Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh tiểu học bằng phương pháp tpr (total ...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh tiểu học bằng phương pháp tpr (total physical response)

.DOC
12
4357
139

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAI LẬY TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH LỘC 2 SÁNG KINH KINH NGHIỆM Đề tài Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tiểu học bằng phương pháp TPR (Total Physical Response) GV: Trương Thanh Hiền Năm học: 2016 – 2017 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục trên khắp cả nước, đưa tiếng anh vào giảng dạy tại các trường tiểu học theo đề án 2020 của chính phủ. Hiện nạy, hầu hết tất cả các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đều giảng dạy môn tiếng Anh cho học sinh từ khối lớp 3 đến khối lớp 5, một số địa phương bắt đầu giảng dạy luôn từ lớp 1. Tuy nhiên dù giảng dạy ở khối lớp nào thì mục tiêu quan trọng nhất giúp học sinh lĩnh hội, khắc sâu trí thức về một ngôn ngữ mới, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh, giao tiếp được những tình huống cơ bản đối với lứa tuổi đáp ứng chuẩn đầu ra theo quy định, góp phần làm nền tảng cho các em tiếp tục học ngoại ngữ trong những cấp học tiếp theo. Trong bất kỳ ngôn ngữ nào thì việc học từ vựng là một trong những kĩ năng quan trọng giúp người học thành công trong việc học ngoại ngữ. Ngôn ngữ là một tập hợp của nhiều từ vựng kết hợp lại, như vậy để có thể hiểu được một ngôn ngữ thì trước tiên phải bắt đầu từ việc học từ vựng rồi sau đó là áp dụng vào các mẫu câu để thể hiện điều mình muốn nói. 2. Cơ sở thực tiễn Đối với học sinh Tiểu học việc giúp các em học tốt được từ vựng một cách nhẹ nhàng là rất quan trọng trong quá trình học tiếng Anh vì nó giúp các em cảm thấy học tiếng anh không quá khó, từ đó vận dụng tốt vào ngữ pháp. Vì vậy, việc dạy học tiếng Anh như thế nào để học sinh nhớ và sử dụng được từ vựng, vận dụng tốt vào ngữ pháp câu và mạnh dạn thể hiện trước mọi người là một yêu cầu đặc ra cho mỗi giáo viên. Từ đối tượng giảng dạy là học sinh tiểu học là các em ở lứa tuổi từ 8 đến 10, các em chưa được tiếp xúc với tiếng Anh trước đó vì thế vốn từ vựng của các em hầu như rất ít, sự giao tiếp giữa thầy và trò cũng rất hạn chế, các mẫu câu mà các em học khá đơn giản nhưng các em lại hay nhầm lẫn hoặc không sử dụng được. Các phương pháp trước đây chủ yếu theo hướng người dạy là trung tâm, người học tiếp thu một cách thụ động chủ yếu là nghe giáo viên đọc, lặp lại rồi viết vào vở mà ít có cơ hội sử dụng. Do đó, tôi muốn giới thiệu đề tài “Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tiểu học bằng phương pháp TPR (Total Physical Response)” để nghiên cứu và ứng dụng trong quá trình giảng dạy nhầm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học. II. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm tìm ra những lí do khiến học sinh gặp khó khăn trong ghi nhớ và sử dụng từ vựng, mẫu câu cũng như vận dụng vào bài học. Tìm ra hiệu quả của việc áp dụng phương pháp TPR trong dạy tiếng Anh, biến người học thành trung tâm của quá trình học, tạo môi trường học tập nâng động, thân thiện cho học sinh tiểu học ở giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. Tìm hiểu thực trạng về việc học tiếng Anh của học sinh – thuận lợi và khó khăn. 2. Hiệu quả của việc áp dụng kỹ thuật TPR trong dạy học tiếng Anh đối với học sinh tiểu học. 3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân khi dạy tiếng Anh Tiểu học. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Học sinh khối lớp 4 của trường Tiểu học Thạnh Lộc 2 (từ năm học 2015 – 2016 đến HK I năm học 2016 – 2017). 2. Sách giáo khoa lớp 3 và lớp 4: Family and Friends grade 3 và Family and Friend grade 4. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi giảng dạy tiếng Anh khối lớp 3 năm học 2015-2016 và lớp 4 (chuyển tiếp từ khối lớp 3 năm học 2015-2016) học kì I năm 2016 – 2017 tại trường tiểu học Thạnh Lộc 2, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp thực hành dạy học trên lớp. - Phương pháp khảo sát thực tế sau tiết dạy. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiêm. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Thuận lợi - Trong quá trình nghiên cứu, tôi luôn được các bạn đồng nghiệp và Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cùng trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy. - Nhà trướng cung cấp cho giáo viên có đủ sách hướng dẫn, đồ dùng dạy học. - Bản thân được tiếp cận, bồi dưỡng và cập nhật kịp thời các phương pháp dạy học mới, có hiệu quả. - Học sinh có đủ sách giáo khoa, sách bài tập môn tiếng Anh. - Đa số các em đều ham thích học tiếng Anh. 2. Khó khăn - Vì tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài đối với các em nên việc dạy cho các nghe, nói, nhận dạng từ ngữ còn nhiều hạn chế. - Khả năng phát âm nhiều em chưa được tốt do còn ảnh hưởng nhiều của tiếng Việt, các em rất dễ nản lòng khi giáo viên sửa lỗi. - Nhiều em ý thức tự giác học tập chưa cao, chưa có phương pháp học tập phù hợp với môn học, các em ngại giao tiếp, phát biểu trong lớp học. - Một số phụ huynh học sinh gia đình khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, các em không có điều kiện ôn rèn thêm ở nhà. - Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy tôi cùng với sự quan sát tôi còn ghi nhận thêm một số lỗi thông thường học sinh mắc phải thường trong việc học tiếng Anh là: + Phát âm không được các từ vựng tiếng Anh, hoặc không phát âm được âm đầu, cuối. + Khó khăn trong ghi nhớ từ vựng, mẫu câu. + Nhầm lẫn cách sử dụng mẫu câu giữa những danh từ số nhiều và số ít. II. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT TPR TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC. TPR (Total Physial Response – phản xạ toàn bộ) là phương pháp tập trung vào người học, lấy người học làm trung tâm, giúp người học phát triển ngôn ngữ thứ 2 một cách tự nhiên. Phương pháp này do James Asher sáng lập dựa trên 3 nguyên tắc: học thông qua nghe, vận dụng hình ảnh và hành động để ghi nhớ, môi trường học tập thoải mái, không áp lực. Cơ sở khoa học của TPR là sử dụng não phải, cải thiện khả năng nghe, ghi nhớ từ vựng thông qua tìm thức, phong cách vận động, ghi nhớ từ vựng bên trong, vận động toàn bộ cơ thể cùng với não và sử dụng não phải. Dạy học bằng phương pháp Actions words là một trong những kĩ thuật hiệu quả của TPR khi dạy từ ngữ. Ứng dụng phương pháp TPR để dạy từ vựng, mẫu câu, đặc biệt là dạy từ vựng bằng các hoạt động, âm thanh, hình ảnh đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy tiếng Anh của bản thân, giúp khắc phục các nhược điểm của học sinh trong quá trình học: 1. Khó khăn trong ghi nhớ từ vựng, mẫu câu a) Nguyên nhân Nguyên nhân đầu tiên của thực trạng này theo tôi trước hết cũng là do năng lực tự nhiên của học sinh. Thực tế thì trí tuệ cũng như năng khiếu của học sinh cũng có một phần ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ và tiếp thu môn học của các em, những em nhanh nhẹn, khéo léo trong giao tiếp thường thể hiện kết quả tốt hơn trong lĩnh hội, khả năng ghi nhớ, vận dụng từ ngữ, mẫu câu của các em cũng thường trội hơn so với những em thụ động, ngại phát biểu, trừ trường hợp những em học rất giỏi nhưng ít thể hiện trong lớp, nhưng đó là những trường hợp ngoại lệ. Thứ hai, ở lứa tuổi các em khả năng tập trung học tập chưa nhiều, thời gian các em tập trung vào chuyện học ít, tâm lí thích vui chơi, hoạt động, làm những gì mình thích do chưa có ý thức cao về học tập, nên trong lúc giáo viên hướng dẫn các em hay lơ là, thiếu quan sát nên không theo được các hoạt động, tiến độ học tập trong lớp học. b) Biện pháp khắc phục Biết được lí do của tình trạng trên tôi đã tìm hiểu và thực nghiệm phương pháp dạy học phản xạ TPR cùng những biện pháp khác để giúp các em ghi nhớ và vận dụng tốt kiến thức, sử dụng được từ ngữ cũng như mẫu câu: - Tùy năng lực cũng như sự đam mê môn học của từng em mà tôi có những yêu cầu khác biệt đối với các em. Kết quả của mỗi em là dựa trên khả năng thực sự chứ không theo một quy định chung nào cả, tuy nhiên điều quan trọng là các em ghi nhớ, sử dụng được từng kiến thức mà các em có được một cách hiệu quả. - Sử dụng đồ dùng dạy học: tranh, vật thật… là tất yếu khi dạy tiếng Anh, vì nó giúp học sinh nhớ lâu những từ vựng. Cho các em nghe băng đĩa và lặp lại hiều lần từ vựng, mẫu câu giúp các em nhớ lâu hơn. Ở mỗi tiết học, tôi luôn tổ chức các hoạt động trò chơi để học sinh củng cố, khắc sâu từ vựng, vì thế khi học bài mới học sinh vẫn nhớ được những từ đã học. - Khi dạy từ vựng và nhất là mẫu câu đó tôi thường xuyên vận sử dụng phương pháp TPR, sử dụng hành động,cử chỉ ngón tay, ngôn ngữ hình thể, và tôi nhận ra phương pháp này thật sự hiệu quả khi giúp học sinh thực hành các cấu trúc câu. Ví dụ: Khi dạy từ vựng, sau khi cho học sinh xem tranh, giải thích nghĩa, nghe máy tôi sẽ đọc lại lần lượt các từ đó đồng thời thể hiện hành động tương ứng cho mỗi từ, làm thế nào để HS cảm thấy thích thú với hành động đó mà lại giúp các em nhớ được nghĩa của từ ví dụ thể hiện hành động của một chú chim, một cái gối… để HS quan sát sau đó cho các em thực hiện theo hoặc để HS tự thể hiện hành động, âm thanh gắn liền với từ đó. Qua gần 2 năm học áp dụng tôi nhận thấy các em ghi nhớ từ rất tốt, những từ đã học trong năm học lớp 3 các em vẫn có thể nhớ được chỉ cần tôi thực hiện lại hành động đó. Ví dụ: unit 2: I like monkey! Lesson 1. Các từ vựng trong bài: elephant, giraffe, monkey, big, tall, little. Đầu tiên tôi cũng tiến hành theo các bước dạy từ vựng: giới thiệu tranh hoặc gợi ý sau đó cho học sinh nghe máy từng từ rồi đọc theo lớp, nhóm rồi cá nhân. Bước tiếp theo tôi sẽ đọc lại lấn lượt từng từ theo các hình đặc trên bảng đồng thời kết hợp các động tác minh họa qua một lần. Ví dụ: từ “elephant” tôi vừa đọc vừa để 2 bàn tay xòe lên tai của mình và thể hiện động tác như voi đang vẫy tai, từ “giraffe” tôi sẽ rướn cổ lên và hướng bàn tay kéo dài lên trên, với từ “monkey” thì thực hiện động tác như một chú khỉ đang đùa giỡn, từ “ big” thì dùng 2 bàn tay mở rộng dần dần như một vật đang to ra và làm ngược lại cho từ little, và với từ “tall” thì dùng bàn tay úp và nâng từ dưới lên trên. Sau đó tôi cho học sinh thực hiện lại cùng với mình vài lần rồi để học sinh thực hiện tôi đọc và ngược lại tôi thực hiện động tác học sinh đọc. Để kiểm tra lại từ vựng tôi có thể dùng cách này như 1 trò chơi: chia lớp thành 2 nhóm - 1 nhóm nhìn hình và diễn tả hành động, nhóm còn lại đọc từ. Cuối giờ để ôn lại từ vựng tôi sẽ đọc và cho học sinh thể hiện theo sự quan sát thực tế của các em để thể hiện các từ liên quan. - Khi dạy học sinh phân biệt động từ “is” và “are” tôi quy ước ngón tay với các em: 1 ngón trỏ đưa lên tương ứng với “is”, giơ 2 ngón tay theo chiều chữ V quay xuống nghĩa là từ “are”. Khi đưa hình 1 quả táo, 1 quả trứng… và giơ 1 ngón tay học sinh nói được “there is….”. Tương tự, khi đưa cùng lúc 2 hoặc 3 quyển sách nếu học sinh dùng chưa đúng câu “there are…” tôi chỉ cần giơ 2 ngón tay hình chữ V quay xuống học sinh nói được “There are……”. Sau đó lặp đi lặp lại mẫu câu ít nhất 3 lần, gọi học sinh nhắc lại và thực hiện tay cùng với tôi. Tôi lại làm tương tự cho cây viết mực… học cũng làm tương tự và tự nhiên các em sẽ nhớ được mẫu câu, nói được những câu tương tự, khi các em quên chỉ cần thực hiện lại động tác đó thì sẽ nhớ và nói được. Tôi cũng quy ước tương tự cho các mẫu câu khác. Ví dụ để dạy mẫu câu: I like……và I don’t like……ở unit 2: I like monkeys! lesson 2 tôi sẽ áp dụng cách sau: Tôi quy ước 1 ngón tay chỉ vào mình là “I”, với từ “like” tôi sẽ thể hiện hình trái tim, với từ “don’t” chỉ cần lắc tay là được. Như vậy để dạy câu “I like monkey” tôi sẽ thực hiện theo quy ước “chỉ tay vào người + tạo hình trái tim và ghép từ monkey là được. Với câu “ I don’t like monkey” tôi sẽ thực hiện thêm thao tác lắc bàn tay sau từ “I”. Sau đó cho học sinh thực hiện theo vài lần, để đồi sang con vật khác tôi sẽ đọc tên hoặc thể hiện động tác đã quy ước cho con vật đó khi HS thực hiên mẫu câu “ I like hoặc I don’t like..” Trong quá trình thực hiện phương pháp trên tôi thấy lớp học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn và nhớ từ, câu lâu hơn. Phương pháp TPR cũng tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh nhiều hơn. - Bên cạnh đó việc tổ chức các trò chơi là cách giúp các em ghi nhớ tốt hơn bài học. Học sinh ở lứa tuồi này học tập chủ yếu thông qua trò chơi, nhất là với tiếng Anh. Phương pháp TPR cũng chú trọng nhiều đến các trò chơi giúp các em hứng thú hơn và lại là cách khắc sâu kiến thức từ vựng một cách hiệu quả nhất. Một tiết học có thiết kế ít nhất 1 trò chơi sẽ mang lại kết quả lĩnh hội ở học sinh tốt hơn so với tiết học bình thường. Học thông qua hoạt động sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. 2. Nhầm lẫn cách sử dụng mẫu câu giữa những danh từ số nhiều và số ít a) Nguyên nhân Vấn đề này chủ yếu xuất hiện khi các em thực hành nói, nguyên nhân chủ yếu do các em sử dụng mẫu câu chưa nhuần nhuyễn, đôi khi do thói quen các em hay sử dụng một từ vựng hay mẫu câu (ví dụ từ book hoặc câu giới thiệu This is…..) quá nhiều nên khi chuyển sang mẫu câu mới các em còn chưa có sự phân biệt tốt. b) Biện pháp khắc phục Đối với nguyên nhân nêu trên tôi thường áp dụng cách gợi nhớ, nhắc nhở các em tự sửa lại bằng cách sử dụng các quy ước, kí hiệu bàn tay, ngón tay để các em tự chỉnh sửa lỗi của mình sẽ giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức. Ví dụ nếu nói về 2 cuốn sách mà học sinh quên phát âm “s” thì tôi chỉ cần thể hiện động tác vẽ hình chữ “s” hoặc viết lên bảng, hoặc nhắc các em trong câu đang dùng “are” và giơ kí hiệu 2 ngón tay chữ V quay xuống là học sinh biết đang nói ở số nhiều. Các biện pháp trên đây có mối quan hệ khăng khích, hỗ trợ nhau trong tất cả các hoạt động của mỗi tiết học, từ khâu tổ chức lớp học đến khâu luyện tập thực hành đều liên quan với nhau tạo điều kiện để học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng được vào giao tiếp. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Bằng việc thực hiện những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự cố gắng của mình đã đạt được kết quả tốt: Trong năm học 2015 – 2016 tỉ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc của 2 lớp nghiên cứu cuối năm là: hơn 50%, học kì 1 năm nay 2016 – 2017 tỉ lệ hoàn thành xuất sắc cũng gần 50%, nếu so với kết quả chung của các khối lớp thì có thể thấy chất lượng học tiếng Anh của khối lớp 4 (chuyển tiếp từ lớp 3) năm nay khi áp dụng TPR trong dạy học đạt kết quả rất khả quan (tính từ năm học 2015 – 2016). Điều này cho thấy việc sử dụng TPR rất hiệu quả trong việc giúp học sinh ghi nhớ từ ngữ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn có hiệu quả cao trong việc giúp các em thêm năng động và tự tin hơn trước tập thể, mạnh dạn phát biểu ý kiến vì điểm cốt lõi của TPR là phản xạ toàn bộ, đặc biệt là về hình thể, hoạt động. Tất cả các em đều có tiến bộ nhiều so với giai đoạn đầu khi mới học tiếng anh, các em đều mạnh dạn chia sẻ khó khăn với giáo viên, bạn bè, mạnh dạn phát biểu, nói tiếng anh, hăng hái, tích cực trong các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Các em có kĩ năng đánh giá, phát hiện và sửa chữa nhưng sai lầm mà bạn gặp phải khi thực hành các mẫu câu, từ vựng cũng như mỗi em đều có ý thức rèn luyện kĩ năng nghe, nói, phát âm từ vựng ngày càng tốt hơn. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình giảng dạy, dự giờ học hỏi kinh nghiệm và thực hiện đề tài này, tôi đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm thiết thực, những phương pháp bổ ích áp dụng trong quá trình giảng dạy. 1. Về phía giáo viên - Việc phát hiện ra những lỗi mà học sinh thường gặp phải và giúp học sinh tìm ra biện pháp khắc phục là việc làm rất cần thiết, quan trọng giúp học sinh tiến bộ trong quá trình học tiếng Anh. - Khi dạy học tiếng Anh giáo viên cần tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm lí, cá tính của từng đối tượng học sinh. Từ đó chuẩn bị kế hoạch cụ thể, chọn phương pháp giảng dạy thích hợp, phát huy tính tích cực của học sinh, tạo hứng thú trong học tập, sử dụng thường xuyên phương pháp TPR trong giảng dạy là một cách hiệu quả để cải thiện môi trường học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh. - Giáo viên phải nghiên cứu, nắm rõ mục tiêu, nội dung của từng bài dạy, linh hoạt lựa chọn những nội dung phù hợp với học sinh để mang lại kết quả giáo dục thích hợp nhất, chú ý đến việc tạo điều kiện để người học làm trung tâm. - Trong quá trình nhận xét học sinh giáo viên cũng cần lưu ý những nhận xét phải mang tính góp ý, xây dựng, những lời khen kịp thời đối với tiến bộ của các em. Không nên chê bai, trách móc học sinh sẽ dễ khiến các em tự ti, mặc cảm với bạn bè, đánh mất ý chí phấn đấu của bản thân. - Đồng thời khuyến khích học sinh nói tiếng Anh thường xuyên trong giờ học, hình thành thói quen sử dụng ngoại ngữ cho các em, sử dụng phương pháp đổi mới giúp các em hứng thú hơn trong học tập, phát huy tính tích cực ở học sinh. 2. Về phía học sinh - Hình thành được lòng yêu thích môn học, xác định được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của môn học này trong đời sống hằng ngày. - Có ý thức, thái độ học tập nghiêm túc, tích cực rèn luyện ở nhà, luyện tập với bạn bè, cố gắng vận dụng những gì mình đã học trong chương trình để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh. - Tích cực phát biểu, mạnh dạn nêu ý kiến, những khó khăn đối với giáo viên, nhận xét bản thân và bạn học cùng góp ý xây dựng bài thì kết quả học tập của các em mới ngày càng tiến bộ. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Tóm lại, việc rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng học tiếng Anh cho học sinh ở tiểu học là một việc quan trọng vì nó tạo tiền đề cho các em học tiếng Anh tốt hơn ở các cấp học sau. Vì vậy, đòi hỏi người thầy phải có kiên trì, sáng tạo, không ngại khó khăn và phải thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mới mang lại thành công trong giảng dạy. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài nên không thể tránh khỏi việc có nhiều hạn chế, khiếm khuyết nên người giáo viên không thể nóng vội mà phải hết sức kiên nhẫn. Qua quá trình giảng dạy, áp dụng phương pháp trên trong 2 năm học qua tôi nhận thấy học sinh ở các lớp mà tôi giảng dạy thực sự có hứng thú học tiếng Anh. Các em rất thích thú, mong đợi giờ học tiếng Anh, hay nói tiếng Anh với tôi dù ở bất cứ đâu, tranh nhau giơ tay phát biểu, hoặc đôi lúc tỏ ra buồn bã khi không được giáo viên gọi phát biểu, các em còn rất chủ động trong học tập, tự làm bài, học bài, yêu cầu giáo viên tổ chức trò chơi ôn từ vựng, mạnh dạn góp ý sửa lỗi cho bạn... Điều này chứng tỏ phương pháp TPR đã mang lại hiệu quả thiết thực, đây là một mở đầu thuận lợi cho bản thân tôi những năm dạy tiếng Anh tiếp theo. II. KIẾN NGHỊ 1. Đối với phụ huynh học sinh - Cần trang bị đủ sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh như: sách giáo khoa, sách bài tập, dụng cụ học tập. - Nên thường xuyên quan tâm đến việc học của các em để nắm được khả năng học tập của con em mình, tạo điều kiện giúp các em vươn lên, không nên phó mặc cho giáo viên, cho nhà trường. 2. Đối với nhà trường Thư viện trường, cần trang bị thêm nhiều truyện tranh bằng tiếng Anh, để các em có điều kiện tiếp xúc và rèn luyện khả năng học ngoại ngữ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng