Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi

.DOC
15
148
132

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống của con người, trong sự phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy,là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội. Theo triết học Mac - Lênin, Ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động. Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ.” Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ, là chìa khóa để trẻ đón nhận sự phong phú rộng lớn của kho tàng kiến thức, là phương tiện để trẻ khám phá thế giới với các sự vật, hiện tượng xung quanh mình và tự khẳng định mình trong môi trường đó. Việc phát triển ngôn ngữ làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh. Đồng thời, nó còn là điều kiện để phát triển tư duy, giúp trẻ học tập, vui chơi, và phát triển hài hòa, toàn diện. Để phát triển toàn diện cho trẻ, việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm, ngay từ khi trẻ mới ra đời, và người lớn phải thực hiện sự giáo dục ấy bằng tiếng mẹ đẻ.Ngoài sự giáo dục của gia đình, trường mầm non cũng là môi trường giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân ,đảm nhận việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ Dạy trẻ nói mạch lạc cũng là một trong những nội dung của công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó là phát triển ở trẻ khả năng nghe hiểu ngôn ngữ của người khác, khả năng biết trình bày, thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, ý muốn, nguyện vọng….của mình cho người khác biết một cách có trình tự, có logic, có nội dung, đúng và biểu cảm. Đối với trẻ mẫu giáo, nói mạch lạc là một nội dung tương đối khó, trẻ có thể giao tiếp với bạn, với người lớn nhưng giao tiếp của trẻ chưa có trình tự, chưa thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ, một cách logic, đúng và biểu cảm.Vì vậy, khi được đặt một nhiệm vụ giao tiếp cụ thể, trẻ rất ngại trình bày, hoặc có trình bày, trẻ chỉ nói những từ đơn giản, ngắn gọn theo kiểu vuốt đuôi, nói không rõ ràng. Thậm chí, có trẻ chỉ đứng lên mà không hề dám nói một từ nào mặc dù sau đó trẻ chơi với bạn vẫn giao tiếp cho bạn hiểu được ý mình.Chính vì ngôn ngữ trẻ chưa mạch lạc, nên trẻ không tự tin, chưa chủ động trong giao tiếp với cô, với bạn dần dần, trẻ sẽ trở nên thụ động, nhút nhát. 1 Ngoài ra, tuy phát triển ngôn ngữ mạch lạc cũng là một nội dung được đề cập đến trong chương trình phát triển ngôn ngữ nhưng chủ yếu hiện nay chỉ là tích hợp, lồng ghép thêm trong các dạng hoạt động khác nên không có đủ thời gian để rèn luyện cho những trẻ yếu.Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc còn phần nào phó mặc cho sự phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ nào đã diễn đạt mạch lạc rồi thì cứ được yêu cầu trả lời mãi, còn những trẻ thụ động thì chỉ biết ngồi nghe bạn nói thôi…Các tài liệu về phát triển ngôn ngữ nói chung và giáo dục trẻ nói mạch lạc nói riêng còn ít nên việc đưa ra các biện pháp giáo dục, cũng như cách tích hợp, lồng ghép việc dạy trẻ nói mạch lạc vào các hoạt động khác đều do giáo viên tự nghĩ ra và tích lũy kinh nghiệm nên có phần còn hạn chế, thiếu tính hệ thống và khoa học, hiệu quả thu được không cao và không có tác dụng đồng đều trên trẻ. Vì nhiều lí do kể trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn đề ra các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5- 6 tuổi một cách có hệ thống từ dễ đến khó, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ từ yếu đến giỏi để cải thiện được phần nào tình hình khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở nhóm lớp mà tôi đang dạy nói riêng và bên cạnh đó làm tài liệu giúp cho các giáo viên dạy trẻ cùng lứa tuổi ở các lớp khác nói chung có thể tham khảo để dạy trẻ 5-6 tuổi nói được ngôn ngữ mạch lạc . Đồng thời, từ đó có cơ sở khoa học để tuyên truyền cho các bậc phụ huynh phối hợp rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thêm ở nhà một cách có hiệu quả. II/ NỘI DUNG: A/ THỰC TRẠNG: Mặc dù, ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để trẻ 5-6 tuổi giao tiếp và được trẻ sử dụng thường xuyên , mỗi ngày nhưng trẻ diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân: - Các giờ học phát triển ngôn ngữ hiện nay chủ yếu chỉ là tích hợp, lồng ghép thêm trong các dạng hoạt động khác nên không có đủ thời gian để rèn luyện cho những trẻ yếu . - Trong phương pháp giảng dạy, còn chạy theo giáo án, chưa dành thời trang cho trẻ diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc mà chỉ cần trẻ trả lời được nội dung trọng tâm mà giáo viên yêu cầu hoặc chỉ chú ý gọi một số trẻ đã diễn đạt được ngôn ngữ mạch lạc mà chưa chú ý giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho cá nhân trẻ yếu. - Chưa biết tận dụng khai thác môi trường ngôn ngữ và môi trường vật chất (đây là điều kiện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ). Vì ngoài giờ học,trong các hoạt động khác trong ngày giáo viên chưa tích cực trò chuyện, giao tiếp để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Giáo viên còn thụ động hoặc do điều kiện không cho phép nên chưa đưa trẻ vào môi trường vật chất: cây cỏ, hoa lá, nhà cửa, công trình, bưu điện , cửa hàng ..để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cơ bản và cao nhất là ngôn ngữ mạch lạc. 2 - Giáo viên còn dạy theo quán tính, kinh nghiệm của bản thân, chưa tích cực tìm hiểu các biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc qua các tài liệu nên việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ chưa đạt kết quả cao. - Một số trẻ có đặc điểm phát âm còn hạn chế( nói ngọng, nói lắp…) do bệnh lí, do bắt chước sử dụng ngôn ngữ địa phương của bố mẹ nên cũng làm cản trở việc sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Bên cạnh đó , ngoài những tồn tại chung đã nêu trên . Lớp tôi còn có những thuận lợi và khó khăn sau : + Những thuận lợi: - Được sự quan tâm, đầu tư của Ban Giám Hiệu, phụ huynh về cơ sở vật chất, mạng internet để giáo viên có thể tìm hiểu, học tập thêm, lấy tài liệu, hình ảnh… trên mạng để giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Ban giám hiệu thường tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh để tuyên truyền, vận động phụ huynh phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn. - Ban giám hiệu kịp thời cập nhật, trang bị những tài liệu mới về phương pháp giáo dục mầm non cho giáo viên tham khảo và vận dụng vào hoạt động chăm sóc giáo dục. - Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức cho giáo viên học tập nâng cao chuyên môn, tham dự các buổi thao giảng của trường bạn để giáo viên nắm rõ hơn về các phương pháp dạy học tích hợp có lồng ghép phát triển ngôn ngữ để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. + Những khó khăn: - Do số lượng trẻ trong một nhóm lớp còn đông (22 cháu/1 cô) nên cô chưa có đủ thời gian để sâu sát, giáo dục cá nhân cho từng cháu, chưa tạo điều kiện để cháu tự bày tỏ suy nghĩ, sự hiểu biết, bộc lộ bản thân mình bằng ngôn ngữ mạch lạc… - Do trình độ nhận thức không đồng đều, gần 30% trẻ lớp tôi mới lần đầu đến trường, số trẻ nam nhiều hơn nữ nên việc rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ còn nhiều khó khăn. - Hơn 50% trẻ còn chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm: l- n, gi-v…, 40% khả năng chú ý của trẻ chưa đồng đều, chưa ổn định vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu ,trong từ, bớt âm khi nói. 60% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng. - Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, ở nhà chưa tích cực đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Với những thuận lợi và khó khăn như thế, tôi đã nhiều lần trăn trở , suy nghĩ , tham khảo các tài liệu, sách báo… Để tìm một số biện pháp phát phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi và đã tiến hành áp dụng các biện pháp này ở nhóm lớp mình trong năm học 2013 - 2014 và hi vọng kết quả bước đầu có thể đạt được khoảng 75% sỉ số học sinh của nhóm. 3 B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để có biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi đạt kết quả tôi đã tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi như sau: + Đặc điểm phát triển ngữ âm, ngữ điệu - Trẻ 5-6 tuổi: Phát âm đúng hầu hết các hình thức của âm thanh ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ và phát âm đúng 6 thanh điệu, phát âm đúng ngay cả những âm khó, khả năng sử dụng giọng nói biểu cảm hơn. VD: Thuyền buồm, quềnh quàng, khúc khuỷu - Trẻ mẫu giáo lớn: trẻ học và bắt chước ngữ điệu của người lớn rất tốt, bước đầu đã biết sử dụng các phát triển đơn giản của giọng như cao độ, cường độ, trường độ. VD: Thể hiện qua kể chuyện diễn cảm-> trẻ biết lên giọng, xuống giọng, biết ngắt, nghỉ đúng. + Đặc điểm phát triển vốn từ: - Trẻ mẫu giáo lớn vốn từ đang ở thời kỳ phát cảm. Vì vậy, số lượng từ tăng nhanh; có khả năng sử dụng tính từ chỉ mức độ, đặc điểm tính chất của sự vật hiện tượng trẻ sử dụng từ rất nhanh và sáng tạo. - Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, các từ chỉ tốc độ như: Nhanh - chậm, các từ chỉ màu sắc: Đỏ, vàng, trắng, đen, ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng chưa chính xác - 90% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp, 75% số trẻ đếm được 1-10. Tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác. Ví dụ: Con vẽ chữ A (thay vì phải dùng từ viết) + Đặc điểm phát triển về cấu trúc câu - Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. + Câu phức đẳng lập: Tích chu đi chơi, tích chu không lấy nước cho bà. + Câu ghép chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây được nhà đẹp thì bạn Huyền lại gỡ ra rồi . - Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn: Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa thật chính xác. Ví dụ: Mẹ ơi, con muốn cái dép kia (Phụ huynh cháu Gia Hưng kể lại) chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng. + Phát triển ngôn ngữ mạch lạc: - Trẻ mẫu giáo lớn: ngôn ngữ mạch lạc đã phát triển, trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc trong các tình huống giao tiếp. VD: Con thích câu chuyện này vì con thấy nó hay -> Tuy nhiên, so với lí thuyết, khả năng sử dụng ngôn ngữ của lớp tôi đầu năm học còn hạn chế, chỉ 45% trẻ trong nhóm có khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. Từ đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi như trên, tôi đã đề ra các biện pháp sau: * Biện pháp 1: 4 Làm phong phú đời sống cho trẻ thông qua việc cho trẻ tham quan, dạo chơi, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, với nhiều người, nhiều ngành nghề, trang phục… Cho trẻ được tiếp xúc với tranh ảnh, sách báo, các phương tiện nghe nhìn phù hợp: xem ti vi, video, nghe băng… và linh hoạt tận dụng các môi trường vật chất( cây, cỏ, nhà, đồ chơi, …) và môi trường ngôn ngữ ( sách, truyện, giáo viên, bạn bè trẻ…) có sẵn xung quanh trẻ để trò chuyện với trẻ, từ đó khơi gợi kích thích trẻ trò chuyện, kể chuyện bằng ngôn ngữ mạch lạc. Ví dụ: trong giờ cô dẫn trẻ dạo chơi ngoài trời trẻ thấy có một con bướm bay vờn trên cành hoa, trẻ reo lên: a, bướm kìa, bướm đẹp quá. Trẻ chạy theo định bắt bướm -> cô gợi ý trẻ quan sát con bướm -> đặt câu hỏi với trẻ: - Con thấy con bướm có gì nổi bật -> thưa cô, con thấy hai cánh con bướm có nhiều màu sắc ( trẻ giỏi trả lời) - Cô gọi một số trẻ yếu trả lời về đặc điểm của con bướm, nếu trẻ chưa diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, cô nói lại câu trẻ vừa nói theo đúng trình tự ngữ pháp và khuyến khích trẻ nhắc lại câu cô vừa nói. -> Nhờ sự nổ lực làm phong phú vốn sống cho trẻ, tận dụng tối đa môi trường vật chất, môi trường ngôn ngữ để trò chuyện với trẻ nên trẻ lớp tôi bây giờ đã tích cực nói hơn, tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện công việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ hơn. * Biện pháp 2: Ngoài giờ học, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi, đọc các bài vè, đồng dao để giúp trẻ rèn luyện phát âm, cung cấp vốn từ , nói đúng ngữ âm, ngữ điệu, sử dụng câu đúng cấu trúc ngữ pháp. Đó là các điều kiện để rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Ví dụ : - Rèn luyện phát âm. Cô dạy trẻ đọc bài thơ và cho trẻ cùng đọc để rèn luyện cách phát âm chữ Đ: Đủng đà đủng đỉnh Đi đâu đi đâu Đón đò, đón đò. Đủng đà đủng đỉnh. - Cung cấp vốn từ. Qua bài thơ trên, giáo viên có thể tận dụng để cung cấp vốn từ mới cho trẻ ( giải thích cho trẻ hiểu từ Đủng đỉnh có nghĩa là đi thong thả, từ từ) - Nói đúng ngữ âm, ngữ điệu. Trong quá trình kể chuyện cho trẻ nghe, giáo viên chú ý kể chuyện bằng ngôn ngữ diễn cảm,lên giọng, xuống giọng, ngừng nghỉ đúng chỗ, sử dụng đúng ngữ âm, ngữ điệu của các nhân vật ở các đoạn đối thoại rồi hướng dẫn trẻ cách thể hiện ngữ âm, ngữ điệu của các nhân vật đó. -> Thông qua câu chuyện “ Tích chu” và qua lời của bà gọi Tích Chu: Tích chu ơi, lấy nước cho bà uống.Giáo viên giải thích cho trẻ biết: Bà gì rồi, lại ốm nữa nên giọng bà khi gọi Tích Chu lấy nước phải trầm xuống và kéo dài ra thể hiện sự già nua, mệt mỏi. Sau đó, cô cho trẻ tập nói giọng của bà khi kêu Tích Chu lấy nước. 5 - Sử dụng câu đúng ngữ pháp (đúng cấu trúc câu). Trong giờ hoạt động chiều, trò chuyện sáng, cô có thể tận dụng các đồ chơi trong lớp để rèn luyện cho trẻ nói đúng ngữ pháp: + Cô: đưa ra con búp bê và yêu cầu: mỗi bạn hãy nói một câu về con búp bê này? + Trẻ: Búp bê mặc áo đầm. Búp bê có mái tóc vàng rất đẹp (Trẻ đã nói đúng cấu trúc câu) Một số trẻ chưa nói đúng cấu trúc câu, cô gợi ý thêm cho trẻ nói. Ví dụ: Bé Thùy Dung lớp tôi sau một lúc ngần ngừ không nói về búp bê. Tôi khuyến khích : nếu con nói được cô sẽ thưởng kẹo cho con. + Cháu nói : mắt búp bê đẹp…. + Cô gợi ý thêm: mắt búp bê đẹp như thế nào? Tại sao con nói mắt búp bê đẹp? + Cháu trả lời: vì mắt màu xanh Dựa vào câu trả lời của trẻ cô gợi ý cho trẻ nói câu đúng ngữ pháp, đúng cấu trúc câu. + Búp bê có một đôi mắt màu xanh rất đẹp. -> Như vậy, với việc dựa vào đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ một cách khoa học, logic tôi đã có những biện pháp để cải thiện các yếu tố còn hạn chế trong các đặc điểm ngôn ngữ của trẻ đã giúp cho trẻ biết phát âm đúng, sử dụng ngữ âm, ngữ điệu, vốn từ, cấu trúc câu phù hợp làm nền tảng để rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. *Biện pháp 3: Sử dụng đa dạng các phương pháp để dạy trẻ nói mạch lạc. a. Phương pháp dạy trẻ đối thoại: @ Dạy trẻ nói chuyện: - Giáo viên chủ động và có kế hoạch nói chuyện với trẻ, chuẩn bị trước các đề tài nói chuyện. Nói về vấn đề gì? (Về gia đình, cha mẹ, về cây, hoa về câu chuyện liên quan đến trẻ…) những từ nào cần giới thiệu thêm với trẻ, cần chú ý sử dụng mẫu câu nào? 6 - Nội dung nói chuyện phải gần gũi với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ. Ví dụ: Trẻ ở thành phố ta có thể nói chuyện với trẻ về đề tài siêu thị nhưng trẻ ở nông thôn nếu nói chuyện về đề tài này thì trẻ không biết gì để nói cả. - Thường xuyên nói chuyện với trẻ khi có cơ hội. Ví dụ: Vào giờ thay đồ, có một số bé gái đến trước mặc cô quay lưng lại , giáo viên hiểu ý đưa tay ra cột dây áo cho trẻ và nói: xong rồi. Trường hợp này giáo viên có thể hỏi: Con muốn cô làm gì? để trẻ tự nói yêu cầu của mình, khi cột dây váy cho trẻ, giáo viên có thể gợi chuyện: Con có váy đẹp quá, ai mua cho con? Con mắc nó có mát không? -> Như vậy, giáo viên phải là người khơi gợi, kích thích trẻ tham gia nói chuyện. Nếu có điều kiện, tốt nhất giáo viên nên tìm cơ hội để nói chuyện với từng trẻ trong ngày. - Khi nói chuyện với trẻ , lời nói, cử chỉ, tác phong của giáo viên phải thu hút, hấp dẫn là mẫu cho trẻ bắt chước theo. - Giáo viên để trẻ tự nói lên những hiểu biết, suy nghĩ của mình, ủng hộ những câu trả lời hay, bộc lộ ý kiến của cá nhân, không cấm đoán, nhắc nhở, sửa sai quá nhiều. Tôn trọng trẻ, một câu hỏi có thể chấp nhận nhiều câu trả lời. Ví dụ: Cô đặt câu hỏi “ Nếu đi ngoài đường, thấy trời mưa thì con làm gì?”. Trẻ có thể trả lời bằng nhiều ý tưởng: + Con mặc áo mưa. + Con trú vào quán ăn bên đường. + Con chạy nhanh về nhà. - Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được tự do, thái mái nói chuyện với nhau. Đặc biệt thông qua trò chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề (trò chơi giả bộ có cốt chuyện) Ví dụ: Sáu trẻ cùng vào góc chơi “Tiệm làm tóc” + Đầu tiên, bé An An hỏi: hôm nay chúng ta chơi gì? + Khánh Ngân: chúng ta chơi làm tóc. Tôi làm thợ gội đầu. + Minh Anh: Tôi làm thợ trang điểm. + Nguyên Khôi: Tôi làm thợ uốn tóc. + Thùy Linh: Tôi làm khách hàng. + Thùy Dung: Tôi làm khách hàng. Khi chơi trẻ còn thường xuyên nói chuyện phù hợp với vai chơi. + Bé Nguyên Khôi: Chào chị, chị muốn làm gì? (với bạn đóng khách hàng) + Bé Nguyên Khôi: Chị chọn kiểu tóc đi + Bé Nguyên Khôi: Chị muốn uốn tóc hả, chị xem báo đi, tôi sẽ uốn tóc cho chị. + Bé Nguyên Khôi: Tôi uốn rồi, bây giờ chị qua kia hấp dầu nhé. @ Dạy trẻ đàm thoại: - Đề tài đàm thoại phải gần gũi với cuộc sống của trẻ. Cần giúp trẻ có những hiểu biết trước về đề tài đàm thoại 7 - Số lượng trẻ tham gia vào đề tài đàm thoại không nên quá đông. Nên chia đôi lớp khi đàm thoại để trẻ nào cũng được tham gia đàm thoại và phát triển ngôn ngữ mạch lạc - Khi đàm thoại , giáo viên nên sử dụng giáo cụ trực quan hổ trợ. Ví dụ: + Đàm thoại nhận thức môi trường xung quanh: Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển, điều kiện sống của cây - Trẻ kết nhóm 5 bạn, mỗi nhóm lấy tranh,thảo luận, sắp xếp tranh theo sự hiểu biết của trẻ và kể chuyện -> Cho từng nhóm kể chuyện theo sự sắp xếp tranh của nhóm mình. Cô trình chiếu PP chuyện: Chú đỗ con (quá trình phát triển của cây từ hạt) và kể cho trẻ nghe câu chuyện kết hợp câu hỏi đàm thoại - Muốn có cây con thì việc đầu tiên người ta phải làm gì? - Qua những giai đoạn nào thì hạt trở thành cây trưởng thành? - Cây trưởng thành sẽ cho ra cái gì? - Để cây mau lớn và phát triển tốt cần phải có những điều kiện nào? + Đàm thoại về nội dung câu chuyện để giúp trẻ khắc sâu nội dung câu chuyện và kể lại truyện bằng ngôn ngữ mạch lạc. Sau khi kể cho trẻ nghe câu chuyện : Ba cô gái giáo viên đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ : - Câu chuyện nói về điều gì? - Trong chuyện có những nhân vật nào? - Sóc đã đưa thư cho ba cô gái và cùng nói điều gì? - Tại sao cô chị cả và chị hai cùng bị biến thành Rùa và nhện. - Nếu là con, khi mẹ ốm con sẽ làm gì? - Con đặt tên câu chuyện này là gì? -> Trong quá trình đàm thoại với trẻ , giáo viên yêu cầu trẻ trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, đúng cấu trúc câu, ngữ điệu…để rèn luyện cho trẻ cách sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. @ Dạy trẻ đóng kịch: - Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ . Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc Khi đóng kịch, trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu. , tính cách nhân vật mà trẻ đóng , giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt . Ví dụ trẻ đóng kịch chuyện: Chàng Rùa - Cháu Đình Trí đóng vai ông Vua (Tính cách trịch thượng, tham lam): Mặt vênh lênh, quát tháo, Tới đoạn dụ dỗ, lừa gạt rùa (tỏ thái độ nhỏ nhẹ, giọng trầm): Rùa xây cho ta một ngôi nhà nữa ta sẽ gả con gái ta cho Rùa - Cháu Hoàng Phúc, Phương Uyên đóng vai ông bà già ( giọng trầm xuống, chậm rãi) nói với Rùa: Gía như Rùa là người thì đỡ cho chúng ta biết mấy! 8 - Cháu Trung Hiếu đóng vai Rùa (tính cách hiền lành, giọng nói nhỏ nhẹ): Con là con của bố mẹ đấy. Bố mẹ đừng bỏ con!.... !....Đến đoạn đi xây nhà cho Vua (giọng mạnh mẽ, tự tin ): Các cô các bác về đi, một mình tôi xây nhà cho Vua cũng được b/ Phương pháp dạy trẻ độc thoại: Lời nói độc thoại phức tạp hơn lời nói đối thoại. Khi độc thoại, lời nói của trẻ phải đầy đủ về mặt cấu trúc, có nội dung, các câu nói phải liên kết với nhau theo chủ đề một cách logic, diễn đạt phải rõ ràng, lưu loát. Nói độc thoại là một hình thức cấp cao của ngôn ngữ mạch lạc. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trong giao tiếp tự do có 2 cách: @ Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trong giao tiếp tự do - Làm mẫu: Hằng ngày, tùy tình huống giao tiếp, giáo viên nói với trẻ về các sự kiện xảy trong đời sống hằng ngày mà mình đã nhìn thấy, đã trải qua. Gíao viên kể lại các sự kiện đó cho trẻ nghe bằng giọng tự tin, thoải mái hay vui vẻ, hài hước để gây ấn tượng mạnh cho trẻ, tạo ở trẻ thói quen bắt chước, trao đổi tự nhiên về những ấn tượng, cảm xúc, kinh nghiệm của mình với mọi người xung quanh. Ví dụ: Trong giờ trò chuyện sáng, cô kể cho trẻ nghe như sau: sáng nay , cô đi làm , cô thấy có nhiều ông già noel chở sau xe rất nhiều gói quà. Cô nghĩ, các ông già noel ấy đang đi tìm các bạn nhỏ ngoan để tặng quà mừng giáng sinh đấy. Lớp mình bạn nào ngoan, hay được cô tuyên dương , khen thưởng thế nào cũng được ông già Noel tặng quà trong đêm Giáng sinh. Sau khi nghe cô kể sự kiện đó, trẻ (bé Khánh Ngân) cũng nói: Tối qua ba mẹ con chở con đi xem cây thông, hang đá ở Sài Gòn đẹp lắm, con thấy có nhiều ông già Noel đeo theo sau lưng một túi màu đỏ, mẹ nói đó là túi quà của ông già Noel, ai ngoan ông mới tặng quà. Hôm qua con giúp mẹ lặt rau, con ngoan rồi đó, ông già Noel sẽ tặng quà cho con. - Luyện tập: Để trẻ có thói quen nói một chuỗi lời nói trong giao tiếp hằng ngày về một nội dung nào đó, giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ tự do trao đổi, dành thời gian cho trẻ nói về mình, về bạn, về cảm xúc, suy nghĩ của mình. Trong các giờ trò chuyện sáng, hoạt động chiều, giáo viên gợi ý trẻ nói bằng các câu hỏi, lời hỏi thăm. (Hôm qua ở nhà con đi chơi đâu? Làm gì? Con nhìn thấy gì trên đường, con cảm thấy như thế nào khi được đi chơi….) Ví dụ: Bé An An nói với bạn: Hôm qua ba chở mẹ và mình đi khám Bác sĩ, mẹ mình có em bé rồi, mai mốt mình được làm chị nè. @ Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại trên giờ học - Dạy trẻ kể lại tác phẩm văn học: Trên giờ học dạy trẻ kể lại tác phẩm văn học, trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm nội dung của tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Tuy nhiên, giáo viên không nên yêu cầu trẻ kể thuộc lòng chi tiết nội dung của tác phẩm, mà chỉ yêu cầu trẻ kể lại nội dung chính của tác phẩm. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ của tác phẩm kết hợp với ngôn ngữ của chính trẻ dụa trên sự 9 cảm thụ của tác phẩm để kể.Giáo viên khuyến khích trẻ kể tự nhiên, thoải mái,sử dụng đúng ngữ điệu của nhân vật. Ví dụ: Bé Phương Dung kể lại câu chuyện “Chàng Rùa” : Hai ông bà gì sinh được một con Rùa, Hai ông bà già định bỏ Rùa nhưng Rùa nói: “Ba, mẹ ơi đừng bỏ con” nên hai ông bà không bỏ nữa. Nhà Vua ra lệnh mọi người phải đi xây nhà cho Vua, Rùa thay ba mẹ đi xây nhà, Rùa thổi phù biến những cây gỗ nhỏ thành gỗ to. Rùa kêu mọi người về đi để Rùa xây nhà cho Vua. Rùa biến ra cho Vua một cái nhà to. - Dạy trẻ tự kể chuyện: Dạy trẻ tự kể chuyện khó hơn so với dạy trẻ kể lại chuyện. Để có thể tự kể chuyện, trẻ phải có vốn hiểu biết nhất định, ngôn ngữ phát triển tương đối tốt, tính tự chủ cao hơn. Đây là một dạng nâng cao cho những trẻ đã có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. 1/ Kể miêu tả về đồ chơi, vật thật: giáo viên cần chuẩn bị giáo cụ trực quan (đồ chơi, vật thật) để trẻ nhìn theo và kể. Ví dụ: Bé Quốc Anh kể về cái điện thoại để bàn: đây là cái điện thoại bàn, có một sợi dây nối cái ống nghe và nói với cái bàn phím để ở trên bàn có nhiều số. Khi gọi, mình lấy tay nhấn số trên bàn phím để gọi. 2/ Kể theo trí nhớ về sự kiện trẻ đã trải qua: Dạng kể này được thực hiện khi trẻ có khả năng ghi nhớ có chủ định tương đối tốt. Đề tài mà trẻ kể chính là những gì trẻ đã trực tiếp tham gia hoặc đã trải qua. Việc thường xuyên tổ chức cho trẻ nói lại các sự kiện đã trài qua giúp cho ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển. Ví dụ: Bé Thùy Dương kể lại cho mẹ bé nghe việc cô dạy trẻ tập văn nghệ mừng 20-11 (mẹ bé kể lại): Cô Vy gọi con và bạn thảo, bạn Ngân, bạn Khôi lên phòng âm nhạc tập văn nghệ với các bạn ở lớp khác , cô cho con đứng đầu hàng và bảo các bạn quên bài thì nhìn theo con mà tập. Cô khen con nhớ bài nhanh… 3/ Kể chuyện sáng tạo: Ở trường mầm non thường cho trẻ kể chuyện sáng tạo thông qua việc liên kết các tranh trẻ đã vẽ, các sản phẩm tạo hình bằng nguyên vật liệu mở và với sự gợi ý , giúp đỡ của giáo viên trẻ có thể nhìn các tranh, các sản phẩm tạo hình để kể chuyện sáng tạo. Ví dụ: Cô lấy các bức tranh mà trẻ đã vẽ sau đây và gợi ý trẻ kể chuyện sáng tạo: các bé cầm cờ đứng trước Doanh trại bộ đội, các chú bộ đội đi hành quân, các chú bộ đội trồng rau, các bé ngồi xung quanh nghe chú bộ đội đàn, hát. -> Bé Mai Anh đã nhìn các bức tranh trên và kể: Ngày quân đội nhân dân Việt Nam, em được tham quan Doanh trại bộ đội. Em và các bạn được xem các chú tập luyện đi hành quân . Em còn được xem các chú bộ đội trồng rau.Sau đó, chúng em cùng ngồi xung quanh nghe các chú đàn hát rất hay. 10 4/ Kể tiếp truyện: Giáo viên nên chọn những truyện có nội dung ngắn gọn , đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ. Nội dung truyện nên có những điểm thắt nút logic. Trước khi kể chuyện, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho trẻ “ Chú ý lắng nghe xem truyện kể về ai, đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo để trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Ví dụ: Giáo viên kể cho trẻ nghe câu chuyện “Ba cô gái” đến đoạn Sóc đưa thư đến nhà cô chị cả Sóc nói: “Chị cả ơi, mẹ chị đang ốm đấy, chị hãy về thăm mẹ chị ngay đi” Cô đặt câu hỏi: Theo con, khi nghe Sóc nói như thế, cô Út sẽ làm gì? cô nói gì với Sóc? Có nhiều câu trả lời từ trẻ: - Chị cả nghe Sóc nói như thế, chị cả cám ơn Sóc đã dưa thư, chị chạy nhanh về với mẹ, mua thuốc cho mẹ uống. - Chị cả nói với Sóc cùng đi với mình đến bệnh viện kêu Bác sĩ đến nhà chữa bệnh cho mẹ. - Chị cả chạy nhanh về nhà và nhờ Sóc đi mua thuốc đem về nhà giúp chị. So sánh việc sử dụng các phương pháp để dạy trẻ nói mạch lạc ở các năm trước tôi nhận thấy : Năm nay, do được đầu tư, tìm hiểu kĩ các phương pháp dạy trẻ nói mạch lạc qua tài liệu và áp dụng vào thực tế một cách có hệ thống để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ từ dễ đến khó, có các phương pháp phù hợp cho khả năng của trẻ từ yếu đến khá đến giỏi nên trẻ trong nhóm tích cực sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn mà không làm cho trẻ mất tự tin hay nhàm chán.Vì những năm trước giáo viên chỉ làm theo kinh nghiệm, chủ yếu là trò chuyện với trẻ, vào giờ học mới đặt mục đích để đàm thoại . Khi đó, những trẻ đã có ngôn ngữ mạch lạc rồi thì cứ xung phong phát biểu và cô cứ gọi mãi, còn những trẻ chưa nói mạch lạc thì cứ ngồi im nghe . Năm nay, giáo viên dựa vào khả năng ngôn ngữ của cá nhân trẻ, nhóm trẻ để có phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc phù hợp: + Trẻ yếu: ban đầu cô tập cho trẻ trò chuyện cùng cô, cùng bạn, sau đó nâng cao dần lên đàm thoại. + Trẻ khá hơn: cô bắt đầu từ hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc sau đó tập trẻ nói độc thoại. + Trẻ đã biết diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc: cô chú ý hướng trẻ sử dụng ngôn ngữ độc thoại và chủ yếu là tự kể chuyện, kể chuyện sáng tạo… -> Do đó, tránh được hiện tượng trẻ nhàm chán do cô yêu cầu trẻ diễn đạt ngôn ngữ quá khả năng của trẻ nên trẻ tự tin, thoải mái nói ->trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn 11 -> Đồng thời, thông qua các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc chủ đạo trên, chúng ta có thể lồng ghép, tích hợp các phương pháp này với một số môn học khác để vừa phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mà vẫn đảm bảo trẻ học tập tích cực và không nhàm chán. Ví dụ: Chủ đề: Các con vật sống trong rừng: - Ban đầu, giáo viên có thể cho trẻ lấy các nguyên vật liệu mở: đĩa nhựa, nắp hộp sữa, nắp bánh flan, đĩa CD….tạo hình các con vật sống trong rừng theo nhóm. Sau đó, các nhóm sẽ suy nghĩ câu chuyện, lời thoại của các con vật mà nhóm vừa làm được rồi cùng thi kể truyện. * Biện pháp 4: - Thông qua các buổi họp phụ huynh, bảng tuyên truyền, giáo viên động viên, khuyến khích phụ huynh tích cực trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe thêm ở nhà, đặc biệt là dành thời gian để lắng nghe trẻ nói và sửa những câu nói, cách nói sai của trẻ. Muốn vậy, phụ huynh khi trò chuyện với trẻ phải cố gắng phát âm đúng, phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, trẻ sẽ bắt chước theo. - Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác .Sử dụng đa dạng các phương pháp để dạy trẻ nói mạch lạc. Ví dụ: Trong lớp, khi dạy trẻ câu chuyện: Chàng Rùa, giáo viên cũng in nội dung câu chuyện và dán lên bảng tuyên truyền cho tất cả phụ huynh cùng xem và yêu 12 cầu phụ huynh phối hợp kể thêm cho trẻ nghe ở nhà hoặc lắng nghe trẻ kể lại khi trẻ đã được nghe cô kể ở lớp. Sau đó, phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện và có thể sửa cho trẻ cách nói sai, cấu trúc câu sai... Như vậy, so với những năm trước, do đã đặt yêu cầu từ trước, qua các buổi họp phụ huynh giáo viên nhấm mạnh sự cần thiết của việc trò chuyện, kể chuyện thêm cho trẻ ở nhà nên khả năng nói mạch lạc của trẻ trong lớp cũng có sự thay đổi đáng kể… * Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng để động viên, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. Gíao viên đánh giá trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc dựa trên sự tiến bộ của trẻ so với đầu năm học chứ không đánh giá, so sánh trẻ yếu với trẻ giỏi để tạo ở trẻ sự tự tin, mạnh dạn nói chuyện, trò chuyện bằng ngôn ngữ mạch lạc Ví dụ: Hiện nay, đến cuối học kì I. Tôi nhận thấy, trong lớp tôi có một số trẻ có khả năng nói rõ ràng và đúng trình tự hơn so với đầu năm như: Gia Hưng, Nhật Anh, Minh Anh... đó là những tiến bộ đáng ghi nhận của trẻ. Ta không nên so sánh trẻ với những bé đã nói rõ ràng, mạch lạc ngay từ đầu năm như: Minh Trí, Mai Anh… vì bây giờ bản thân trẻ cũng có những bước tiến bộ mới trong việc sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. C/ CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN SKKN - Để thực hiện được bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tìm hiểu, thu thập thông tin về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non theo độ tuổi,các phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói riêng qua các bài viết trên báo, trên mạng internet, và các sách hướng dẫn, giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ v.v… - Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã lập bảng điều tra khảo sát khả năng phát âm, cách sử dụng câu, khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc của trẻ ở lớp mình một cách cụ thể để từ đó có thể đưa các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phù hợp. - Tôi đã cùng các bạn đồng nghiệp thử nghiệm thực tế các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm lớp mình và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. D/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: - Qua 1 học kì thử nghiệm thực tế một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp, tôi nhận thấy rằng: - 80% Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt,ít sử dụng ngôn ngữ địa phương ,trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ. - 80% kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu , kể chuyện và đóng kịch. - 70%Trẻ phát âm chính xác hơn. Trẻ nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, nói câu mạch lạc hơn, 13 -> Như vậy, trẻ ở nhóm lớp tôi đã sử dụng ngôn ngữ mạch lạc cao hơn so với đầu năm học(chỉ có 45%) và đạt khoảng 70% so với số lượng trẻ trong một nhóm  Trẻ mạnh dạn, tự tin nhiều hơn, chủ động trong giao tiếp với cô, với bạn,có thể tự nêu suy nghĩ, ý kiến của mình. Chỉ còn một số trẻ do mắc một số vấn đề về cách phát âm ( nói ngọng, nói lắp), trẻ mới đi học phổ cập 5 tuổi nên còn rụt rè, thụ động-> Do đó, giáo viên cần cố gắng giành nhiều thời gian trò chuyện với cá nhân trẻ hơn nữa để nâng cao tỉ lệ trẻ sử dụng tốt ngôn ngữ mạch lạc trong học kì 2 của năm học. - Với kết quả thu được ban đầu như thế, tôi nghĩ mình có thể triển khai các biện pháp này cho các đồng nghiệp cùng dạy trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi trong trường thông qua các buổi họp khối chuyên môn để tất cả trẻ 5-6 tuổi trong trường tôi đều được phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách tích cực. E/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một mục tiêu to lớn đối với Giáo dục mầm non nói chung và đối với mỗi giáo viên mầm non nói riêng. Đây là một mục tiêu khó đòi hỏi phải có sự kiên trì lâu dài chứ không phải một ngày một bữa mà có thể thực hiện ngay được. Do đó, mỗi giáo viên mầm non ngoài nắm vững chuyên môn, phương pháp cần phải có lòng yêu thương trẻ như chính con em của mình thì mới có đủ sức vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trước mắt do các điều kiện khách quan ,chủ quan gây ra. - Qua kết quả thực hiện , tôi nhận thấy rằng tuy mức độ đạt của trẻ có tương đương với mục tiêu đề ra , điều này là một nguồn động viên rất lớn đối với tôi. Tuy nhiên , tôi nghĩ mình cần phải tâm huyết hơn nữa , tìm tòi và vận dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hiệu quả hơn: + Thường xuyên học tập trau dồi thêm chuyên môn qua các bạn đồng nghiệp, các trường bạn, qua mạng, báo đài để cập nhật những kiến thức mới nhất về giáo dục trẻ. + Gần gũi và trò chuyện nhiều hơn với tất cả trẻ trong nhóm, lớp để nắm được kinh nghiệm, khả năng của trẻ từ đó mới đề ra kế hoạch giáo dục và có biện pháp phát triển ngôn ngữ phù hợp cho từng trẻ + Giáo viên phải đầu tư tranh ảnh, giáo cụ trực quan, đồng thời tận dụng những môi trường vật chất đẹp, sinh động, môi trường ngôn ngữ phong phú để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, kích thích khả năng nói của trẻ. + Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ để giúp trẻ tự tin, chủ động diễn đạt ngôn ngữ của mình. III/ KẾT LUẬN - Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy, giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức , lối sống , tư tưởng , lập trường 14 vững vàng để giáo dục trẻ tốt.Giáo viên cần yêu thương, tôn trọng, công bằng với tất cả trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô - Luyện trẻ nói mạch lạc là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh , từ diễn đạt , câu đúng ngữ pháp, cũng như sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp .Đề tài nghiên cứu này với các biện pháp được sắp xếp một cách có hệ thống từ việc đầu tiên, cơ bản đến các hình thức nâng cao sẽ làm cơ sở vững chắc cho giáo viên dễ dàng ứng dụng vào hoạt động giảng dạy của mình và đem lại hiệu quả trong việc dạy trẻ nói mạch lạc, làm tiền đề cho trẻ chuẩn bị bước vào bậc tiểu học. Người viết Nguyễn Hoàng Kim Vy 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng