh sinh hoạt, lao động, vui chơi,…vẽ nên những bức tranh đẹp của chính tâm hồn các em. Vì vậy, có hứng thú sẽ giúp cho các em đạt được những bài vẽ có sự sáng tạo của riêng em, giúp em nói lên tình cảm của riêng mình, không lặp lại, không sáo rỗng,… Có hứng thú em mới ham mê thực sự và thực sự yêu thích với bức tranhtác phẩm của mình và bức tranh ấy mới thực sự có giá trị thẩm mĩ cao, thực sự có hồn, có cảm xúc của người vẽ tranh. Song thực tế việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một nguyên nhân khiến giáo viên Mĩ thuật băn khoăn nhất là về mặt nhận thức. Rất nhiều người cho rằng Mĩ thuật là môn học phụ, học cũng được mà không học cũng chẳng sao cho nên thường có tư tưởng coi nhẹ. Chính tư tưởng coi nhẹ của bố mẹ ảnh hưởng nhiều đến các em học sinh. Trước tình hình và chất lượng giảng dạy như vậy cùng với sự chỉ đạo sát sao, đòi hỏi ngày càng cao của Sở giáo dục và Phòng giáo dục về việc nâng cao chất lượng bộ môn, bản thân tôi đã nhận thức được một cách sâu sắc: Phải học hỏi, tìm tòi để có được một phương pháp dạy phù hợp, đạt kết quả cao nhất. Vậy làm thế nào chỉ trong một thời gian ngắn ở trên lớp giáo viên có thể phát huy những tình cảm vốn có của các em, gây hứng thú cho các em niềm say mê sáng tạo, để các em có những xúc cảm, những cảm nhận trước những điều kỳ diệu của cuộc sống, con người quanh em? Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua hoạt động vẽ tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 5 ” A. Giải pháp thường làm: Hiện nay trong chương trình dạy học Mỹ thuật mới các bài vẽ tranh theo chủ đề được lồng ghép trong các hoạt động Mỹ thuật, không còn tách bạch là một phân môn riêng như trước đây. Để tổ chức học tập cho học sinh giáo viên thường thực hiện theo 4 hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu: 4 - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm - Gợi ý cho học sinh nhớ lại những trải nghiệm, nêu hiểu biết của bản thân liên quan tới chủ đề với các câu hỏi: + Kể tên những hoạt động em đã từng biết, hoặc tham gia? + Có những hoạt động gì ở đó? Cảnh vật, màu sắc ở đó như thế nào? Trang phục của mọi người ... - Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa, hoặc bài vẽ do GV sưu tầm đặt câu hỏi gợi mở: + Các bức tranh thể hiện nội dung gì trong chủ đề? + Hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong tranh là gì? + Màu sắc, hình ảnh trong tranh gợi cho em cảm xúc gì?... * Dựa vào câu trả lời, nhận xét của học sinh giáo viên sẽ chốt nội dung đề tài, kiến thức nổi bật. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm hiểu các vẽ tranh theo chủ đề: + Nhóm em sẽ thể hiện nội dung gì? + Nội dung đó có các hình ảnh gì? + Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ? + Nhóm em sẽ thể hiện bằng hình thức nào? bằng chất liệu gì?... Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong sách giáo khoa để nhận biết cách thực hiện. - Hoạt động cá nhân: HS sẽ kí họa dáng người trực tiếp tại lớp do 1 số bạn HS trong lớp đứng mẫu, diễn tả động tác hoặc vẽ theo trí nhớ. Cách 1: Vẽ thêm chi tiết, vẽ màu cho nhân vật vừa kí họa. Cách 2: Cắt rời các nhân vật ra khỏi tờ giấy để tạo kho hình ảnh. - Hoạt động nhóm: Lựa chọn các hình ảnh trong kho hình ảnh, sắp xếp các hình ảnh để tạo thành một bố cục hợp lí, thêm các chi tiết, hình ảnh khác và màu sắc để là rõ nội dung chủ đề. * Giáo viên quan sát hướng dẫn, hộ trợ thêm nếu cần. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm… Giáo viên quan sát hướng dẫn, hộ trợ thêm nếu cần. 5 Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm ( giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày và hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình) Qua 4 hoạt động cơ bản này cho thấy: 1.Ưu điểm: Các chủ đề đưa ra tương đối gần gũi, sát với thực tế và học sinh có thể thể hiện bằng nhiều cách, nhiều nguyên liệu khác nhau. - Thông qua hoạt động vẽ tranh học sinh có cơ hội làm quen, tìm hiểu, phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và các hoạt động trong đời sống xã hội. - Rèn luyện trí nhớ, khơi gợi óc tưởng tượng, sáng tạo giúp các em cảm nhận được cái đẹp bằng đường nét, màu sắc. Hình thành khuynh hướng thẩm mĩ đúng đắn cho học sinh. - Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập sinh hoạt hàng ngày. 2. Nhược điểm: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ, sự tập trung, tự giác chưa cao, nhận thức của các em mới là làm quen với những kiến thức ban đầu dẫn đến kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực hành còn lúng túng, chưa thực hiện theo đúng các bước thực hành… Các em còn có thói quen vẽ ngay từng hình một, vẽ hình xộc xệch, méo mó. Lắp ghép hình với nhau tạo nên bố cục mà không chú ý đến các nhóm chính, nhóm phụ dẫn đến bài vẽ dàn trải không tập trung. Các hình tượng thường được nhìn một cách chi tiết và cụ thể, không sinh động về dáng và động tác, chủ yếu thể hiện ở góc độ chính diện. Phần lớn học sinh thường bắt chước những hình vẽ có sẵn, lười suy nghĩ, vẽ giống truyện tranh… Khi trả lời câu hỏi các em cũng lệ thuộc vào sách giáo khoa chưa liên hệ với thực tiễn, thiếu tính sáng tạo. Vậy làm sao để học sinh hứng thú với tiết học mĩ thuật nói chung, tiết học vẽ tranh nói riêng? Làm sao để học sinh không cảm thấy tiết học này khô khan và nhàm chán? Làm sao để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của các em qua các giờ vẽ tranh? Đó chính là sự chuẩn bị, nghiên cứu chu đáo của giáo viên, là sự vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, là sự sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí và hiệu quả. Chính vì những trăn trở đó tôi mạnh dạn đưa ra 6 một số giải pháp nhằm thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giúp cho giờ học vẽ tranh theo chủ đề trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh mỗi ngày. B. Giải pháp mới cải tiến: * Mục tiêu của hoạt động vẽ tranh là: - Thông qua học vẽ tranh tạo điểu kiện để học sinh có cơ hội làm quen, tìm hiểu, phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và các hoạt động trong đời sống xã hội. - Rèn luyện trí nhớ, khơi gợi óc tưởng tượng, sáng tạo giúp các em cảm nhận được cái đẹp bằng đường nét, màu sắc. Hình thành khuynh hướng thẩm mĩ đúng đắn cho học sinh. - Giúp học sinh vận dụng những hiểu biết về cái đẹp và học tập sinh hoạt hàng ngày. Hoạt động vẽ tranh là hoạt động thực hành, thông qua hoạt động này học sinh sẽ chủ động tích cực tham gia và thể hiện hết khả năng của bản thân. Sự hướng dẫn của giáo viên là cần thiết nhưng cần đúng lúc đúng chỗ và mang nhiều tính động viên khích lệ, gợi ý, nếu không sẽ làm mất hứng thú và ảnh hưởng không tốt đến kết quả bài vẽ. * Tính mới, nét sáng tạo của giải pháp: Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh tiểu học ưa thích hoạt động, ham hiểu biết, vì vậy phần lớn các em đều thích vẽ. Vậy để tránh nhàm chán cho học sinh trong hoạt động vẽ tranh đề tài tôi mạnh dạn đưa ra 5 giải pháp sau: Giải pháp 1: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học. Giải pháp 2: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động tạo hứng thú cho học sinh. Giải pháp 4: Phối hợp tốt các phương pháp tạo giờ học nhẹ nhàng hiệu quả. Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tại trường Tiểu học trần Phú để hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài chúng tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn khi áp dụng. * Thuận lợi: - Sở, phòng giáo dục và đào tạo Tỉnh, Thành phố, BGH nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo mọi điều kiện để thày trò trường Tiểu học Trần Phú thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Giáo viên Mỹ thuật được tham gia đầy đủ các 7 buổi chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chia sẻ, rút kinh nghiệm định kì theo tháng. - Đội ngũ gồm hai giáo viên trẻ, đều có trình độ Đại học chuyên ngành sư phạm Mỹ thuật. - Phần lớn học sinh đều thích học vẽ. - Quan điểm giáo dục đổi mới đã tác động tới tất cả mọi người vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh coi trọng, đầu tư hơn cho môn học. Mĩ thuật trở thành môn học bổ ích, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và bổ trợ tích cực cho các môn học khác.Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng. * Khó khăn: - Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học sự tập trung chưa cao, khi vẽ tranh thường sao chép sách giáo khoa, bắt chước, nhìn hoặc vẽ theo bạn,... Khả năng liên hệ thực tế, kĩ năng thực hành theo nhóm chưa tốt, tranh vẽ na ná nhau, thiếu tính sáng tạo. - Một số học sinh chưa thực sự quan tâm đến bộ môn. Nhiều học sinh không có năng khiếu nên sợ học vẽ. Trong giờ học các em chưa tập trung nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập. - Trường chưa có phòng Mĩ thuật nên việc tổ chức các hoạt động học tập gặp khó khăn. Đồ dùng: tranh, ảnh, mẫu vẽ còn thiếu, chưa đáp ứng đủ và phù hợp với nhu cầu đổi mới. Mặt khác, sách đọc thêm, tài liệu tham khảo dành cho học sinh và giáo viên còn thiếu, rất đắt chưa đáp ứng đúng, đủ nhu cầu học tập và nghiên cứu. Do quan điểm của một số giáo viên và phụ huynh học sinh coi Mĩ thuật là môn học phụ dẫn đến tình trạng giáo viên Mĩ thuật chưa chuyên tâm, tâm huyết với việc dạy… Khảo sát chất lượng đầu năm Ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành kiểm tra và phân định học sinh theo kết quả khảo sát bằng một bài vẽ không vượt quá sức của các em: Vẽ tranh đề tài tự chọn. Qua việc kiểm tra đánh giá kết quả cụ thể tôi nhận thấy khả năng của các em được thể hiện như sau: Kết quả khảo sát ở lớp 5A có 36 học sinh: 1- Bố cục hài hoà, màu sắc rõ đậm nhạt, có nét sáng tạo riêng: 12 học sinh 8 2- Hình được, bố cục cân đối, chưa tô màu xong: 11 học sinh 3- Hình rời rạc, chưa rõ chủ đề: 8 học sinh 4- Không định hình được bài: 5 học sinh *Kết quả khảo sát học sinh khối 5 cuối năm học 2016 - 2017 (Khi chưa áp dụng sáng kiến) Tổng số Lớp học Tranh vẽ có Vẽ rập khuôn, Hoàn thành nét sáng tạo. sao chép... bài tại lớp Chưa hoàn thành bài tại lớp sinh SL % SL % SL % SL % 5A 35 12 34,3 23 65,7 20 57,1 15 42,9 5B 37 8 21,6 29 22 59,4 15 40,6 5C 36 10 27,8 26 72,2 25 69,4 11 30,6 5D 38 9 23,7 29 76,3 24 63,1 14 36,9 5E 36 11 31,2 25 68,8 20 55,6 16 44,4 5G 35 6 30,5 29 69,5 24 68,6 11 31,4 5H 33 7 21,2 26 78,8 20 60,6 13 39,4 Tổng 250 63 25,2 187 74,8 155 62 95 38 78,4 Qua kết quả khảo sát và điều tra, tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng ban đầu của học sinh trong đó nguyên nhân chính là do các em chưa cảm thấy hứng thú trong khi vẽ. Vì vậy, tôi đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu như sau: a, Đối với học sinh: Kết thúc 1 bài vẽ tranh theo chủ đề xếp loại Hoàn thành tốt 40%, Hoàn thành 60%, Chưa hoàn thành 0 % b, Đối với giáo viên: - Có phương pháp giảng dạy phù hợp đạt hiệu quả cao. - Lập kế hoạch, đưa ra được các hình thức tổ chức hoạt động học tập có chất lượng: Tốt 70%, khá 30%, trung bình 0% Đứng trước thực trạng đó, xuất phát từ mục tiêu trên, qua quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn tìm tòi và nghiên cứu cho mình những giải pháp để học sinh yêu thích môn mĩ thật nói chung, hoạt động vẽ tranh theo chủ đề nói riêng. * Giải pháp khắc phục: 9 Giải pháp 1: Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học. 1.1. Lựa chọn đồ dùng Là môn học của đường nét, hình mảng và màu sắc nên khi sử dụng đồ dùng trực quan thì trong nó đã mang một lượng kiến thức nhất định. Có thể nói môn Mĩ thuật trong trường tiểu học là môn học duy nhất nếu không có đồ dùng trực quan, hình ảnh cụ thể thì không thể truyền tải kiến thức tới học sinh một cách toàn vẹn được vì phải thông qua những hình ảnh, đối tượng cụ thể thì học sinh mới có cảm xúc về đối tượng, mới có thể thể hiện được bài vẽ của mình. Là môn học về thẩm mĩ chính vì vậy mà ĐDDH cũng phải mang tính thẩm mĩ nếu không sẽ phản tác dụng trong giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. “Với học sinh tiểu học thì khả năng tư duy của các em là tư duy cụ thể mang tính hình thức dựa vào đặc điểm bên ngoài. Tưởng tượng còn tản mạn, hình ảnh tượng tượng đơn giản, hay thay đổi. Trí nhớ trực quan phát triển hơn trí nhớ logic. Đối tượng gây cảm xúc cho học sinh tiểu học thường là sự vật hiện tượng cụ thể nên xúc cảm, tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể.” (Đổi mới PPDH ở Tiểu học- Trang 15 ) Chính vì vậy, khi lựa chọn đồ dùng, tôi luôn đặt ra mục tiêu: - Đồ dùng phải phù hợp nội dung bài, phù hợp đối tượng học sinh. - Mang tính thẩm mĩ cao. - Có bài vẽ đẹp và chưa đẹp để học sinh tự rút ra bài học cho mình. Ví dụ: Với chủ đề vẽ tranh phong cảnh tôi chọn 2 ảnh và 3 tranh phong cảnh các vùng miền: cảnh miền núi, nông thôn, miền biển, thành phố, danh lam thắng cảnh. Các tranh đều có khổ lớn, màu sắc tươi sáng, rực rỡ và phần lớn các tranh được chọn là tranh của học sinh lớp trước. Với sự lựa chọn như vậy, khi quan sát các em sẽ hiểu được nội dung đề tài và có sự so sánh giữa ảnh và tranh phong cảnh để biết cách thể hiện vào bài vẽ của mình. Bên cạnh đó, các em được xem tranh của chính các bạn của mình vẽ, các em sẽ rất thích thú, thán phục các bạn mình và sẽ thấy tự tin hơn. Đồng thời cũng kích thích, khơi gợi tinh thần thi đua, mong muốn của các em cũng được như bạn. Bên cạnh những tranh đẹp, tôi cũng chọn những tranh chưa đẹp mà học sinh hay mắc lỗi như: bố cục nhỏ, màu mờ nhạt, để các em có sự so sánh và rút kinh nghiệm cho mình. 10 Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là một công việc hết sức quan trọng. Do đó, khi lựa chọn đồ dùng tôi luôn phải đưa ra những mục tiêu nhất định như đồ dùng phải đạt được những tiêu chuẩn như thế nào cho bài dạy. Ví dụ: Với chủ đề Trường em, tôi sử dụng những hình ảnh, video về các hoạt động của trường mình để các em nhớ lại các hoạt động và chọn nội dung đề tài. Các em được quan sát, nhớ lại các hoạt động, màu sắc, không khí ngày hội ở trường, hoạt động thường ngày sẽ thấy đề tài gần gũi, quen thuộc với mình. Khi hiểu sâu hơn về nội dung của bài học, các em sẽ dễ dàng thể hiện được và vẽ tranh đề tài không còn là điều mơ hồ, trừu tượng với các em nữa. Với cách lựa chọn đồ dùng cũng vậy, tôi nhận thấy học sinh rất thích thú và hào hứng khi nhận xét tranh, trao đổi sôi nổi về nội dung mình sẽ vẽ và đây cũng chính là động lực thúc đẩy các em làm bài tốt hơn. 1.2. Cách sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết học Đồ dùng dạy học có thể là những bài vẽ của học sinh nhưng nếu các em chỉ nhìn mà không biết phân tích, nhận xét thì các em không nhận thấy ở cuộc sống xung quanh có biết bao điều hấp dẫn và lý thú để có thể thể hiện trong bài vẽ. Vì vậy giáo viên luôn luôn phải là người dẫn dắt các em. Khi treo tranh lên tôi thường yêu cầu các em quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Khi đưa câu hỏi tôi luôn chú ý việc đặt câu hỏi phải gần gũi đối với lứa tuổi của các em, đặc biệt các câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, sát với mục tiêu bài dạy. Ví dụ: Chủ đề “Cuộc sống quanh em”, khai thác nội dung: An toàn giao thông phục vụ cho việc tuyên truyền và tham gia thi vẽ tranh an toàn giao thông. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh di động giống hình rối dẹt (do giáo viên tự làm) chơi trò chơi hai bạn Mít và Bo tham gia giao thông trên đường đi học về, nhận xét bạn nào đi đúng và bạn nào đi sai đường. + Bạn nào đi đúng đường? Tại sao em biết? + Bạn nào đi sai đường? Vì sao? - Quan sát các bạn đi trên đường xảy ra điều gì (Giáo viên di động hình các nhân vật) Bo đi trên vỉa hè rất an toàn còn Mít đi dưới lòng đường không để ý, xe ô tô lao tới. + Bạn Mít xảy ra điều gì? (giáo viên diễn tả hành động Mít bị ô tô đâm vào và ngã ra sau). 11 + Các em học tập bạn nào ? Hôm nay, các em có thích tham gia giao thông cùng bạn Bo và bạn Mít qua bài Vẽ tranh An toàn giao thông không? Đồ dùng dạy học nếu được dùng đúng lúc, đúng chỗ sẽ đạt hiệu quả cao. Khi hướng dẫn cách vẽ, tôi thường lưu ý học sinh cách bố cục và sử dụng màu bằng các bài vẽ để học sinh tự tìm ra kiến thức cho mình. Ví dụ: chủ đề “Chú bộ đội của chúng em” tôi treo 4 tranh: - Tranh 1: Bố cục hợp lý, màu mờ nhạt, chưa đẹp. - Tranh 2: Bố cục chưa hợp lý, hình nhỏ. - Tranh 3: Hình vẽ quá to, tham nhiều màu. - Tranh 4: Bố cục cân đối, màu đẹp. Và đặt câu hỏi: - Con có nhận xét gì về những bức tranh này? - Bức nào chưa đẹp? Tại sao? - Theo con, con sẽ sửa thế nào? - Khi vẽ tranh cần lưu ý điều gì? Khi học sinh trả lời xong, tôi khẳng định những câu trả lời đúng và bổ sung thêm nếu câu trả lời chưa đầy đủ. Qua đây tôi thấy rằng sau khi được xem, được nhận xét những bức tranh có nội dung phù hợp với nội dung mà các em đang học và đặc biệt là các em được chủ động lĩnh hội kiến thức thì các em cũng hứng thú hơn khi bước vào phần thực hành. Giải pháp 2: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học Để giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập. Trong quá trình giảng dạy phân môn vẽ tranh tôi thường áp dụng 2 hình thức học tập chính, đó là: học cá nhân và học theo nhóm. 2.1. Học cá nhân Mục tiêu của hình thức học cá nhân là học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới theo sự dẫn dắt của giáo viên để luyện tập thực hành theo khả năng của cá nhân, tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình. Hoạt động chủ yếu: 12 - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát. - Bước 2: Học sinh tự trả lời câu hỏi - Bước 3: Học sinh làm bài độc lập. Qua hình thức học cá nhân các em phát huy được tính tự giác, sự nỗ lực để bài vẽ của mình đạt kết quả cao. 2.2. Học theo nhóm: Ở hình thức này tôi cho các em ngồi theo nhóm và đưa cho mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận hay tất cả các nhóm thảo luận cùng một câu hỏi. Ví dụ: Bài vẽ tranh chủ đề Chú đội của chúng em, tôi đưa cho mỗi nhóm 1 phiếu câu hỏi về 1 binh chủng. Nhóm 1: Em biết chú bộ đội bộ binh thường mặc quần áo màu gì? Công việc của chú ấy như thế nào? Nhóm 2: Chú bộ đội không quân mặc quần áo màu gì? Chú ấy làm việc gì? Công việc của chú ấy như thế nào? Tương tự như vậy tôi đưa ra câu hỏi cho nhóm 3, nhóm 4..về các binh chủng pháo binh, hải quân, ….. Mỗi nhóm được thảo luận 2 phút, sau đó nhóm nhóm trưởng sẽ phát biểu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Sau khi các nhóm trình bày, tôi cho các em xem tranh để các em quan sát, nhận xét nhằm làm chính xác hóa các biểu tượng về chú bộ đội. Lúc này tôi sẽ gợi ý các em lựa chọn chủ đề mà các em yêu thích nhất. Có thể hỏi một số em định vẽ chú bộ đội ở binh chủng nào? Chú đang làm gì? Và nhắc nhở các em bố cục hình vẽ sao cho cân đối. Nhân vật chính có thể vẽ to, rõ hơn các hình ảnh phụ. Có thể vẽ 1 hay nhiều chú bộ đội, chú đang chiến đấu hay vui chơi cùng thiếu nhi…Tôi cũng nhắc các em nên bàn bạc thống nhất nội dung trước khi vẽ theo nhóm. Mục đích của hình thức học theo nhóm giúp các em nâng cao tính tập thể, có khả năng phối kết hợp trong công việc một cách nhẹ nhàng. Như vậy, với việc tổ chức tốt các hình thức dạy học bài giảng của tôi đạt hiệu quả rõ rệt. Học sinh tiếp thu một cách nhẹ nhàng. Qua giờ học 100% học sinh vẽ được dung nội dung của bài và có tới 80% học sinh hoàn thành bài vẽ trên lớp. 13 2.3: Tạo hứng thú cho học sinh * Giới thiệu bài: Phần giới thiệu bài mở đầu cho một tiết học, giáo viên cần thay đổi hình thức để gây hứng thú cho các em. Có thể dùng tranh ảnh, câu đố hoặc động tác, cử chỉ để dẫn dắt các em vào bài học. Ví dụ: Ở chủ đề “Ngày hội quê em” - Giới thiệu bài: Dùng câu đố thông qua nhân vật họa sĩ Đốm trên truyền hình để dẫn dắt các em vào bài học. Giáo viên bật máy, họa sĩ Đốm sẽ đọc câu hỏi, đồng thời trên màn hình, đoạn clip hiện ra để học sinh quan sát và dựa vào đó trả lời: Dù ai buôn đâu bán đâu Mùng 9 tháng 8 chọi trâu thì về. - Câu ca dao này muốn nói đến điều gì? - Học sinh trả lời xong, giáo viên sẽ bật đáp án để đối chiếu. Hội chọi trâu - Đồ Sơn - Hải Phòng 14 Câu hỏi thứ 2 cũng tương tự như vậy: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba - Ngày này diễn ra lễ hội gì? Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ Kèm theo câu trả lời chính xác là những lời khen ngợi, động viên kịp thời. Đó là động lực thúc đẩy các em trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. * Hoạt động: Tìm, chọn nội dung đề tài: Tôi cho các em xem sưu tầm tranh ảnh về ngày hội và lên giới thiệu tranh, ảnh mình đã sưu tầm được. Khi học sinh sưu tầm cũng chính là các em đã thu được một số kiến thức nhất định về đề tài mình sẽ vẽ. Các em giới thiệu về tranh ảnh sưu tầm của mình sẽ mạnh dạn hơn, không khí lớp sôi nổi hơn. Sau đó cho học sinh xem một đoạn băng về ngày hội trên chính quê hương mình để các em nhớ lại và có thể vẽ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với các em * Hoạt động: Hướng dẫn cách vẽ: - Hướng dẫn vẽ tranh nếu không có tranh minh họa, không có gợi ý thì học sinh sẽ rất lúng túng. Vì thế treo tranh minh họa và cách sắp xếp bố cục hình ảnh, màu sắc khác nhau trên các bức tranh để các em quan sát là việc làm hết sức cần thiết. Nếu giáo viên chỉ nói mà không có tranh minh hoạ thì học sinh rất khó tiếp thu. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh hoạ nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ nhớ lại những hình ảnh có liên quan tới đề tài (người, con vật, nhà cửa, cây cối có thể đưa vào tranh). 15 * Hướng dẫn sắp xếp bố cục. Giáo viên dùng câu hỏi gợi ý để học sinh tự phát hiện ra cách sắp xếp các hình ảnh hợp lý, hình ảnh chính, hình ảnh phụ cân đối, có trọng tâm rõ nội dung. Tuỳ theo nội dung cụ thể của từng bài mà chọn hình ảnh sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh tham lam, ôm đồm, tránh sơ lược, đơn điệu. Việc hướng dẫn gợi ý sắp xếp bố cục tranh cho hợp lý là rất cần thiết và quan trọng khi vẽ tranh đề tài. Nhưng để cho học sinh có sự sáng tạo, biện pháp tốt nhất là sau khi gợi ý chung hãy để cho học sinh tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt vẽ theo khuôn mẫu nhất định hoặc vẽ theo ý chủ quan của giáo viên. Giáo viên bao quát và định hướng trên bài vẽ cụ thể của học sinh. * Hướng dẫn vẽ màu: - Khi hướng dẫn vẽ màu cần lưu ý hướng dẫn cách sử dụng các chất liệu màu (màu dạ, sáp màu, màu nước, màu bột....) thông qua việc giới thiệu các bức tranh cụ thể và thực hành vẽ mẫu của giáo viên. Đồng thời gợi ý các em có thể phối hợp nhiều chất liệu trên một bức tranh như: đất nặn, giấy màu, lá khô,... không giới hạn vẽ tranh là phải vẽ bằng màu. Thường thì học sinh Tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và khi vẽ màu các em thường vẽ theo bản năng. Nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng không tốt và làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây thơ của các em. Chính vì thế việc hướng dẫn cho học sinh vẽ màu cần khéo léo và mang tính chất gợi ý, động viên khích lệ, tránh ép buộc các em vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt chước tranh mẫu. Giáo viên có thể dùng hình minh họa các bước vẽ tranh, cho học sinh sắp xếp lại theo thứ tự đúng, dựa vào hình minh họa nêu các bước vẽ. Như vậy học sinh sẽ tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động. Thông qua việc quan sát tranh, tìm ra hình ảnh chính, phụ và sắp xếp lại các bước vẽ, học sinh tích cực tham gia vào bài và giờ học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả Hoặc sau khi hướng dẫn cách vẽ xong giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố lại các bước vẽ tranh đề tài tạo hứng thú cho giờ học. Ví dụ: Trò chơi thi sắp xếp hoàn thành bức tranh theo các bước nhanh nhất (giáo viên xếp lộn xộn các hình gợi ý) 16 Hoặc: Lựa chọn các hình ảnh cắt rời dán vào giấy A3 hoàn chỉnh bức tranh. Các trò chơi này có thể tổ chức thi theo nhóm sẽ sôi nổi hơn, giáo viên là trọng tài - Giáo viên cho học sinh quan sát xem một số bài vẽ của học sinh từ năm trước, bài đẹp, bài chưa đẹp gọi học sinh nhận xét tìm ra bài nào vẽ đẹp để học tập và tránh lặp lại cái sai của bài chưa đẹp. * Hoạt động : Thực hành: Tổ chức nhiều hình thức cho tất cả mọi đối tượng học sinh đều tham gia: + HS năng khiếu: Khuyến khích các em vẽ ra giấy A4 hoặc A3. + Một số học sinh năng khiếu có thể kết hợp các chất liệu khác như giấy màu, đất nặn theo nhóm đôi vào giấy A4, nhóm 4 vào giấy A3: Ví dụ: Tranh chủ đề Cuộc sống quanh em: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông- Tranh đất nặn Hiểm họa Hàng không- Tranh sáp màu 17 Có thể thực hành theo nhóm lớn: 6-8 HS/ nhóm Chủ đề ước mơ của em - Tranh xé dán theo nhóm 6 - 8 * Hoạt động: Nhận xét, đánh giá: Tổ chức cho các em trưng bày tranh và tự giới thiệu về tranh của mình: Trước khi chọn bài trưng bày, giáo viên yêu cầu mỗi tổ thảo luận chọn ra 3 bài đẹp nhất để gắn lên bảng, những bài còn lại sẽ được trưng bày xung quanh lớp. Để trưng bày bài, giáo viên chuẩn bị những miếng xốp trắng dán một hàng xung quanh lớp và đinh ghim để những học sinh không được chọn cũng được trưng bày nhằm tạo hứng thú cho các em. Các nhóm quan sát và nhận xét tranh theo các câu hỏi gợi ý của giáo viên. Giáo viên chốt lại và bổ sung nếu câu trả lời chưa đầy đủ. 18 Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tổ chức các trò chơi nhằm củng cố nội dung bài qua việc giải đáp ô chữ. Như vậy, thông qua các hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt của giáo viên, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức một cách hào hứng, sôi nổi và giờ học diễn ra nhẹ nhàng, vừa sức với các đối tượng học sinh. Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động tạo hứng thú cho học sinh. Lứa tuổi tiểu học rất ưa thích hoạt động, vì vậy việc tổ chức tốt các hoạt động sẽ giúp các em có được sân chơi bổ ích, lý thú để các em có dịp thể hiện mình. Vẽ cũng là một trong những hoạt động mà các em ưa thích nhưng hoạt động này diễn ra giống nhau, lặp đi lặp lại thì sẽ không kích thích được hứng thú của các em. Nhưng trong khuôn khổ một tiết học mĩ thuật ở trường lớp thì không đủ những điều kiện cần thiết. Vì vậy tôi đó mạnh dạn tiến hành thêm một số hoạt động mới mẻ, hấp dẫn nhằm tạo hứng thú cho các em với giờ học vẽ tranh. Với sự phân phối chương trình như hiện nay ngoài một tiết mĩ thuật chính khóa, các em cũng được học thêm một tiết tăng cường. Cùng với tiết học tăng cường mĩ thuật đó mà tôi có thể vận dụng một số phương pháp và có thể nói là rất hiệu quả: * Tổ chức trò chơi đơn giản: -Mục đích: tạo hứng thú và kích thích được học sinh tích cực hoạt động để giúp các em có tinh thần sảng khoái trước khi bước vào bài học mới. -Yêu cầu: tôi yêu cầu các em quan sát kĩ hình dáng của các bạn khi chơi để từ đó các em sẽ hình dung được hình dáng của nhân vật khi tham gia các trò chơi: đá cầu, nhảy dây… Sau khi học sinh quan sát xong tôi đặt câu hỏi: ? Hình dáng của các nhân vật khi chơi nhảy dây như thế nào? ? Hình dáng của các nhân vật khi chơi đá cầu như thế nào ? Các dáng có thay đổi không. Có thể nói qua đây bài vẽ của các em sẽ có nhiều dáng sống động hơn, bài vẽ sẽ đạt kết quả cao hơn. * Tổ chức vẽ ngoài trời Ví dụ: Vẽ tranh phong cảnh Tôi đã bố trí các em đứng ở các góc độ khác nhau, tập quan sát phong cảnh của trường, phong cảnh lớp học. Đặc biệt tôi hướng dẫn các em tập cắt cảnh hoặc thêm, bớt để cho bức tranh đạt kết quả cao hơn. 19 Giải pháp 4: Phối hợp tốt các phương pháp tạo giờ học nhẹ nhàng hiệu quả. Như chúng ta đó biết hệ thống các phương pháp dạy học đó được cung cấp đầy đủ trong môn giáo dục ở trường sư phạm. Nhưng những phương pháp đó áp dụng vào các môn học như thế nào cũng tùy thuộc vào đặc thù của từng môn học. Để có hiệu quả tốt trong giờ giảng nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng, người giáo viên phải nắm vững hệ thống các phương pháp và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để làm sao phát huy được tính tích cực của người học. Đó là sự vận dụng, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp: 4.1: Phương pháp trực quan: Đây là một phương pháp rất quan trọng trong mỹ thuật vì mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác. Do vậy trong giờ học Mĩ thuật nói chung và phân môn “vẽ tranh” nói riêng tôi rất đề cao tính quan trọng của phương pháp này. Giờ học nào tôi cũng chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu của bài dạy. Do đó các em rất hào hứng và thích thú khi đến giờ học Mĩ thuật. Ví dụ: Chủ đề Trang phục yêu thích: 4.2: Phương pháp đàm thoại: Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp này rất cần thiết khi học sinh vẽ tranh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng