Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo d...

Tài liệu Skkn một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo tỉnh lai châu

.PDF
39
79
50

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THUYẾT MINH SÁNG KIẾN “Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu” Nhóm tác giả: ĐỖ VĂN HÁN Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn Chức vụ: Giám đốc Nơi công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu Lai Châu, ngày 20 tháng 4 năm 2015 1 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu”. 2. Nhóm tác giả: 2.1. Đỗ Văn Hán – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu - Năm sinh: 1958; - Nơi thường trú: Phường Tân Phong , Thành phố Lai Châu - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn - Điện thoại: 0964237666 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 2.2. Đặng Thị Liễu – Phó Chánh Văn phòng, Sở GD&ĐT Lai Châu - Năm sinh: 1968 - Nơi thường trú: Phường Đông Phong, Thành phố Lai Châu - Trình độ chuyên môn: Đại học Quán lý Giáo dục - Điện thoại: 0949 410 235 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 35% 2.3. Nguyễn Thị Thái Giang – Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu - Năm sinh: 1970 - Nơi thường trú: Phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu; - Trình độ chuyên môn: Đại học Văn - Điện thoại: 0912 205 578 - Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 30% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 -2015 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu - Tầng 4, Nhà E, Khu trung tâm hành chính – Chính trị tỉnh Lai Châu; - Điện thoại: 02313 799568 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến * Sự cần thiết - Trang bị cho cán bộ quản lí, người làm công tác thi đua một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị và trường học. - Thuận lợi trong công tác kiểm tra, theo dõi đánh giá phong trào thi đua của các đơn vị giáo dục, trường học trong toàn tỉnh 2 * Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Khắc phục những hạn chế trong công tác chỉ đạo phong trào thi đua ở những năm trước đồng thời đưa ra các giải pháp mới thiết thực, hiệu quả hơn nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua theo tinh thần đổi mới mà Đảng và Nhà nước đã quán triệt thực hiện; Xây dựng phong trào thi đua rộng khắp hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; quan tâm bồi dưỡng, xây dựng các điển hình là giáo viên, nhân viên; thực hiện công bằng, dân chủ, khách quan trong đánh giá thi đua, khen thưởng ở ngành GD&ĐT Lai Châu. * Kiến thức - Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả từ việc thực hiện đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị và trường học. - Biết vận dụng những kinh nghiệm về giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng của ngành áp vào việc thực hiện ở đơn vị, trường học. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đã triển khai thực hiện ở 8 phòng Giáo dục và Đào tạo và 39 đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT Lai Châu 3. Mô tả sáng kiến a) Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến * Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới Quán triệt thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra nhiều giải pháp chỉ đạo phong trào đem lại hiệu quả: - Cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng các đơn vị trong ngành Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; Tổ chức thi đua theo khối, cụm nhằm thực hiện tốt các nội dung tiêu chí thi đua của Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” được cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hưởng ứng tích cực, đã có sự chuyển biến: Thân thiện trong công tác quản lý, trong dạy học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh. - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đã xuất hiện những tấm gương nhà giáo mẫu mực là tấm gương cho học sinh noi theo…Phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm được triển khai trong toàn ngành. * Một số ưu điểm: - Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trường trực thuộc Sở đã chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào thi đua và các 3 cuộc vận động; phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường triển khai các phong trào thi đua; - Sở Giáo dục và Đào tạo đã chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ ban hành công văn liên ngành hướng dẫn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm ngành Giáo dục và Đào tạo. Việc ban hành văn bản liên ngành đã góp phần giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thuận lợi trong việc thực hiện SKKN; phong trào thi đua nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm đã được cán bộ, giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bước đầu quan tâm. - Thực hiện việc phân cụm thi đua để khuyến khích sự phấn đấu của các đơn vị giáo dục. Các đơn vị được giao làm trưởng cụm, khối thi đua đã phối hợp với Thường trực thi đua, khen thưởng ngành, xây dựng nội dung chương trình hoạt động của cụm, khối; tổ chức Hội nghị xây dựng tiêu chí thi đua của cụm, khối; giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn, công tác quản lý, giáo dục học sinh, việc tổ chức phong trào thi đua đem lại hiệu quả cao nhất.v.v. Sau mỗi năm học các cụm, khối thi đua tổ chức đánh giá phong trào, bình xét thi đua, lựa chọn các đơn vị tiêu biểu nhất trình các cấp khen thưởng. - Hàng năm số lượng cán bộ giáo viên đạt danh hiệu từ lao động tiến tiến trở lên đạt trên 70%; tỷ lệ chiến sĩ thi đua các cấp trên 15%. Các chỉ tiêu thực hiện các lĩnh vực thi đua Ngành cơ bản hoàn thành và hoàn thành xuất sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các giải pháp vẫn còn bộc lộ một số yếu kém cần khắc phục. * Một số hạn chế: - Công tác chỉ đạo chưa sát sao, chưa gắn trách nhiệm nên một số cán bộ quản lý cấp trường còn coi nhẹ công tác thi đua, khen thưởng; phong trào thi đua còn mang tính hình thức; một số văn bản hướng dẫn thi đua chưa triển khai tới giáo viên, nhân viên nên nhiều cán bộ giáo viên chưa nắm được các tiêu chí về danh hiệu và hình thức thi đua, khen thưởng do đó không chú ý tới việc đăng ký danh hiệu và đề nghị các hình thức khen thưởng phù hợp. Qua kiểm tra, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các phòng Giáo dục và Đào tạo và một số trường học năm 2010 cho thấy việc nắm bắt các văn bản về thi đua của cán bộ, giáo viên, nhân viên còn hạn chế, một số giáo viên khi được hỏi đến tên các bản bản thi đua đều không trả lời được cụ thể: Đối tượng được phỏng vấn Nội dung Cán bộ Cán bộ làm Giáo viên, - Nắm chắc các văn bản về thi đua, khen thưởng - Nắm bắt các văn bản về thi đua, khen thưởng chưa rõ ràng - Chưa phân biệt rõ giữa danh hiệu thi đua và hình thức thi đua (còn lẫn lộn) quản lý thi đua nhân viên 70% 60% 25% 30% 40% 75% 50% 30% 90% 4 - Công tác đổi mới công tác thi đua còn chậm, phong trào thi đua chưa rõ mục tiêu, nội dung; việc thực hiện nội dung phát thi đua ở các đơn vị trường học chưa được cụ thể, còn chung chung, máy móc; chưa chỉ ra được những điển hình tiêu biểu qua các phong trào, nên chưa phát huy được tinh thần phấn đầu của đội ngũ giáo viên, nhân viên. - Việc tổ chức bình xét thi đua cuối năm chưa khách quan, tỷ lệ danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và các hình thức khen thưởng còn tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ quản lý; đối tượng giáo viên, nhân viên và người lao động chưa được quan tâm nhiều cụ thể: Kết quả thống kê thi đua năm 2010: Danh hiệu CSTĐCS, hình thức khen thưởng TS CBQL Tỷ lệ GV,NV Tỷ lệ 1. Danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở 872 293 33,6% 579 66,4% 2625 525 20% 2091 80% - Bằng khen Tỉnh 86 49 57% 37 43% - Bằng khen Bộ 11 9 81,8% 2 18,2% - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2 2 100% 2. Hình thức khen thưởng - Giấy khen - Công tác khen thưởng còn một số bất cập về hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn, cơ cấu, việc xét khen thưởng ở một số đơn vị trường học còn có hiện tượng nể nang hoặc bình quân, luân phiên nên các hình thực khen cao còn ít, tập trung vào đội ngũ cán bộ quản lý. Việc bình xét cờ thi đua của Tỉnh và Chính phủ tập trung chủ yếu ở các đơn vị thị trấn, thành phố chưa quan tâm tới vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cụ thể: Tập thể Nội dung khen Vùng Thuận lợi Cá nhân Vùng sâu, vùng xa TS CB QL 1. Huân chương Lao động hạng Ba 1 1 2. Danh hiệu NGƯT 5 5 6 6 TS 3. Cờ thi đua của Tỉnh 6 5 4. Cờ thi đua của Chính phủ 1 1 7 6 Cộng GV, NV 1 1 5 - Công tác kiện toàn Hội đồng thi đua, khen thưởng ở các đơn vị trường học chưa kịp thời; việc bố trí cán bộ làm công tác thi đua chưa được chú trọng về năng lực nên khả năng tham mưu còn hạn chế ở nhiều trường học; hồ sơ thi đua không đồng bộ, không hợp lý nên việc theo dõi xây dựng các điển hình khó thực hiện; nhiều trường chưa công khai các danh hiệu thi đua; hồ sơ lưu không đầy đủ. Kết quả kiểm tra thực tế hồ sơ thi đua tại các đơn vị năm 2010: Nội dung kiểm tra Đảm bảo yêu cầu Chưa đảm bảo yêu cầu % 1. Sổ theo dõi thi đua của đơn vị 30% 70% 2. Hồ sơ thi đua thường xuyên 40% 60% 3. Hồ sơ thi đua chuyên đề 20% 80% 4. Văn bản chỉ đạo của Hội đồng thi đua cấp trên 60% 40% 5. Văn bản thực hiện phong trào thi đua của đơn vị 25% 75% 6. Bảng công khai thi đua 20% 80% Lý do Thiếu thông tin, chưa rõ không thuận lợi cho việc theo dõi. Thiếu biên bản xét thi đua của tổ và một số báo cáo của cá nhân, tập thể; xắp xếp chưa khoa học. Chưa lưu báo cáo, thiếu biên bản bình xét thi đua của đơn vị Thiếu một số văn bản, chưa cập nhật kịp thời Nội dung phát động thi đua còn chung chung, chưa cụ thể Chưa có bảng theo dõi thi đua trong các phòng họp hội đồng Để khắc phục những hạn chế trong công tác chỉ đạo phong trào thi đua. Hội đồng thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu đã khuyến khích các tập thể, cá nhân mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc. Sau khi thí điểm tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo và một số đơn vị trực thuộc cho thấy Sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu” đã đem lại hiệu quả. Bắt đầu từ năm học 2010-2011 các giải pháp mới đã được đưa vào chỉ đạo đối với các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. b) Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Tính mới của giải pháp: 6 - Hệ thống giải pháp mới được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế trong công tác chỉ đạo trong các năm học. Các giải pháp hoàn toàn mới so với các giải pháp đã thực hiện trước đây. - Nội dung các giải pháp cụ thể, rõ ràng, thuận lợi, dễ thực hiện giúp cho cán bộ quản lý, người làm công tác thi đua, khen thưởng sử dụng làm cẩm nang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ - Giải pháp mới được đưa ra trong sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu” là hệ thống giải pháp mang tính đồng bộ, cụ thể trong việc chỉ đạo, thuận lợi trong công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá. - Giải pháp được gắn với trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, người làm công tác thi đua, khen thưởng trong các đơn vị, trường học. - Phát huy quyền dân chủ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác phấn đấu của mỗi cá nhân trong việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, khen thưởng nhằm hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Ngành. * Cách thực hiện - Giải pháp 1: Về công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng Tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác thi đua, khen thưởng cụ thể: + Đối với cán bộ quản lý: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào thi đua. Chịu trách nhiệm trước cán bộ cấp trên về phong trào thi đua, khen thưởng ở đơn vị mình quản lý. Nêu cao ý thức, trách nhiệm trong việc về nắm bắt, cập nhật, nghiên cứu các văn bản mới về thi đua, khen thưởng để chỉ đạo; Trách nhiệm trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ thi đua, khen thưởng do Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên tổ chức; xây dựng kế hoạch tập huấn thi đua, khen thưởng ở đơn vị, trường học. + Đối với người làm công tác thi đua: Nhận thức đúng vai trò trách nhiệm trong công tác tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị về xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, hình thức tổ chức các phong trào, hoạt động thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Tham gia học tập nghiêm túc các đợt tập huấn, nghiên cứu sâu các văn bản vể thi đua, khen thưởng, nhất là những văn bản mới, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về kế hoạch tổ chức Hội nghị sao cho hiệu quả. Công tác tham mưu cho lãnh đạo tổ chức quán triệt học tập, nghiên cứu các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn thi đua, khen thưởng của Tỉnh và của Ngành tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên, học 7 sinh trong đơn vị, trường học, trong đó cần lưu ý về: Tính mới của văn bản; các tiêu chí thi đua gắn với cá nhân, tập thể; quyền lợi của thi đua.v.v. + Đối với giáo viên, nhân viên, học sinh Được cập nhật các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn về thi đua, khen thưởng của Tỉnh và của Ngành đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, trường học đồng thời thông tin kịp thời cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong cơ quan đơn vị cập nhật khai thác. Trách nhiệm trong việc tham gia Hội nghị quán triệt, học tập, nghiên cứu các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn thi đua, khen thưởng của Tỉnh và của Ngành để nắm bắt quyền lợi trong thi đua, khen thưởng; phát huy tính chủ động, sáng tạo thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhận thức đúng đắn tinh thần, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tham gia thực hiện các phong trào thi đua do các cấp phát động; hưởng ứng xây dựng phong trào thi đua chung từ các khối lớp, tổ chuyên môn. - Giải pháp 2: Về xây dựng đội ngũ người làm công tác thi đua, khen thưởng trong các đơn vị trường học + Lựa chọn cán bộ làm công tác thi đua: Cán bộ được lựa chọn làm công tác thi đua, khen thưởng phải là người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, có khả năng tổng hợp, thận trọng, sáng tạo. + Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: Trên cơ sở tiêu chí đã lựa chọn, việc trang bị kiến thức cho cán bộ thi đua phải được quan tâm tạo điều kiện thường xuyên thông qua các đợt tập huấn nghiệp vụ thi đua, khen thưởng các cấp. Trên cơ sở nội dung đã được trang bị thông qua các đợt tập huấn, cán bộ thi đua đầu tư thêm thời gian nghiên cứu sâu để tham mưu cho lãnh đạo chuẩn bị kế hoạch nội dung, chương trình công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh. + Tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm: Ngoài kiến thức được trang bị, việc học hỏi kinh nghiệm thêm rất cần thiết đối với người làm công tác thi đua. Hàng năm lãnh đạo các đơn vị cần tạo điều điện cho cán bộ thi đua của đơn vị được đi giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh ở những nơi phong trào thi đua mạnh. - Giải pháp 3: Lựa chọn và bổ sung những vấn đề cần ưu tiên trong thi đua * Khen thưởng chuyên đề: Tổ chức phát động thi đua thực hiện các lĩnh vực và chuyên đề: Giáo dục Mầm non; Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Trung học; Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp; Giáo dục Dân tộc; Công tác tổ chức cán bộ; Công nghệ Thông tin; Công tác Thống kê kế hoạch.v.v.; Phong trào thi đua xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp; Công tác ôn thi Đại học; Công tác quản lý tài chính. + Hướng dẫn thực hiện: Ban hành các văn bản hướng dẫn việc đăng ký thực hiện các lĩnh vực và chuyên để trong năm học; Thực hiện công tác phối 8 hợp giữa Thường trực thi đua với các phòng chuyên môn kiểm tra thực tế ở các đơn vị; Hướng dẫn công tác khen thưởng cuối năm giúp các đơn vị hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy trình, thủ tục. + Đánh giá khen thưởng cuối năm: Căn cứ kết quả thi đua thực hiện các lĩnh vực, chuyên đề Thường trực thi đua, khen thưởng phối hợp với các phòng chuyên môn lựa chọn các tập thể tiêu biểu, tham mưu lãnh đạo khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần phấn đấu của các tập thể. * Khen đột xuất: Chủ yếu tập trung vào việc khen giáo viên, học sinh đạt giải cấp Quốc gia. Sau khi có kết quả tại các kỳ thi cấp Quốc gia, phòng chuyên môn căn cứ thành tích và việc tham gia của đội ngũ cán bộ quản lý trên cơ sở đó đề xuất các hình thức khen phù hợp. Thường trực thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phân loại đối tượng khen theo đúng quy định, quy trình. Ví dụ: Học sinh A đạt giải Ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia bậc THPT năm 2012 thì Thường trực thi đua, khen thưởng tham mưu cho lãnh đạo trình Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh tặng Bằng khen. Trong trường Học sinh B chỉ đạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia bậc THPT năm 2012 thì Thường trực thi đua, khen thưởng tham mưu cho lãnh đạo Ngành tặng Giấy khen theo đúng văn bản quy định của tỉnh. Việc khen thưởng đột xuất phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời, mới có tác dụng tốt, độ ảnh hưởng tích cực làm tiền đề cho cá nhân nỗ lực hơn. - Giải pháp 4: Thực hiện đồng bộ việc quản lý Hồ thi đua trong các đơn vị, trường học. + Thiết kế mẫu Sổ theo dõi thi đua, khen thưởng; Đơn đăng ký thi đua; tờ trình, danh sách trích ngang (có mẫu biểu minh chứng gửi kèm): Thống nhất triển khai rộng rãi trong toàn ngành, nhằm thuận lợi trong việc kiểm tra đánh giá công tác quản lý của các đơn vị trường học về thi đua, khen thưởng. + Đối với các đơn vị giáo dục, trường học: Trên cơ sở các biểu mẫu hoàn thiện sổ theo dõi thi đua theo giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm; tổ chức hướng dẫn giáo viên, nhân viên đăng ký thi đua theo mẫu; tổng hợp thi đua theo mẫu danh sách trích ngang giúp các đơn vị thuận lợi trong việc so sánh giữa các tập thể và cá nhân. + Thống nhất việc lưu trừ hồ sơ thi đua trong các đơn vị trường học: Hồ sơ thi đua, khen thưởng được thống nhất lưu trữ theo bộ, theo năm bao gồm thi đua thường xuyên, thi đua chuyên đề, đột xuất. - Giải pháp 5: Về công tác kiểm tra, tư vấn thi đua, khen thưởng + Thành lập đoàn tư vấn: Lựa chọn các thành viên trong Hội đồng thi đua, khen thưởng có thâm niên ngành, có kinh nghiệm trong công tác quản lý; nắm vững các văn bản về thi đua khen thưởng tham gia các đoàn kiểm tra tư vấn 9 thi đua vào đầu năm học hoặc lồng ghép với các đợt kiểm tra, thanh tra; công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia. + Nội dung tư vấn: Tư vấn về công tác tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng; đăng ký thi đua đầu năm; tư vấn về việc phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tham gia biểu quyết chỉ tiêu phấn đấu thi đua trong Hội nghị Công chức, viên chức; tư vấn về tổ chức thực hiện các nội dung phát động thi đua trong trường học, đánh gia kết quả sơ kết, tổng kết; công tác bình chọn các điển hình trong từng phong trào hoạt động của tập thể và cá nhân; công tác quản lý Hồ sơ thi đua; công tác tổ chức nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm trong các đơn vị trường học.v.v. + Kiểm tra: Phối hợp với các phòng chuyên môn, Công đoàn kiểm tra quy chế dân chủ trong trường học; quy chế phối hợp giữa chính quyền và đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua; Kiểm tra công tác tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của các đơn vị trường học trong việc cụ thể hóa các nội dung phát động thi đua của tỉnh, của ngành; công tác triển khai thực hiện các văn bản mới. Nhất là việc phổ biến văn bản mới về thi đua, khen thưởng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên; Công tác quản lý Hồ sơ thi đua theo quy định của ngành; công tác bồi dưỡng các điển hình tiên tiến của đơn vị; bảng công khai thi đua.v.v. - Giải pháp 6: Gắn việc xét thi đua với hiệu quả công việc được giao Nhằm tránh tình trạng cào bằng, nể nang trong việc xét thi đua, trong những năm trở lại đây ngành giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục, trường học thực hiện nghiêm túc việc bình xét thi đua cuối năm. Việc xét thi đua của cá nhân được gắn với hiệu quả công việc được giao, cụ thể: + Đối với cán bộ quản lý các đơn vị giáo dục và trường học được gắn với kết quả của đơn vị như: chất lượng thực tế của nhà trường, tỷ lệ chuyên cần và duy trì sĩ số cuối năm; công tác quản lý tài chính; các phong trào hoạt động thi đua; việc bình xét thi đua của đơn vị đã quan tâm đến đội ngũ giáo viên, nhân viên chưa .v.v. + Đối với giáo viên gắn với chất lượng giảng dạy thực tế, công tác chủ nhiệm, tỷ lệ chuyên cần đối với bộ môn, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, việc tham gia các phong trào hoạt động bề nổi .v.v. Thực hiện cam kết chất lượng và công tác duy trì sĩ số. Nội dung cam kết chất lượng cá nhân, tập thể được đưa vào nội dung đăng ký thi đua đầu năm học. Qua kiểm tra và khảo sát chất lượng bước đầu cho thấy: Tỷ lệ chuyên cần của học sinh cao hơn so với những năm học trước; đội ngũ giáo viên trách nhiệm hơn trong công tác quản lý và giảng dạy; Các đơn vị trường học tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao vui chơi.v.v để thu hút học sinh. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Với hệ thống giải pháp đã được áp dụng chỉ đạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đã thật sự đem lại hiệu quả. Phong trào thi đua được 10 triển khai sâu rộng trong toàn ngành, phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng khoa học hơn, đa số các trường thực hiện nghiêm túc việc công khai thi đua hàng tháng trên bảng theo dõi tại phòng Hội đồng của nhà trường; các phong trào thi đua được tổ chức linh hoạt, sáng tạo đi vào chiều sâu. Kết quả kiểm tra tháng 3 năm học 3014-2015 cho thấy: Đảm bảo yêu cầu Nội dung kiểm tra Chưa đảm bảo yêu cầu Đạt Tăng, so với 2010 Chưa đạt 1. Sổ theo dõi thi đua của đơn vị 90% 60% 10% 2. Hồ sơ thi đua thường xuyên 98% 58% 2% 3. Hồ sơ thi đua chuyên đề 94% 74% 6% 4. Văn bản chỉ đạo của Hội đồng thi đua cấp trên 90% 30% 10% 5. Văn bản thực hiện phong trào thi đua của đơn vị 80% 20% 20% 6. Bảng công khai thi đua 80% 60% 20% Lý do Chưa đồng bộ theo mẫu đã chỉ đạo báo cáo của cá nhân, tập thể chưa đầy đủ, còn lẫn lộn Thiếu biên bản bình xét thi đua Một số văn bản chưa cập nhật kịp thời Nội dung phát động thi đua của đơn vị chưa cụ thể, còn hình thức Chưa có bảng theo dõi thi đua trong Phòng họp Hội đồng nhà trường Công tác triển khai Luật và các văn bản về thi đua, khen thưởng được thực hiện nghiêm túc thông qua Hội nghị tập huấn thi đua hàng năm. Các văn bản về thi đua, khen thưởng được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của ngành và các đơn vị trường học. Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác thi đua khen thưởng được nâng lên so với khi chưa có giải pháp mới cụ thể: Đối tượng được phỏng vấn Nội dung 1. Nhận thức đầy đủ về các văn bản về thi đua, khen thưởng Cán bộ quản lý Tăng, giảm so với 2010 Cán bộ làm thi đua Tăng, giảm so với 2010 Giáo viên, nhân viên Tăng, giảm so với 2010 98% Tăng 28% 97% Tăng 37% 50% Tăng 25% 11 2. Nhận thức chưa đầy đủ về các văn bản về thi đua, khen thưởng 3. Chưa phân biệt rõ giữa danh hiệu thi đua và hình thức thi đua (còn lẫn lộn) 2% Giảm 28% 3% Giảm 37% 50% Giảm 25% 10% Giảm 40% 8% Giảm 22% 25% Giảm 65% Cán bộ, giáo viên, nhân viên được nghiên cứu, thảo luận về những điểm mới của các văn bản, luật thi đua, khen thưởng, các danh hiệu, hình thức thi đua để nhận thức đầy đủ hơn về công tác thi đua khen thưởng từ tích cực phấn đấu đạt thành tích cao, trong 5 năm ( 2010 - 2015) đã có 11.519 lượt giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; 3.183 lượt giáo viên giỏi cấp huyện; 337 lượt giáo viên giỏi cấp tỉnh; có 226 đề tài, SKKN tiêu tiểu biểu được công nhận cấp tỉnh, tăng 101 SKKN so với giai đoạn chưa áp dụng giải pháp mới . Tỷ lệ công nhận danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở và các hình thức khen thưởng giảm đối với cán bộ quản lý, tăng tỷ lệ cho đối tượng là giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên các đơn vị trường học cụ thể: Kết quả công nhận danh hiệu Chiển sĩ thi đua cấp cở sở và Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014 Cán bộ quản lý Danh hiệu CSTĐCS, các hình thức khen thưởng Tổng 1. Danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở 1838 TS 449 Tỷ lệ % 24,4% Tăng, giảm so với năm 2010 Giảm 9,2% Giáo viên, nhân viên TS Tỷ lệ % Tăng, giảm so với năm 2010 1387 75,6% Tăng 9,2% 2. Các hình thức khen thưởng - Giấy khen 2763 400 14,5% Giảm 9,2% 2363 85,5% Tăng 9,2% - Bằng khen Tỉnh 333 106 31,8% Giảm 25,2% 227 68,2% Tăng 25,2% - Bằng khen Bộ 14 3 21,4 Giảm 60,4% 11 78,6% Tăng 60,4% - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 23 20 87% Giảm 13% 3 13% Tăng 13% \ 12 Các hình thức khen thưởng cấp nhà nước trong toàn ngành bước đầu có 01 cá nhân được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc; 02 tập thể và cá nhân là giáo viên được tặng Huân chương Lao động hạng Ba; trong số cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cũng đã xuất hiện 01 giáo viên. Có thể nói công tác thi đua ở cơ sở đã thật sự chuyển biến. Hiện nay phong trào đang được lan tỏa đến vùng sâu, vùng xa. Trên cơ sở được tư vấn các đơn vị vùng sâu, vùng xa đã chủ động hơn với việc đăng ký thi đua khen cao như các trường: PTDTBT THCS Thu Lũm Mường Tè; PTDTBT THCS Nậm Tăm huyện Sìn Hồ; PTDTBT THCS số 1 xã Khoen On huyệnThan Uyên đã được nhận Cờ thi đua của Tỉnh và Chính phủ. Kết quả khen cao từ 2010 đến nay: Tập thể Cá nhân TS Vùng Thuận lợi Vùng sâu, vùng xa 1. Cờ thi đua của Tỉnh 93 61 32 2. Cờ thi đua của Chính phủ 15 12 3 3. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 24 14 10 4. Huân chương Lao động hạng Ba 2 2 Nội dung khen 5. Danh hiệu NGƯT Cộng 132 88 44 TS CBQL GV,NV 42 34 8 7 6 1 12 11 1 59 50 9 a) Hiệu quả kinh tế: Không tốn kém kinh phí của Nhà nước b) Hiệu quả về mặt xã hội: - Giá trị đối với môi trường: Xây dựng môi trường xã hội văn minh - Giá trị đối với lĩnh vực an toàn lao động: - Giá trị khác: Đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục toàn diện; nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ sự nghiệp giáo dục và đạo tạo. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến (Nêu rõ khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới, có thể áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào): - Các giải pháp đã được triển khai áp dụng vào thực tế việc chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. 13 - Sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu” giúp Cán bộ Quản lý Giáo dục, người làm công tác thi đua có tầm nhìn về công tác thi đua, khen thưởng; công tác quản lý hồ sơ thi đua khoa học hơn. Đặc biệt là việc theo dõi, bồi dưỡng các điển hình tiên tiến. - Sáng kiến có thể vận dụng cho các ngành khác. 6. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có yêu cầu…): Không 7. Kiến nghị đề xuất: Không 8. Tài liệu kèm theo (bản vẽ, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sáng kiến (nếu có): Quy định Hồ sơ thi đua, khen thưởng trong các đơn vị trường học (Kèm theo các biểu mẫu trong Phụ lục I, II, III) đã được ban hành thực hiện tại Công văn số 1251/SGDĐT-VP ngày 04/11/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu Trên đây là nội dung, bản thuyết minh Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu” của nhóm tác giả do chúng tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Kính đề nghị Hội đồng sáng kiến tỉnh Lai Châu thẩm định công nhận./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đỗ Văn Hán 14 HỒ SƠ THI ĐUA TRONG CÁC ĐƠN VỊ, TRƯỜNG HỌC PHỤ LỤC I MẪU VĂN BẢN ÁP DỤNG TRONG HỒ SƠ, THỦ TỤC KHEN THƯỞNG (theo quy định của Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ) Mẫu số 01 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua và Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tập thể Lao động xuất sắc (Đơn vị Quyết thắng); Giấy khen đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác Mẫu số 02 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác Mẫu số 03 Báo cáo thành tích đề nghị tặng (hoặc truy tặng) Huân chương cho cá nhân có quá trình cống hiến trong các tổ chức, cơ quan và đoàn thể Mẫu số 06 Báo cáo thành tích đề nghị tặng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giấy khen (cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất) Mẫu số 07 Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề (cho tập thể, cá nhân) Mẫu số 08 Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Huân chương Hữu nghị, Huy chương Hữu nghị, Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Giấy khen (cho tập thể, cá nhân nước ngoài) 1 Thể thức và kỹ thuật trình bày của các mẫu báo cáo trong Phụ lục này phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. 15 Mẫu số 011 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm ….. BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN …….2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị :…………………………………… (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể6. III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 16 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) ____________ 1 Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, 05 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công; 03 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, cấp tỉnh và Giấy khen; 02 năm đối với Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng …). 4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,… - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện … 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định 17 Mẫu số 021 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm ….. BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG …….2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân4: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu) NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) 18 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) ____________ 1 Báo cáo thành tích 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, 07 năm đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công; 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; 02 năm đối với Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh; 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở và Giấy khen. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3 Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). 4 Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện …). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động … việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,… - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, …). - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương … 5 Nêu các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v… - Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc": + Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương" và 06 lần đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở" trước thời điểm đề nghị; + Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ. - Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở" trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận. 19 Mẫu số 03 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày …. tháng … năm ….. BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) HUÂN CHƯƠNG ……..1 I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH - Họ và tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): Bí danh2: Nam, nữ: - Ngày, tháng, năm sinh: - Quê quán3: - Nơi thường trú: - Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (hoặc trước khi nghỉ hưu, từ trần): - Chức vụ đề nghị khen thưởng (Ghi chức vụ cao nhất đã đảm nhận): - Ngày, tháng, năm tham gia công tác: - Ngày, tháng, năm vào Đảng chính thức (hoặc ngày tham gia các đoàn thể): - Năm nghỉ hưu (hoặc từ trần): II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Nêu quá trình tham gia cách mạng, các chức vụ đã đảm nhận, thời gian giữ từng chức vụ từ khi tham gia công tác đến khi đề nghị khen thưởng và đánh giá tóm tắt thành tích quá trình công tác4. Từ, tháng, năm đến tháng, năm Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể) Đơn vị công tác Số năm, tháng giữ chức vụ III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng