Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa học đường trong trường mầm non...

Tài liệu Skkn một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa học đường trong trường mầm non (2021)

.DOC
21
1
50

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các thành viên trong nhà trường có nhận thức, suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp. Nói đến văn hóa học đường là nói đến một phạm trù rất rộng, trong đó có ba vấn đề lớn cần quan tâm nhất là: khung cảnh sư phạm, môi trường sư phạm và ứng xử học đường. Thực tế thì nội dung của văn hóa học đường đã được ngành GD&ĐT thực hiện từ nhiều năm nay gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhằm xây dựng môi trường sư phạm trật tự- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm, an toàn, thân thiện, hiệu quả, mà ở đó người học được tạo điều kiện tốt nhất để ươm mầm nhân cách văn hóa. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó các hiện tượng thiếu văn hóa trong trường mầm non. Việc giao tiếp chưa chuẩn mực giữa những người lớn, việc phụ huynh tát một đứa trẻ 2 tuổi học cùng con mình, việc cô giáo mầm non dọa đứa trẻ uống nước bồn cầu hay việc đánh nhau giữa phụ huynh và nhân viên bảo vệ chỉ vì bị nhắc nhở khi đỗ xe trước cổng trường….. Nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện để ươm mầm hình thành nhân cách, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi mầm non, lứa tuổi cần sự quan tâm, sự gương mẫu của người lớn xung quanh các cháu. Tôi nhận thấy trách nhiệm của mình cần thiết phải đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non Văn hóa cũng là một hiện tượng riêng có của xã hội loài người. Văn hóa sẽ tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để làm cho cuộc sống ngày một đẹp hơn, tốt hơn, đó là cách người ta sống, người ta suy nghĩ. 1 Văn hóa học đường là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và quá trình hình thành nhân cách. Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” 1.2. Cơ sở thực tiễn việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non Ngày nay, khi văn hoá đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội, vấn đề xây dựng môi trường văn hoá nói chung và môi trường văn hóa trong các nhà trường nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và bức thiết. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục mầm non nói riêng là sứ mệnh, mục tiêu định hướng của mỗi nhà trường, là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội. Việc xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực cần phải có những bước đi và những biện pháp phù hợp mới có thể kế thừa, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường, đồng thời loại bỏ được những giá trị tiêu cực, không phù hợp hoặc cản trở sự phát triển của nhà trường. 2. Tổ chức khảo sát 2.1. Một vài nét về đối tượng khảo sát: Trường Mầm non Hoa Sen với tổng diện tích 5100m2 đóng trên đại bàn phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, là đơn vị trực thuộc Sở GD & ĐT Nghệ An. Bảng 1. Quy mô nhóm/lớp và CBGV và học sinh hiện nay STT Nhóm, lớp Số nhóm Số trẻ Số GV 1 24-36 tháng 3 90 7 2 3-4 tuổi 4 164 7 2 3 4-5 tuổi 4 134 7 4 5-6 tuổi 4 166 8 Tổng 15 564 29 Bảng 2. Trình độ CBVGVNV STT Nhóm, lớp Số nhóm Độ tuổi trung bình Trình độ CM 1 Hiệu trưởng 1 46 Thạc sỹ 2 Phó hiệu trưởng 2 47 01 Thạc sỹ, 01 Đại học 3 Giáo viên 29 03 Thạc sỹ, 26 Đại học 4 Nhân viên 3 2 Đại học, 01 trung cấp Tổng 35 513 Bảng 3. Cơ sở vật chất STT Nội dung Số lượng Bình quân 1 Phòng học kiên cố IV Tổng diện tích đất toàn trường (m2) V Tổng diện tích sân chơi (m2) 1 Diện tích phòng sinh hoạt chung (m2) 50 1.18 2 Diện tích phòng ngủ (m2) 35 0.83 3 Diện tích phòng vệ sinh (m2) 14.42 0.34 4 Diện tích hiên chơi (m2) 17.52 5 Diện tích phòng giáo dục thể chất (m2) 129 6 Diện tích phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng (m2) 51 7 Diện tích nhà bếp và kho (m2) 100 1 Số thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có theo quy định 15 Tổng số đồ chơi ngoài trời 20 VIII IX 1 15 5.164.4 m2 1.720 Tổng số thiết bị điện tử-tin học đang được sử dụng phục vụ học tập (máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh kỷ thuật số vv…) 15 Đồ chơi do cô tự làm 15 0.17 Số bộ/sân (trường) 3 - Thực trạng nhận thức của các lực lượng trong nhà trường về xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non Phần lớn cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiện nay có kiến thức, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin, có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong công việc, có ý thức xây dựng nội bộ đoàn kết, sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp nhà giáo của mình, mong muốn xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh đó cũng còn một giáo viên, nhân viên chưa thấy rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non, từ việc xây dựng môi trường cảnh quan trong nhóm, lớp trong trường đến việc ứng xử văn minh trong nhà trường, việc chấp hành quy chế nhà trường từ việc đơn giản nhất là mặc đồng phục làm việc đến việc chuẩn bị hồ sơ giáo án khi lên lớp, chuẩn bị đồ dùng dạy học….có khi chưa đáp ứng yêu cầu. - Khảo sát thực trạng về xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non Xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non có ba vấn đề lớn cần quan tâm nhất là: khung cảnh sư phạm, môi trường sư phạm và ứng xử học đường. Thực tế, hiện nay trong các trường mầm non khung cảnh sư phạm rất được các nhà lãnh đạo quan tâm, đầu tư tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, phù hợp với các cháu học sinh lứa tuổi màm non. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên trang trí nhóm, lớp không đẹp, chưa phù hợp với trẻ với chủ đề đang học, còn luộm thuộm. Kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, chưa chú trọng tạo mối quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, với phụ huynh…. Chưa mẫu mực về cách ăn mặc, đi đứng, nói năng... mẫu mực về đạo đức, lòng nhân ái bao dung, yêu thương con trẻ, công bằng, tận tụy với nghề. Một số lãnh đạo nhà trường còn xem nhẹ vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Chỉ chăm lo hoạt động chuyên môn mà chưa chú trọng phát huy các thế mạnh khác như thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ….. 3. Các giải pháp thực hiện 4 3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn trường về vai trò, tầm quan trọng của môi trường văn hóa học đường trong trường mầm non Văn hóa nhà trường không phải tự nhiên mà có, mà là những giá trị được tích lũy theo thời gian, qua quá trình hoạt động và tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường. Việc xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong trường học là một quá trình lâu dài, kiên trì và bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhà trường, trong đó lãnh đạo, quản lí đóng vai trò then chốt. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ nét về nó; phải thấy rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức, con đường xây dựng văn hóa nhà trường; về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường của trường mình. Để giúp tất cả các thành viên trong nhà trường thấy được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa và sức tác động của môi trường văn hóa trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo uy tín và thương hiệu của trường mầm non, Nhà trường đã tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề bàn luận về vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực. Qua các hội thảo đó, các thành viên trong nhà trường sẽ nhận thức được việc xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực là sứ mệnh, mục tiêu, là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ chức trong nhà trường, là yêu cầu của xã hội. Để từ đó, mỗi cá nhân trong nhà trường đều ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực - một môi trường ngay nơi mình đang công tác và học tập. Tất cả mọi thành viên trong nhà trường đều hiểu rõ các nội dung sau: * Những biểu hiện của văn hóa nhà trường tích cực, lành mạnh: + Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; + Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định dạy và học; 5 + Coi trọng con người, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người; + Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới; + Sáng tạo và đổi mới; + Khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; + Khuyến khích đối thoại và hợp tác, làm việc nhóm; + Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; + Chia sẻ quyền lực, trao quyền, khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm; + Chia sẻ tầm nhìn; + Nhà trường thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục. * Những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hoá) trong nhà trường: + Sự buộc tội, đổ lỗi cho nhau; + Sự kiểm soát quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; + Quan liêu, nguyên tắc một cách máy móc; + Trách mắng học sinh vì các em không có sự tiến bộ; + Thiếu sự động viên khuyến khích; + Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy; + Thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; + Mâu thuẫn xung đột nội bộ không được giải quyết kịp thời. - Đánh giá về bản thân đã đóng góp những gì để xây dựng văn hóa nhà trường? Qua hoạt động tự đánh giá này để mỗi người thấy được bản thân mình cũng như đồng nghiệp đã đóng góp những gì để xây dựng văn hóa nhà trường từ việc chấp hành nội quy, quy chế nhà trường; đi làm, hội họp…đúng giờ, trang phục phù hợp, hồ sơ bài soạn đầy đủ, chất lượng; chuẩn bị và tổ chức các hoạt động trong ngày cho trẻ đảm bảo, yêu thương, chăm sóc trẻ chu đáo, giao tiếp với cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh đúng mực, thân thiện, cởi mở, luôn có ý thức xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường….; bên cạnh đó cũng tự nhìn nhận những hạn chế của mình và có biện pháp khắc phục để hướng tới mục đích chung là xây dựng văn hóa nhà trường ngày một tốt đẹp hơn. 6 Nhà trường tổ chức tập huấn, chia sẻ và trao đổi chuyên môn cho CB, GV, NV 3.2. Xây dựng môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và an toàn cho việc dạy và học. Việc xây dựng môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và an toàn cho việc dạy và học luôn luôn được chú trọng. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chỉ đạo công việc này một cách cụ thể từ việc trang trí trong nhóm, lớp đến ngoài sân chơi, từ ngoài cổng trường đến hết khuôn viên nhà trường. Cụ thể: Sân chơi luôn có bóng cây che mát, có những khoảng vườn sinh vật cảnh, vui chơi trải nghiệm cát, nước cho trẻ, các loại hoa vừa phục vụ học tập, vui chơi vừa tạo không khí trong lành. Cổng trường khang trang có biển đề tên trường đẹp mắt, chữ chân phương, dễ đọc, Lối ra vào thoáng đãng, phòng bảo vệ ngăn nắp, có đủ đồ dùng phục vụ công tác an ninh trật tự trường học, có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, chỗ để xe cho cha mẹ đến đưa đón con ..... không làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông đô thị. Việc trồng cây xanh, cây lâu năm, cây ngắn ngày, cây cho hoa, cây cho quả, cây cho bóng mát… được bố trí xen kẽ, đẹp mắt, được chăm sóc chu đáo nên mùa nào cây đó, sân trường luôn rợp bóng mát. Có khu vườn cổ tích với các nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ đã được nghe cô giáo kể như Thành Gióng; Tấm Cám; Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn….. 7 Sân trường luôn rợp bóng mát, xanh, sạch, đẹp. Các biểu bảng, áp phích, khẩu hiệu, thẻ cán bộ, giáo viên, nhân viên…..nội dung, hình thức, vị trí đặt…đều được chỉ đạo chọn lựa phù hợp, hấp dẫn … Biển chức danh tại phòng làm việc Thẻ cán bộ, giáo viên, nhân viên 8 Lô gô, áp phích, khẩu hiệu và các biểu bảng trong nhà trường 9 Trong tháng 8 hàng năm, ngoài việc tập trung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuẩn bị cho năm học mới thì việc phát động trang trí nhóm, lớp, làm đồ dùng, đồ chơi dạy học luôn được chú trọng. Tôi đã chỉ đạo 2 đồng chí phó hiệu trưởng định hướng cho giáo viên cách trang trí nhóm, lớp, bố trí các góc chơi trong nhóm, lớp trước hết là phải sạch, đẹp, phù hợp với độ tuổi, phát huy được tính chủ động, tích cực hoạt động và sáng tạo của trẻ trong môi trường nhóm, lớp đó. Tuyệt đối không trang trí chỉ với mục đích hình thức, màu mè, đẹp mắt mà phải biết tận dụng không gian cho trẻ được trải nghiệm, các vật trang trí có thể được tháo ra lắp vào, nhiều trẻ được chơi và chơi theo nhiều cách khác nhau... Cảnh của các góc chơi trong lớp mẫu giáo nhỡ D 10 Đối với trẻ mầm non, việc dựng môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp là rất cần thiết song yếu tố đảm bảo an toàn cho trẻ luôn đặt lên hàng đầu vì độ tuổi còn non nớt về mặt thể chất rất dễ ảnh hưởng đến thể lực, sức khỏe và có khi là cả tính mạng trẻ nếu môi trường không đảm bảo. Đầu năm học, trường chúng tôi xây dựng ban an toàn trường học, bao gồm đầy đủ các thành viên: lãnh đạo, giáo viên, y tế, ban đại diện cha mẹ học sinh….; rà soát toàn bộ trường học, đồ dùng đồ chơi, những đồ dùng đồ chơi nào hỏng, đang còn khắc phục được thì cần cải tạo, sửa chữa ngay trước khi trẻ đến trường, những thứ nào hỏng không khắc phục được cần thanh lý cho ra khỏi khuc vực nhà trường. 3.3. Xác định vai trò của người lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường, làm cho những mối quan hệ ấy trở nên tốt đẹp Xây dựng văn hóa nhà trường phải bắt đầu từ cấp cán bộ quản lí, mà người đứng đầu là hiệu trưởng. Trong nhà trường, Hiệu trưởng, các đồng chí phó hiệu trưởng, trưởng các tổ chức đoàn thể…. luôn là tấm gương cho giáo viên, nhân viên, học sinh noi theo. Nói đi đôi với làm, có ý thức tự học tập, trau dồi năng lực lãnh đạo. Thông qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cộng đồng; Luôn thể hiện vai trò tiên phong từ năng lực cá nhân, tác phong, lề lối làm việc, trang phục, cách nói năng, giao tiếp với mọi người….đặc biệt là khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng sẽ nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc; Công việc đặc thù của người gáo viên, nhân viên trong trường mầm non nhiều vất vả, không chỉ là việc tổ chức các hoạt động dạy học mà công tác chăm sóc, nuôi dưỡng chiếm nhiều thời gian và công sức, cường độ làm việc nhiều khi cả sự mệt mỏi, nản chí trong đó…do vậy, nếu lãnh đạo còn tạo những áp lực, làm cho người lao động không tìm thấy niềm vui, phấn chấn trong công việc hàng ngày sẽ làm cho hiệu quả, chất lượng giáo dục không tốt như mong muốn. Ngoài ra cần thực hiện cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng luôn kịp thời nhằm khích lệ tinh thần hăng hái làm việc của các cá nhân. Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường trong việc học 11 tập, nghiên cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường. Thể hiện ở tổng hợp ý kiến của CB, GV, NV nhà trường đối với đồng chí hiệu trưởng 18/18 tiêu chí được 100% CB, GV, NV đánh giá ở mức tốt ( phụ lục 1) Nhân dịp Kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Năm 20/21/2020, trao hoa chức mừng 2 cô giáo được nhận Bằng khen của Bộ GD&ĐT; chủ tịch UBND tỉnh và 3 giáo viên đạt giải cao Hội thi GVDG cấp trường, năm học 2020-2021 Trường mầm non là nơi hình thành nhiều mối quan hệ đan chéo như: Giáo viên và giáo viên, Ban giám hiệu và giáo viên, giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên với phụ huynh học sinh…. Để những mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp, chúng tôi luôn chú ý xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thể hiện, phát triển các khả năng của mình; Xác định việc xây dựng các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các thành viên của nhà trường với môi trường xung quanh là điều cần thiết nên ngay sau khi Sở GD & ĐT Nghệ An ra công văn số 629/SGD&ĐT-CTTT ngày 18 tháng 4 năm 2019 của Sở GD & ĐT Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT; Nhà trường đã phổ biến nội dung Thông tư 06/2019/TTBGDĐT đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh; để biết và thực hiện. Căn cứ các quy định tại Thông tư, Tôi đã chỉ đạo xây dựng Quy tắc ứng xử trong Trường Mầm non Hoa Sen Đó là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hoá thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”,. đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“. 12 Vào đầu năm học, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định về Quy tắc ứng xử của đơn vị. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể trong triển khai Bộ Quy tắc ứng xử theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt Bộ Quy tắc. Thông qua việc thực hiện bộ Quy tắc của nhà trường nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện gần gũi đối với trẻ. Có nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp, khách…. (Phụ lục đính kèm Bộ Quy tắc ứng xử trong Trường Mầm non Hoa Sen) 3.4. Phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc xây dựng văn hóa nhà trường Nhà trường và công đoàn, đoàn thanh niên cùng phối hợp để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với tình hình chính trị, văn hoá, xã hội và điều kiện thực tế của đơn vị: như giao lưu văn nghệ các ngày lễ lớn trong năm học, tham gia ủng hộ bão lụt; ủng hộ trẻ em vùng khó khăn, tham quan các di tích lịch sử tại địa phương như: Ngã ba Đồng Lộc; Đền vua Quang Trung…Qua các hoạt động nhằm xây dựng khối đoàn kết nội bộ tốt hơn, mỗi người đều có ý thực xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh, chị em có điều kiện hiểu nhau hơn, cùng hỗ trợ nhau trong công tác cũng như trong đời sống hàng ngày. Đoàn thanh niên với thế mạnh là tuổi trẻ, giàu nhiệt huyết và sức sáng tạo, Cấp ủy, ban giám hiệu tạo mọi điều kiện để chi đoàn tham gia các hoạt động Thành đoàn Vinh, tham gia các hoạt động thiện nguyện khác như: Biểu diễn văn nghệ tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An trong Chương trình “Vì bệnh nhân nghèo năm 2020”; Công đoàn cùng với đoàn Thanh niên phát động quyên góp ủng hộ gia đình các cháu mồ côi cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết nguyên đán Canh Tý: Gia đình em Hoàng Viết Nam tại xóm 2, xã nam Trung, Nam Đàn mồ côi, có em gái bị bệnh ung thư vừa mất và gia đình 3 trẻ mồ côi tại xã Hưng long, Hưng Nguyên. 13 Mời cán bộ hội PN thành phố về nói chuyện nhân dịp 20/10/2020 Công đoànTổ chức hoạt động tham quan du lịch hè 2020 Chi đoàn gặp mặt các thế hệ CB Đoàn kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCSHCM Công đoàn phát động ủng hộ mưa lũ Miền trung năm 2020 Công đoàn trườngtham gia hiến máu nhân đạo Công đoàn, Đoàn TN thi giao lưu bóng chuyền hơi Ngày chủ nhật xanh của Đoàn TN, trồng bồn hoa trước cổng trường Công đoàn phát động mua cam ủng hộ nông dân 14 3.5. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non Xây dựng văn hóa học đường còn cần phải có sự đóng góp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, cầu nối giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh, chăm lo đến đời sống nhà giáo khi gặp khó khăn, góp sức cho việc xây dựng nhà trường khi cần thiết, tổ chức cho các em đi tham quan các bảo tàng, di tích, danh thắng cảnh ở địa phương và các hoạt động hội lễ khác.. Để việc phối kết hợp này đạt hiệu quả, Ngày vào đầu năm học, tổ chức họp phụ huynh lần thứ nhất, Ban giám hiệu đã mới toàn thể giáo viên chủ nhiệm và đại diện cha mẹ học sinh của các lớp lên hội ý bàn về công tác phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường. Nhà trường đã đưa nội dung nhữmg nội quy cha mẹ trẻ cần biết, trong đó có quy định về trang phục của phụ huynh khi đến trường học đưa, đón trẻ; cách giao tiếp ứng xử với giáo viên.....; Việc chăm sóc, giáo dục trẻ một ngày tại trường mầm non không thể tránh khỏi các sự việc xảy ra ngoài ý muốn: Xung đột giữa trẻ em với nhau: cào cấu, cắn nhau; xung đột giữa phụ huynh và cô giáo; giữa các phụ huynh với nhau vì lý do liên quan đến trẻ...; Tuy nhiên qua việc triển khai xây dựng văn hóa nhà trường; công tác tuyên truyền dến với các bậc phụ huynh được chú trọng, tất cả các bậc phụ huynh đều nắm bắt được bộ quy tắc ửng xử văn hóa trong nhà trường; những quy định phụ huynh cần biết....kể cả trong trường hợp xảy ra xung đột; cách giải quyết văn hóa của mỗi người cũng góp phần hòa giải rất hiệu quả. Trong năm học 2020-2021 này, không để xảy ra bất kỳ sự việc thiếu văn minh trong nhà trường. Khuyến khích phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường. Phụ huynh cần nắm bắt được kế hoạch phối hợp giữa phụ huynh và nhóm, lớp là gì? Một ngày của con mình ở trên lớp gồm những họat động nào? Ngày hôm nay con ăn gì ở lớp?.....Từ đó phụ huynh sẽ hiểu hơn về công việc của cô giáo, của nhà trường, hiểu hơn về con em mình và các trẻ, các phụ huynh khác trong nhóm, lớp của con em mình; hạn chế tối đa các xung đột có thể xảy ra tại nhà trường. 15 Phụ huynh cùng nhà trường tổ chức thành công Ngày hội đến trường của bé Phụ huynh cùng nhà trường tổ chức vui tết trung thu cho các con Phụ huynh tham dự cùng con trong hoạt động vẽ quà tặng chú bộ đội Phụ huynh cùng cô giáo chuẩn bị lễ hội chào xuân 2021 Phụ huynh hướng dẫn các con gói bánh chưng lễ hội chào xuân 2021 Phụ huynh hỗ trợ cho các con đi trải nghiệm làm bánh tại Trường Việt hàn 16 4. Kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài Năm học 2019-2020 TT Tốt 1 Năm học 2020-2021 Nội dung Việc chấp hành nội 32/35 quy, nhà quy chế % Khá % 91.4 3/35 8.6 Tốt % Khá % 34/34 100 0 0 34/34 100 0 0 13/15 86.7 2/15 13.3 13/13 100 0 0 trường 2 34/35 97.1 1/35 2.9 thiết kế 10/15 66,7 5/15 33,3 Thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa 3 Kết quả thi góc chơi, trang trí nhóm lớp 4 Kết quả thi giáo viên 22/23 dạy giỏi, nhân viên 95.7 1/23 4.3 nấu ăn giỏi 5 đồ 20/25 Kết quả thi làm 5/25 25/28 3/28 dùng đồ chơi dạy học 6 Phối kết huynh tham hợp gia phụ 14/15 các 93,3 1/15 6,7 15/15 100 0 0 hoạt động của lớp 5. Bài học kinh nghiệm Như vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của các Trường. Môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực là một môi trường chứa đựng trong đó nhiều điều tốt đẹp và những chuẩn mực để nhà trường luôn luôn cải tiến, vươn tới. Đó không chỉ là một môi trường có không gian xanh, sạch, đẹp, tiện nghi,… mà ở đó còn chứa đựng một bầu không khí hết sức cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường. Ở đó, con người được coi trọng, được cổ vũ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Trong môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực, mỗi cán bộ, giảng viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách 17 nhiệm, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường; được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường; được khuyến khích đổi mới, sáng tạo, cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học; được chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; được chia sẻ tầm nhìn, quyền lực và khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm. Môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực không phải là một môi trường khép kín trong không gian trường học, mà đó còn là một môi trường mở, nhà trường luôn thể hiện sự quan tâm, có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cộng đồng cùng tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục. PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài Đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hóa học đường trong trường mầm non” đề cập đến nội dung không mới mẻ nhưng còn những bất cập, hạn chế hiện nay trong nhà trường, bản thân tác giả nghiêm túc tham khảo các tài liệu, tìm hiểu về thực trạng văn hóa trường mầm non, từ đó đề xuất được các giải pháp hữu hiệu và đạt được những kết quả ban đầu góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong trường học, tạo nên sự vận hành tổng hợp, toàn diện cả về chính trị, tâm lý, cảnh quan và đời sống, tác động tích cực vào nhận thức, tình cảm của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: - Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử trong Trường Mầm non Hoa Sen. Xây dựng khối đoàn kết tương thân tương ái trong nhà trường, luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Trẻ mạnh dạn, tự tin và biết tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động, thích khám phá, tìm hiểu sự vật hiện trượng xung quanh, biết tự giác tực hiện các công việc tự phục vụ bản thân và giúp đỡ người khác khi cần thiết, có kỹ năng giao tiếp lịch sự, có ý thức giữ gìn vệ sinh ...theo khả năng của từng độ tuổi. - Phụ huynh quan tâm đến các hoạt động của lớp, của trường nhiều hơn, phối hợp tốt hơn với cô giáo, với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và đặc biệt trong thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong trường mầm non Hoa Sen. Xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong trường mầm non sẽ đưa lại những cơ hội thuận lợi cho người dạy và người học được hoàn thiện, phát triển và sáng tạo. Từ đó tạo nên sự phát triển bền vững, mang lại uy tín và thương hiệu riêng cho nhà trường. 2. Những kiến nghị, đề xuất 2.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo 18 - Xây dựng bộ tiêu chí về văn hóa trường học để mỗi cơ sở giáo dục căn cứ làm mục tiêu phấn đấu đạt được. 2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An - Tổ chức cho đội ngũ cốt cán được giao lưu, tham quan học tập tại các đơn vị thực hiện tốt nội dung văn hóa nhà trường. 2.3. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường - Xây dựng kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường phù hợp từng năm học, bổ sung, điều chỉnh các nội dung kịp thời phù hợp với yêu cầu thực tế. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện quy tắc ửng xử phù hợp. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ các cá nhân có nhiều đóng góp xây dựng văn hóa nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường (Mời cán bộ chuyên trách kỹ năng giao tiếp về nói chuyện; các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên tạo sân chơi sân khấu hóa về chủ đề văn hóa nhà trường….) 2.4. Đối với giáo viên - Thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Mầm non, Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định, nội quy của nhà trường, quy tắc ứng xử văn hóa trong trường mầm non. Đặc biệt luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, luôn gương mẫu, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được vui chơi, học tập với môi trường an toàn, thân thiện. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Tích cực tham gia vào các hoạt động của đoàn thể chính trị trong nhà trường và ngoài xã hội./. Thành phố Vinh, ngày 20 tháng 3 năm 2021 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan