Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục bậc thpt ở...

Tài liệu Skkn một số giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục bậc thpt ở huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

.DOC
37
144
82

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ l. Lời mở đầu Thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường, phải làm tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hiểu về giáo dục, tổ chức tập hợp các lực lượng chính trị xã hội ở cơ sở (Mặt trận, thanh niên, phụ nữ, công đoàn, cựu chiến binh, hội khuyến học, nông dân...) thành một mặt trận để làm giáo dục. Làm được việc ấy thực chất là người cán bộ quản lý trường học đã và đang thực hiện chủ trương xã hội hóa trường học, tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong giáo dục đào tạo. Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ Thạch Thành một huyện miền núi, vốn có truyền thống cách mạng nhưng vì những nguyên nhân lịch sử nên việc học trước đây còn nhiều hạn chế. Trải qua hơn 20 năm đổi mới (1986-2008) kinh tế trong huyện đã phát triển và có nhiều thành tựu, làm cơ sở cho giáo dục nhất là bậc THPT phát triển mạnh (1996-2008) trong vòng 10 năm thành lập 3 trường THPT. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản các ngành trong huyện nói chung, giáo dục nhất là giáo dục THPT nói riêng còn nhiều khó khăn cần phải có sức mạnh của cả cộng đồng mới giải quyết được. Việc tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở bậc THPT huyện Thạch Thành II là một yêu cầu khách quan và cần thiết. Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục bậc THPT ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” II.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề: Gia đình là tế bào của xã hội. Mọi thành bại của xã hội, đều có phần đóng góp của gia đình. Giáo dục của nhà nước phong kiến là một nền giáo dục hạn hẹp, chỉ nhằm tạo ra một số người đủ phục vụ cho giai cấp thống trị. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng thi hành một chính sách phản động (Ngu dân). Các sĩ phu yêu nước đã dùng truyền thống giáo dục của dân tộc để chống lại. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, bằng chủ trương xã hội hóa giáo dục, TW Đảng và Bác Hồ đã phát động phong trào toàn dân dân xóa nạn mù chữ. Phát huy kinh nghiệm thanh toán nạn mù chữ, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã huy động sức dân sản xuất, đánh giặc thắng lợi, và xây dựng nên một nền giáo dục nhân dân đạt kết quả diệu kỳ. Giáo dục của chúng ta trong 63 năm qua kể từ ngày cách mạng tháng 8/1945 đến nay đất nước ta đã trải qua những biến đổi cực kỳ quan trọng có thời gian vận mệnh của đất nước mong manh như ngàn cân treo sợi tóc. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Bác Hồ, chúng ta đã vượt qua và từng bước trưởng thành. Trong 30 năm (1945-1975) Chúng ta đã đánh bại 2 cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng toàn vẹn đất nước, cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã kiên cường, sáng suốt, tài tình đứng vững trong cuộc hủng khoảng của CNXH (1976-1985) và đi lên con đường đổi mới 1986 đến nay liên tiếp dành được thắng lợi. Trong suốt thời gian ấy, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn, Đảng, chính phủ lúc nào cũng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục- đào tạo; luôn có chủ trương, chỉ thị, nghị quyết kịp thời cho giáo dục thực hiện hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục và quan trọng hơn là đường lối chiến lược về giáo dục: Mục tiêu nguyên lý... giáo dục. Kế thừa các đại hội trước, đặc biệt là nghị quyết TW II và TWV khóa VIII, đại hội X Chỉ rõ: “Cần năng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực...” Đại hội xác định đổi mới toàn diện sự nghiệp giáo dục đào tạo là: “Năng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ chế tổ chức, nội dung phương 2 pháp dạy và học thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”... Để thực hiện mục tiêu trên đại hội chỉ ra cần phải tiến hành các việc. - Chuyển đội mô hình giáo dục - Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông - Phát triển hệ thống hướng nghiệp và dạy nghề. - Đổi mới hệ thống giáo dục đại học sau đại học. - Đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học bậc học. - Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực sáng tạo của người học - Thực hiện xã hội hóa giáo dục - Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục - Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Trong quá trình thực hiện đường lối giáo dục của Đảng (1945-2008). Bộ chính trị các khóa, quốc hội, hội đồng chính phủ, thủ tướng (Chủ tịch hội đồng bộ trưởng) đã căn cứ vào thực tế tình hình đất nước mà thay đổi cải cách, nội dung, phương pháp, hệ thống giáo dục cho phù hợp . Bước vào năm 2001, năm đầu của thế kỷ XXI Ban chấp hành TW hội khuyến học Việt Nam khóa II do cụ Vũ Oanh, nguyên ủy viên Bộ chính trị chủ tịch hội chủ trì hội nghị lần thứ III (ngày 8/1/2001) tại thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân,mở rộng tổ chức hội đến khắp các địa phương và cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động theo 3 mục tiêu cơ bản, đưa phong trào khuyến học vào chiều sâu góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục, từng bước xây dựng xã hội học tập ”. Thực hiện nhiệm vụ và theo sự chỉ đạo của TW hội đến nay hội đã kết hợp với 3 ngành giáo dục xây dựng được một tổ chức học tập mới trong các xã là “ Trung tâm cộng đồng” Xây dựng một xã hội học tập, toàn dân học tập không chỉ có ở nước ta mà ngày nay đã trở thành xu thế chung của toàn nhân loại (dự báo thế kỷ XXI-NXBTK- Tháng 6/1998) đã nêu: Năm 1972 tổ chức văn hóa giáo dục liên hợp quốc đã đưa ra bản báo cáo (Sự tồn tại của học hỏi), (Thế gới giáo dục hôm nay và ngày mai) đã xác nhận: “Hai mươi năm nay quan niệm giáo dục suốt đời dần dần thâm nhập sâu vào lòng người”. Giáo dục- Học tập suốt đời – xây dựng một xã hội học tập là xu thế tất yếu của thời đại,là bước đường xã hội hóa giáo dục của thời đại chúng ta. 1.2. Khái niệm về giáo dục - Nhà trường - Nhà trường THPT 1.2.1.Giáo dục: Nói tới giáo dục là nói tới một hoạt động có tổ chức có mục đích nhằm phát triển con người theo một hướng nhất định. Tóm lại: Giáo dục là một hoạt động xã hội đặc biệt, giúp người học biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức bên trong cho con người mình. Dạy và học là quá trình chủ yếu của hoạt động giáo dục. Nhờ có giáo dục mà loài người truyền cho nhau những tri thức từ đời nọ sang đời kia ngày càng phong phú, là điều kiện cơ bản cho xã hội loài người tồn tại phát triển. 1.2.2. Hệ thống giáo dục quốc dân: Sau cách mạng tháng 8/1945, chúng ta đã xây dựng một nền giáo dục mới, với khẩu hiệu “Dân tộc, khoa học, đại chúng” Hệ thống giáo dục lúc đầu tiếp tục hệ thống giáo dục của chính phủ Trần Trọng Kim, có cải tiến cho phù hợp với chính thể mới. Tháng 7/1950 Hội đồng chính phủ thông qua đề án cải cách hệ thống giáo dục quyết định hệ thống giáo dục Phổ thông 3 cấp học: cấp I, cấp II, cấp III theo hệ 9 năm học. Ngày 30/8/1956 Bộ giáo dục ra nghị định số 596 về qui chế trường phổ thông 10 năm. Có thể coi đây là cuộc cải cách giáo dục lần thứ II, 10 năm học phổ thông được chia làm 3 cấp: 4 11-1-1979 Bộ chính trị ban chấp hành TW khóa IV ra nghị quyết 04 về cải cách giáo dục – Toàn ngành giáo dục thực hiện cải cách giáo dục lần III. Hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, gồm 3 cấp học. Năm 1985 lại sát nhập cấp 1+2 để thành phổ thông cơ sở. Tiểu học và trung học cơ sở, bổ túc văn hóa và dạy nghề thành trung tâm giáo dục thường xuyên – năm 2001 lại tách thành 2 trung tâm ngày 28/10 đến ngày 02/12/2005` tại kỳ họp thứ IV đã thông qua luật giáo dục (sửa đổi). Hệ thống giáo dục quốc dân – thuộc luật sửa đổi 2005. 1.2.3. Nhà trường và trường trung học phổ thông . Nhà trường: Đơn vị cơ sở của ngành giáo dục, có tư cách pháp nhân tiến hành giáo dục theo một chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp phù hợp với đối tượng nhất định. Nhà trường phổ thông là một nghành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục 2- Điều 26- chương II- Luật giáo dục sửa đổi quy định giáo dục phổ thông gồm: Giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông. Bậc trung học phổ thông luật quy định: “Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12. học sinh vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là 15 tuổi 1.3. Khái niệm về quản lý- quản lý giáo dục 1.3.1 Quản lý là gì: Trong giáo dục vấn đề chất lượng giáo dục đào tạo luôn là vấn đề có tính chất thời sự. Muốn xoay chuyển được giáo dục phải cải tiến cách quản lý – Làm thế nào để đổi mới quản lý? Đổi mới từ khâu nào, cái nào tốt, cái nào chưa tốt cần phải sửa ... 1.3.2. Quản lý giáo dục Là tác động đến hệ thống giáo dục nhằm mục đích chuyển hệ thống đến trạng thái mới trên cơ sở vận dụng những quy luật khách quan thuộc về hệ thống giáo dục. 5 1.4 .Quan niệm về xã hội hóa – Xã hội hóa hoạt động giáo dục. 1.4.1 Khái niệm xã hội hóa: Xã hội hóa giáo trình xã hội học trong quản lý: “Trước kia khái niệm xã hội hóa được sử dụng như đồng nhất với khái niệm giáo dục. Hiện nay khái niệm xã hội hóa được hiểu theo 2 nghĩa. Một là: Xã hội hóa là sự tham gia rộng dãi của xã hội (Các cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng...) vào một số hoạt động mà trước đó chỉ được một đơn vị, bộ phận hay một ngành chức năng nhất định được thực hiện. Hai là: Xã hội hoá cá nhân 1.4.2. Xã hội hóa công tác giáo dục: Đường lối xã hội hóa giáo dục của Đảng được Chính phủ thể chế bằng Luật giáo dục. Luật khẳng định ở điều 12 – Chương I: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Bản chất của xã hội hóa về công tác giáo dục: Xã hội hóa giáo dục chính là chúng ta đã và đang thực hiện tư tưởng chiến lược của Đảng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Giáo dục là của dân, do dân, vì dân. Xã hội hóa giáo dục là chúng ta biến nguyên lý “Học đi đôi với hành giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Thành hiện thực. Đây không phải là giải pháp tình thế mà thực hiện một tư tưởng chiến lược của Đảng trong giáo dục. Xã hội hóa công tác giáo dục có nội dung phong phú, đa dạng. Nhưng cốt lõi của nó là: Huy động nhân tài vật lục của Nhà nước và nhân dân cho sự phát triển giáo dục. Đồng thời tạo mọi thuận lợi cho nhân dân thụ hưởng giáo dục một cách bình đẳng và dân chủ. Nội dung xã hội hóa giáo dục gồm các điểm sau: 6 1.5. Nội dung xã hội hóa công tác giáo dục. 1.5.1.Thường xuyên nâng cao nhận thức cho mọi thành viên về vị trí vai trò của giáo dục trong xã hội. Giáo dục có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chiến lược đó phải được xây dựng trên những mô hình nhân cách sau: - Con người Việt Nam hiện đại phải mang trong nó bản sắc dân tộc Việt nam - Con người Việt Nam mới phải kết hợp hài hòa giữa tài và đức, năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tiếp nối truyền thống nhân, trí, dũng của dân tộc noi theo nhân cách: Đại nhân, đại trí, đại dũng của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Chiến lược con người được thể hiện ở chính sách phát triển con người thường xuyên ở mọi lứa tuổi, tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho CNH,HĐH đất nước. 1.5.2. Kết hợp các lực lượng xây dựng giáo dục: Muốn xã hội hóa giáo dục thành công phải kết hợp các lực lượng từ gia đình, nhà trường, xã hội tạo nên môi trường rộng lớn làm giáo dục, cả xã hội làm giáo dục. 1.5.3. Huy động mọi nguồn vốn cho giáo dục – Huy động vốn đầu tư cho giáo dục được Quốc Hội, cơ quan lập pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại chương I - Điều 13 luật giáo dục 2005 như sau: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển... “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục. Ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” 15.4. Xã hội hóa giáo dục cần đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt là ngành giáo dục. 7 Cơ chế quản lý xã hội của nước ta là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và chính quyền quản lý. Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận dộng lớn trước hết cần thực hiện tốt cơ chế trên. Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối đối với xã hội hóa giáo dục. Các cơ quan hành chính Nhà nước từng bước đa dạng hóa loại hình trường lớp:, Cộng đồng hóa trách nhiệm giữa các lực lượng giáo dục, theo chức năng từng ngành tạo ra các môi trường giáo dục trong gia đình, nhà trường, xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm làm công tác giáo dục và đều có quyền thụ hưởng sản phẩm của giáo dục, từng bước thực hiện bình đẳng, dân chủ trong giáo dục. Ngành giáo dục là cơ quan chuyên môn chuyên biệt của Nhà nước trong công tác giáo dục, có trách nhiệm làm nòng cốt trong xã hội hóa giáo dục. 1.6. Xã hội hoá THPT. 1.6.1. Vị trí của giáo dục trung học phổ thông: Bậc học trung học phổ thông là bậc học cuối cùng của ngành học phổ thông. Mục tiêu của cấp học được luật quy định: “Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết qủa của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Rõ ràng vị trí của trung học phổ thông là rất quan trọng, không chỉ trong giáo dục phổ thông mà còn trong cả hệ thống giáo dục quốc dân. Nó là nguồn cung cấp nhân lực cho giáo dục đại học để đào tạo lao động có tri thức cao và đào tạo nhân tài cho đất nước. Đồng thời là nguồn nhân lực cho dạy nghề, đào tạo lớp công nhân mới có kỹ thuật, có tay nghề góp phần CNH,HĐH đất nước. 1.6.2. Quan điểm của Đảng đối với phổ thông trung học. 8 - Đại hội X của Đảng đã xác định nhiệm vụ những năm tới của giáo dục đào tạo là “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung phương pháp dạy và học; Thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Để thực hiện mục tiêu trên đại hội xác định: - Chuyển đổi mô hình giáo dục. - Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Riêng đối với giáo dục phổ thông thực hiện các mục tiêu và giải pháp: + Khẩn chương điều chỉnh khắc phục tình trạng quá tải, và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông, bảo đảm tính khoa học cơ bản, phù hợp tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của nước ta. + Nghiên cứu việc tổ chức phân ban kết hợp với tự chọn ở trung học phổ thông trên cơ sở làm tốt việc hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở. Bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục. + Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập đúng độ tuổi và bảo đảm chất lượng toàn diện, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở cả nước vào năm 2010, chuyển sang phổ cập trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện. + Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học gắn liền với chuẩn hóa về cơ sở vật chất, đăng ký 10 trường mầm non và trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc TW. III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRONG NGÀNH HỌC PHỔ THÔNG – BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN THẠCH THÀNH. 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – Kinh tế – Xã hội – Truyền thống lịch sử văn hóa – Huyện Thạch Thành. 2.1.1. Vị trí - điều kiện tự nhiên huyện Thạch Thành. 9 Thạch Thành nằm về phía Bắc Đông Bắc của Tỉnh Thanh Hóa, là một trong 11 huyện miền núi của tỉnh. Huyện lỵ cách thành phố Thanh hóa 58 Km. Giới hạn từ 1050,26’ đến 105047’ kinh độ Đông và từ 20003’ đến 20025’08” vĩ độ Bắc. Bắc và Tây bắc giáp huyện Lạc Sơn, Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Đông Bắc giáp huyện Nho quan tỉnh Ninh Bình. Đông giáp huyện Hà Trung, Nam giáp huyện Vĩnh Lộc. Tây Tây Bắc giáp huyện Cẩm Thủy, Bá Thước. Thạch Thành có diện tích tự nhiên là 55.811ha xong địa hình Thạch Thành bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối, núi đồi, tạo nên những lòng máng. Địa hình ấy tạo cho Thạch Thạch nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Đó là vùng căn cứ địa trong thời chiến và là địa bàn giao lưu kinh tế trong thời bình. Quỹ đất dành cho nông nghiệp là: 18.720ha. Bình Quân tự nhiên (2004) là: 0,47ha/đầu người. Riêng đất nông nghiệp bình quân là: 0,15ha/người. Cao hơn bình quân chung toàn quốc là: 0,05ha/người. Mức bình quân ruộng đất cao là thế mạnh, huyện còn một lợi thế nữa là vùng đất tốt, khá tốt chiếm khoảng 10.000 đến 12.000ha, chiếm 2/3 diện tích đất nông nghiệp Khí hậu Thạch Thành nhìn chung là nhiệt đới, gió mùa nhưng ảnh hưởng khí hậu miền Bắc nhiều hơn miền Trung và có những đặc điểm riêng của tiểu vùng. Thạch Thành là vùng tiểu khí hậu, mưa gió thất thường. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 1.700 ml/hg. Năm cao nhất là 2.000mml/hg. Năm thấp nhất là 700ml/hg. Lượng mưa phân bố không đều trên các vùng, các tháng, phía bắc thường mưa sớm và có lượng mưa lớn. Mưa thường tập trung vào các tháng 4,5,8,9,10. Do lượng mưa không đều nên thủy chế trên sông Bưởi rất thất thường, gây ra lũ lụt cũng thất thường, có năm tháng 11 còn lụt (1984). 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 10 Thạch Thành, một huyện miền núi của Thanh Hóa, vốn là vùng sâu, vùng xa. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 chỉ có nền kinh tế nong nghiệp độc canh, với kỹ thuật sản xuất cực kì lạc hậu. Bên cạnh nền kinh tế đói kém nhân dân Thạch Thành trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ngoài bị áp bức thống trị của thực dân phong kiến còn chịu sự áp bức bóc lột của Lang Đạo. Cuộc sống đã cơ cực càng cơ cực hơn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 một chân trời mới rộng mở, nhân dân hân hoan chào đón chế độ mới. Ngày 10 tháng 11 năm 1945 Chi bộ Đảng Thạch Thành chính thức thành lập Đảng bộ đã từng bước thực hiện đường lối của TW, của tỉnh tiến hành cải cách dân chủ: Giảm tô, Giảm tức, xóa nợ... Thạch Thành huyện miền núi duy nhất của tỉnh Thanh Hóa tiến hành phát động giảm tô (1953) và cải cách ruộng đất (1955). Thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, nông dân sau khi có ruộng đã vào tổ đổi công, hợp tác xã cấp thấp, cấp cao... để cùng nhau sản xuất. Huyện đã huy động nhân tài vật lực trong huyện cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước làn hàng trăm hồ đập, vài năm gần đây kiên cố hóa kênh mương, chủ động tưới khi hạn chống tiêu đảm bảo lúa, mầu phát triển bình thường. Có ruộng, có nước, có tổ chức hợp tác xã. Trong huyện liên tục cải tiến công cụ, cải tiến kỹ thuật, thay đổi giống cây năng xuất cao, đầu tư nhân công, phân bón, thuốc sâu... tạo ra năng xuất cao 5tấn/vụ/ha. Hàng trục năm lại đây Thạch Thành đã có phong trào cơ cấu lại mùa vụ, cây con... đẩy mạnh nông nghiệp phát triển. Trong chặng đường 2 thập kỷ thực hiện công cuộc đổi mới quê hương có thể chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 đến 10 năm đầu từ 1986 đến 1995 là giai đoạn Đảng bộ và nhân dân Thạch Thành bắt đầu triển khai chủ trương, nội dung đổi mới của Đảng, Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn 11 - Giai đoạn 2 ( 1996 – 2005) : Giai đọan đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. 2.1.3. Truyền thống văn hóa, lịch sử: Một vùng đất cổ 12.000 năm, 10.000 năm, 7.000 năm đã có dấu chân người. Họ là chủ nhân của 3 nền văn hóa: Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn. Hàng Con Moong ở bản Mọ xã Thành Yên, Thạch Thành là di chỉ đã được các nhà khảo cổ phát hiện năm 1975 và do tầm quan trọng của nó nên năm 1976 đã được khai quật vă nghiên cứu. Năm 2008 đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa Quốc gia Trong quá trình phát triển của lịch sử, Thạch Thành vốn có 2 dân tộc Kinh,Mường cùng tồn tại và phát triển họ là chủ nhân của 2 dòng văn hóa Việt – Mường. Tinh thần yêu nước là cốt lõi trong cuộc sống tinh thần của người Thạch Thành. Hòa bình lập lại năm (1954) nhân dân đang ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, chờ 2 năm sau hiệp thương thống nhất tổ quốc. Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hiệp định Giơnevơ Chúng dựng lên chính quyền phản động Ngô Đình Diệm, ra sức tàn sát đồng bào ta. Chúng tiến hành các hình thức chiến tranh cục bộ, chiến tranh đặc biệt, Việt nam hóa chiến tranh, chiến tranh phá hoại miền Bắc ... Nhân dân Thạch Thành lại cùng nhân dân cả nước đồng thời tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở miền nam nên trong 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược Thạch Thành là cưống phễu trút nhân tài vật lực của hậu phương lớn Thanh Nghệ Tĩnh ra phục vụ cho chiến trường Bắc Bộ, thì trong 15 năm chống Mỹ cưú nước ngoài việc cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến trường với khẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Mỗi người làm việc bằng 2, vì Miền Nam ruột thịt. Thạch Thành còn là nơi dự trữ quốc gia, để cung cấp cho những binh đoàn chủ lực tập kết luyện quân, là đường hành quân của những binh đoàn thiện chiến vào Nam 12 đánh giặc. Khi nhà nước cần xã Thạch Quảng đã di chuyển cả xóm (người sống lẫn người chết) đi chỗ khác để quân đội xây dựng sân bay dã chiến. 2.2. Khái quát về thực trạng giáo dục nói chung, tình hình hoạt động của bậc học trung học phổ thông ở Thạch Thành nói riêng. 2.2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục Thạch Thành. a/ Khái quát về giáo dục Thạch Thành. Thạch Thành, một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Vì nhiều nguyên nhân lịch sử nên trong quá trình thiên di của loài người từ miền núi xuống đồng bằng vùng này trở thành vùng sâu, vùng xa; Việc đi lại khó khăn, học hành kém phát triển. Sau cách mạng tháng 8 – 1945 giáo dục Thạch Thành có nhiều điều kiện phát triển liên tục. Cả huyện từ 95 – 99% dân mù chữ và đã thanh toán mù chữ 4 lần (1948,1958,1978,1995) . Năm học 1949 – 1950 Thạch Thành có trường tiểu học hoàn chỉnh. Năm học 1965 – 1966 Thạch Thành có trường cấp 3 và đến nay (2008) Cả huyện có 4 trường trung học phổ thông (Thạch Thành I... Thạch Thành IV). Có trung học cơ sở dân tộc nội trú; có trung tâm giáo dục thường xuyên; có trung tâm dạy nghề. Chất lượng giáo dục toàn diện nâng lên, học sinh lên lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp đều đạt kế hoạch. Có 93% học sinh đạt từ trung bình trở lên. 90% có hạnh kiểm khá, chỉ có 1,07% xếp loại yếu kém. Có 209 học sinh giỏi cấp huyện, 112 lượt học sinh giỏi cấp tỉnh. Tốt nghiệp trung học phổ thôngđạt tỷ lệ : 93% Học sinh thi đậu đại học, cao đẳng 43% Dạy nghề hướng nghiệp, thi và cấp chứng chỉ cho 12.713 học sinh phổ thông. Công tác bồi dưỡng giáo viên được quan tâm thường xuyên, kết quả đã cấp 3508 giáo viên. Toàn ngành có 2339 giáo viên, trong đó có 254 là cán bộ quản lý. Hầu hết là đạt chuẩn, có 13 thạc sĩ, 315 cử nhân các cấp; Riêng trung 13 học phổ thông là 215 thầy cô giáo tốt nghiệp đại học sư phạm, 100% có trình độ chuẩn, có 871 giáo viên giỏi cấp huyện, sơ lược giáo viên giỏi cấp tỉnh. Năm học 2007 – 2008 cả huyện có 9 trường chuẩn quốc gia 3 mầm non, (40). 5/40 trường tiểu học (41). 1/29 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, (42). 4 trường THPT chưa có trường nào đạt chuẩn Quốc gia. Toàn huyện có 907 phòng học, nhưng mới có 232 phòng kiên cố 662 phòng cấp 4, vẫn còn 13 phòng tạm. Đó là chưa kể 173 phòng mượn chủ yếu là mẫu giáo (127 phòng) và tiểu học là (40 phòng). Tuy nhiên giáo dục - đào tạo Thạch Thành đến năm 2010 – 2011 vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém so với yêu cầu cách mạng. b/ Tình hình hoạt động của bậc THPT. Bậc trung học phổ thông ở Thạch Thành ra đời muộn. Năm học 1964 – 1965 có một lớp 8 Nhô gắn vào trường cấp 2 Thạch Thành I. Ngày 15 tháng 4 năm 1965 Chủ tịch UBND hành chính Tỉnh Thanh Hóa ký quyết định số 2926 thành lập trường cấp 3 Thạch Thành, Quyết định có hiệu lực từ 15 tháng 8 năm 1965 là tiền thân của trường THPT Thạch Thành I ngày nay và 3 trường THPT Thạch Thành: Thạch Thành II, Thạch Thành III, Thạch Thành IV ở Thạch Thành hiện tại. Trong vòng 43 năm (1965 – 2008) Thạch Thành đã phát triển 4 trường trung học phổ thông. Đặc biệt từ 1999 đến 2007 trong vòng 8 năm mở 3 trường (1999; 2003; 2007) đó là tốc độ nhanh vào lớp 10 trung học (PHổ thông + BTVH) sẽ là 82%, đó là tỉ lệ cao. Nhìn lại 43 năm hoạt động của bậc trung học phổ thông Thạch Thành đã không ngừng phát triển về số lượng trường, lớp, học sinh cũng như chất lượng. Nhà trường đã đào tạo được hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp phổ thông, hàng trục ngàn học sinh vào đại học, cung cấp cho xã hội vài trục ngàn lao động có văn hóa để học Kỹ thuật. Nhà trường đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương và đát nước. 14 2.2.2. Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông ở Thạch Thành. a/ Nhận thức của xã hội về xã hội hóa giáo dục. Muốn biết và đánh giá được nhận thức của cán bộ, Đảng viên, nhân dân trên phạm vi huyện Thạch Thành về vấn đề xã hội hóa giáo dục chúng tôi đã tiến hành thăm dò theo phiếu điều tra (Có kèm theo) với tổng số phiếu phát ra 600 cái phiếu thu về 600 cái (đạt tỉ lệ 100%) trên phạm vi các xã, cơ quan trường học. Đối tượng điều tra là cán bộ chủ chốt Đảng, Chính quyền, trưởng phó ban ngành, cán bộ chủ chốt ở xã, cán bộ hưu trí và một số nhân dân. Kết quả thăm dò được dùng trong các nhận định đánh giá sau: * Nhận thức về tầm quan trọng. Đa số người được hỏi đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng của xã hội hóa giáo dục. Mọi người đều coi việc xã hội hóa giáo dục là chủ trương chiến lược của Đảng trong phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Nhưng vẫn còn 23,3% cho rằng đây là giải pháp tình thế, xã hội hóa giáo dục lúc này chỉ là biện pháp huy động tài chính xây dựng giáo dục khi đất nước còn nghèo, hoặc không có ý kiến. Số này rơi vào đối tượng nhân dân và một số cán bộ xã. Bảng 1 – Nhận thức tầm quan trọng của xã hóa giáo dục T T Nội dung nhận thức Ý kiến Cán bộ - Đảng viên- Nhân dân Không đồng Không có ý Không trả Đồng ý ý kiến lời SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷlệ phiếu % phiế % u phiế % u phiế % u XHH công tác giáo dục là 1 cần thiết quan trọng để phát triển giáo dục đào 460 77 90 15 35 5.8 15 tạo 15 2.5 XHH giáo dục chỉ là giải pháp tình thế, huy động 2 tài chính cho giáo dục khi 110 18.3 445 74 30 5.0 15 2.5 nhà nước còn nghèo * Nhận thức về ý nghĩa xã hội hóa giáo dục: Đa số người được hỏi ý kiến đều không thấy rõ ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Vẫn căn cứ 21.7% chưa có nhận thức đúng về vấn đề này. Bảng 2: Nhận thức về ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục. TT Nội dung nhận thức Ý kiến Cán bộ - Đảng viên- Nhân dân Không có ý Đồng ý Không đồng ý kiến SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ phiếu % phiếu % phiếu % 405 67.5 118 19.7 77 12.8 70 11.7 410 68.0 120 20.0 XHH giáo dục rất quan trọng 1 2 là tư tưởng chiến lược là con đường để phát triển giáo dục Không quan trọng, chỉ là một biện pháp hỗ trợ * Nhận thức về mục tiêu và yêu cầu của chính xã hội hóa giáo dục. Trong phiếu điều tra nêu ra 7 mục tiêu và yêu cầu cơ bản của công tác XHH giáo dục, nhưng yêu cầu chỉ chọn một mục tiêu cơ bản nhất. Các đối tượng đều cho rằng muc tiêu huy động toàn dân tham gia làm giáo dục là quan trọng hơn cả, chiếm tỷ lệ 28%. Mục tiêu tổ chức môi trường gia đình, xã hội, nhà trường kết hợp chiếm vị trí thứ 2 với tỷ lệ17%. Mục tiêu hưởng lợi từ giáo dục đem lại là thứ 3 với tỷ lệ15%. 16 Bảng 3: Nhận thức mục tiêu yêu cầu, yêu cầu XHH giáo dục. Nhận thức mục tiêu và yêu cầu cơ bản TT của XHHGD Huy động toàn dân tham gia giáo dục Tổ chức tốt mối quan hệ giữa gia đình xã hội nhà 1 2 trường Mọi người đều được hưởng thành quả của giáo 3 dục Giảm bớt đầu tư ngân sách cho giáo dục Tận dụng mọi điều kiện sẵn có phục vụ giáo dục Đóng góp tiền của cho nhà trường Sản phẩm của giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển 4 5 6 7 KT-XH Không có ý kiến 8 SL phiếu Tỷ lệ % 172 28.7 102 17.0 90 15.0 30 80 81 5.0 13.3 13.5 40 6.7 5 0.8 * Quan niệm về xã hội hóa giáo dục trong đảng viên, giáo viên trong trường. Phiếu điều tra nêu ra 5 quan niệm riêng rẽ và một quan niệm tổng hợp, yêu cầu các đồng chí đảng viên, các thầy cô phải chọn một quan niệm cơ bản. Kết quả tản mạn. Người cho rằng XHH giáo dục là huy động nguồn đầu tư trong xã hội cho phát triển sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của Nhà nước mà nòng cốt là giáo dục 24,5%, chỉ có 33,3% là nhận thức toàn diện và đầy đủ. Bảng 4: Quan niệm về XHH giáo dục của Đảng viên giáo viên trong trường. TT 1 2 3 Quan niệm về xã hội hóa giáo dục Nguồn huy động trong xã hội đầu tư cho sự nghiệp giáo dục Quá trình huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào các chương trình giáo dục Sự phối hợp của liên ngành chức năng trong xã SL phiếu Tỷ lệ % 60 10.0 60 10.0 58 9.7 hội với chương trình dài hoặc theo mục tiêu đào 17 tạo Huy động toàn xã hội làm giáo dục, góp sức xây 4 5 6 7 dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nứoc Cuộc vận động lớn trong xã hội, có đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, giáo dục làm nòng cốt. Cả 5 nội dung trên. Không có ý kiến 70 11.6 147 24.5 200 5 33.3 0.8 * Nhận thức về nội dung xã hội hóa giáo dục: Nội dung cơ bản của xã hội hóa giáo dục gồm 5 điểm quan trọng, khi phát phiếu điều tra tổng hợp lại, kết quả tản mạn, có đến 67,7% chưa nhận thức đầy đủ. Bảng 5 Nhận thức về sự quan trọng của nội dung XHH giáo dục. TT Ý kiến về tầm quan trọng của các nội dung XHH 1 giáo dục Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo 2 dục cùng với nhà trường. Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình 3 giáo dục với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp Huy động toàn xã hội đóng góp nhân tài vật lực cho 4 phát triển giáo dục. Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện 5 các chỉ tiêu kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường 6 7 SL phiếu Tỷ lệ % 60 10.0 60 10.0 58 9.7 70 11.6 147 24.5 thuận lợi cho giáo dục Cả 5 nội dung trên 200 33.3 Không có ý kiến 5 0.8 * Nhận thức về vai trò của các tổ chức trong xã hội đối với công tác xã hội hóa giáo dục. Phiếu điểu tra phát ra yêu cầu các đối tượng chỉ chọn 3 tổ chức quan trọng nhất đối với công tác xã hội hóa giáo dục. Nhìn chung các đối tượng đã 18 nhận thức đúng về vai trò, vị trí của các tổ chức xã hội đối với xã hội hóa giáo dục. Bảng 6: Vai trò của các lực lượng quan trọng trong XHH giáo dục. VAI TRÒ CÁC LỰC LƯỢNG QUAN TRỌNG TT 1 2 3 4 5 6 7 8 NHẤT TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC HĐND – UBND và các ngành liên quan triển khai nghị quyết nhằm thực hiện công tác XHHGD ở địa phương Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương Các đoàn thể, tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động thực hiện nghĩa vụ quản lý sự nghiệp giáo dục Hội đồng sự phạm nhà trường (Ban giám hiệu, các thầy SL Tỷ lệ phiếu % 243 40.5 122 20.3 77 12.8 102 17.0 cô giáo) tham gia xã hội hóa giáo dục Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 26 4.4 Công đoàn, đoàn thanh niên, ban nữ công nhà trường 10 1.7 Các khối trưởng khối dân cư, cho hội phụ nữ, mặt trận 15 2.5 Các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất 5 0.8 b/ Việc triển khai xã hội hóa giáo dục trung học phổ thổng ở huyện Thạch Thành trong những năm qua. Xã hội hóa giáo dục vốn đã có truyền thống lâu đời trong nhân dân về hình thức cũng như việc làm. Sau cách mạng tháng 8 – 1945 Đảng, Bác Hồ thực hiện phương châm: “Dễ muôn phần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã cổ vũ động viên, lãnh đạo nhân dân “Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” thành công, trong đó có sự nghiệp giáo dục sự nghiệp giáo dục phát triển diệu kỳ. Những cụm từ “ xã hội hóa giáo dục” Mãi tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) mới dùng. c/ Kết quả của cuộc vận động xã hội hóa công tác giáo dục: * Về nhận thức: 19 Cuộc vận động xã hội hóa công tác giáo dục vốn đã có từ lâu, đã trở thành truyền thống ở Thạch Thành, nhưng mãi đến 1996 khi đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng dùng cụm từ xã hội hóa trong văn kiện của Đảng thì ở Thạch Thành mới chính thức phát động cuộc vận động xã hội hóa giáo dục. * Sự tham gia của các lực lượng xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, mọi cá nhân, các tổ chức xã hội càng ngày càng thấy ro hơn vai trò của mình trong việc góp phần vào công cuộc xã hội hóa giáo dục * Huy động nguồn lực xã hội xây dựng cơ sở vật chất trường học: Đã từ lâu huyện ủy, UBND huyện đều coi cơ sở vật chất là điều kiện thiết yếu cho dạy và học. Trong vòng 10 năm này (1999 – 2009) đổi mới huyện đã chú ý hướng đến các xã dành đủ quỹ đất để xây dựng trường, 10m2/đầu học sinh. Đối với mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Riêng đối với 4 trường trung học phổ thông huyện đã dành hơn 100.000m 2 ở 4 điểm đẹp nhất, thoáng rộng, thuận tiện đi lại ở trung tâm 4 xã Thành Thọ, Thạch Tân, Thành Vân, Thạch Quảng để xây trường.  Đa dạng hóa các loại hình trường lớp đào tạo. Tính đến 2008, Trên địa bàn huyện, Thạch Thành đã có hệ thống giáo dục quốc đan hoàn chỉnh: Mầm non, (nhà trẻ, mẫu giáo) phổ thong ba bậc học (Tiểu học, THCS, THPT) trường dân tộc nội trú bậc THCS ở huyện TTGDTX, trung tâm dạy nghề, TT học tập cộng đồng ở các xã. Tuy nhiên việc đa dạng hóa các loại trường lớp còn rất hạn hẹp, hạn chế. Cả huyện mới chỉ có một số lớp bán công đặt trong các trường THPT, ngoài ra các loại trường: Bán công, tư thục, dân lập ... dành cho các ngành học, bậc học từ mầm non, phổ thông, dạy nghề đều chưa có. Năm học 2007 – 2008 số lớp , trường ở Thạch Thành: Ngành Trường, lớp, học sinh Bán công Ghi chú 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng