Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 4 tuổi....

Tài liệu Skkn một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 4 tuổi.

.DOC
13
8677
89

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN - Tên sáng kiến: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi. - Tác giả: Hoàng Thị Nhung - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: CĐSP (Chuyên ngành Mầm Non) Thiện Kế, tháng 01 /2019 Mẫu số 01 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Nhung - Ngày tháng năm sinh: 19/06/1990. Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thiện Kế - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: CĐSP (Chuyên ngành Mầm Non) - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Nhung c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục kĩ năng sống. - Mô tả sáng kiến: Về nội dung của sáng kiến: Sáng kiến nêu nên một số giải pháp giúp trẻ hình thành kĩ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi, giúp giáo viên có những biện pháp giáo dục đơn giản và dễ thực hiện để đạt được hiệu quả trong việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cũng như kĩ năng sống cho trẻ, góp phần hình thành nhân cách sau này cho trẻ. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch năm học có nội dung và biện pháp cụ thể về lĩnh vực giáo dục kĩ năng với nội dung “Rèn kĩ năng tự phục vụ” cho trẻ theo từng chủ đề, giai đoạn. - Lập kế hoạch năm học có nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cụ thể gắn với các chủ đề và tuần cụ thể phù hợp với trẻ. - Giáo viên tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm của từng cá nhân trẻ để đưa ra nội dung và biện pháp cụ thể. Trẻ 3 – 4 tuổi chưa qua học lớp nhà trẻ các kĩ năng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế: Trẻ chưa biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, chưa biết rửa tay, lau mặt theo đúng quy trình, chưa tư mặc, cởi quần áo đúng cách hoặc tự cởi mặc quần áo khi không có sự giúp đỡ của người lớn, trẻ chưa tự xúc ăn, chưa biêt tự chuẩn bị chỗ ngủ và tự đi vào giấc ngủ. Các nền nêp thói quen sinh hoạt tại lớp với trẻ còn nhiều mới lạ. Khi trẻ được rèn luyện kĩ năng tự phục vụ và có kĩ năng tự phục vụ thì trẻ không chỉ phát triển về mặt thể chất mà còn hình thành nhân cách sống văn minh cho trẻ. - Việc giáo dục kĩ năng là cả một quá trình đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển, sự tiến bộ của trẻ và nội dung giáo dục trẻ theo giai đoạn, chủ đề. Ví dụ: 2 + Rèn kĩ năng tự đi vệ sinh khi có nhu cầu và đi vệ sinh đúng nơi qui định: Đây là nội dung cần cô thực hiện ngay từ đầu năm hocjbowir trẻ mới đi học còn nhút nhát chưa quen với các vị trí và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Để việc rèn luyện trẻ đạt hiệu quả thì giáo viên cần tìm hiểu khả năng của từng trẻ, nắm bắt tâm lí của trẻ để biết lí do một số trẻ chưa biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy định bằng cách quan sát trẻ, hỏi trẻ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh. Với trẻ nhút nhát cô nên thường xuyên gần gũi để tạo tâm lí an tâm và thoải mái cho trẻ. Giúp trẻ sẵn sàng chia sẻ mong muốn và nguyện vọng của mình. Dần dần cô hướng dẫn trẻ cách đi vệ sinh đúng nơi quy định khi trẻ có nhu cầu. + Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng: Nội dung này cần được triển khai ngay bởi rửa tay sạch sẽ không chỉ để tay sạch mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân. Cô trò chuyện cùng trẻ về lợi ích của việc rửa tay sạch sẽ và các bước rửa tay với xà phòng, các thời điểm cần thiết phải rửa tay sạch sẽ để trẻ thấy được sự cần thiết và hình thành thói quen vệ sinh tốt. Cô làm mẫu cho trẻ xem, hướng dẫn cách làm và cho trẻ thực hành. Cô giáo dục trẻ về lợi ích khi rửa tay sạch, các thời điểm cần phải rửa tay (Trước khi ăn, sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn…). Nhắc nhở trẻ thường xuyên khi trẻ quên hoặc trẻ làm chưa đúng. Hoạt động này có thể thực hiện vào buổi chiều hoặc lồng ghép vào các tiết học khám phá bản thân trẻ ở chủ đề “Bản thân”, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non ở chủ đề “Trường mầm non”, hoặc giáo dục dinh dưỡng…. Việc giáo dục trẻ này cũng cần phối hợp với phụ huynh cho trẻ thực hiện ở gia đình để tạo thói quen tốt cho trẻ. + Tập cho trẻ làm quen với việc xúc ăn: Việc tập cho trẻ tự xúc ăn là rất cần thiết bởi đa số trẻ ở gia đình đều được ông bà bố mẹ bón cho trẻ nên trẻ chưa có kĩ năng tự xúc ăn. Cô cần bao quát tìm hiểu từng trẻ và có biện pháp riêng. Với những trẻ chưa biết xúc ăn, cô hướng dẫn trẻ cách cầm thìa và tập cho trẻ tự xúc ăn. Cách cầm bát, thìa khi xúc ăn để cơm không rơi vãi, xúc thìa vơi, gọn miếng. Khi trẻ ăn cô chú ý đặc điểm, tâm lí và khả năng của trẻ để có biện pháp động viên, khích lệ kịp thời. + Hướng dẫn trẻ tự rửa mặt: Khi trẻ mới đến lớp chưa có kĩ năng cô có thể rửa giúp trẻ và dần dần hướng dẫn trẻ tự rửa vào các thời điểm khi cần như khi mặt bẩn, sau khi ăn, uống thức ăn. Có thể tập các thói quen như: tự lấy khăn của mình theo kí hiệu nhận biết riêng, rửa mặt theo đúng quy trình (mắt, miệng, mũi, gấp hăn lau má, gấp khăn lau chán, cằm, cổ) sau khi ăn, khi mặt bẩn. + Tự lấy, cất gối và chuẩn bị chỗ ngủ: Hướng dẫn trẻ lấy gối từ tủ và cất gối đúng nơi quy định, xếp gọn gàng, nằm đúng vị trí, không đùa nghịch nói chuyện khi ngủ. Ngoài ra cô có thể tập cho trẻ làm quen với các bài thơ trước khi ngủ như: “ Giờ đi ngủ Em nên giường Nằm lăng im Hai mắt nhắm Ngủ cho ngoan Chiều bố mẹ đón” Qua bài thơ cô lồng ghép giáo dục trẻ ngủ ngoan. + Kĩ năng lấy, cất, xếp ghế gọn gàng: Cô làm mẫu cho trẻ quan sát cách lấy ghế: Cầm ghế bằng 2 tay nhấc cao lên đầu, một tay cầm thành ghế một tay cầm 3 phần ghế ngồi. Xếp chồng ghế lên nhau gọn gàng, không tranh giành nhau, không đẩy ghế khi dùng để giữ gìn đồ dùng. + Rèn kĩ năng cất, lấy dép: Khi trẻ đến lớp cô nhắc trẻ tự cởi dép và cất gọn gàng lên giá dép( Để dép quay mũi dép ra ngoài, để ngay ngắn trên giá dép, để hai dép cạnh nhau) Nhắc nhở bố mẹ, ông bà để trẻ tự làm. Các kĩ năng trên được thực hiện vào các tháng đầu năm học và có thể gắn với chủ đề “Trường mầm non”, “Bản thân”, “Gia đình”. Việc giáo dục không trẻ ở giai đoạnnày cần tỉ mỉ, cụ thể, rõ ràng, thực hiện một cách từ từ để trẻ nắm vững được các kĩ năng, bước đầu hình thành kĩ năng cho bản thân. Trong quá trình thực hiện cô tiến hành khảo sát và đánh giá trẻ dựa trên khả năng của từng trẻ để tiếp tục xây dựng và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp. + Rèn kĩ năng cởi, mặc quần áo, đi tất, đi giày: Ở giai đoạn sau, khi trẻ đã quen với các hoạt động ở lớp cô có thể rèn luyện và nâng cao dần yêu cầu và dạy thêm các kiến thức, kĩ năng mới phù hợp giai đoạn, thời tiết và đặc điểm tình hình. Như khi trời lạnh, cô rèn thêm kĩ năng cởi mặc áo, đi tất, giày…. Điều này vừa giúp trẻ điều chỉnh thân nhiệt bản thân vừa rèn sự gọn gàng như: Hướng dẫn trẻ cách cởi quần, mặc quần, mặc áo chui đầu, cởi áo khi nóng, mặc áo khoác khi lạnh, đi tất, cởi tất. Ở giai đoạn này trẻ còn chưa thuần thục cô có thể hướng dẫn trẻ thực hiện với sự giúp đỡ của cô hoặc người lớn, sau đó tập dần cho trẻ tự thực hiện. Ở giai đoạn sau khi trẻ đã có thói quen ban đầu thì cô tiếp tục rèn luyện cho trẻ thực hiện bằng cách nhắc nhở hàng ngày và thi đua xem ai ngoan hơn. Như tiếp tục rèn kĩ năng xúc ăn, rửa mặt, rửa tay hàng ngày, cất, xếp ghế gọn gàng saukhi sử dụng, tập tự cất bàn cùng cô. Tự gấp áo để gọn gàng sau khi mặc. Tập chải tóc cùng cô, chải tóc cho búp bê. + Hướng dẫn trẻ tự trải răng: Hướng dẫn trẻ cách lấy bàn trải, kem và nước, cách trải răng mặt trong, ngoài, mặt nhai, súc miệng sạch sẽ cho hết kem. Giáo dục trẻ thường xuyên đánh răng sau khi ăn tối, sáng ngủ dậy để phòng bệnh sâu răng. Không ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt. Cô có thể làm mẫu trên mô hình, thông qua các trò chơi góc thực hành cuộc sống khi chơi góc hoặc thông qua các tranh ảnh, video trên tivi. Việc triển khai các nội dung trên có thể xây dựng kế hoạch theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 ( Từ tháng 9 – 11), ở giai đoạn này chú trọng việc làm mẫu giải thích và hình thành thói quen thực hiện kĩ năng đúng thời gian quy định và có thái độ tốt. Giai đoạn 2 ( Từ tháng 12 đến tháng 2) Giai đoạn này vừa mở rộng vừa rèn luyện các kĩ năng sao cho chính xác và thành thục. Giai đoạn 3 ( Từ tháng 3 đế tháng 5) củng cố, nhắc nhở để trẻ tự thực hiện, nâng cao dần độ khó theo lứa tuổi, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch. Việc giáo dục cần gắn với từng chủ đề phù hợp có thể giáo dục vào buổi chiều, hoặc trực tiếp tai hoạt động cần giáo dục như nhắc nhở riêng từng trẻ, hoặc lồng luồn vào các giờ hoạt động có mục đích. Giải pháp 2: Lồng ghép vào các bài học một cách nhẹ nhàng. Khi giáo viên tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm của từng cá nhân trẻ, khả năng của các trẻ và nội dung bài học thì giáo viên tiến hành lồng ghép các nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng. 4 Ví dụ: Khi học bài thơ “Bạn của bé”. Bài thơ nói về các dụng cụ ăn uống như: bát, thìa… Cô giáo dục trẻ phải cất bát, thìa khi ăn xong vào đúng nơi quy định, phải tự xúc ăn thì mới ngoan và không bị chê cười. Nhắc trẻ giữ gìn bát thìa khi ăn. Thường xuyên nhắc nhở và trò chuyện với trẻ về thời tiết trong ngày vào các giờ đón trẻ: Nhắc trẻ mặc áo đủ ấm, cởi áo khi trời nắng nóng. Sau khi cởi áo phải gấp gọn gàng và cất đúng nơi quy định. Cho trẻ đọc các bài thơ về giờ ngủ, ăn để nhắc trẻ các yêu cầu khi ăn, ngủ từ đó hình thành thói quen và kĩ năng tốt. Bên cạch đó để đạt được hiệu quả thì giáo viên cần xây dựng môi trường lớp học có gắn với các nội dung giáo dục kĩ năng như xây dựng góc thực hành kĩ năng sống: Cô có các hình ảnh về cách tự chải tóc, đánh răng, rửa mặt, quy trình các bước rửa tay, cách gập quần áo, cách đi và cất dép….. Cho trẻ tự luyện tập qua giờ chơi góc. Giải pháp 3: Nêu gương. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng giáo viên luôn phải là hình mẫu cho trẻ noi theo. Cô phải luôn thực hiện các hoạt động vệ sinh sach sẽ, gọn gàng và thường xuyên để trẻ quan sát và và thực hiện theo. Giáo viên nhẹ nhàng hướng dẫn và nhắc nhở trẻ để trẻ thực hiện các thói quen một cách tự nhiên mà không lo sợ. Từ đó trẻ dần dần hình thành kĩ năng cho bản thân nhất là thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định. Cô làm mẫu và giải thích tỉ mỉ, chi tiết cho trẻ đồng thời thường xuyên thực hiện các thói quen vệ sinh để trẻ hình thành thói quen giống cô. Trao đổi với phụ huynh trong buổi họp và đón trả trẻ về các nội dung cần phối hợp để rèn thêm cho trẻ tai gia đình. Giải pháp 4: Thực hiện các nội dung giáo dục thường xuyên và nghiêm túc. Việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là một việc rất quan trọng đòi hỏi giáo viên phải kiên trì và thực hiện thường xuyên. Nếu giáo viên không thường xuyên cho trẻ được thực hiện các hành vi, thói quen tự phục vụ thì trẻ sẽ không thể hình thành kĩ năng được. Ví dụ: Phải thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh để trẻ thực hiện. Chuẩn bị khăn mặt sạch cho trẻ lau mặt, lau tay khi cần. Giải pháp 5: Phối hợp với cha mẹ trẻ. Việc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ là một việc làm thường xuyên và rất quan trọng, nếu không có sự phối hợp của gia đình thì việc giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn. Giáo viên tuyên truyền các nội dung giáo dục qua buổi họp phụ huynh đầu năm: Cùng trao đổi với phụ huynh về các nội dung giáo dục và các biện pháp. Cùng trò chuyện để hiểu hơn về trẻ và cùng tìm ra giải pháp phù hợp. Trao đổi hàng ngày qua các buổi đón, trả trẻ. Cùng trao đổi về từng trẻ với từng phụ huynh để cùng phối hợp rèn luyện thêm ở nhà. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Do sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra được một số giải phép rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế của trẻ, của lớp và của nhà trường. 5 Giúp trẻ hình thành được các kĩ năng cơ bản và cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Vì vậy, đã thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động và trẻ hứng thú, đã có những kĩ năng cơ bản cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng đại trà trong các cơ sở giáo dục nói chung và trong trường Mầm non nói riêng đều rất hiệu quả. - Lợi ích thiết thực: Trước khi thực hiện đề tài này tôi thấy trẻ khoảng 90 % chưa có kĩ năng tự phục vụ, các công việc hầu như giáo viên phải giúp trẻ trực tiếp. Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tôi thấy trẻ đã có kĩ năng tự phục vụ đạt trên 80%. Trẻ đã biết tự xúc ăn, ăn gọn gàng, biết tự rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, biết lấy khăn và rửa mặt khi mặt bẩn, biết tự lấy cất gối, ngủ đúng giờ, biết cất xếp ghế gọn gàng, đi vệ sinh đúng nơi quy định theo nhu cầu. Các hoạt động giáo dục kĩ năng tự phục vụ này cũng có thể dùng cho trẻ lớp lớn hơn nhằm củng cố và rèn luyện thường xuyên cho trẻ. Các hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng tự phục vụ này rất phù hợp để các cơ sở giáo dục mầm non và các cô giáo mầm non tham khảo, giúp trẻ của lớp, của trường mình có các kĩ năng cơ bản và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn, trẻ còn nhỏ nên tôi chưa thiết kế được nhiều các hoạt động và các hoạt động còn ở mức đơn giản, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và cho ý kiến đóng góp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến: - Đối với giáo viên: + Nắm chắc nội dung, phương pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. + Có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động và truyền tải thông tin tới trẻ. + Có ý thức trách nhiệm trong công việc. - Đối với trẻ: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ ở lớp tôi đang dạy có kĩ năng tự phục vụ tốt hơn rất nhiều, đã tự giác tham gia các hoạt động và còn một số ít trẻ cần cô nhắc nhở thêm. - Đối với phụ huynh: Đã có sự nhìn nhận thay đổi về giáo dục mầm non. Kết quả đánh giá của trẻ được biểu hiện qua bảng sau Bảng 1: Kết quả đạt được của trẻ Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu được kết quả như sau: STT Kĩ năng tự phục vụ Tổng số trẻ 1 Kiến thức 25 Đạt số trẻ Tỉ lệ % 5 20% Chưa đạt số trẻ Tỉ lệ % 20 80% 6 2 3 Kĩ năng Thái độ, thói quen 25 25 5 5 20% 20% 20 20 80% 80% Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả, khảo sát đánh giá trẻ giữa năm như sau STT Kĩ năng tự phục vụ Tổng số trẻ 1 2 3 Kiến thức Kĩ năng Thái độ, thói quen 25 25 25 Đạt số trẻ Tỉ lệ % 21 21 21 84% 84% 84% Chưa đạt số trẻ Tỉ lệ % 4 4 4 16% 16% 16% + Mang lại hiệu quả kinh tế: Không. + Mang lại lợi ích xã hội: Khi các giải pháp được áp dụng hiệu quả sẽ giúp trẻ hình thành các kĩ năng tự phục vụ cơ bản phù hợp với trẻ dần dần phát triển theo lứa tuổi. Từ đó không chỉ hình thành kĩ năng tự phục vụ mà còn hình thành nhân cách sống, thói quen văn minh cho trẻ. Giúp trẻ tự tin và thành thục khi tham gia vào các hoạt động mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn. Đây cũng là điều mà chúng ta cần hướng tới trong tương lai khi xây dựng một nền văn hóa cộng đồng văn minh. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Về cơ sở vật chất - trang thiết bị: Có đủ cơ sở vật chất - trang thiết bị Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động. - Có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp và đầy đủ. - Tìm tòi các phương pháp giáo dục hấp dẫn tạo sự thu hút đối với trẻ. - Nội dung tích hợp phù hợp với trẻ và bài học. - Về giáo viên: Yêu nghề, yêu trẻ. Tự học tập, tìm tòi để trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết, học tập các phương pháp giáo dục sáng tạo, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia đạt hiệu quả. - Học sinh: Học sinh có sức khỏe tốt, đi học chuyên cần. - Phụ huynh học sinh: Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên, trao đội tận tình và gần gũi, có tinh thần hợp tác. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Sáng kiến này có thể áp dụng với tất cả các trẻ lớp 3 – 4 tuổi tại các trường mầm non. Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn Thiện Kế, ngày 25 tháng 01 năm 2019 7 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Hoàng Thị Nhung 8 Mẫu số 02 PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG MẦM NON THIỆN KẾ -------- Số: ...../NXĐG-MN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thiện Kế, ngày 8 tháng 12 năm 2018 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ và đề nghị công nhận sáng kiến Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên. Trường Mầm Non Thiện Kế nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà Hoàng Thị Nhung. - Ngày tháng năm sinh: 19/6/1990; Giới tính: Nữ. - Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Thiện Kế. - Chức danh: Giáo viên. - Trình độ chuyên môn: CĐSP (Chuyên ngành Mầm Non). - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%. - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Nhung. - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi. - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng vào công tác chăm sóc rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ tai trường mầm non Thiện Kế. Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là: Ngô Thị Minh Hương. - Chức vụ: Hiệu trưởng. Thay mặt Nhà trường nhận xét, đánh giá như sau: 1. Đối tượng được công nhận sáng kiến: Giải pháp: Rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi. 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; 9 - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: Mang lại lợi ích cho trẻ: Hình thành kĩ năng tự phục vụ cần thiết cho trẻ. c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào: Có khả năng áp dụng trong các trường Mầm non. 3. Kiến nghị đề xuất: - Thay mặt nhà trường tôi đồng ý công nhận sáng kiến của đồng chí Hoàng Thị Nhung - Trường Mầm Non Thiện Kế Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến của đồng chí Hoàng Thị Nhung. Xin trân trọng cảm ơn./. HIỆU TRƯỞNG Ngô Thị Minh Hương 10 11 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan