Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học...

Tài liệu Skkn một số vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học

.DOC
6
1254
102

Mô tả:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN I- ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong nhà trường một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy học là một trong những mục tiêu của quá trình dạy học là làm cho các em có những kiến thức sơ đẳng ban đầu về đức dục và trí dục song để đạt được mục tiêu đó là cả một quá trình rất dài mà mốc điểm là bậc tiểu học vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông. Vì vậy vị trí bậc tiểu học là hết sức quan trọng vì những tri thức kỹ năng hành vi được cung cấp và được hình thành ở học sinh tiểu học sẽ là cơ sở để học sinh học lên cấp trên và những kiến thức ban đầu đó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời. Để thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của bậc học thì yếu tố quan trọng nhất đó là người thầy, thầy có giỏi thì trò mới giỏi. Thầy giỏi không chỉ đơn thuần là giỏi về kiến thức đó là nắm được tất cả những kiến thức có trong chương trình mà còn phải có sự hiểu biết nhận định về các lĩnh vực khác. Đặc biệt là những kiến thức có liên quan đến việc giáo dục truyền thống về sự phát triển của khoa học – kỹ thuật mà nhân loại có thể đạt tới mà thầy còn phải có đạo đức đó là đạo đức của người làm cha làm mẹ, đạo đức của người anh, chị trong gia đình và đạo đức của một người thầy cách mạng đối với Đảng, đối với thế hệ trẻ và đối với đất nước. Với yêu cầu đó qua thực tế chỉ đạo công tác nhiều năm tôi thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng là việc phải làm ngay và làm thường xuyên. Song xã hội luôn luôn phát triển. Tâm lý tình cảm của con người (Trong đó có cả học sinh tiểu học) luôn luôn có những biến động điều này làm tôi luôn luôn trăn trở để nghiên cứu tìm tòi các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, tôi đã chọn nội dung này để nghiên cứu và thực hiện. Sau đây là những việc tôi đã làm : II- NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM : 1- Điều tra và phân loại đối tượng để bồi dưỡng : Qua quá trình điều tra tôi thấy trình độ đào tạo và hiểu biết của giáo viên không đồng đều có đồng chí được qua trường lớp đào tạo chính quy, có đồng chí đạt trình độ Đại học, lại có đồng chí mới ở trình độ sơ cấp. Vì vậy sự hiểu biết về chính trị, đạo đức, chuyên môn có sự khác nhau hơn nữa 100% giáo viên nhà trường là nữ việc học tập có những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi đã Quyết định phân loại đối tượng để bồi dưỡng. 2- Xác định về nội dung chủ đề bồi dưỡng và biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng giáo viên : Việc xác định nội dung bồi dưỡng chính là xác định cái đích mà mình phải đạt tới và tôi xác định 3 nội dung cơ bản để bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học đó là : a/ Bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cách mạng, về quan điểm đường lối chính sách và đường lối giáo dục của Đảng chủ trương chính sách của ngành. b/ Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. c/ Bồi dưỡng về các lĩnh vực khác. Trong đó nội dung bồi dưỡng phẩm chất chính trị và lòng yêu nghề là hết sức quan trọng để bồi dưỡng phẩm chất cách mạng và đường lối quan điểm cho giáo viên tôi lựa chọn hình thức tự học là chủ yếu với phương châm : (Thiếu nội dung gì học tập nội dung đó, thiếu phẩm chất gì phải rèn luyện phẩm chất đó). Ngoài ra, trường còn tổ chức cho chị em giáo viên học tập các chỉ thị,Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục. Các quy định của ngành trước khi bước vào năm học mới * Đặt báo và yêu cầu giáo viên đọc, học tập những điển hình tốt theo báo( Báo nhân dân, báo giáo dục thời đại, chuyên san, tạp chí… ) * Hướng dẫn cho giáo viên các khối lớp học tập theo các gương giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt tại trường. * Tổ chức giáo dục rèn luyện đạo đức, theo các tổ chức đoàn thể ( Đoàn, chi bộ, công đoàn ) * Tạo môi trường để giáo viên thể hiện sự hiểu biết của mình trong nhiệm vụ này ( hướng học tập để trở thành đoàn viên ưu tú, Đảng viên… ) và giải quyết những vấn đề có tính chất giáo dục đạo đức trong các tình huống ở lớp, ở trường. Giao việc cho những giáo viên có trình độ phụ trách. * Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh có tinh thần đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm và xác định được mối quan hệ giáo viên với giáo viên, giáo viên với học trò, và giáo viên với xã hội. 3- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ : Việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là hết sức quan trọng bởi thầy muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình thì phải nắm vững chuyên môn để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tôi đã làm những công việc sau : Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình toàn cấp và đi sâu vào chương trình lớp mình phụ trách để nắm vững chương trình của cấp học, lớp học và mức độ yêu cầu cần đạt tới để dạy học sinh cách thức vận dụng được những kiến thức đã học vào làm bài tập ở lớp. * Với những kiến thức có trong sách vở nhà trường bố trí đầu tư kinh phí để mua đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo ở tất cả các bộ môn cho đầy đủ. * Đối với các kiến thức không có trong sách vở thì bố trí cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn chuyên đề của Phòng, Sở với ý thức và kết quả cao. * Bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới bằng cách tăng cường sinh hoạt của các tổ, khối với các nội dung cụ thể như : Chuyên đề hội thảo, xem băng hình các tiết dạy mẫu, đánh giá rút kinh nghiệm để vận dụng vào thực tế của nhà trường. * Bố trí cho giáo viên học tập để nâng chuẩn và tham gia học bồi dưỡng các chu kỳ. * Thực hiện nghiêm túc chế độ dự giờ thăm lớp, tổ chức 2 vòng hội giảng, tổ chức và tham dự hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, để nâng cao trình độ của giáo viên. * Mua sắm đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy, thường xuyên đôn đốc và tổ chức các tiết dạy mẫu có sử dụng thiết bị đồ dùng để giáo viên học tập. * Tăng cường xây dựng mũi nhọn ở các tổ khối và các môn học thường xuyên kiểm tra để nắm tiến độ, tiến bộ của giáo viên. * Một nội dung hết sức quan trọng đó là phân công giáo viên giảng dạy ở các lớp một cách hợp lý phù hợp với năng lực, hoàn cảnh tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết khả năng của mình. 4- Bồi dưỡng các nội dung khác : Xuất phát từ nhận thức dạy học là một nghệ thuật và là nghệ thuật đặc biệt. Nó không chỉ đơn thuần là sự khéo léo mà nó còn mang đặc thù là giáo dục vì vậy muốn có kết quả giáo viên tốt thầy không phải chỉ có chuyên môn đơn thuần mà còn phải có sự hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác : Thầy phải có kiến thức về tâm lý học, có sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật, về an toàn giao thông…. Thầy phải hiểu được tâm lý của trẻ, phải thực sự thể hiện mình với vai trò là một người mẹ, người cha, người anh, người chị của học sinh để chăm lo, nâng niu, dạy bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về tâm lý lứa tuổi. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học các em còn nhỏ, sức khoẻ yếu, nhiều em chưa quen với lối sống tập thể và còn chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường thì người thày còn phải có một số kiến thức nhất định về chăm sóc sức khoẻ để có được điều này trường đã bồi dưỡng về kiến thức về tâm lý và cuộc sống giáo viên cho trường đã gợi cho giáo viên nhớ lại, đọc lại các kiến thức đã được học trong trường sư phạm. Những kiến thức đã được kiểm nghiệm thực tế trong thời gian vừa qua, những kiến thức mình đã học tập được ở đồng nghiệp và đọc được trong sách báo, tài liệu để giảng dạy và sử lý các tình huống giảng dạy ở trường. - Trường chỉ đạo cán bộ y tế học đường phổ biến một số kiến thức cơ bản về sức khoẻ và vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân. Một số cách sử lý một số bệnh thông thường và tai nạn bất trắc xảy ra. 5- Phân công xây dựng phương hướng và biện pháp bồi dưỡng cho các thành viên trong ban giám hiệu, thường xuyên theo dõi các đúc rút kinh nghiệm. Việc phân công được tiến hành ngay từ đầu năm học. - Hiệu trưởng là người trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm bồi dưỡng về chính trị là chủ yếu. - Hiệu phó và các tổ trưởng, chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm bồi dưỡng cho giáo viên và các thành viên trong tổ chức mình phụ trách. Hiệu trưởng tổng hợp đánh giá rút kinh nghiệm – rút ra bài học xây dựng kế hoạch cho năm sau. C- KẾT QUẢ : Qua quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tôi đã thu được một số kết quả: + 100% giáo viên nhà trường nắm vững chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước các quy định của ngành, 100% có phẩm chất đạo đức tốt lối sống mẫu mực hết lòng vì học sinh, được nhân dân và học sinh tin yêu. + 100% giáo viên có khả năng dạy tốt, khá ở tất cả các môn học, luôn ứng dụng được phương pháp mới vào giảng dạy và kết quả dảng dạy cao hơn năm trước học sinh có kỹ năng thực hành bộ môn, không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn. Trong đó có 40% giáo viên dạy giỏi các cấp.Tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí cao trong mọi lĩnh vực công tác và nhiều năm liền không có giáo viên bị khiển trách hoặc kỷ luật. RÚT RA BÀI HỌC : 1/ Việc bồi dưỡng cho giáo viên về mọi mặt là điều hết sức quan trọng và phải tiến hành thường xuyên liên tục và kết quả năm sau phải cao hơn năm trước. 2/ Phải xác định nội dung và phương pháp bồi dưỡng một cách cụ thể, rõ ràng, khoa học và muốn có kết quả tốt phải kết hợp với các lực lượng, các tổ chức trong nhà trường. 3/ Trong quá trình bồi dưỡng phải phát huy nội lực là chính với hình thức tự học là chủ yếu giáo viên là người định hướng phải biến việc học tập, bồi dưỡng nhu cầu tích cực của giáo viên, học để có kiến thức phục vụ Nhà trường và dạy học sinh. 4/ Người cán bộ quản lý phải là người đi đầu về phẩm chất chính trị về chuyên môn nghiệp vụ và phải không ngừng học tập có như thế mới lôi cuốn được phong trào. 5/ Phải thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm. Trên đây là một số việc tôi đã nghiên cứu và thực hành bước đầu có hiệu quả sau khi viết bản kinh nghiệm nhỏ này tôi sẽ tiếp tục vận dụng kinh nghiệm và bổ xung để kinh nghiệm này ngày một hoàn thiện hơn, có ích hơn cho nhà trường và một phần cho phong trào. ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ SKKN TRƯỜNG Phú lộc, ngày …. tháng …. năm 2006 NGƯỜI VIẾT Trương Thế Vinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng