Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm đọc hiểu văn bản văn học trung đại việt nam trong chươ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm đọc hiểu văn bản văn học trung đại việt nam trong chương trình lớp 10

.DOCX
52
185
88

Mô tả:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX còn gọi là văn học trung đại - tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến. Hai thành phần chủ yếu của văn học trung đại là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Hai thành phần văn học này đều đạt được những thành tựu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Trong trường phổ thông, văn học trung đại Việt Nam được giảng dạy từ bậc trung học cơ sở (THCS) đến trung học phổ thông (THPT). Nó đã góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ, giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương thiết tha, lòng nhân ái, nhạy cảm trước cái đẹp, đồng cảm với những con người bất hạnh, biết vượt qua khó khăn, thử thách để vươn tới lý tưởng cao đẹp. Văn học trung đại là một trong những thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nam không chỉ đa dạng về đề tài, thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm mà còn đạt đến trình độ nghệ thuật tinh tế, điêu luyện. Văn học trung đại Việt Nam thể hiện hai nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo, phát triển theo quy luật tiếp thu và dân tộc hóa những tinh hoa của văn học nước ngoài, chủ yếu là văn học Trung Quốc, tiếp thu những thành tựu của văn học dân gian. Văn học trung đại Việt Nam đã xuất hiện các tài năng lớn như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều,… Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam có một giá trị nhân bản rất cao, chứa đựng những tư tưởng, tình cảm lớn, những nỗi niềm mà các tác giả muốn gửi gắm. Đó là những tiếng lòng của các tác giả nên có sức truyền cảm mạnh mẽ, lắng sâu trong lòng người, tồn tại mãi với thời gian, còn tỏa sáng đến muôn đời sau. Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều bài viết bàn về việc nâng cao chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam, nhưng chưa trình bày được các giải pháp cụ thể, thiếu những dữ liệu minh chứng trong thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn, chưa khảo sát đầy đủ chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học trung đại của học sinh THPT trong vài năm gần đây. Văn học trung đại Việt Nam được giảng dạy trong chương trình lớp 10 và lớp 11, đặc biệt là đối với học sinh lớp 10, các em vừa vào học năm đầu bậc THPT, còn nhiều bỡ ngỡ về nội dung và phương pháp giảng dạy mới. Từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hiện yêu cầu của chuẩn kiến thức - kỹ năng và chương trình giảm tải, phát triển phẩm chất năng lực học sinh, tôi biên soạn đề tài Một số kinh nghiệm đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10, góp thêm một ý kiến nhằm nâng cao chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận: 1 Trong nhà trường phổ thông, mục tiêu của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Môn Ngữ văn có một vị trí quan trọng: “Sở dĩ ở nhà trường phổ thông, môn Văn được đặt ở vị trí hàng đầu, trước hết, đó là công cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập” (Lê Trí Viễn). Người giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường THPT có nhiệm vụ truyền đạt những tri thức từ bộ môn Ngữ văn đến học sinh, gồm 3 phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Trong phân môn Đọc văn, hoạt động đọc - hiểu văn bản Ngữ văn có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển tư duy, diễn đạt cho học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục. Những tri thức được học sinh lĩnh hội, được trình bày dưới dạng nói hay dạng viết mà dùng từ chính xác, diễn đạt chặt chẽ, trật tự, mạch lạc, đúng cấu trúc ngữ pháp thì mới đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong nhà trường phổ thông. Hiện nay chúng ta đang thay đổi quan niệm dạy học Văn, đổi thay mô hình và phương pháp dạy học Văn. Dạy học Đọc văn, khác với mô hình truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh chỉ thụ động nghe thầy cô giáo giảng bài và ghi chép. Nay lấy học sinh làm trung tâm nghĩa là lấy việc đọc văn của học sinh làm trung tâm. Thầy cô giáo là người hướng dẫn học sinh đọc văn. Học sinh là người chủ động kiến tạo kiến thức văn học trong giờ học dưới sự tác động của giáo viên, chứ không phải giáo viên nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc… Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”, chúng ta thấy việc nâng cao chất lượng đọc - hiểu văn bản văn học, trong đó có đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10, nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình dạy và học là mục đích của giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua thực tế giảng dạy, người viết nhận thấy năng lực đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 không đồng đều. Có nhiều học sinh có hứng thú học tập, chuẩn bị bài kỹ ở nhà, sưu tầm các tư liệu học tập, tìm tranh ảnh phục vụ cho bài học… Nhưng cũng có học sinh chưa hứng thú học tập, ngại tìm hiểu ý nghĩa các từ Hán Việt, từ Việt cổ, các điển cố, điển tích, chuẩn bị bài mới còn mang tính chất đối phó, thụ động… nên khi làm bài còn tình trạng dừng từ sai, hiểu sai ý nghĩa của điển cố. Ví dụ: Có học sinh viết: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một tác phẩm bất hữu của nền văn học dân tộc (từ sai: bất hữu, sửa lại là bất hủ). - Nhiều học sinh còn học thuộc các ý, các đoạn văn trong sách tham khảo, ngại suy nghĩ, dành nhiều thời gian cho các môn học tự nhiên, chưa thực sự yêu thích môn Ngữ văn. 2 - Một số giáo viên chưa phát huy tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vẫn còn tình trạng đọc chép, truyền thụ một chiều. - Một số giáo viên dạy bám sát phân phối chương trình nhưng chưa chú ý so sánh, liên hệ, mở rộng nâng cao kiến thức với những tác phẩm cùng đề tài, cùng chủ đề đã học ở THCS hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa. - Việc dạy học theo các chủ đề của văn học trung đại Việt Nam được vận dụng vào việc kiểm tra, đánh giá trong các bài viết tại lớp và kiểm tra tập trung nhưng chưa chuyên sâu. - Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam cho học sinh lớp 10 góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng bộ môn. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội văn bản văn học trung đại Việt Nam được tiếp tục giảng dạy và học tập trong chương trình lớp 11. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về lịch sử văn học: a. Cách thức tổ chức thực hiện: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Trong chương trình lớp 10, sau khi ôn tập văn học dân gian Việt Nam cho học sinh, có bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (được gọi là văn học trung đại) dạy và học trong 2 tiết. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức về thời kỳ văn học trung đại Việt Nam một cách có hệ thống, có một cách nhìn nhận và đánh giá khái quát, đúng đắn các giai đoạn phát triển, các đề tài, thể loại chính, các tác giả và các tác phẩm tiêu biểu, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật. Qua việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi, qua việc trả lời, hoạt động tại lớp học, giáo viên định hướng cho học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm: - Văn học trung đại Việt Nam gồm hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. - Văn học trung đại Việt Nam phát triển qua bốn giai đoạn: + Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. + Từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII. + Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. + Nửa cuối thế kỷ XIX. - Những đặc điểm lớn về nội dung: + Chủ nghĩa yêu nước. 3 + Chủ nghĩa nhân đạo. + Cảm hứng thế sự. - Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: + Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. + Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị. + Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài. Học xong phần Tìm hiểu bài, giáo viên nêu câu hỏi luyện tập tại lớp và hướng dẫn tự học ở nhà. Trong quá trình đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại, phải luôn gắn với việc tìm hiểu giai đoạn văn học mà tác phẩm ra đời, hòan cảnh lịch sử, xã hội, những tác giả, tác phẩm ra đời trong cùng giai đoạn hoặc các tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, thể loại, khuynh hướng sáng tác,… Hoặc so sánh với các tác phẩm ở giai đoạn trước (hoặc giai đoạn sau) để thấy được sự phát triển, kế thừa, tiếp biến về nội dung tư tưởng và nghệ thuật. b. Các dữ liệu minh chứng: Trước khi học bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Các câu hỏi hướng vào trọng tâm bài học, giúp học sinh phát triển năng lực, tư duy: 1. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX? 2. Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX? 3. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX? 4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX? Học sinh trả lời, trình bày tại lớp, giáo viên định hướng, chốt ý. Ở phần Luyện tập, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng khái quát theo mẫu sau: Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm Sau khi Luyện tập, đến phần Hướng dẫn tự học¸giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, củng cố lại bài học, nâng cao kiến thức bằng hệ thống câu hỏi. Ví dụ: 1. Nêu tên một số tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm mà anh (chị) đã học hoặc đã đọc (chú ý xếp theo cụm thể loại kết hợp với tiến trình lịch sử văn học). 4 2. Chọn một tác phẩm văn học trung đại và chỉ rõ sự tuân thủ và phá vỡ tính quy phạm của tác giả trong sáng tác. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học, so sánh, liên hệ, củng cố kiến thức: 1. Bảng xếp loại các tác phẩm văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đã học hoặc đã đọc theo cụm thể loại kết hợp với tiến trình văn học. Thể loại Trữ tình Nghị luận Tự sự Chữ Hán - Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - tương truyền của Lý Thường Kiệt. - Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải. - Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão. - Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) - Trương Hán Siêu. - Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) Nguyễn Trãi. - Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh ký) - Nguyễn Du. - Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Lý Công Uẩn. - Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. - Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) - Nguyễn Trãi. -Tựu “Trích diễm thi tập” (Trích diễm thi tập tự) - Hoàng Đức Lương. - Truyền kỳ mạn lục - Nguyễn Dữ - Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ. - Thượng kinh ký sự - Lê Hữu Trác. - Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái. Chữ Nôm - Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) - Nguyễn Trãi. - Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương. - Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan. - Bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (?) - Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến. - Truyện Kiều - Nguyễn Du - Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu. 5 2. Từ bảng sau, có thể thống kê việc tác giả vừa tuân theo vừa phá vỡ tính quy phạm trong sáng tác qua chùm thơ viết về mùa thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến: Tuân theo tính quy phạm - Thu thiên (trời thu). - Thu thủy (nước thu). - Thu nguyệt (trăng thu). - Thu hoa (hoa thu). - Thu điểu (chim mùa thu). - Thu sương (sương thu). - Ngư ông (người câu cá, ông chài). - Túy ông (người uống rượu). Phá vỡ tính quy phạm - Trời thu xanh ngắt điểm cần trúc lơ phơ. - Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. - Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. - Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái. - Ngỗng trời bay đi tránh rét. - Làn khói phất phơ lưng giậu, sương như tầng khói phủ. - Thu nhỏ hình hài, mang tâm sự thời thế. - Say nhưng tỉnh: “Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy”. Khi giảng dạy bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh liên hệ đến hoàn cảnh lịch sử, giai đoạn văn học mà tác phẩm ra đời, nội dung của văn học giai đoạn văn học mà tác phẩm ra đời so sánh với các tác phẩm khác cùng giai đoạn văn học, cùng thể loại, cùng chủ đề nội dung… Ví dụ một số câu hỏi và gợi ý trả lời khi tìm hiểu bài thơ Tỏ lòng (gợi ý trả lời sau khi học sinh trình bày tại lớp, giáo viên định hướng, chốt ý). Câu hỏi Gợi ý trả lời - Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tỏ lòng - Bài thơ ra đời trong không khí quyết (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão? chiến quyết thắng của quân dân đời Trần khi giặc Mông - Nguyên xâm lược nước ta. - Tác phẩm ra đời trong giai đoạn văn - Tác phẩm ra đời vào thế kỷ XIII, trong học nào? giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. - Nội dung của văn học giai đoạn từ thế - Văn học giai đoạn này mang nội dung kỷ X đến hết thế kỷ XIV? yêu nước với âm hưởng hào hùng. - Tìm một số tác phẩm tiêu biểu trong - Một số tác phẩm tiêu biểu: giai đoạn văn học từ thế kỷ X đến hết + Vận nước (Quốc tộ) - Pháp Thuận. thế kỷ XIV mang nội dung yêu nước với + Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) - Lý âm hưởng hào hùng? Công Uẩn. + Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) + Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. + Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải. 6 + Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão. + Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) - Trương Hán Siêu.  Tiêu biểu cho nội dung yêu nước mang hào khí Đông A. b. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp: Để đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại có hiệu quả, học sinh phải nắm vững kiến thức về lịch sử văn học thời trung đại. Văn học trung đại có vị trí rất quan trọng trong nền văn học Việt Nam, vì từ đây đã hình thành ngôn ngữ văn học, các thể loại văn học và có được những thành tựu to lớn, làm nền tảng phát triển của văn học dân tộc sau này. Văn học trung đại gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người; tiếp thu nguồn mạch văn học dân gian, tiếp thu và dân tộc hóa văn học nước ngoài, tạo nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam. Các tác phẩm văn học trung đại được học trong chương trình lớp 10 đều gắn với những nội dung trên. Việc nắm vững kiến thức khái quát về lịch sử văn học trung đại giúp cho học sinh tìm ra phương pháp học tập có hiệu quả, cách đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại khác với cách đọc - hiểu tác phẩm văn học hiện đại. Tác phẩm văn học trung đại có tính quy phạm sâu sắc, lối diễn đạt thường mang tính ước lệ, tượng trưng, lời ít ý nhiều, do đó không thể đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại một cách dễ dãi, qua loa mà phải suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu thấu đáo tác phẩm. Giáo viên cũng nên cung cấp cho học sinh biết vắn tắt vài nét về chế độ phong kiến nước ta, đặc biệt là cấu trúc ý thức xã hội, hệ tư tưởng phong kiến để lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại được tốt. 2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm được những tri thức văn hóa, tri thức về thể loại của văn bản văn học trung đại: a. Cách thức tổ chức thực hiện: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam là đi sâu tìm hiểu văn bản với cấu trúc, hình tượng, ngôn ngữ của văn bản. Nhưng nếu giáo viên cung cấp cho học sinh những tri thức về văn hóa, về thể loại thì việc đọc - hiểu văn bản sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Thơ trữ tình lấy tâm trạng, cảm xúc làm đối tượng, khác với văn xuôi tự sự lấy sự kiện, hành động làm đối tượng. Khi đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình phải chú ý đến thế giới nội tâm nhân vật. Khi đọc - hiểu thể loại sử ký, truyền kỳ phải chú ý đến cách xây dựng nhân vật qua lời nói và củ chỉ, hành động, cách kể chuyện, lựa chọn các chi tiết,… Các văn bản văn học trung đại Việt Nam ra đời cách đây khá lâu nên thường có nhiều từ Hán Việt, từ cổ, điển cố, điển tích. Điều này góp phần vào việc nâng cao khả năng biểu hiện và tính chất hàm súc của ngôn ngữ văn học, hình tượng văn học. Điển cố, điển tích thường không xa lạ với những trí thức thời xưa thì lại khó 7 hiểu đối với người đọc và học sinh ngày nay. Cho nên khi đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam, cần giúp cho học sinh hiểu rõ các từ cổ, các điển cố, điển tích, được giới thiệu trong phần chú thích hoặc giáo viên giảng giải thêm khi đọc hiểu văn bản văn học trung đại. Cần lĩnh hội ý tứ sâu xa của điển cố, điển tích và chú ý sắc thái biểu đạt cổ kính của từ ngữ. b. Các dữ liệu minh chứng: Khi đọc - hiểu bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, giáo viên cung cấp cho học sinh tri thức văn hóa: Tiểu Thanh là một người phụ nữ tài sắc có số phận bi thảm, thuộc đề tài người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh trong thơ Nguyễn Du. Nhưng đề tài này lại nằm trong một phạm vi quan tâm rộng hơn, đó là vấn đề thân phận của những người tài năng nói chung. Nguyễn Du đã viết về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Giả Nghị,… những nhân vật có tài mà bất hạnh trong lịch sử. Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường: Nhất cùng chí thể khởi công thi (Một đời ông cùng khổ như thế há phải vì tài thơ). Như vậy, Nguyễn Du đã đề cập đến một vấn đề rất mới nhưng cũng rất quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học. Ông đòi hỏi xã hội phải biết tôn trọng tài năng, trân trọng những người làm ra các giá trị tinh thần. Đó là điều cần nắm vững qua bài thơ này. Tri thức về thể loại: Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nên cũng được tổ chức theo công thức chung là cảnh và sự gợi nên tình. Hai câu thơ đầu tả cảnh và kể sự, sáu câu thơ sau dành cho suy tư, cảm xúc. Khi đọc - hiểu bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của các từ cổ rồi, tiễn, dắng dỏi, dẽ có, điển cố Ngu cầm, các từ Hán Việt làng ngư phủ, lầu tịch dương, … Khi đọc - hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu điển tích trong hai câu thơ cuối: Rượu đến cội cây, ta sẽ uống - Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Trong văn học trung đại Việt Nam thường dùng các từ giấc hòe, giấc Hòe An, giấc Nam kha để chỉ giấc mộng của Thuần Vu Phần dưới gốc cây hòe. Truyện đời Đường kể về Thuần Du Phần là một viên tướng tài, tính tình phóng khoáng, do xúc phạm thống soái bị quở mắng nên từ chức về nhà lấy uống rượu làm vui. Một hôm, Thuần Vu Phần say rượu ngủ bên gốc cây hòe, mơ thấy mình được làm phò mã cho vua Nam Kha, được hưởng giáu sang phú quý, tỉnh dậy mới biết đó chỉ là một giấc mơ. Tác giả mượn điển tích này để thể hiện sâu sắc triết lý nhân sinh bằng thái độ xem thường phú quý, coi công danh phú quý chỉ là giấc chiêm bao. Qua đó, tác giả khẳng định thêm sự lựa chọn phương châm sống, cách ứng xử của riêng mình. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả: Chương trình môn Ngữ văn bậc THPT hiện nay được xây dựng và thực hiện đổi mới phương pháp theo tinh thần tích hợp. Trong đó trọng tâm của yêu cầu dạy học phần văn học là học sinh phải xác định những nội hàm cụ thể để học sinh thực hiện một chuỗi thao tác chiếm lĩnh giá trị tác phẩm , hướng tới hiệu quả thực hành vận dụng và nối kết kiến thức với phần Tiếng Việt, Làm văn. Phần tri thức về văn hóa và tri thức về thể loại cần được vận dụng linh hoạt. tùy theo nội dung bài học, 8 thời gian được phân phối và đối tượng học sinh mà cung cấp kiến thức cần thiết. Ví dụ: Các đoạn trích Chí khí anh hùng, Thề nguyền (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) thuộc thể thơ lục bát, chỉ được dạy trong một tiết, giáo viên có thể cung cấp những tri thức về văn hóa, về thể loại ngắn gọn, chọn lọc, tránh sa đà, dài dòng, lan man. 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu phần Tiểu dẫn, nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu phần Tiểu dẫn, học sinh phải đọc rõ ràng, chính xác những thông tin về cuộc đời tác giả, những tác phẩm tiêu biểu, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Giáo viên và những học sinh khác chú ý lắng nghe, đối chiếu với sách giáo khoa. Nhận xét cách đọc, phát hiện, sửa chữa những chỗ đọc sai dẫn đến những thông tin thiếu chính xác. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những nội dung chính của phần Tiểu dẫn về tác giả, tác phẩm. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những tư liệu về tác giả tác phẩm: tranh chân dung, tranh phong cảnh, những lời nhận định về tác giả, lời bình hay về tác phẩm,… Mục đích giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các tác giả, những đóng góp về tư tưởng, nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vị trí của đoạn trích,… b. Các dữ liệu minh chứng: Ví dụ: Khi đọc - hiểu bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, giáo viên giới thiệu cho học sinh tư liệu về tác giả. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về Phạm Ngũ Lão: “Ngũ Lão thích đọc sách, người phóng khoáng, có chí làm việc lớn, thích ngâm thơ, về việc võ hình như ít bận tâm. Nhưng đội quân của ông đều một lòng thân yêu như cha con, đánh đâu được đấy”. Về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Thiền sư Mãn Giác, sách Thiền uyển tập anh chép: “Ngày 30 tháng 11, thiền sư Mãn Giác cáo bệnh, có kệ dạy rằng: “Xuân qua, trăm hoa rụng …. Từ đó sư ngồi kiết già và mất, thọ bốn mươi lăm tuổi”. Viết về Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân nói đến: “Tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”, Hoài Thanh ca ngợi: “Sức cảm thông lạ lùng của đại thi hào dân tộc”. Tố Hữu viết: “Tấm lòng thơ với tình đời thiết tha” (Kính gửi cụ Nguyễn Du) đều là nói lên bản chất nhân đạo trong con người và cảm hứng nhân văn trong tâm hồn Nguyễn Du. Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Chinh phụ ngâm, Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chi có viết “Sách Chinh phụ ngâm là bởi hương cống Đặng Trần Côn biên soạn. Nhân đầu đời Cảnh Hưng việc binh nổi dậy, người ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra”. c. Phân tích, so sánh, đánh giá: - Nắm vững những tri thức trong phần Tiểu dẫn giúp học sinh có cơ sở hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm hay đoạn trích. 9 - Giúp học sinh sử dụng tốt sách giáo khoa, tham khảo thêm tư liệu về tác giả, tác phẩm. - Rèn luyện tinh thần tự giác, ý thức tích cực học tập của học sinh. Các em có thể đọc trước, suy nghĩ về nội dung của phần Tiểu dẫn trước khi đến lớp. - Phần Tiểu dẫn còn giúp cho học sinh định hướng nội dung bài học, cung cấp những tri thức khách quan, khoa học về phong cách nghệ thuật, sự thành công trong các thể loại của tác giả, đặc điểm hồn thơ, nghệ thuật viết văn xuôi, vị trí của đoạn trích, … 4. Giải pháp 4: Đọc - hiểu chính xác ngữ nghĩa của văn bản: a. Cách thức tổ chức thực hiện: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Đọc - hiểu tác phẩm văn học trung đại bằng chữ Hán, nếu đã được dịch ra chữ quốc ngữ thì phải nắm vững các khái niệm, giải nghĩa từ trong phần chú thích. Vì có nhiều từ Hán Việt được dùng trong văn bản văn học trung đại còn xa lạ với học sinh. Để hiểu sâu hơn nghĩa của từ, giáo viên có thể tra cứu ở các cuốn Từ điển Hán Việt, Tầm nguyên từ điển… giải thích ý nghĩa của các điển cố, điển tích. Các bài thơ chữ Hán của văn học trung đại Việt Nam được dạy và học trong chương trình phổ thông đều được phiên âm theo cách đọc Hán Việt, tiếp theo là bản dịch và dịch thơ. Trong quá trình đọc - hiểu bài thơ, phải bám sát bản phiên âm và bản dịch nghĩa, bản dịch thơ, phát hiện những chỗ bản dịch chưa sát với nội dung hoặc bỏ sót từ trong phiên âm. Phải bám sát kết cấu và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Nguyên tác bài thơ biểu hiện những tâm tư, tình cảm, ý chí, tài năng nghệ thuật của bài thơ. Đọc - hiểu một bài thơ chữ Hán, giáo viên và học sinh phải xuất phát từ nguyên tác. Có nhiều bản dịch thơ dùng từ hay, hình ảnh đẹp, nhịp điệu uyển chuyển nhưng chưa thể hiện đầy đủ tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật điêu luyện của tác giả. Khi bám sát nguyên tác, chúng ta tránh được sự suy diễn tùy tiện, thiếu căn cứ. Các bài thơ, đoạn thơ chữ Nôm được học trong chương trình lớp 10 đã được phiên âm ra chữ quốc ngữ. Việc phiên âm thường có dị bản, một chữ Nôm có khi đọc thành hai, ba cách khiến cho cách hiểu khác nhau. Giáo viên và học sinh cần chú ý điều này để cân nhắc, lựa chọn khi đọc - hiểu văn bản thơ chữ Nôm. Nên chọn cách phiên âm trong sách giáo khoa. Các sách báo nếu phiên âm các từ ngữ trong văn bản khác với sách giáo khoa thì chọn cách phiên âm trong sách giáo khoa, cách phiên âm trong sách báo khác chỉ để tham khảo nhằm làm phong phú thêm vốn từ ngữ. b. Các dữ liệu minh chứng: Ví dụ: Khi dọc - hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (đã dịch ra chữ quốc ngữ), ngoài các chú thích, điển cố, điển tích đã được chú giải ngắn gọn trong sách giáo khoa, giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số khái niệm, từ 10 ngữ quan trọng, nhất là những khái niệm văn hiến, đế … Văn là “điển tích” trong sách vở, hiến là người hiền tài. Câu “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, trong nguyên văn chữ Hán là “Thực vi văn hiến chi bang” (Thực là một nước văn hiến). Câu văn ngắn gọn, chắc nịch, khẳng định trình độ văn hiến của dân tộc là một sự thực (thực nghĩa là sự thật). Trong bản dịch, từ thực được thay bằng từ xưng mất ý nghĩa thực tế, sự thực. Vả lại, xưng mới chỉ là tự nhận. Người dịch đã giữ nguyên chữ đế khi dịch câu văn biền ngẫu của Nguyễn Trãi: “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Các đế nhất phương được dịch là xưng đế một phương. Khái niệm đế chỉ xuất hiện sau khi nhà Tần thống nhất được thiên hạ, mang tính tự tôn, nhà Hán thay thế nhà Tần cũng tiếp tục xưng đế, phong cho những người cùng họ là vương, bắt đầu thể chế đế cao hơn vương, “đế” chỉ có một, “vương” có thể có nhiều. Vì vậy, khi Nguyễn Trãi dùng chữ đế có một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện ý thức ngang hàng, bình đẳng; cùng song song tồn tại của các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phong kiến phương Bắc. Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, câu thơ thứ nhất trong nguyên tác “Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu” (Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu), bản dịch thơ của Bùi Văn Nguyên là “Múa giáo non sông trải mấy thu” làm mất đi vẻ đẹp hiên ngang, vững chãi, lẫm liệt của con người mang hào khí Đông A. Trong câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu”, bản dịch thơ đã bỏ mất chữ tì hổ (hổ báo). Nhiều học sinh có ý thức học tập tốt, tham khảo thêm nhiều tư liệu, đã đặt câu hỏi cho giáo viên: Tại sao khí thôn ngưu bản dịch trong sách giáo khoa là “khí mạnh nuốt trôi trâu” mà không phải là “khí thế át sao ngưu”? Chúng ta phải giải thích cho học sinh khí thôn ngưu có hai cách dịch: Khí thế nuốt trôi trâu và khí thế át sao Ngưu. Theo các nhà nghiên cứu, ở đây nên hiểu khí thôn ngưu là khí thế nuốt trôi trâu. Đỗ Phủ có câu thơ: “Tiểu nhi ngũ tuế, khí thôn ngưu” (Đứa trẻ năm tuổi đã có khí thế mạnh mẽ nuốt trôi trâu). Nhà thơ Việt Nam Nguyễn Trung Ngạn cũng có câu thơ “Mậu linh dĩ hữu thôn ngưu chí” (Thuở thiếu niên đã có chí nuốt trôi trâu). Giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt trong bản dịch thơ, liên hệ với thực tiễn lịch sử. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từ Hán Việt, điển tích. Ví dụ: Ý nghĩa của “nợ công danh” là gì? Vũ Hầu là nhân vật nào? Tại sao tác giả lại cảm thấy “thẹn” khi nghe kể chuyện Vũ Hầu? Có thể giải thích cho học sinh một số khái niệm như: giang sơn, khí, nam nhi… thường xuất hiện trong thơ trung đại. Trong bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - Bài 43) của Nguyễn Trãi, câu thơ thứ tư có bản phiên âm “Hồng liên trì đã tịn mùi hương”, “Hồng liên trì đã tạn mùi hương”. Bản phiên âm trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 là “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Tịn mùi hương là đã hết mùi hương, tạn mùi hương là mùi hương thoang thoảng. Bản phiên âm trong sách giáo khoa là tiễn mùi hương (ngát mùi hương) là hợp lý, vì thiên nhiên đang giữa mùa hè, rất sống động, màu sắc 11 đậm đà. Trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) có câu thơ được phiên âm là “Bây giờ trâm gãy bình tan” và “Bây giờ trâm gãy gương tan”. Chúng ta nên chọn cách phiên âm thứ hai, vì trâm và gương là những vật nam nữ xưa thường tặng cho nhau để làm kỷ niệm của tình yêu. Trâm gãy gương tan là hình ảnh nói về sự tan vỡ của tình yêu. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả: - Khi bám sát nguyên tác, chúng ta sẽ tránh được sự suy diễn tùy tiện, thiếu căn cứ. So sánh, đối chiếu nguyên tác với bản dịch thơ giúp chúng ta hiểu sâu sắc giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giúp học sinh phát triển tư duy độc lập và sáng tạo. - Dịch một tác phẩm văn học chữ Hán sang tiếng Việt vừa đảm bảo ý nghĩa, vừa hay là một việc rất khó khăn. Vì người dịch phải có vốn từ ngữ phong phú, giỏi chữ Hán, có khả năng cảm thụ tác phẩm, phát hiện ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm,… Trong quá trình dạy và học tác phẩm văn học chữ Hán, giáo viên phải thường xuyên đối chiếu nguyên tác và bản dịch để lý giải sâu sắc, thuyết phục hơn giá trị của tác phẩm. Đọc - hiểu tác phẩm thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm cần bám sát kết cấu và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Đọc đúng, đọc diễn cảm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm là một việc không dễ dàng. Bởi vì mỗi học sinh có một giọng đọc khác nhau, có sự cảm thụ khác nhau về văn bản. Việc rèn luyện năng lực đọc – hiểu văn bản văn học trung đại cho học sinh là rất cần thiết, giúp cho các em chiếm lĩnh các giá trị của tác phẩm. 5. Giải pháp 5: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật, đọc – hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: a. Cách thức tổ chức thực hiện: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Hình tượng trong văn bản văn học được xây dựng, biểu đạt, sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ, qua chi tiết, cốt truyện, hình ảnh, tâm trạng…tùy thể loại mà có sự khác nhau về chất liệu ngôn tử. Khi đọc – hiểu một số tác phẩm văn học trung đại, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh cảm nhận hình tượng nghệ thuật từ các hình ảnh, chi tiết, hiểu và cảm nhận một cách tổng thể về hình tượng. Đọc – hiểu ý nghĩa hình tượng trong một tác phẩm văn học, còn là phải biết phát hiện được các mặt đối lập trong bản thân hình tượng, lôgic ẩn chứa bên trong nó mà tác giả muốn gửi gắm. Nhà văn sáng tác tác phẩm bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, bộc lộ tình cảm về cuộc đồi, về con người. Học sinh phải đọc – hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả vì đó là linh hồn của tác phẩm, thể hiện qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật. b. Các dữ liệu minh chứng: 12 Ví dụ: hình tượng người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), phẩm chất anh hung của Từ Hải được bộ lộ qua cách dùng từ ngữ: trượng phu, lòng bốn phương, thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi, hình tượng chim bằng….. Các từ ngữ, câu thơ trong văn bản cho chúng ta thấy Từ Hải là người không quên lý tưởng, hành động dứt khoát, quyết đoán, không do dự. Từ Hải tỏ rõ phẩm chất phi thường của một người anh hùng muốn làm nên sự nghiệp lớn. Từ Hải cũng là người trân trọng tài năng, nhân cách và sắc đẹp của Thúy Kiều. Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng còn là tìm hiểu tài năng sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, sự thống nhất giữa những mặt đối lập trong hình tượng. Các nhà thơ thời trung đại thường tạo ra cách tiếp cận thế giới từ các quan hệ đối lập. Ví dụ hai câu thơ mở đầu bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của thiền sư Mãn Giác. Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai (Xuân qua, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa nở) Về nghệ thuật sử dụng và sắp xếp từ ngữ, mỗi từ ngữ đều chứa đựng khả năng biểu hiện ý tứ sâu sắc. Bách hoa lạc (trăm hoa rụng), bách hoa khai (trăm hoa nở), chỉ một từ hoa nhưng là biểu tượng cho vạn vật, biểu trưng cho mùa xuân đến, mùa xuân đi. Nghệ thuật điệp, đối được phát huy cao độ để tạo nên tính hàm súc cho hai câu thơ. Cách sắp xếp các hình ảnh đối nhau càng làm tăng sự đối lập giữa sự mất đi và sinh ra của vạn vật, diễn tả quy luật tuần hoàn của tự nhiên. Sau khi hiểu được vẻ đẹp của ngôn từ và hình ảnh nghệ thuật trong bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chin, lúa sớm trổ bông thoang thoảng hương thơm, cua đang lúc béo….. giàu sức gợi cảm làm nên những hương vị riêng của thôn quê, học sinh cảm nhận được lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả. Tình yêu ấy thể hiện bằng nỗi nhớ quê hương và sự gắn bó tha thiết với cuộc sống bình dị ở quê nhà. Nỗi nhớ quê hương da diết thôi thúc tác giả quay về dù đang sống sung sướng giữa chốn phồn hoa. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả: - Đọc – hiểu hình tượng văn học trong văn học trung đại đòi hỏi người đọc dường như phải nhập thân vào hình tượng để tưởng tượng, cụ thể hóa tình cảnh để hiểu điều mà ngôn ngữ văn học biểu đạt, khái quát. - Đọc – hiểu tác phẩm văn học trung đại để nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của tác giả không phải là ở lời nói trực tiếp, ở nghĩa tường minh mà phần lớn ở “ngoài lời”, ở hàm ý. Điều này đòi hỏi người đọc – hiểu văn bản phải có năng lực khái quát, chính xác, phải đọc – hiểu có sáng tạo. Người đọc – hiểu phải suy nghĩ, liên tưởng để khái quát thành những điều cao hơn, sâu sắc hơn: tài năng và phong 13 cách giá trị nhân văn, những nét đẹp tiềm ẩn trong văn bản, liên hệ những gì đang đọc với những gì đã đọc, liên hệ mở rộng hiểu biết của bản thân. Macxim Gorki đã nói đến việc làm cho người đọc “có khả năng xây dựng hình tượng”. “có khả năng tưởng tượng bổ sung vào những bức tranh, những hình tượng, những bóng dáng, những tích cực mà nhà văn đưa ra, bằng cách rút từ cái vốn kinh nghiệm của bản thân, từ cái kho dự trữ ấn tượng và kiến thức của người đọc”. 6. Giải pháp 6: Đọc - hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam phải thấy được sự kế thừa, phát triển thành tựu của văn học dân gian, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa, văn học nước ngoài, văn học giai đoạn sau tiếp thu những thành tựu nội dung tư tưởng, nghệ thuật của văn học giai đoạn văn học trước: a. Cách thức tổ chức thực hiện: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Văn học trung đại Việt Nam luôn kế thừa, phát triển thành tựu của văn học dân gian. Đó là sự kết tinh tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, tài hoa của nhân dân. Các tác phẩm văn học lớn thường tiếp thu được nhiều nhất những tinh hoa văn học của nhân dân, sáng tác dựa trên quan điểm về chuẩn mực đạo đức, tư tưởng của nhân dân, vận dụng sáng tạo nghệ thuật của ca dao, tục ngữ,…. Văn học trung đại Việt Nam phát triển theo quy luật vừa tiếp thu, vừa dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài, chủ yếu là văn học Trung Quốc. - Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc. + Về ngôn ngữ: Dùng chữ Hán để sáng tác. + Về thể loại: Tiếp thu phú cổ thể, thơ Đường luật, thể cáo, truyền kỳ, sử ký, … + Về thi liệu: sử dụng điển cố, thi liệu Hán văn. - Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học: + Sáng tạo ra chữ Nôm, dùng chữ Nôm để sáng tác văn học. + Việt hóa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, thất ngôn xen lục ngôn. + Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, các thể ngâm khúc, truyện thơ, hát nói. + Sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác. - Kế thừa, phát triển những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm giai đoạn trước, làm nên sự phong phú, đa dạng của văn học trung đại Việt Nam. b. Các dữ liệu minh chứng: * Văn học trung đại kế thừa, phát huy những thành tựu của văn học dân gian: 14 Ví dụ: Đọc – hiểu đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), giáo viên và học sinh cùng tìm hiểu sự tiếp thu, phát triển những đặc sắc về nghệ thuật trong văn học dân gian của tác giả. Ca dao – Dân ca Đoạn trích Trao duyên - Đề tài tình yêu dang dở, đôi lứa chia - Đoạn trích đi vào một đề tài truyền lìa là một đề tài quen thuộc: thống, nhưng được biểu hiện qua một “Trăm năm đành lỗi hẹn hò….” tấm lòng nhân đạo có sự đồng cảm sâu “Tóc mai sợi ngắn, sợi dài – Lấy nhau xa, chứa đựng nhiều nhân tố mới mẻ, chẳng đặng thương hoài ngàn năm” vượt thoát khỏi sự hạn hẹp của thời đại. - Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ - Vẻ đẹp tâm hôn nhân vật Thúy Kiều: Việt Nam: nhân hậu, vị tha, chung thủy, nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ, hy giàu đức hy sinh, khao khát tình yêu, sinh quên mình vì hạnh phúc của người hạnh phúc… khác, khẳng định ý thức cá nhân, khẳng định khát vọng tình yêu, hạnh phúc. - Thể thơ lục bát - Thể thơ lục bát. - Các thành ngữ: tình máu mủ,lời nước Ngày xuân em hãy còn dài, non thề non hẹn biển, tan xương nát Xót tình máu mủ thay lời nước non. thịt, ngậm cười chin suối…. Chị dù thịt nát xương mòn - Các thành ngữ: bạc như vôi, hoa trôi Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây bèo dạt, nước chảy hoa trôi…. Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng. - Nghệ thuật tiểu đối trong ca dao – dân - Khi ngày quạt ước/ Khi đêm chén thề. ca. - Duyên này thì giữ/ Vật này của chung. - Đốt lò hương ấy/ So tơ phìm này. * Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài: Ví dụ: Đọc – hiểu bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, học sinh cần cảm nhận được bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi, nhận thức được nghệ thuật thể thơ Nôm độc đáo của Nguyễn Trãi. Cảm thấy được sự tiếp thu và dân tộc hóa thơ Đường luật của tác giả. Thơ Đường luật Trung Quốc Bài thơ Cảnh ngày hè - Viết bằng chữ Hán. - Viết bằng chữ Nôm. - Thể thơ thất ngôn luật. - Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. - Thơ để nói chí: thi dĩ ngôn chí. - Bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả. - Hình ảnh ước lệ, tượng trưng: mùa hè - Hình ảnh thực trong cuộc sống xung có hoa lan, hoa sen,… quanh: tán hòe xanh thẫm che rợp, thạch lựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ, sen hồng trong ao ngát mùi hương, tiếng lao xao vọng lại từ làng chài, tiếng ve như tiếng đàn…. - Từ tiếng Hán, điển cố, điển tích. - Từ Hán Việt: làng ngư phủ, lầu tịch dương, điển cố Ngu cầm, các từ láy tiếng Việt độc đáo: đùn đũn, lao xao, 15 dắng dỏi, các động từ mạnh: giương, phun.. * Văn học giai đoạn sau tiếp thu những thành tựu về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của văn học giai đoạn trước: Ví dụ: Trong đoạn thứ nhất của tác phẩm Đại cáo bình Ngô, sau khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã nêu chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt. Giáo viên so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam đã học ở THCS để thấy được ý thức độc lập dân tộc ở Đại cáo bình Ngô toàn diện và sâu sắc hơn. Sông núi nước Nam Đại cáo bình Ngô - Ý thức độc lập dân tộc được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền. - Bổ sung thêm các yếu tố: Văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc hơn: ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. - Khẳng định “Nam đế” nhằm mục đích - Các triều đại phong kiến nước ta tồn đối lập với “Bắc đế”. tại, phát triển song song với các triều đại phong kiến Trung Quốc. - Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc - Khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc dựa vào “thiên thư” (sách trời) dựa vào lịch sử. => Bước tiến của tư tưởng thời đại và cũng là tầm cao của tư tưởng Nguyễn Trãi. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả: - Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước và số phận nhân dân. Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã góp phần làm nên diện mạo văn học dân tộc, tạo tiền đề cho văn học hiện đại phát triển. - Thấy được sự tiếp thu nguồn mạch văn học dân gian, tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài của văn học trung đại Việt Nam để càng trân trọng, yêu quý các tác phẩm quý báu của cha ông để lại, có ý thức học tập say mê, sáng tạo, góp phần bảo tồn và phát triển nên văn học dân tộc. 7. Giải pháp 7: Tổ chức thảo luận, thuyết trình, lĩnh hội tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. a. Cách thức tổ chức thực hiện: - Phạm vi đối tượng: Toàn thể học sinh trong lớp. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Việc cho học sinh thảo luận để lĩnh hội văn bản văn học trung đại Việt Nam, tôi đã tiến hành nhiều năm trong các tiết đọc văn. Tổ chức tốt hoạt động thảo luận sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, vừa nâng cao kỹ năng Đọc - hiểu văn bản, 16 vừa nâng cao hiểu biết một số tác phẩm ngoài chương trình Ngữ văn 10. Hoạt động thảo luận tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập văn học trung đại. Có nhiều hình thức nêu câu hỏi thảo luận theo tổ nhóm. Có thể thảo luận về cuộc đời tác giả, về vẻ đẹp tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm…. Câu hỏi thảo luận phải hướng vào trọng tâm của bài học, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, phải hướng đến làm sáng tỏ cái “thần” của câu chữ, của hình ảnh, cảm nhận được chiều sâu tâm hồn, tư tưởng của tác giả. Bên cạnh việc nêu câu hỏi thảo luận, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh tranh luận, giúp cho việc đọc - hiểu tác phẩm được sâu sắc hơn. Có thể tích hợp với kiến thức đã học, kiến thức các phân môn Tiếng Việt, Làm văn để nêu câu hỏi tranh luận, chỉ tranh luận khi có vấn đề mâu thuẫn, đối lập nhau hoặc có cách hiểu chưa đúng. Tranh luận hướng vào trọng tâm bài học. Khi trình bày vấn đề, phát biểu tranh luận, học sinh phải hướng tới chuẩn phát âm, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống. Khi học sinh lên bảng làm bài tập, giáo viên nhận xét cách trình bày, chữ viết, bố cục, sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu cho học sinh. b. Các dữ liệu minh chứng: Ví dụ: Khi đọc - hiểu phần thứ hai của bài Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu, đoạn miêu tả hình tượng các vị bô lão, sau một câu hồi tưởng về việc Ngô chúa phá Hoằng Thao, các bô lão kể cho “khách” nghe về chiến tích Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã, giáo viên nêu các câu hỏi cho học sinh thảo luận. 1. Sông Bạch Đằng nằm ở địa phận nào? Trong lịch sử, dòng sông Bạch Đằng là nơi diễn ra những trận đánh lớn của quân dân ta, làm cho kẻ thù cướp nước bao phen khiếp sợ. Đó là những trận đánh nào? 2. Khi gợi kể lại các chiến tích của quân ta trên sông Bạch Đằng, vì sao các vị bô lão lại nhắc đến chiến thắng của hai vua Trần (năm 1288) trước rồi mới nhắc đến chiến thắng Ngô Quyền (năm 1938)? 3. Từ các câu Trận đánh được thua chửa phân - Chiến thắng Bắc Nam chống đối, anh (chị) hình dung như thế nào về trận đánh giữa quân ta với quân giặc? 4. Nhận xét về thái độ, giọng điệu của các bô lão khi kể về chiến công của Trùng Hưng nhị thánh trên sông Bạch Đằng? Học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận, lên bảng thuyết trình. Các câu hỏi và câu trả lời đều hướng vào trọng tâm của đoạn văn, phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh trong lớp. Phát biểu thảo luận còn là hướng vào làm sáng tỏ cái “thần” của ngôn từ, hình tượng, tìm từng hàm nghĩa của hình anh, ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. Ví dụ: Khi đọc - hiểu hai câu luận của bài thơ Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao, giáo viên nêu câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của tâm hồn, tư tưởng của tác giả: 17 1. Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình được thể hiện ở hai câu thơ? 2. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã triết lý như thế nào về Nhàn trong hai câu thơ? 3. Phân tích điểm tương đồng trong quan niệm sống của các nhân vật trữ tình được thể hiện trong hai câu thơ trên của Nguyễn Bình Khiêm và hai câu thơ sau của Nguyễn Trãi: Cơm ăn chẳng quản dưa muối Áo mặc nài chi gấm thêu. 4. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh (chị) về mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên trong cuộc sống hiện nay? Câu hỏi tranh luận giúp cho học sinh đọc - hiểu văn bản sâu sắc hơn, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát huy được tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh. Ví dụ, sau khi học xong bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh phát biểu, tranh luận: Học bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, có học sinh cho rằng: Sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kỳ. Ngược lại, có học sinh ngợi ca và cho rằng đó là hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình? Học sinh vận dụng kiến thức bài học, kiến thức về thao tác lập luận phân tích, bác bỏ trong phân môn Làm văn để bàn luận về những ý kiến trên. Một số học sinh khi trình chiếu để bàn luận về những ý kiến trên, hoặc chép trên bảng phụ, do vội vàng, thiếu cẩn thận nên còn viết sai dấu câu, sai chính tả, dùng từ… cũng được giáo viên và học sinh trong lớp phát hiện, sửa chữa. c. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả: Trong quá trình tổ chức cho học sinh thảo luận, thuyết trình, tranh luận, tôi có một số ghi nhận sau: - Không phải tiết học nào cũng tiến hành thảo luận. Trong một tiết học không nên tổ chức thảo luận nhiều lần. - Không đưa ra những vấn đề quá dễ, quá đơn giản để thảo luận. Vấn đề thảo luận phải bám sát văn bản văn học. - Trong khi thảo luận, giáo viên phải theo dõi và hỗ trợ học sinh kịp thời cũng như nhắc nhở các em lơ là, thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh. - Thảo luận để cảm nhận được những giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, tư tưởng, tình cảm của tác giả ẩn chứa sau những từ ngữ, hình ảnh trong văn bản, thảo luận về những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện nay. - Có những vấn đề thảo luận tại lớp, cũng có những vấn đề cho các nhóm chuẩn bị ở nhà, lên lớp trình bày kết quả. 8. So sánh, liên hệ tác phẩm văn học và thực tiễn, tích hợp kiến thức bộ môn và liên môn: a. Cách thức tổ chức thực hiện: 18 - Phạm vi đối tượng: Giáo viên - học sinh. - Thời gian thực hiện: Thực hiện từ giữa học kỳ I đến hết năm học. Hoạt động tích hợp giúp học sinh hiểu được tính hệ thống của văn bản, liên hệ kiến thức đã học ở phần này hoặc sẽ học ở phần kia. Mặt khác, trong quá trình đọc - hiểu văn bản văn học trung đại, giáo viên cần so sánh, liên hệ với các tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, cảm hứng nghệ thuật để mở rộng, nâng cao kiến thức cho học sinh. Từ đó, rèn luyện cho học sinh cách tư duy lôgic, chính xác, khoa học, giúp học sinh tái hiện kiến thức cũ, tiếp cận với kiến thức mới. Việc tích hợp, so sánh có thể tìm hiểu trong cùng một văn bản hoặc liên hệ với văn bản khác, có thể với cùng một tác giả, hoặc các tác giả cùng thời kỳ văn học, so sánh xưa với nay… Và điều quan trọng là phải vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Còn phải tích hợp với các môn học có liên quan đến bài học như: Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý… theo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. b. Các dữ liệu minh chứng: Ví dụ: Khi đọc - hiểu bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên so sánh với các bài thơ Tỏ lòng (Ngôn hoài) của Không Lộ thiền sư, Nỗi lòng (Cảm hoài) của Đặng Dung. Khi đọc - hiểu hai câu đề trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du, giáo viên cho học sinh tích hợp với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du mà học sinh đã được học ở THCS. Giáo viên gợi ý cho học sinh tích hợp kiến thức: Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh có phần giống với Thúy Kiều đến với Đạm Tiên. Nấm mồ Đạm Tiên “Sè sè nấm đất bên đường” gợi lên ở Thúy Kiều bao nỗi thương tâm, cái gò hoang sơ chôn Tiểu Thanh gợi lên ở Nguyễn Du bao điều thổn thức. “Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang”. Khi tìm hiểu nỗi “thẹn” trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, giáo viên so sánh, liên hệ với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Thu vịnh (Vịnh mùa thu) “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão “thẹn” chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng thời Hán để trừ giặc cứu nước. Nguyễn Khuyến bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ đến Đào Tiềm, một danh sĩ cao khiết thời Tấn (Trung Quốc). Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Có thể thực hiện việc so sánh, tích hợp trong cùng một tác phẩm, cùng một tác giả. So sánh để làm nổi bật nội dung, tư tưởng, chủ đề của văn bản, những nét đặc sắc về nghệ thuật. Ví dụ, khi đọc - hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), có những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc. Khí thế chiến thắng của ta Sự thất bại của giặc sấm vang chớp giật máu chảy thành sông trúc chẻ tro bay thây chất đầy nội 19 thừa thắng ruổi dài Trần Hiệp đã phải bêu đầu đất cũ thu về Lý Lượng cũng đành bỏ mạng hăng lại càng hăng trí cùng lực kiệt mưu phạt tâm công chuốc tội gây oan điều binh thủ hiểm (bị) chặt mũi tiên phong sai tướng chặn đường (bị) tuyệt nguồn lương thực ngày mười tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu ngày hăm lăm Lương Minh bại trận tử vong ngày hăm tám Lý Khánh cùng kế tự vẫn thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với dân với nước. Nhìn cảnh sống của người dân lao động - những người dân chài lam lũ được yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi mơ ước có được cây đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh: Dân giàu đủ khắp đòi phương. Với Nguyễn Trãi, vui hay buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân: “Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn - Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền” (Tự thán - Bài 43). Trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn học trung đại, tôi luôn chú ý cho học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống hôm nay. Chẳng hạn, khi giảng dạy bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, tôi liên hệ đến chí làm trai trong bài thơ Nỗi lòng của Đặng Dung và chí làm trai trong văn học trung đại. Sau đó, liên hệ đến chí làm trai của thanh niên hiện nay: Thế hệ trẻ hôm nay cần phải có chí làm trai để sống có ý chí, có lý tưởng cao đẹp và biết phấn đấu thực hiện lý tưởng đó. Muốn vậy, mỗi thanh niên, học sinh phải học tập và tu dưỡng đạo đức để mai sau trở thành người có ích phục vụ cho đất nước và nhân dân. Nội dung này đã tích hợp kiến thức bộ môn Giáo dục công dân. Sau khi đọc - hiểu đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm), tôi nêu câu hỏi cho học sinh liên hệ thực tế: Trình bày suy nghĩ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng