Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non

.DOC
16
1
99

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày nay, sự lan tỏa của cách mạng công nghệ 4.0 với những bước đột phá của công nghệ số, đòi hỏi phải cải cách toàn diện, sâu sắc nền hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước nói chung, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng. Nắm bắt xu thế đó, cùng với cả nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn triển khai nhiệm vụ của ngành. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới của ngành giáo dục toàn thành phố. Không chỉ là trợ giảng cho giáo viên, là bạn đồng hành với học sinh, CNTT còn là “trợ lý không lương” của các nhà quản lý giáo dục. Bên cạnh đó, CNTT còn giúp truyền thông giáo dục, công khai thông tin, là cầu nối giữa nhà trường, phụ huynh và học sinh. Một trong những mô hình ứng dụng CNTT quan trọng, thiết thực, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cũng như chất lượng giáo dục. Đó chính là cổng thông tin điện tử (Web Portal). Hiện nay, cổng thông tin điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục từ các cơ sở giáo dục mầm non đến các cơ quan quản lý giáo dục. Đặc biệt với cấp học mầm non, cổng thông tin điện tử chính là phương tiện hữu hiệu giúp cập nhật thông tin cần thiết, tạo sự yên tâm, hài lòng cho bậc phụ huynh khi gửi con đến trường. Bên cạnh đó, cổng thông tin điện tử cũng giúp truyền đạt thông điệp của nhà trường, đồng thời cũng là phương tiện giúp các trường mầm non quảng bá hình ảnh của mình một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tế đó, cổng thông tin của trường mầm non Đại Kim ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo các bậc phụ huynh cũng như đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường. Là một phó hiệu trưởng có niềm đam mê với công tác ứng dụng CNTT trong trường học, tôi đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của cổng thông tin điện tử trong việc quảng bá hình ảnh cũng như cập nhật các thông tin của nhà trường. Tôi luôn băn khoăn, trăn trở tìm ra các giải pháp để quản lý và vận hành cổng thông tin của trường mầm non Đại Kim một cách hiệu quả nhất, để cổng thông tin điện tử ngày càng gần gũi và trở thành một kênh thông tin truyền thông của nhà trường. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và thử nghiệm, cổng thông tin điện tử của trường mầm non Đại Kim đi vào hoạt động và đã đem lại sự hài lòng cho giáo viên và các bậc phụ huynh vì tính thời sự của nó. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim” 1/15 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm ra hệ thống các biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim 2. Phạm vi nghiên cứu: Cổng thông tin điện tử của trường mầm non Đại Kim Quận Hoàng Mai - Hà Nội 3. Thời gian thực hiện từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2020. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Ngày 20/12/2012, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT quy định Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong thông tư nêu rõ: “Cổng thông tin điện tử (Portal) là Trang thông tin điện tử tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng theo một phương thức thống nhất, thông qua một điểm truy cập duy nhất đối với người sử dụng”. Một số yêu cầu cơ bản về cổng thông tin điện tử 1. Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện. 2. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên cổng thông tin điện tử. 3. Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên cổng thông tin điện tử. 4. Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên cổng thông tin điện tử. 5. Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. 6. Cung cấp thông tin miễn phí trên cổng thông tin điện tử. 7. Tích hợp hệ thống thông tin quản lý giáo dục, quản lý trực tuyến trường học. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội nói chung và quận Hoàng Mai nói riêng luôn sát sao chỉ đạo việc xây dựng cổng thông tin điện tử trong các nhà trường. Trường Mầm non Đại Kim cũng như các trường học trong quận Hoàng Mai đã triển khai thực hiện cổng thông tin điện tử. Song, để công tác quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử mang lại hiệu quả cao, tôi xin mạnh dạn nêu lên “Một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim”. 2/15 III. THỰC TRẠNG: 1. Thuận lợi: * Về phía nhà trường: - Trường mầm non Đại Kim luôn được sự quan tâm của UBND phường Đại Kim, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD và ĐT quận Hoàng Mai. - Hạ tầng và thiết bị CNTT được trang bị đầy đủ: 100% các lớp và các phòng ban được trang bị máy tính có kết nối Internet, hệ thống Wifi ổn định, đường truyền thông suốt. - Được sự giúp đỡ, phối hợp của Viettel study,sử dụng công nghệ phần mềm mã nguồn mở để xây dựng cổng thông tin điện tử, bước đầu thiết kế giao diện, với tên miền: mndaikim.edu.vn. - BGH nhà trường trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, luôn tìm tòi, ham học hỏi để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả nhất trong quản lý, chỉ đạo nhà trường. - Đội ngũ giáo viên có năng lực ứng dụng CNTT, biết khai thác các tài nguyên trên môi trường mạng để áp dụng trong quá trình giảng dạy, 33/45 giáo viên có chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. - Bản thân tôi cùng 01 đ.c giáo viên đã được tập huấn việc triển khai sử dung cổng thông tin điện tử trong trường học do Phòng GD và ĐT quận Hoàng Mai kết hợp với ViettelStudy tổ chức. 2. Khó khăn: * Về cơ sở vật chất: - Hệ thống máy tính của nhà trường cấu hình thấp, không đồng bộ như: ổ cứng, mainboard không ổn đinh, bộ vi xử lý dung lượng thấp, được trang bị từ những năm 2006- 2007, không đảm bảo nhu cầu ứng dụng CNTT hiện nay. * Về nhân sự phụ trách CNTT: - Nhà trường không có cán bộ CNTT riêng biệt, bản thân tôi là một Phó hiệu trưởng, làm công tác kiêm nhiệm nên thời gian để cập nhật thông tin và cải tiến cổng thông tin điện tử không có nhiều. * Về giáo viên: - Việc tuyên truyền về cổng thông tin điện tử của nhà trường đến các bậc phụ huynh còn hạn chế. - Kỹ năng viết bài, chụp hình..đăng tin trên cổng thông tin điện điện tử còn yếu. * Về phụ huynh: - Mặt bằng đời sống kinh tế của phụ huynh không đồng đều, không quan tâm đến việc truyền thông giáo dục. Nhiều phụ huynh không có điều kiện trang bị các thiết bị điện tử như Smart Phone để truy cập vào cổng thông tin điện tử của nhà trường 3/15 3. Kết quả khảo sát trên cổng thông tin điện tử: - Tính đến tháng 07/2019, số lượng tin bài trên cổng thông tin điện tử của nhà trường còn ít, cây chuyên mục có nội dung chưa phong phú, lượt truy cập không cao, cụ thể: + Số lượt truy cập: 15 lượt + Sốố lượng tn bài: 7 Chuyên mục Giới thiệu Tin tức Hoạt động giáo dục Thư viện Danh mục Giới thiệu trường Cơ sở vật chất Tin tức từ Phòng Bản tin trường Thông báo Tuyển sinh Hoạt động chung Hoạt động chuyên môn Thư viện ảnh Video clip Số lượng tin bài 0 0 0 2 0 3 2 0 0 0 7 Tổng số III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trong phạm vi của đề tài, tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về cổng thông tin điện tử * Mục đích: Tìm hiểu về cổng thông tin điện tử giúp chúng ta hiểu rõ các định nghĩa, tính năng của cổng thông tin điện tử và một số lợi ích khi sử dụng cổng thông tin điện tử trong nhà trường. *Cách tiến hành: Vậy cổng thông tin điện tử (Web Portal) là gì? Web portal là một thuật ngữ tin học xuất hiện năm 1998. Sau đây là một số định nghĩa về web Portal thường được sử dụng: Định nghĩa 1: Portal là giao diện dựa trên nền web được tích hợp và cá nhân hóa tới các thông tin, ứng dụng và các dịch vụ hợp tác. Định nghĩa 2: Portal như là một cổng tới các trang web, cho phép một khối lượng lớn các thông tin sẵn có trên Internet và các ứng dụng được tích hợp, được tuỳ biến, được cá nhân hóa theo mục đích của người sử dụng. Định nghĩa 3: Portal là điểm đích truy cập trên Internet mà qua đó người dùng có thể khai thác mọi dịch vụ cần thiết và “không cần thiết phải đi đâu nữa”. 4/15 Cổng thông tin điện tử có gì khác một Website truyền thống? So sánh Cổng thông tin điện tử Website truyền thống (Web Portal) Chức năng - Cổng thông tin điện tử là một - Website được xây bước phát triển của Website dựng độc lập. truyền thống - Không cập nhật được - Cổng thông tin cập nhật số khối lượng thông tin lớn. lượng lớn thông tin, ứng dụng - Các thông tin trên và dịch vụ. Website không thể chia - Người dùng có thể tìm kiếm sẻ cho các website khác. được thông tin cần thiết và khai - Không tích hợp được thác thông tin theo chế độ một các thông tin dịch vụ từ cửa trên cổng thông tin điện tử. nhiều website về một - Cổng thông tin được bảo mật website. và có thể mở rộng quy mô dễ - Phù hợp với môi dàng. trường cung cấp thông - Có thể chủ động tích hợp thêm tin hơn là môi trường các ứng dụng. chia sẻ thông tin. - Khó nâng cấp Mục đích - Cung cấp thông tin chính xác - Cung cấp thông tin vào những thời điểm thích hợp nhưng lại không đảm nhất bảo sự bảo mật cho - Các thông tin được tìm kiếm thông tin. nhanh chóng, dễ sử dụng, có uy tín và bảo mật cao. - Tiết kiệm chi phí và mang lại sự hài lòng nhất tử khách hàng Xu hướng - Bên ngoài có giao diện thân - Chuyển sang cổng thiện, đầy đủ chức năng, dễ sử thông tin điện tử dụng. - Bên trong quản trị có hạ tầng, có khả năng tích hợp được các thông tin, phần mềm và dịch vụ khác. - Cung cấp một môi trường tương tác qua lại giữa các Web trong cổng thông tin 5/15 Giao diện - Giao diện dễ nhìn, bố cục sắp - Giao diện được thiết kế xếp rõ ràng theo sở thích của chủ sở hữu Đánh giá - Ngày càng trở nên phổ biến - Không tích hợp được nhờ tính ứng dụng cao các phần mềm và công nghệ để phát triển. Có thể nói website truyền thống là đời trước của cổng thông tin điện tử. Đối với giáo dục, Cổng thông tin điện tử là giải pháp xây dựng hệ thống thông tin tổng thể trong phạm vi ngành giáo dục, hướng đến tích hợp với giải pháp tổng thể trên phạm vi cả nước, chứ không đơn thuần là nâng cấp 1 website. Giải pháp bao gồm việc quy hoạch định hướng ứng dụng CNTT trong ngành, đặc biệt là công nghệ trực tuyến, cung cấp thêm nhiều phần mềm tích hợp với nhau chung một lõi thống nhất (thông qua công nghệ SSO, các webservice) để xây dựng CSDL ngành, cung cấp tài khoản cho mọi tác nhân tham gia hệ thống, nhằm xây dựng hệ thống thông tin trực tuyến chuẩn có thể sử dụng lâu dài, hỗ trợ công tác điều hành quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. Giải pháp cổng thông tin điện tử là giải pháp cổng điều hành đa cổng (multi-portal) triển khai từ Sở GDĐT xuống các Phòng GDĐT xuống các trường trên địa bàn. Sở GDĐT là portal tổng, vào cổng thông tin của Sở sẽ thấy các Phòng GDĐT, vào các Phòng GDĐT sẽ thấy các trường học. Tính năng của cổng thông tin điện tử: Lợi ích khi các trường học sử dụng cổng thông tin điện tử là gì? - Truyền thông tin tức, sự kiện - Có diễn đàn trao đổi: Phụ huynh, học sinh có thể xem thông tin, trao đổi thông tin, đóng góp ý kiến về sự kiện nào đó đã, đang và sắp diễn ra… 6/15 - Thư viện ảnh, video: Lưu lại khoảnh khắc các sự kiện của nhà trường và học sinh - Hệ thống được tối ưu hóa SEO giúp phụ huynh, học sinh dễ dàng tìm kiếm tới cổng thông tin của nhà trường. - Có công cụ tạo hàng loạt tài khoản cho học sinh, giáo viên trên toàn trường - Cung cấp các công cụ hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp * Kết quả: Với những tính năng và lợi ích trên, một lần nữa ta có thể khẳng định rằng, cổng thông tin điện tử là một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin rất hữu hiệu trong các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động của cổng thông tin điện tử *Mục đích: Có lẽ, đối với một nhà quản lý, xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên và tiên quyết trước khi bắt đầu bất cứ một công việc nào. Xây dựng kế hoạch giúp cho bản thân tôi sắp xếp công việc sẽ làm một cách tuần tự, hợp lý, khoa học, chủ động trong công việc. Một kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động cụ thể, rõ ràng và phù hợp sẽ quyết định đến 50% thành công của hoạt động đó. * Cách tiến hành: _ Xây dựng kế hoạch: Ngay sau khi nhận được công văn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo quận Hoàng Mai về triển khai cổng thông tin điện tử trong ngành giáo dục, tôi đã cùng các đồng chí trong Ban Giám Hiệu nhà trường bàn bạc, thảo luận và xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử trong nhà trường. Việc đầu tiên là thành lập Ban biên tập và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Ban biên tập bao gồm đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng ban, 02 phó ban và các biên tập viên. Trong đó, đồng chí Hiệu trưởng phân công cho tôi chịu trách nhiệm quản lý và vận hành cổng thông tin của nhà trường. Để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, chúng tôi đã khảo sát tình hình thực tế của cổng thông tin điện tử, xác định các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường để đưa ra biểu tiến độ thực hiện kế hoạch rõ ràng. Điều đó đã giúp các đồng chí giáo viên, nhân viên trường toàn trường nắm rõ nội dung công việc cũng như thời gian hoàn thành từng đầu việc cụ thể. Trong kế hoạch cũng quy định rõ các nội dung chính cần có trong cổng thông tin điện tử của nhà trường: - Giới thiệu chung: Giới thiệu về nhà trường, Sơ đồ tổ chức - Các văn bản quy định có liên quan đến hoạt động của nhà trường - Thông báo - Tin tức về hoạt động của nhà trường - Kho dữ liệu - Thư viện 7/15 - Thông tin về “ba công khai” theo yêu cầu của Thông tư số 36/2017/TTBGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Tuyển sinh - Liên hệ “Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Với phương châm xây dựng một cổng thông tin điện tử sinh động, nội dung phong phú, thực sự là một kênh thông tin để truyền thông giáo dục và quảng bá hình ảnh của nhà trường, tôi đã huy động các đoàn thể, mọi thành viên trong nhà trường tham gia viết bài, sưu tầm hình ảnh, video.... để có nguồn tư liệu phong phú đăng lên Web. Từ đồng chí chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên đến tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, thậm chí nhân viên y tế hay nhân viên nuôi dưỡng cũng tham gia viết bài đăng Web. Việc phân công cụ thể, rõ người, rõ việc đã giúp tất cả các đồng chí giáo viên và nhân viên trong toàn trường đều có trách nhiệm trong việc hoàn thiện và làm phong phú nội dung các tin bài đăng lên Web - Mục “ Giới thiệu trường”, tôi là người trực tiếp viết bài giới thiệu về nhà trường, giới thiệu cơ sở vật chất, cập nhật cơ cấu tổ chức cũng như các văn bản pháp quy , văn bản của trường lên Web. - Với tin bài về các sự kiện lớn của nhà trường theo từng tháng như Khai giảng, Trung thu, Ngày 20.11......, tôi phân công cho đồng chí Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm viết bài. Đây là một đồng chí có văn phong tốt cũng như có nhiều kinh nghiệm trong việc viết tin bài về các hoạt động của nhà trường để gửi lên cổng thông tin của UBND quận Hoàng Mai. - Tin bài về các hoạt động của các đoàn thể như công đoàn hay chi đoàn, tôi giao trực tiếp cho đồng chí chủ tịch công đoàn và bí thư đoàn thanh niên chịu trách nhiệm cung cấp bài viết. - Đối với tin bài về các hoạt động giáo dục của các lớp, tôi chủ động sắp xếp lịch viết bài của các đồng chí giáo viên trùng khớp với lịch đi giao nhận thực phẩm hàng tuần để các đồng chí giáo viên nhớ lịch, tránh chồng chéo. - Các chí nhân viên nuôi và nhân viên y tế chịu trách nhiệm viết bài cho danh mục cha mẹ cùng nuôi dạy bé. Đối với các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng, tôi cũng xếp một đồng có kỹ năng công nghệ thông tin với một đồng chí khả năng công nghệ thông tin còn hạn chế thành một nhóm. Hai đồng chí sẽ hỗ trợ nhau để viết bài đăng lên Web, số lượng tối thiểu 1 bài/ 1 tháng. 8/15 _Ban hành quy chế: Song song với việc xây dựng kế hoạch điều hành thì việc ban hành quy chế hoạt động của cổng thông tin điện tử cũng rất quan trọng, nhằm qui định rõ ràng và minh bạch những hoạt động liên quan đến việc quản lý, điều hành và sử dụng cổng thông tin điện tử trong trường mầm non Đại Kim, cụ thể như: Qui định về tên miền của cổng tin điện tử, Qui định về thông tin và các nội dung thông tin đăng web, qui định về trách nhiệm của ban biên tập, trách nhiệm viết tin bài đăng Web của các thành viên trong nhà trường....cũng như thống nhất hình thức trình bày đối với văn bản, hình ảnh.....đăng trên Web. Đặc biệt, trong quy chế cũng thể hiện rõ các qui định nhằm đảm bảo an ninh, an toàn khi sử dụng cổng thông tin điện tử, từ việc cài đặt mật khẩu, cung cấp mật khẩu cũng như qui trình đăng tin bài lên cổng thông tin điện tử. Tất cả các bài viết, hình ảnh từ các đoàn thể, các tổ và cá nhân sẽ được kiểm duyệt cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi đăng Web. * Kết quả: Việc xây dựng kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động của cổng thông tin ngay từ đầu năm học đã giúp tôi cũng như toàn thể CBGVNV trong trường luôn chủ động để hoàn thành tốt nhất nội dung công việc trong từng tháng. Từ đó, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc viết tin bài cũng như cập nhật nội dung lên cổng thông tin điện tử của Ban giám hiệu cũng thuận lợi hơn, từng bước hoàn thiện cổng thông tin điện tử của nhà trường. 3. Biện pháp 3: Lựa chọn giao diện và xây dựng cây chuyên mục trên cổng thông tin điện tử * Mục đích: Mục đích lớn nhất của tôi khi thực hiện biện pháp này là làm sao để lựa chọn được một giao diện cổng thông tin điện tử chuyên nghiệp và ấn tượng, Đó 9/15 phải là một giao diện trực quan, có bố cục rõ ràng, đẹp mắt và hấp dẫn với nhiều đối tượng là cán bộ, giáo viên, nhân viên cho đến phụ huynh học sinh. Thêm vào đó cây chuyên mục trên web vừa phải theo đúng kế hoạch đề ra, vừa phải được sắp xếp hợp lý, trang trí hình ảnh phù hợp và hài hòa với nội dung. Thật là một thách thức không nhỏ với dân không chuyên công nghệ như tôi. *Cách tiến hành: Rất may mắn cho tôi khi được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Viettel Study. Họ đưa ra những giao diện Demo tương đối phù hợp và những nội dung, hình ảnh gần gũi với giáo dục mầm non. Tham khảo ý kiến của các đồng chí trong nhà trường cũng như học hỏi giao diện cổng thông tin của các trường học có lượng tương tác cao, tôi đã lựa chọn được một giao diện tương đối phù hợp với tiêu chí của nhà trường. Ngay sau khi lựa chọn được giao diện của cổng thông tin điện tử, tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng cây chuyên mục và sắp xếp danh mục trên cổng thông tin điện tử, bao gồm 5 chuyên mục và các danh mục như sau: Từ nội dung chính đã qui định trong kế hoạch đồng thời dựa vào tình hình thực tế của nhà trường cũng như khả năng công nghệ thông tin của giáo viên, 10/15 nhân viên, tôi phát triển thêm các danh mục trong cây chuyên mục để tất cả các đồng chí GV-NV trong nhà trường đều có thể góp phần hoàn thiện nội dung và cập nhật thông tin trên Web. Trên thực tế, biện pháp 2 và biện pháp 3 được tôi thực hiện song song với nhau. Trong trường hợp nếu bổ sung thêm một danh mục nhánh nào trên cổng thông tin điện tử, thì đồng nghĩa với việc tôi phải phân công ngay một thành viên trong nhà trường đảm nhận viết tin bài hoặc cung cấp hình ảnh cho danh mục đó. Có như vậy, mới kịp thời hoàn thiện các nội dung, cập nhật thông tin lên Web để đảm bảo tiến độ đề ra. *Kết quả: Sau một thời gian lựa chọn, cổng thông tin điện tử của trường Mầm non đã có giao diện và nội dung cây chuyên mục cụ thể, rõ ràng, bước đầu tạo sự hài lòng đối với người sử dụng. 4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng viết tin bài và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ - giáo viên - nhân viên *Mục đích: Ngay từ khi bắt đầu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cổng thông tin điện tử, tôi cùng các đồng chí trong Ban Giám hiệu đã nhìn nhận được những kỹ năng yếu và thiếu của các đồng chí giáo viên, nhân viên trong quá trình tham gia thực hiện cổng thông tin điện tử. Do vậy, từ đầu năm học, kết hợp cùng đồng chí Hiệu phó chuyên môn, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng viết tin bài và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ -giáo viên - nhân viên, phục vụ công tác cập nhật nội dung thông tin trên Web. *Cách tiến hành: Bắt đầu từ kỹ năng mới và khó nhất. Đó là kỹ năng viết tin bài. Đã có nhiều cầu hỏi được đặt ra: viết tin bài là viết cái gì, kỹ thuật viết ra sao……Để trả lời cho những thắc mắc đó, chúng tôi đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, buổi tập huấn viết tin bài do trực tiếp các đồng chí đã được dự lớp tập huấn kỹ năng viết tin bài của PGD&ĐT Hoàng Mai phụ trách. Qua đó, các đồng chí GVNV sẽ được chia sẻ về thể thức văn bản khi viết tin bài; cách đặt tiêu đề gây ấn tượng với người đọc và được tham khảo các tin bài hay có lượng truy cập cao.....Cũng trong các buổi tập huấn đó, các đồng chí giáo viên, nhân viên cũng sẽ được thực hành viết một tin bài với chủ đề bất kỳ. Sau đó, tất cả các thành viên trong buổi tập huấn cùng nhau chỉnh sửa, góp ý kiến để có được một tin bài hoàn chỉnh nhất. Bên cạnh đó kỹ năng chụp ảnh cũng rất quan trọng để hoàn thiện một tin bài đăng lên cổng thông tin điện tử. Trước đó các đồng chí giáo viên chủ yếu tự chụp ảnh theo ý thích chứ chưa được bồi dưỡng một cách bài bản, kỹ lưỡng về 11/15 kỹ năng chụp ảnh. Được sự đồng ý của đồng chí hiệu trưởng, tổ chuyên môn đã mời nhà báo Ngô Huy Hoàng, công tác tại Báo thiếu niên tiền phong tập huấn kỹ năng chụp ảnh cho cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường. Sau buổi tập huấn, các đồng chí cán bộ giáo viên nhân viên trong đã có thêm rất nhiều hiểu biết về kỹ năng chụp ảnh như cách chọn bố cục, cách chọn điểm sáng và nền cho bức ảnh..... Ngoài ra, trong các năm học, nhà trường vẫn luôn luôn chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên cũng như các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng. Với đặc thù công việc, các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính. Do vậy, ngay từ trong hè, tôi đã trực tiếp bồi dưỡng kỹ năng soạn thảo văn bản, khai thác hình ảnh trên mạng...nhằm giúp cho các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng có thêm kỹ năng trong việc viết tin bài. Các hình thức bồi dưỡng bao gồm: bồi dưỡng lý thuyết, chia nhóm để thực hành, giao nhiệm vụ để thực hiện kỹ năng soạn thảo văn bản....Còn đối với các đồng chí giáo viên là những người đã có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin thì tổ chuyên môn sẽ tổ chức bồi dưỡng để nâng cao hơn kỹ năng về soạn thảo văn bản, thiết kế giáo án điện tử, hay như kỹ năng khai thác tài nguyên trên mạng internet.......phục vụ công tác dạy và học Không chỉ bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên, nhân viên mà bản thân tôi cũng phải tự học hỏi nghiên cứu cách đăng bài và cập nhật thông tin lên cổng thông tin điện tử. Ví dụ: cách đăng bài trên mục tin tức, cách up các slide ảnh, up video... thông qua tài liệu hướng dẫn và các buổi tập huấn của Viettel Study. Từ đó có thể cập nhật các nội dung thông tin trên Web một cách nhanh nhất, đảm bảo tính thời sự của tin tức. *Kết quả: Sau thời gian tập huấn, các đồng chí GVNV đã tự tin hơn trong việc viết tin bài, cũng như cập nhật hình ảnh, nội dung trên Web, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được phân công để hoàn thiện cổng thông tin điện tử của nhà trường. (Hình ảnh minh họa: Phụ lục 1 đến phụ lục 3) 5. Biện pháp 5. Không ngừng thay đổi hình thức trình bày và bổ sung nguồn tài nguyên trong thư viện để hoàn thiện cổng thông thông tin điện tử * Mục đích: Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị, tôi cùng ban biên tập đã khởi động và vận hành thử nghiệm cổng thông tin điện tử. Ban đầu thực sự rất khó khăn, từ việc duyệt tin bài đến đăng tin làm sao cho kịp thời, đảm bảo tính thời sự nhất. Nhiều tin bài và hình ảnh chưa đạt yêu cầu, phải chỉnh sửa nhiều lần trước khi đăng lên Web. Nhưng với sự nhiệt tình, tâm huyết của các đồng chí giáo viên, nhân viên trong nhà trường, kiên trì thực hiện theo kế hoạch, cổng 12/15 thông tin của trường Mầm non Đại Kim đã hoạt động ổn định, có bài đăng thường xuyên hàng tuần, hàng tháng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của cổng thông tin điện tử, tôi nhận thấy lượt truy cập có tăng nhưng chưa cao, chưa thường xuyên. Đồng nghĩa với việc, cổng thông tin chưa được nhiều người quan tâm. Nắm bắt tình hình, tôi đã điều chỉnh ngay hình thức trình bày các bài đăng trên Web, bổ sung hình ảnh, video để làm phong phú thêm “thư viện” trên cổng thông tin. *Cách tiến hành: Thay vì giới thiệu trường, cơ sở vật chất bằng văn bản Word, tôi đã thiết kế trên phần mềm PowerPoint, sau đó xuất ra file ảnh rồi đăng lên Cổng thông tin để bài viết có nhiều hình ảnh sinh động, đẹp mắt. Tương tự với cơ cấu tổ chức nhà trường, trước đây tôi lấy ảnh đại diện do các đồng chí giáo viên, nhân viên gửi lên, mỗi người một kiểu, không đồng bộ, thì nay tôi yêu cầu các đồng chí mặc đồng phục, đeo thẻ tên, chụp ảnh để tạo cảm giác chuyên nghiệp, đồng bộ khi giới thiệu về đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, việc bổ sung nhiều nguồn tài nguyên trong thư viện cũng rất quan trọng. Thay vì đóng khung trong các video hoạt động của nhà trường trong chuyên mục video, tôi yêu cầu các đồng chí giáo viên giáo viên tìm nhiều nguồn video các chương trình thiếu nhi như 123 ta cùng đếm, ABC vui từng giờ, Mẹ ơi tại sao.....trên vtv7 Kids hay như các chương trình dạy kỹ năng sống, video các bài thơ, câu chuyện trong chương trình. * Kết quả: Những thay đổi này đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía giáo viên, phụ huynh trong trường, thậm chí cả những độc giả không có con gửi trong nhà trường. Cổng thông tin điện tử của trường Mầm non Đại Kim thực sự đã đến gần và tiếp cận được nhu cầu của Phụ hunh học sinh, như một kênh truyền thông của nhà trường và trở thành kênh học tập trực tuyến đối với trẻ. Điều này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Không đến trường nhưng không có nghĩa là không học tập. Trẻ vẫn được thoải mái tham gia hoạt động: làm quen với toán, chữ cái, kỹ năng sống....thông qua cổng thông tin điện tử của nhà trường. Đồng thời, lượng truy cập vào cổng thông tin điện tử không ngừng tăng lên. Do vậy, Phụ huynh học sinh dễ dàng đăng nhập vào Web, chỉ cần vào Google, gõ “mầm non đại kim” là truy cập được vào cổng, thay vì phải nhập tên miền như trước kia. (Hình ảnh minh họa: Phụ lục 4 đến phụ lục 7) V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Bản thân: 13/15 - Làm tốt công tác phối kết hợp Ban giám hiệu nhà trường triển khai cổng thông tin điện tử trong nhà trường. Từ đó, rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử. 2. Phụ huynh: - Có thêm kênh thông tin toàn diện về nhà trường cũng như có thêm nhiều hình thức phối hợp chăm sóc và giáo dục trẻ với nhà trường 3. Giáo viên- nhân viên: - Làm tốt công tác tuyên truyền về cổng thông tin cũng như phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục tre tại nhà trong mùa dịch - Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT và một số kỹ năng mềm để tham gia viết tin bài, cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử. 4. Quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử: - Tính đến tháng 03/20, cổng thông tin điện tử của nhà trường đã có 280 tin bài được đăng, với kho thư viện phong phú cũng cập nhật nhiều thông tin, hoạt động của nhà trường. Sốố lượt truy cập đạt hơn 2.000 lượt/tháng Chuyên mục Danh mục Số lượng tin bài Giới thiệu trường 01 Cơ sở vật chất 01 Giới thiệu Cơ cấu tổ chức 70 Tin tức từ Phòng 13 Bản tin trường 31 Thông báo 15 Tin tức Văn bản 16 Tuyển sinh 3 Hoạt động chung 14 Hoạt động giáo Hoạt động chuyên môn 13 dục Công tác đoàn thể 9 Góc cha mẹ Chương trình học 10 Thực đơn tuần 10 Cha mẹ cùng nuôi dạy bé 11 Thư viện ảnh 8 Video clip 16 Thư viện Thơ, truyện, câu đố cho bé 20 SKKN 6 Liên hệ 13 Tổng số 280 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: 14/15 Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ mũi nhọn của ngành giáo dục trong những năm qua. Là một mô hình ứng dụng CNTT cũng như với những lợi thế sẵn có, cổng thông tin điện tử ngày càng được triển khai phổ biến, sâu rộng, gần gũi và thực sự trở thành một cầu nối thông tin giữa nhà trường và cộng đồng, đặc biệt trong thời gian học sinh cả nước nghỉ học để phòng chống dịch Covd19 như hiện nay. II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ thực tế quản lý cổng thông tin điện tử của trường Mầm non Đại Kim, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ thực hiện cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử cụ thể, rõ ràng và phù hợp với tình hình thực tế. - Thường xuyên cập nhật bài viết hấp dẫn, đầy đủ các thông tin hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh của nhà trường. - Không ngừng bổ sung nguồn tài liệu, kho thư viện, tạo môi tường học tập cho trẻ trên cổng thông tin điện tử. III. KHUYẾN NGHỊ: - Tăng cường triển khai các mô hình ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học trong các nhà trường. - Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại để triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường. - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay. Trên đây là một số biện pháp quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử tại trường Mầm non Đại Kim. Rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để bản Sáng kiến kinh nghiệm này càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2020 nghiệm này do tôi tự viết, không sao Người viết chép của ai và tôi xin chịu trách nhiệm Trịnh Hoàng Hương MỤC LỤC 15/15 NỘI DUNG A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Thời gian nghiên cứu B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Thực trạng 1.Thuận lợi 2. Khó khăn 3. Kết quả khảo sát IV. Một số biện pháp thực hiện 1. Tìm hiểu về cổng thông tin điện tử 2. Xây dựng kế hoạch điều hành và quy chế hoạt động của cổng thông tin điện tử 3. Lựa chọn giao diện và xây dựng cây chuyên mục trên cổng thông tin điện tử 4. Bồi dưỡng kỹ năng viết tin bài và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ - giáo viên nhân viên 5. Không ngừng thay đổi hình thức trình bày và bổ sung nguồn tài nguyên trong thư viện để hoàn thiện cổng thông thông tin điện tử V. Kết quả đạt được C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Bài học kinh nghiệm: 3. Khuyến nghị và đề xuất. 16/15 TRANG 01 01 02 02 02 02 02 03 03 03 03 03 03 04 04 04 07 09 11 12 14 15 15 15 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan