Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong ph...

Tài liệu Skkn một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phần kết thúc bài giảng môn giáo dục quốc phòng an ninh

.PDF
21
203
115

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NAM PHÙ CỪ  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG PHẦN KẾT THÚC BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH” Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng Tổ : Sinh - Kỹ - Thể - QP&AN Năm học 2013 -2014 PHẦN I: PHẦN LÝ LỊCH -Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng -Chức vụ: Giáo viên -Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên -Tên đề tài: “Một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phần kết thúc bài giảng môn Giáo dục quốc phòng-An ninh” -Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014 -Phạm vi áp dụng: Vận dụng vào giảng dạy bộ môn GDQP-AN bậc THPT. -Hiệu quả: Bước đầu áp dụng SKKN đã mang lại hiệu quả tích cực. -1- MỤC LỤC PHẦN: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài-------------------------------------------------------------------- ------------------------------------ 4 2. Mục đích nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 3. Đối tượng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------------------------------4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn------------------------------------------------------------------------------- 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------------------------------ 4 6. Phương pháp nghiên cứu------------------------------------------------------------------------------------------ 5 7. Thời gian hoàn thành-------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 PHẦN: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 2. Thực trạng----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 3. Một số phương pháp--------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 4. Áp dụng phương pháp----------------------------------------------------------------------------------------------- 12 5. Kết quả ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 PHẦN: KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của sáng kiến -----------------------------------------------------------------------------------------------17 2. Bài học kinh nghiệm---------------------------------------------------------------------------------------------------17 3. Khả năng áp dụng đề tài ------------------------------------------------------------------------------------------ 18 4. Một số kiến nghị ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO -2- DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CAND: Công an nhân dân CNTT: Công nghệ thông tin CS: Chiến sĩ HS: Học sinh GV: Giáo viên GDQP-AN: Giáo dục quốc phòng-An ninh PPCT: Phân phối chương trình PPDH: Phương pháp dạy học QĐ: Quân đội. QĐND: Quân đội nhân dân SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Trung học phổ thông GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo -3- PHẦN II: NỘI DUNG “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG PHẦN KẾT THÚC BÀI GIẢNG MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Phần kết thúc bài giảng là một trong ba phần của bài giảng, phần kết thúc bài giảng giúp cho học sinh hệ thống được kiến thức trọng tâm của bài, thiết lập mối liên quan về nội dung kiến thức giữa các phần. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phần kết thúc bài giảng môn Giáo dục quốc phòng-An ninh” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đưa ra một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phần kết thúc bài giảng môn GDQP-AN, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN bậc THPT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Học sinh trường THPT Nam Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên 3.2. Phạm vi Sử dụng cho một số bài giảng trong chương trình GDQP-AN bậc THPT. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến các phương pháp kết thúc bài giảng. Đồng thời đề xuất một số phương pháp kết thúc bài giảng môn GDQP-AN theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu -Nghiên cứu phương pháp giảng dạy môn GDQP-AN -Nghiên cứu cấu trúc lên lớp của một bài giảng -4- -Nghiên cứu một số trò chơi và vận dụng một số trò chơi vào thực tiễn 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận cơ sở - Phân tích thực trạng một số vấn đề nghiên cứu - Lý luận thực tiễn của nội dung đề tài - Áp dụng, thống kê, so sánh, tổng hợp và đánh giá 7. Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của đề tài Hiện nay ngành Giáo dục và đào tạo nói chung, cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP-AN nói riêng đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, chống lại thói quen thụ động của HS trong hoạt động học tập. Mục đích của việc đổi mới PPDH là thay đổi phương pháp dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng học tập, tinh thần hợp tác, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống; giúp cho học sinh có sự hứng thú, niềm tin, niềm vui trong học tập; nâng cao chất lượng dạy và học. Trong dạy học môn GDQP-AN thì phần kết thúc bài giảng là một phần hết sức quan trọng không thể thiếu trong toàn bộ tiến trình bài giảng, là một yếu tố dẫn đến sự thành công của bài giảng. Đối với HS: Phần kết thúc bài giảng giúp HS hệ thống lại kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài, nhớ lại và khắc sâu kiến thức, kĩ năng. Ngoài việc xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm, HS còn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có thể điều chỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp. GV sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu nội dung bài, đồng thời -5- mở rộng và phát triển tư duy cho HS. Kết thúc bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa HS và GV. Điều đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớp học, tạo điều kiện để HS phát biểu ý kiến. Đối với GV: Kết thúc bài giảng là một trong ba phần của quá trình lên lớp. Qua đó, GV nắm được khả năng tiếp thu bài của HS để có biện pháp sửa chữa, bổ sung kiến thức kịp thời. Từ đó GV sẽ điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với nội dung. Đồng thời GV cũng đánh giá được thái độ, tinh thần, ý thức học tập của HS. Như vậy, trong dạy học nói chung và dạy học môn GDQP-AN nói riêng, GV sử dụng tốt phương pháp trong phần kết thúc sẽ góp phần rất lớn mang lại hiệu quả cho bài giảng, phát huy tối đa tính chủ động, tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Những thuận lợi Trong những năm qua, bộ môn GDQP-AN nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Bộ GD&ĐT đã hoàn chỉnh và ban hành chương trình, SGK môn GDQP-AN theo quyết định Số 79/2007/QĐ-BGDĐT. Hàng năm Vụ GDQP-AN tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cốt cán về thực hiện chương trình, đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT vào dạy học, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học, cập nhật những sửa đổi bổ sung của Điều lệnh quản lí, Điều lệnh đội ngũ,… Sở GD&ĐT Hưng Yên mở các lớp tập huấn, triển khai các nội dung tập huấn cấp bộ cho GV GDQP-AN chuyên trách trong toàn tỉnh,… Ban giám hiệu trường THPT Nam Phù Cừ luôn dành sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đối với tổ, nhóm chuyên môn và GV trong thực hiện chương trình, thực hiện việc đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn cấp Bộ và Sở. Nhà trường đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị -6- dạy và học, chế độ trang phục, chế độ bồi dưỡng giờ dạy,… giúp GV an tâm công tác, nâng cao hiệu quả giảng dạy. Bản thân tôi được Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên cử đi học lớp GV GDQP-AN 6 tháng tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2, tham dự các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức để triển khai lại cho đội ngũ GV GDQP-AN tỉnh nhà. Được học hỏi kinh nghiệm qua dự giờ các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn GDQP-AN tại các trường THPT trong tỉnh. Trong quá trình công tác luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, tổ chuyên môn, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự tin tưởng, hợp tác của HS. Bản thân tôi tâm huyết với bộ môn, luôn nỗ lực, tìm tòi, áp dụng những biện pháp, phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần giáo dục cho HS phát triển toàn diện. 2.2. Những hạn chế Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại và đồng nghiệp bộ môn GDQP-AN ở các trường THPT trong tỉnh, tôi nhận thấy bước đầu GV đã áp dụng một số PPDH mang tính tích cực vào trong bài giảng nói chung và phần kết thúc bài giảng nói riêng . Đồng thời sử dụng các trò chơi vào phần kết thúc bài giảng làm tăng hiệu quả và thành công cho tiết dạy. Tuy nhiên, nhìn chung việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động còn chậm chuyển biến. Việc sử dụng phương pháp dạy học trong phần kết thúc bài giảng còn bị GV xem nhẹ, thực hiện qua loa đại khái, mang tính hình thức, thậm chí bỏ qua. Một bộ phận HS chưa mạnh dạn, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập ảnh hưởng đến việc tiếp thu, hệ thống và ghi nhớ các kiến thức của bài học, lâu dần hình thành thói quen học tập thụ động,… Nguyên nhân: Một bộ phận GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phần kết thúc bài giảng, còn hạn chế về chuyên môn (chỉ qua lớp đào tạo ngắn hạn 6 tháng), ngại áp dụng các PPDH tích cực vào trong tiết dạy, hiệu quả của các lớp tập huấn đổi mới PPDH chưa cao, do áp lực thời gian… HS có tấm lí coi nhẹ môn học GDQP-AN do phải tập trung cho các môn thi tốt nghiệp, các môn thi Đại học, Cao Đẳng,… Trang thiết bị phục vụ cho dạy học chưa đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng. -7- 3. Một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong phần kết thúc bài giảng môn GDQP-AN Trong thực tế GV thường vận dụng các phương pháp sau vào phần bài giảng: * Kết thúc bài giảng bằng phương pháp thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim tài liệu. Phương pháp này giúp HS hiểu được kiến thức thông qua khả năng phân tích, so sánh và móc nối, liên hệ các kiến thức. Thường áp dụng với những bài lý thuyết, mang tính so sánh hay tổng quát, có thể sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim tài liệu,… * Kết thúc bài giảng bằng phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập Phương pháp này đánh giá việc học của HS, rèn cho học sinh khả năng diễn đạt. Nhưng sẽ tạo áp lực cho các HS tiếp thu chậm và không hiểu bài ngay tại lớp. Phương pháp này thường áp dụng đối với những bài học lý thuyết. * Kết thúc bài giảng bằng phương pháp cho học sinh tự tổng hợp kiến thức Phương pháp củng cố này rèn cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề trước đám đông và kĩ năng tóm lược vấn đề. Phương pháp này áp dụng với những bài nội dung đơn giản, dễ tổng hợp lại kiến thức. Để khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên tôi mạnh dạn đề xuất một số phương pháp kết thúc bài giảng mà bản thân tôi đã tìm tòi, vận dụng có hiệu quả như sau: 3.1. Kết thúc bài giảng bằng phương pháp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Phương pháp này giúp kiểm tra đánh giá nhận thức của HS, khảo sát được số lượng lớn HS, kết quả khảo sát nhanh. Qua đó cũng giúp HS nắm lại những nội dung kiến thức trọng tâm của bài một cách cô đọng, tạo sự hứng thú cho HS và sự sinh động của tiết học. Phương pháp này cũng phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay. -8- Hạn chế của phương pháp này là đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị, tốn công sức. HS có thể đoán mò đáp án. Hạn chế sự phát triển tư duy, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của HS. * Công tác chuẩn bị: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng để biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các dạng: câu trắc nghiệm đúng-sai, câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, câu trắc nghiệm ghép hợp, điền vào chỗ trống,… GV có thể biên soạn trên giấy khổ lớn A0 hoặc soạn trên Powerpiont để tăng tính sinh động. Thời gian cho phần củng cố thường từ 5 đến 7 phút vì vậy khi soạn câu hỏi trắc nghiệm, GV nên chọn những nội dung trọng tâm, có hệ thống, đầy đủ các dạng câu trắc nghiệm, số lượng câu hỏi phù hợp từ 8 đến 10 câu. Làm phiếu trả lời nếu muốn kiểm tra nhận thức của cả lớp. * Công tác tổ chức: GV nêu hoặc trình chiếu trên màn hình hệ thống các câu hỏi, giành thời gian cho HS suy nghĩ, động viên khuyến khích HS xung phong trả lời. Đối với những HS thụ động, thiếu tích cực, GV có thể chỉ định. HS trả lời bằng cách giơ tay hoặc điền vào phiếu trả lời. Để tạo sự sinh động, thi đua và rèn luyện kĩ năng làm việc tập thể, GV nên tổ chức lớp thành các nhóm. Thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu khoảng 15 giây, các nhóm trả lời bằng cách viết ra giấy A4, bảng, hoặc điền vào phiếu trả lời. Cuối phần củng cố, GV công bố đáp án, tổng kết, đánh giá, sửa sai (có thể đánh giá, sửa sai từng câu) và phát thưởng động viên nếu có. Kinh nghiệm của bản thân tôi để tăng sự hứng khởi cho HS và dễ dàng tiến hành, tôi soạn các câu trắc nghiệm này trên Powerpiont, và chia lớp thành các nhóm. 3.2. Kết thúc bài giảng bằng phương pháp trò chơi tổ chức trong phòng học Phương pháp này tạo sự hứng thú, huy động sự tham gia của nhiều HS, tạo bầu không khí tích cực, tươi vui, đoàn kết cho lớp học, giải tỏa áp lực của tiết học, giúp HS khắc sâu kiến thức theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”. Qua đó GV cũng có thể kiểm tra được mức độ nhận thức của HS để bổ sung những -9- khiếm khuyết, hệ thống được nội dung trọng tâm của bài, góp phần hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng cho HS. Hạn chế của phương pháp: Công tác chuẩn bị của GV đòi hỏi nhiều trí tuệ, thời gian, mất nhiều công sức. Mất nhiều thời gian khi tổ chức cho HS tham gia trò chơi. Do vậy khi thiết kế các trò chơi GV cần đảm bảo được sự cô đọng, đơn giản, dễ chơi nhưng vẫn đảm bảo nội dung trọng tâm của tiết học. Chủ yếu tiến hành trong các kiểu bài lý thuyết. Dưới đây là là một số kiểu trò chơi mà bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng: 3.2.1. Trò chơi ô chữ Áp dụng cho các bài lý thuyết. * Công tác chuẩn bị: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài để biên soạn các câu hỏi trong trò chơi ô chữ. GV thiết kế ô chữ trên giấy khổ A0 hoặc thiết kế trên Powerpiont (có thể tham khảo tài liệu về cách thiết kế ô chữ trên Internet). Do thời gian củng cố có hạn nên ô chữ chỉ nên có từ 7-9 hàng ngang. Mỗi hàng ngang sẽ có một từ khóa hoặc là một gợi ý để tìm ra ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt sẽ là một nội dung trọng tâm nhất, kiến thức căn bản nhất của bài. Biên soạn luật chơi, chuẩn bị các phần thưởng, mẫu ô chữ và các công tác chuẩn bị khác. HS chuẩn bị giấy trắng, bút hoặc bảng đen, phấn để trả lời. Để tăng thêm tính sinh động GV nên thiết kế ô chữ trên Powerpiont kết hợp âm thanh, hình ảnh, video, flash… * Công tác tổ chức: Đối với GV: Chia lớp từ 4 đến 6 nhóm (đội) tùy vào số lượng HS từng lớp. GV nêu ngắn gọn luật chơi, phần thưởng cho đội thắng cuộc nếu có (đối với tiết đầu tiên áp dụng trò chơi này). Chọn một số thành viên ban cán sự lớp để hỗ trợ cho GV. Cho đại diện các nhóm lựa chọn các ô hàng ngang. Đọc câu hỏi, nêu gợi ý nếu cần. Công bố đáp án sau khi hết thời gian qui định. Tổng kết, đánh giá, phát thưởng. - 10 - Đối với HS: HS các nhóm cử ra nhóm trưởng (đội trưởng) để đại diện nhóm (đội) lựa chọn câu hỏi và công bố câu trả lời bằng lời hoặc viết vào mẫu ô chữ. Tích cực thảo luận đóng góp, tìm đáp án. 3.2.2. Thi hát ca khúc Thường áp dụng cho một số bài lý thuyết mang tính giáo dục cho về lịch sử, truyền thống, trách nhiệm của HS như: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam; Lịch sử, truyền thống của Quân đội và CAND Việt Nam; Thường thức phòng tránh một số loại bom đạn, thiên tai; Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của HS; Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia; Một số hiểu biết về nền QPTD, ANND; Tổ chức QĐ và CAND Việt Nam, Luật sĩ quan QĐ và Luật CADN; Công tác phòng không nhân dân; Trách nhiệm của HS với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,…. * Công tác chuẩn bị: Đối với GV: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm của tiết học hoặc của toàn bài để lựa chọn chủ đề và các bài hát có liên quan đến chủ đề. Hướng dẫn HS sưu tầm, tập dượt các bài hát. Chuẩn bị âm thanh và các công tác chuẩn bị khác. Đối với HS: Sưu tầm, tìm hiểu, tập dượt các bài hát theo chủ đề đã được GV định hướng. * Công tác tổ chức: Đối với GV: GV nêu chủ đề, khuyến khích, động viên HS trình bày các ca khúc phù hợp với chủ đề hoặc chính GV sẽ là người trình bày bài hát. Yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài hát. GV bổ sung, phân tích các ca từ có ý nghĩa, có liên quan đến chủ đề. Đối với học sinh: Mạnh dạn, tự tin trình bày ca khúc theo chủ đề đã chuẩn bị. Nêu ý nghĩa của bài hát, tự liên hệ đến nội dung bài. 3.3.3. Kết thúc bài giảng bằng phương pháp trò chơi quân sự Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn. Áp dụng cho các nội dung thực hành như: Đội ngũ từng người không có súng; Đội ngũ đơn vị; Cấp cứu ban đầu tai nạn thông thường và băng bó vết thương; Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng - 11 - trường CKC; Kỹ thuật sử dụng lựu đạn; Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương; Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường; Lợi dụng địa hình, địa vật. Thường dùng để củng cố kĩ năng cho từng tiết nhưng chủ yếu là cho toàn bài. Phương pháp này đặc biệt tạo ra sự hứng thú, phấn khích của HS trong tiết học, là một phương pháp củng cố bài nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, rèn luyện cho HS các kĩ năng quân sự và kĩ năng sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi GV phải nắm vững mục tiêu, kiến thức trọng tâm của bài. GV cũng cần có một số kĩ năng như: Kĩ năng thiết kế trò chơi, kĩ năng quản trò, kĩ năng sinh hoạt tập thể,… GV phải mất thời gian, công sức để thiết kế, tổ chức. * Công tác chuẩn bị: Đối với GV: GV căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài để thiết kế trò chơi. Đảm bảo nguyên tắc đơn giản, dễ chơi, phù hợp với thời gian, đúng trọng tâm của bài (có thể liên hệ với các kĩ năng quân sự HS đã được trang bị ở các tiết trước, bài trước, lớp trước), phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Biên soạn luật chơi, chuẩn bị vật chất, thiết kế sân chơi, bãi tập, tập huấn đội mẫu (nếu cần), chuẩn bị phần thưởng (nếu có) và các công tác chuẩn bị khác. Đối với HS: Nghiên cứu trước nội dung, tự rèn luyện các kĩ năng đã được GV hướng dẫn, chuẩn bị những vật chất do GV qui định. Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến. * Công tác tổ chức: Thường củng cố vào cuối tiết học hoặc cuối bài. GV phổ biến ngắn gọn luật chơi, giới thiệu điều kiện sân chơi bãi tập. Chọn một số thành viên ban cán sự lớp để hỗ trợ GV. Sử dụng đội mẫu nếu cần. Tiến hành theo kế hoạch. Cuối trò chơi GV đánh giá, sửa sai, tổng kết, phát thưởng. 4. Áp dụng một số phương pháp cụ thể vào bài giảng Ví dụ 1: Bài 3 - Bảo vệ chủ quyền và biên giới quốc gia Để củng cố nội dung trọng tâm của bài “Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia”, Tôi sử dụng phương pháp củng cố bài bằng “Trò chơi ô chữ”. Cách thức tiến hành cụ thể như sau: - 12 - * Công tác chuẩn bị: Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của toàn bài và nội dung trọng tâm của bài học, tôi thiết kế bài giảng trên Powerpiont. Phần củng cố bài tôi thiết kế Trò chơi ô chữ với 7 ô hàng ngang, ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (Mẫu 1b). Biên soạn câu hỏi, gợi ý cho mỗi ô hàng ngang . Chuẩn bị khung Trò chơi ô chữ biên soạn trên Word, in thành một số bảng (Mẫu 1a) để phát cho HS. * Công tác tổ chức: Tôi chia lớp thành 4 đội, chọn đội trưởng. Chọn lớp trưởng, Bí thư chi đoàn trợ giúp. Phát mẫu ô chữ cho các đội. Phổ biến luật chơi: Mỗi đội được quyền lựa chọn một ô chữ bất kì. GV đọc câu hỏi và gợi ý, trong thời gian 15 giây toàn đội suy nghĩ. HS trả lời bằng giấy hoặc giành quyền trả lời bằng cách giơ tay (có thể sử dùng cờ), mỗi câu trả lời đúng sẽ có một từ khóa in đậm xuất hiện. Các từ khóa xuất hiện không theo thứ tự. Đội trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai mất quyền ưu tiên cho các đội còn lại. Trả lời xong 7 ô hàng ngang mới được giải ô chữ đặc biệt. Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (viết hoa không dấu). Phần thưởng có giá trị về tinh thần. * Tiến hành trò chơi trong 5-7 phút. Kết thúc trò chơi GV tổng kết, nhận xét, qua đó hệ thống lại các nội dung trọng tâm. Mẫu 1a. Khung Trò chơi ô chữ - 13 - Câu hỏi gợi ý cho các ô hàng ngang như sau: 1. Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái : Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện biện pháp này trong giải quyết phân định biên giới? 2. Hàng ngang số 2 có 5 chữ cái: “……xây Trường Sa” là tên một phong trào do Báo Tuổi trẻ và Trung ương Đoàn phát động”. 3. Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái: “Bộ đội ……là lực lượng nòng cốt trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia” 4. Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái: “Sẵn sàng……” là yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách trong quản lí bảo vệ biên giới quốc gia. Đây còn là biện pháp bất khả kháng để bảo vệ biên giới quốc gia. 5. Hàng ngang số 5 có 7 chữ cái : Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “ Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của…” 6. Hàng ngang số 6 có 7 chữ cái : Đây là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. 7. Hàng ngang số 7 có 7 chữ cái: Đây là quan điểm của Đảng, Nhà nước và là mong muốn của nhân dân ta trong xây dựng biên giới với các nước láng giềng? Cũng là tên của một của khẩu Quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, trước đây còn có tên gọi là Ải Nam Quan? * Ô chữ đặc biệt có 7 chữ cái (không dấu) Đây là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng biên giới, giải quyết các vấn đề về biên giới? Mẫu 1b. Khung Trò chơi ô chữ thiết kế trên Powerpiont - 14 - Đ À G B I C H T O H Ả H Ữ 1 2 3 4 5 6 7 H O M Ó Ê I À I U P P N Ế N Q N A H Đ P N D U G B Á Á H Đ Â Â H N Ò N G Ấ U N N Ị I N H Ví dụ 2: Bài 7 - Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương Để củng cố các kĩ năng cầm máu tạm thời, cố định tạm thời xương gãy, chuyển thương, ôn luyện kĩ năng thực hiện tư thế động tác bắn súng tiểu liên AK, tư thế động tác đứng ném lựu đạn, tôi vận dụng phương pháp kết thúc bài giảng bằng “Trò chơi quân sự”. Cách thức tiến hành như sau: * Công tác chuẩn bị: + Thiết kế trò chơi: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài, liên bài, nội dung trọng tâm của tiết học (tiết luyện tập) tôi thiết kế trò chơi như sau: . Tên trò chơi: “Đồng đội” . Số đội chơi: 4 đội. HS trên vai trò chiến sĩ. . Số thành viên mỗi đội 6. . Thời gian: 7 phút. . Điểm xuất phát: CS số 1 được trang bị sử dụng súng tiểu liên AK, vận động vượt qua chướng ngại vật đến vị trí qui định (ụ cát), dùng súng tiêu diệt mục tiêu ở tư thế nằm bắn có bệ tì. Sau loạt đạn đầu tiên CS số 1 bị trúng hỏa lực của địch, gãy - 15 - xương cánh tay. Tiếp theo CS số 2 được trang bị súng tiểu liên AK và 1 quả lựu đạn, vận động vượt qua chướng ngại vật, tiếp cận vị trí CS số 1 đang bị thương, dùng lựu đạn ném tiêu diệt mục tiêu địch, tạo điều kiện cho các CS số 3 và CS số 4 vận chuyển CS số 1 về trạm quân y. Khi thấy CS số 2 ném lựu đạn, ra tín hiệu đã tiêu diệt được mục tiêu thì CS số 3 và CS số 4, mang cán thương (võng và gậy dài) vận động lên tiếp cận và chuyển CS số 1 về vị trí trạm quân y. Tại vị trí trạm quân y, CS số 5 và CS số 6 sẽ thực hiện cầm máu tạm thời và cố định gãy xương cánh tay cho CS số 1. Cách tính thành tích: Đội hoàn thành sớm nhất, đúng kĩ thuật nhất sẽ được tuyên dương khen thưởng + Thiết kế sân chơi: Chọn vị trí sân rộng, bố trí các chướng ngại vật, bia số 4a tượng trưng cho mục tiêu địch. + Chuẩn bị vật chất: Súng tiểu liên AK, lựu đạn, âm thanh mô phỏng chiến trường, dây văng, trụ gỗ, bao cát, bia số 4a, băng , bộ nẹp gỗ. * Công tác tổ chức: GV cho tập trung lớp, giới thiệu sơ đồ sân chơi, giới thiệu ngắn gọn luật chơi, qui ước kí tín hiệu, mục tiêu. Lập các đội chơi (từng tiểu đội). Tiến hành theo kế hoạch. Tổng kết, đánh giá, trao đổi với HS, rút kinh nghiệm. 5. Kết quả của đề tài: Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy kết quả học tập môn GDQP-AN lớp do tôi phụ trách có sự cải thiện rõ rệt. Đa phần HS học tập với thái độ, tinh thần học tập tự giác, tích cực và chủ động. Hăng say học tập và luyện tập các nội dung thực hành,... Kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN BẢNG 1: Kết quả môn GDQP-AN qua các năm NĂM HỌC KẾT QUẢ YẾU TB KHÁ GIỎI 2012-2013 3/42= 7.1% 19/42=45,2% 12/42=28,5% 8/42=19,2% 2013-2014 0/42= 0% 11/42=26,2% 16/42=39,0% 15/42=35,7% - 16 - BẢNG 2: So sánh kết quả áp dụng SKKN Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và BGQG – Lớp 11 Nội dung chủ yếu trong phần kết thúc bài giảng: - Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia Phương pháp Kết thúc bài bằng hệ thống Số lượt HS tham Nhận xét của HS gia trả lời qua tiết học Thích Không 42/42 9/42 33/42 42/42 33/42 33/42 câu hỏi Kết thúc bài bằng trò chơi ô chữ Bài 7: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương – Lớp 11 Nội dung chủ yếu trong phần kết thúc bài giảng: + Các loại chảy máu + Các nguyên tắc, biện pháp cầm máu tạm thời) Phương pháp Kết thúc bài bằng hệ thống Số lượt HS tham Nhận xét của HS gia trả lời qua tiết học Thích Không 42/42 9/42 33/42 42/42 33/42 33/42 câu hỏi trắc nghiệm Kết thúc bài bằng bảng so sánh III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của SKKN Phần kết thúc bài giảng là khâu hết sức quan trọng trong một tiết dạy. Tiết dạy sẽ thực sự thành công nếu GV có phương pháp kết thúc bài giảng hợp lí với - 17 - từng bài, từng lớp và từng đối tượng HS. Qua đề tài tôi đã đề xuất các phương pháp kết thúc bài giảng theo hướng phát huy tích tích cực, chủ động của HS là: + Kết thúc bài giảng bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. + Kết thúc bài giảng bằng các trò chơi tổ chức trong phòng học: Trò chơi ô chữ; Thi hát các ca khúc theo chủ đề. + Kết thúc bài giảng bằng trò chơi quân sự. 2. Bài học kinh nghiệm Qua thực tiễn dạy học áp dụng các phương pháp kết thúc bài giảng trên đã góp phần thu hút HS tham gia vào tiết học, HS tích cực hơn trong nhận thức, quan tâm, hứng thú hơn đối với môn học. Đương nhiên GV sẽ phải mất nhiều thời gian tốn nhiều tâm lực, sức lực để đạt được kết quả mong muốn. Trong phần kết thúc bài giảng, GV cần căn cứ vào nội dung, mức độ cần đạt về mục tiêu dạy học, thời gian thực hiện và đối tượng HS để có thể lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. GV cần vận dụng tổng hợp và sáng tạo các phương pháp dạy học mới lạ, hấp dẫn, đồng thời ứng dụng CNTT vào soạn giảng sẽ tăng hiệu quả của các phương pháp, lôi cuốn sự tham gia tích cực của HS. Ví dụ: đối với phương pháp kết thúc bài giảng bằng hệ thông câu hỏi trắc nghiệm khách quan GV có thể thiết kế thành trò chơi phỏng theo trò chơi Rung chuông vàng của VTV3,... 3. Khả năng áp dụng của SKKN Qua quá trìnnh áp dụng SKKN vào thực tiễn tôi được Lãnh đạo, Hội đồng giáo dục nhà trường và tổ, nhóm chuyên môn đều đánh giá rất cao tính khả thi của đề tài. Khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, SKKN giúp học sinh hứng thú học tập, tích cực, chủ động xây dựng bài học. Đồng thời hăng say nghiên cứu, tìm tòi tài liệu phục vụ môn học,... Do vậy kết quả học tập của các em trong năm học 20132014 đạt kết quả rất cao. Không có học sinh nào đạt kết quả yếu, kém. 4. Một số kiến nghị Để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDQP-AN nói chung cũng như đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong đội ngũ GV tôi mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau: - 18 - Thứ nhất: Cần quán triệt sâu rộng, nhất quán đến tất các GV về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Thứ hai: Tổ chức thường xuyên và nâng cao chất lượng các lớp bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới PPDH, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Thứ ba: Định kì tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp, báo cáo SKKN, hội giảng cấp tỉnh để GV bộ môn có dịp gặp gỡ, học tập, trao đổi kinh nghiệm nhất là những kinh nghiệm tốt về các PPDH tích cực. Thứ tư: Nâng cao hơn nữa số lượng cũng như chất lượng của các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Để đề tài hoàn chỉnh hơn, tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp ý của Hội đồng khoa học giáo dục nhà trường; Tổ, nhóm chuyên môn cùng các đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn! “Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác” Phù Cừ, ngày 28/3/2014 Người viết Nguyễn Mạnh Hùng - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng