Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại trường...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non (năm 2021)

.DOC
30
1
99

Mô tả:

1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA LAN I. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Bác Hồ kính yêu đã nói”Mẫu giáo tốt, mở đầu nền giáo dục tốt”, trong xu thế đổi mới toàn diện và căn bản của toàn ngành giáo dục, công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là vô cùng quan trọng. Để có nền giáo dục tốt, điều đầu tiên cần đó là, nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường, trong đó đội ngũ giáo viên có vai trò chủ thể tác động đến chất lượng chuyên môn. Giáo viên là chủ thể trực tiếp của quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực công tác. Trên thực tế hiện nay, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa tương xứng với bằng cấp; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục. Kỹ năng sư phạm của một số nhà giáo còn yếu, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy chậm đổi mới, chưa thực sự thay đổi cách dạy theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên chủ yếu được đào tạo vừa học, vừa làm, tại chức, từ xa…một số giáo viên mới ra trường thì đào tạo từ văn bằng 2 hoặc được đào tạo từ những trường trung cấp tổng hợp, hệ liên kết nên không được đào tạo bài bản, chuyên sâu, ít được kiến tập, thực tập nên còn thiếu kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chưa nắm vững cách xây dựng kế hoạch hoạt động. Đối với giáo viên lớn tuổi, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, ngại đổi mới, ... dẫn đến chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay. Số lượng giáo viên tâm huyết với nghề rất ít bởi sự vất vả của công việc, thời gian làm việc nhiều với chế độ ưu đãi thấp mà trách nhiệm lại cao nên không tạo động lực phấn đấu, một số giáo viên trăn trở, lo âu không yên tâm với nghề. Giáo viên thiếu sự tìm tòi, khám phá cái mới, họ bỡ ngỡ trước các kỹ 2 năng nghề nghiệp mới, những hiểu biết liên quan đến nội dung giáo dục trẻ chưa sâu, thiếu năng lực quan sát, lắng nghe, cảm nhận, chưa quan tâm đến cá nhân trẻ. Chất lượng học tập của trẻ làm nên giá trị của nhà trường. Trình độ chuyên môn của giáo viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của trẻ. Vì vậy, bồi dưỡng, phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường một cách bền vững trong điều kiện còn nhiều khó khăn và bất cập hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, để thực hiện được nội dung này thì phải tìm ra các biện pháp để giúp giáo viên nâng cao tình thần trách nhiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, chính vì thế mà tôi lựa chọn đề tài:”Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non Hoa Lan”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của đề tài nhằm đưa ra các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực về tổ chức các hoạt động, về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cho giáo viên tại trường mầm non Hoa Lan. Nhiệm vụ: Giúp giáo viên nắm vững về phương pháp, hình thức, các nội dung đổi mới trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đáp ứng được nhu cầu trong thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường mầm non Hoa Lan. 4. Giới hạn của đề tài: Đề tài được nghiên cứu về chất lượng chuyên môn của giáo viên trường mầm non Hoa Lan, thực hiện từ năm học 2018-2019 đến năm học 2020-2021 tại trường mầm non Hoa Lan. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận; - Phương pháp tìm hiểu, kiểm tra, so sánh kết quả; 3 - Phương pháp thực hành, phân tích, tổng hợp; - Ngoài phương pháp chủ yếu trên, tôi sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác cho đề tài. II. Phần nội dung. 1. Cơ sở lý luận. Theo tinh thần Nghị quyết số 29/TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Bồi dưỡng giáo viên mầm non là quá trình giáo dục nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực nghề nghiệp cần thiết để giúp họ thực hiện tốt các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới”căn bản, toàn diện trong giáo dục và đào tạo. Khoản 4, Điều 72 Luật giáo dục sửa đổi năm 2015 quy định, nhiệm vụ của nhà giáo là không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiêu chuẩn 2 cũng chỉ rõ yêu cầu của giáo viên mầm non. Yêu cầu của xã hội đối với nhà trường ngày càng cao, nhất là Phụ huynh học sinh, họ mong muốn con em mình được phát triển bắt kịp với trẻ em thế giới. Đứng trước đòi hỏi đó, trường mầm non cũng phải đổi mới để xây dựng được môi trường giáo dục khoa học, hiện đại. Song song với yêu cầu đó chính là giáo viên phải liên tục học tập để có thể đáp ứng yêu cầu của ngành, của xã hội. Trong thời đại mới yêu cầu giáo viên phải chuyên nghiệp hơn, không chỉ đơn thuần là trông và dạy trẻ như trước mà phải trau dồi kiến thức với kỹ năng sư phạm tốt để trẻ được học tập và nuôi dưỡng chất lượng nhất. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 có nêu mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục: Xây dựng đội ngũ nhà giáo được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo. Để đạt được mục tiêu đó, cần”Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhà giáo…” 4 Điều 35 của Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT năm 2015 hợp nhất Quyết định ban hành Điều lệ trường Mầm non, quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên. Cụ thể: 1. Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. 4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. 5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hóa; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. Để đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nội dung trên và thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non đòi hỏi cán bộ quản lý phải có chiến lược, biện pháp để hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên học tập và trau dồi phẩm chất đạo đức, kỹ năng sư phạm, xử lý tình huống và cá kỹ năng phối hợp. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Giới thiệu sơ lược về nhà trường: trường mầm non Hoa Lan được thành lập tháng 12 năm 2005, hiện có 394 học sinh/11 lớp; tổng số cán bộ, giáo viên, nhân 5 viên: 31 người. Trong đó, quản lý 03 người, giáo viên 22 người, nhân viên 06 người. Về sơ sở vật chất: có 11 phòng học, trong đó phòng học nhờ là 5/11 phòng; có một bếp ăn tạm chưa đúng tiêu chuẩn; còn lại không có các phòng phục vụ khác; chưa có phòng làm việc cho cán bộ quản lý, nhân viên… * Thuận lợi: Cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo đủ số lượng, có trên 80 % trình độ đại học và cao đẳng; Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Trường nằm ngay khu trung tâm nên số lượng trẻ ra lớp luôn đạt chỉ tiêu Khó khăn: Đa số giáo viên trẻ, đang ở độ tuổi sinh đẻ nên trong năm học cũng khó khăn trong công tác, ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của trường. Trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn ngân sách hàng năm đều bị giảm nên không có kinh phí để hỗ trợ nhiều cho công tác bồi dưỡng chuyên môn. Trường có nhiều điểm lẻ nên việc bố trí thời gian trao đổi chuyên môn cũng khó khăn, hạn chế. Bảng 01: Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên năm học 20192020: Nội dung Trình độ: Đại học Số lượng/kết quả Ghi chú 14 người (quản lý 03, Cao đẳng giáo viên 11 ) 04 người (giáo viên Trung cấp 04) 08 người (giáo viên 5, nhân viên 03). Giáo viên dạy giỏi cấp 10 người trường Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 08 người Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 01 người Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 03 người 6 Khen thưởng: Cấp tỉnh Chưa có Cấp huyện khen 11/31 người Giáo viên 8 người Xếp loại chuẩn nghề nghiệp Tốt 02; khá 18; trung Năm học 2019-2020 GVMN bình 2. Đăng ký sáng kiến kinh 01 giáo viên (cả 2 năm Năm học 2018-2019 nghiệm học). và năm học 20192020. Số giáo viên ứng dụng Tốt 8/22 giáo viên, CNTT biết cơ bản 12/22 giáo viên, có 02 giáo viên chưa sử dụng được máy tính. Bảng 02: Thực trạng về chất lượng học sinh Nội dung Số lượng/kết quả Trung bình học sinh hàng 35 học sinh/lớp năm/lớp Duy trì sĩ số học sinh dưới 90 % Trẻ phát triển bình Trên 80% thường Số trẻ suy dinh dưỡng Dưới 10% nhẹ cân Trẻ suy dinh dưỡng thấp Dưới 10% còi Trẻ được theo dõi biểu 100% đồ tăng trưởng Đánh giá sự phát triển Thể chất: đạt 80%, chưa đạt 20 % của trẻ 3 tuổi Nhận thức: đạt70%, chưa đạt 30% Ngôn ngữ: đạt 65% Tình cảm kỹ năng xã hội: đạt 55% Phát triển thẩm mỹ: đạt 56% Đánh giá sự phát triển Thể chất: đạt 81%, chưa đạt 19 % của trẻ 4 tuổi Nhận thức: đạt 70%, chưa đạt 30% Ngôn ngữ: đạt 85% Tình cảm kỹ năng xã hội:đạt 65% Ghi chú 7 Phát triển thẩm mỹ: đạt56% Đánh giá sự phát triển Thể chất: đạt 80%, chưa đạt 20 % của trẻ 5 tuổi Nhận thức: đạt 85%, chưa đạt 15% Ngôn ngữ: đạt 90% Tình cảm kỹ năng xã hội: đạt 65% Phát triển thẩm mỹ: đạt 65% 3. Nội dung và hình thức của biện pháp a. Mục tiêu của biện pháp. Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra những biện pháp thực tế, phù hợp với trường với địa phương, nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên của trường mầm non Hoa Lan. b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp. * Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tạo động lực cho giáo viên. Giáo viên mầm non được coi là người mẹ thứ hai của trẻ, những bài học đầu tiên, những kiến thức sơ đẳng nhất, những nhân cách được hình thành ở trẻ. Giáo viên mầm non là một nghề đặc thù, ngoài tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đó là lòng vị tha, sự chu đáo, nhiệt tình, gần giũ, yêu thương trẻ. Một giáo viên có bằng đại học đạt loại giỏi nhưng không có tâm huyết, không yêu nghề, mến trẻ, hay phải lo toan bộn bề công việc, có quá nhiều áp lực mà không đuộc động viên, giải tỏa thì hiệu quả công việc sẽ không cao. Với giáo viên mầm non do thời gian, khối lượng công việc như chăm sóc, dạy dỗ trẻ, lau chùi, dọn dẹp…cho trẻ, ngoài ra còn phải chuẩn bị hồ sơ sổ sách, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động, chuẩn bị thao giảng, dự giờ, thanh tra, kiểm tra, chế độ đãi ngộ đối với giáo viên mầm non cũng chưa thỏa đáng, ngoài ra còn những mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, cha mẹ học sinh, hay những công việc con cái, gia đình,… nên chịu rất nhiều áp lực, dẫn đến căng thẳng, cáu giận. Một số giáo viên có những quan niệm chưa đúng đối với trẻ, còn có những đối sử không công bằng với trẻ hay cho rằng trẻ bướng, lì lợm không nghe lời cô nên cần phải có những biện pháp mạnh với trẻ, vì những vất vả và áp lực đó của giáo viên nếu không được cán bộ quản lý quan tâm và có 8 những biện pháp để giúp giáo viên giải tỏa căng thẳng, tạo động lực để giáo viên không cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc, luôn tận tâm, tận lực trong công tác, góp phần nâng cao chất luộng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Bản thân tôi trước khi làm quản lý, tôi đã có 10 năm đứng lớp nên tôi luôn thông cảm và chia sẻ với giáo viên những khó khăn, vất vả này. Để hiểu về giáo viên và có những giải pháp để giúp họ giảm bớt áp lực, căng thẳng, sau nhiều năm, tôi nhận thấy cần: Tổ chức các chuyên đề riêng cho việc nâng cao nhận thức, đạo đức cho giáo viên. Thường xuyên nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục đạo đức cho giáo viên thông qua các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chuyên đề hay những đơn giản là những tâm sự thường ngày, để giáo viên xác định được vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình được nắm bắt những quan điểm giáo dục mới, trau dồi phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động ngoại khóa vui tươi, lành mạnh, những buổi tham quan học tập, khuyến khích giáo viên chia sẻ những kinh nghiệm từ những buổi sinh hoạt tập thể, đặc biệt chú ý đến tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình của giáo viên để có những hỗ trợ kịp thời, hạn chế tối đa sự cáu giận đối với giáo viên, trong các buổi sinh hoạt thường mang tính chất chia sẻ, trao đổi, luôn cởi mở với không khí vui tươi, không áp đặt, khó chụi. Thỉnh thoảng có những bữa ăn tập trung, tuy đơn giản, đạm bạc nhưng vô cùng ấm cúng. 9 Hình 01: Buổi sinh hoạt cuối năm của trường * Biện pháp 2. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm. Qua khảo sát thực tế cho thấy, giáo viên khi lên kế hoạch giáo dục trẻ vẫn còn lúng túng khi xây dựng và thực hiện chương trình, việc xác định nội dung và mục tiêu còn nhầm lẫn, kế hoạch từ các khối lớp thiếu tính đồng nhất, chưa có sự liên kết để phát triển chương trình theo độ tuổi, các cá nhân hầu như độc lập trong việc xây dựng kế hoạch, việc đánh giá trẻ còn hình thức Để giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động, có được các kỹ năng làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ mang lại kết quả cao, tôi đã thực hiện: Thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo viên, những ưu điểm, hạn chế tôi phải ghi cụ thể sau đó gặp trực tiếp giáo viên để góp ý, chỉnh sửa, hướng dẫn cho giáo viên lựa chon đề tài, xác định mục tiêu, xác định nội dung, chuẩn bị môi trường và tổ chức hoạt động. Sau khi đã chỉnh sửa cho tất cả giáo viên một lần, tiếp theo giáo viên sẽ được thực hành trình bày kế hoạch của mình về một đề tài cho sẵn trước buổi sinh hoạt cuyên đề hoặc chuyên môn và được mọi người góp ý, đi đến thống nhất. Qua hình thức này vừa rèn cho giáo viên kỹ năng trình bày trước đám đông mà lại được nhiều người góp ý sẽ mang lại kết quả cao hơn, kế hoạch được hoàn chỉnh hơn. 10 Hình 02: Buổi thực hành xây dựng kế hoạch của giáo viên Về kỹ năng làm việc nhóm, đối với giáo viên hiện nay đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, khi giáo dục mầm non ngày càng đổi mới và phát triển với một cá nhân không thể kịp thời nắm bắt hoặc giỏi được nhiều lĩnh vực, chính vì vậy cần phải kết hợp nhiều thành viên để có sự trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, đó là làm việc nhóm. Làm việc nhóm sẽ ít áp lực, đúc kết được kinh nghiệm, năng suất công việc sẽ hiệu quả hơn, giải quyết công việc ngoài khả năng cá nhân, có nhiều sáng kiến mới, sáng tạo, cải thiện môi trường làm việc. Để làm việc nhóm có hiệu quả công việc thì cũng cần phải có một thủ lĩnh biết tập hợp, biết chia sẻ, biết phân công công việc hay bao quát, tổng hợp, người có năng lực chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp, do đó, ngoài phân công các tổ khối trưởng, chúng tôi cũng luôn là người định hướng tìm các thành viên có năng lực phù hợp với từng nhóm làm việc để lựa chọn, phân công thủ lĩnh cho các nhóm nhằm đạt được hiệu quả. Phải có các kỹ năng như: kỹ năng xây dựng nhóm; kỹ năng phân công công việc; kỹ năng lắng nghe và phản hồi; kỹ năng giải quyết xung đột; kỹ năng trợ giúp; kỹ năng chia sẻ, phối hợp; kỹ năng tổ chức cuộc họp… Để tổ chức cuộc họp được thành công cần tạo bầu không khí hợp tác, thoải mái việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm giúp cho công việc được hiệu quả hơn, chính vì vậy, cán bộ quản lý cũng cần định hướng trước cho thủ lĩnh của nhóm các vấn đề về nội dung, hình thức tổ chức tổ chức, triển khai các buổi sinh hoạt nhóm, bên cạnh đó, chúng tôi thường xuyên bồi dưỡng cung cấp kiến thức, phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm cho giáo viên; xây dựng cơ chế để giáo viên thường xuyên làm việc cùng nhau; xây dựng văn hóa hợp tác, tổ chức, phân công công việc theo nhóm. Chẳng hạn: xây dựng môi trường ngoài lớp học chúng tôi phân theo khối, phân theo từng nhóm theo năng khiếu, sở trường của những người cùng năng lực…xây dựng các nhóm có sự tương trợ, 11 chia sẻ lẫn nhau, và đặc biệt sử dụng phương pháp nêu gương, khen thưởng kịp thời khi nhóm làm việc đạt hiệu quả cao. Ngoài ra bản thân tôi cũng thường xuyên cung cấp cho giáo viên những kiến thức về nhóm, cách thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo, các tri thức, hành động để tiến hành làm việc hiệu quả cho cá nhân và cho cả nhóm. * Biện pháp 3. Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn Sinh hoạt chuyên môn là nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi để nâng cao chất lượng của nhà trường, đây là hoạt động tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giao viên, chất sinh hoạt chuyên môn sẽ mang đến những thay đổi về năng lực của giáo viên, đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trước giờ sinh hoạt chuyên môn chỉ là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn hay tổ trưởng, đánh giá thực hiện, đưa ra kế hoạch tháng tới, cứ như vậy lặp đi lặp lại, giáo viên ngồi ghi chép, rất ít ý kiến trao đổi, thảo luận nên không đạt được hiệu quả. Để đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, trước tiên đó là phải xác định được vai trò của người chủ trì, người chủ trì làm cho không khí buổi sinh hoạt thoải mái, cởi mở, tạo cho mọi người tích cực tham gia thảo luận, đúc rút được kinh nghiệm sau mỗi buổi sinh hoạt. Áp dụng hình thức mới trong sinh hoạt chuyên môn đó là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, thực hiện theo chu trình 4 bước, chuyên đề này đã được tập huấn năm học 2019-2020, xác định tầm nhìn sinh hoạt chuyên môn, đảm bảo cơ hội học tập và phát triển cho tất cả các trẻ, đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho tất cả giáo viên, xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập. Tổ chức dạy và dự giờ, hoạt động này thực tế nhất để giáo viên có thể lĩnh hội được kiến thức cụ thể, thiết thực, qua dự giờ, thảo luận sẽ đưa ra được những vấn đề về lựa chọn đề tài, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các tình huống sư phạm từ đó giáo viên có thể áp dụng thiết kế lại hoạt động trên lớp của mình dựa trên những ưu điểm của đồng nghiệp, qua ý kiến góp ý của mọi người. Sinh hoạt chuyên môn luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của ban lãnh đạo nhà trường, cả của cụm chuyên môn thực hiện thường xuyên. Giáo viên ngoài sinh 12 hoạt chuyên môn của trường còn được tham gia sinh hoạt chuyên môn ở cụm của phòng giáo dục. Tất cả những ý tưởng, sáng tạo được nhân rộng. Điều kiện để sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả là: phải xây dựng kế hoạch, chia sẻ tầm nhìn với giáo viên, duy trì sinh hoạt thường xuyên, tạo tâm thế thoải mái cho giáo viên, thay đổi thói quen thảo luận, góp ý, tránh ý kiến tiêu cực, chủ động nghiên cứu phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vận dụng tốt kết quả sinh hoạt vào hoạt động hàng ngày. Hình 03: Sinh hoạt chuyên môn theo hình thức thiết kế bài học. * Biện pháp 4. Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Đối với môi trường trong lớp, hướng dẫn giáo viên bố trí các góc hoạt động gọn gàng, khoa học, phù hợp với chủ đề, xắp xếp vừa tầm với trẻ, thường xuyên có sự thay đổi để kích thích sự sáng tạo, hứng thú khám phá ở trẻ. Hàng năm đều tổ chức thi xây dựng môi trường trong lớp để mỗi giáo viên có cơ hội thể hiện sự sáng tạo của mình cũng là để giáo viên học hỏi lẫn nhau. Hình 04: Ảnh góc chủ đề 13 Với môi trường ngoài lớp học, để có môi trường ngoài lớp học khang trang, đầy đủ cho các hoạt động của trẻ cần có sự chung tay của nhiều thành phần như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, sự chung tay của cộng đồng. Tuy nhiên, giáo viên vẫn là những người chủ đạo trong việc xây dựng, phối hợp với phụ huynh và cộng đồng. Ban lãnh đạo nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể, định hướng cho giáo viên tuyên truyền, vận động cha mẹ cùng tham gia, trong những năm qua nhà trường đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, như Tổ chức từ thiện hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, sửa chữa phòng học tại các điểm trường; cha mẹ học sinh tham gia xây dựng môi trường, đoàn thanh niên của xã hỗ trợ ngày công làm sân bóng cho trẻ….từ đó môi trường cho trẻ hoạt động phong phú, đa dạng hơn, giáo viên có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động. *Biện pháp 5. Hướng dẫn giáo viên nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ Song song với việc giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển bình thường, cơ thể khỏe mạnh thì học tập mới tốt. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cần theo khoa học. Về tổ chức ăn uống, trước khi ăn phải nhắc nhở trẻ vệ sinh, trong khi ăn theo nhu cầu năng lượng ở trường của trẻ, giáo viên phải động viên, khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần, tuyệt đối không la mắng trẻ, dạy trẻ thói quen ăn uống văn minh, quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng, béo phì, sau khi ăn vệ sinh sạch sẽ, uống nước..nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên. Chăm sóc giấc ngủ, trước khi ngủ cần chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ phù hợp, khi trẻ ngủ giáo viên quan sát, theo dõi, xử lý những tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ, bật quạt, đắp chăn theo thời tiết, khi thức trẻ dậy không nên thức đồng loạt mà trẻ nào dậy trước thì cho dậy trước và đánh thức từ từ, hướng dẫn trẻ vệ sinh… Theo dõi sức khỏe và phòng bệnh, theo dõi thể lực và tình trạng dinh dưỡng trẻ, hướng dẫn giáo viên theo dõi chỉ số thể lực về chiều cao, cân nặng, cách đánh giá kết quả thể lực và dinh dưỡng. Đối với phòng bệnh, nhà trường đã mời 14 cán bộ trạm Y tế xã về để tuyên truyền, hướng dẫn cho giáo viên về phòng chống dịch bệnh và xử lý một số tình huống xảy ra trong trường cũng như xử lý một số bệnh thông thường. Hình 05: Cán bộ y tế về tuyên truyền phòng chống dịch bệnh *Biện pháp 6. Bồi dưỡng phương pháp, hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trẻ để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đó là thường xuyên trao đổi thông tin, kết quả tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, xử lý đến các vấn đề liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường thì cha mẹ trẻ cũng phải tham gia nhiều hoạt động của trường, của lớp như: phối hợp thực hiện chăm sóc sức khỏe, thực hiện chương trình giáo dục, phối hợp tham gia đánh giá trẻ, phối hợp xây dựng cơ sở vật chất… Ngoài cha mẹ trẻ còn có Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Y tế các tổ chức đoàn thể trong và ngoài địa phương cũng có vai trò trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hội phụ nữ tổ chức vận động hội viên có con trong độ tuổi đến trường, phối hợp hướng dẫn phương pháp nuôi dạy con theo khoa học. Đoàn thanh niên hỗ trợ tổ chức ngày hội, ngày lễ, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập cho trẻ… Nhằm thực hiện tốt nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, với nhiệm vụ này giáo viên là người chủ đạo để liên kết giữa nhà trường với gia đình, là những tuyên truyền viên đến cộng đồng, do đó, phải có nội dung phù 15 hợp, phải bồi dưỡng cho giáo viên những phương pháp, hình thức, kinh nghiệm phối hợp cho phù hợp, đem lại hiệu quả. Cụ thể cần bồi dưỡng cho giáo viên: Hỗ trợ giáo viên xác định nội dung phối hợp, một số nội dung như, phối hợp thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ, giáo viên và cha mẹ chia sẻ, trao đổi kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì, tham gia khám sức khỏe định kì, theo dõi sức khỏe của trẻ…hay phối hợp thực hiện chương trình giáo dục, cùng với giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch, tham gia một số hoạt động phù hợp, tham gia ngày hội, ngày lễ, các hội thi của trẻ. Gia đình trao đổi với giáo viên về đặc điểm của con em mình, như năng khiếu, cá tính, thói quen ăn uống, sức khỏe để giáo viên có biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ cho phù hợp. Hay phối hợp trong kiểm tra đánh giá trẻ, cha mẹ trẻ cùng thoe dõi sự tiến bộ, thay đổi, phát triển của trẻ để giáo viên đánh giá sát thực hơn. Lựa chọn hình thức: Về hình thức, trao đổi trực tiếp, tìm hiểu nhu cầu của cha mẹ, giáo viên sẽ trao đổi trực tiếp những thông tin cần thiết như sức khỏe, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh của trẻ ở trường; thông qua hội thi, các hoạt động ở trường; xây dựng góc tuyên truyền, đến thăm gia đình đối với những trường hợp đặc biệt vì đến thăm gia đình giáo viên có thể tìm hiểu, nắm bắt được những khó khăn, nhu cầu của gia đình và trẻ để có những hỗ trợ đúng đắn, kịp thời. Hình thức trao đổi qua điện thoại, zalo hay giới thiệu trang wed của trường; trao đổi qua họp phụ huynh; mời Y tế xã về tập huấn phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe. Huống dẫn giáo viên thực hiện, qua các buổi họp hội đồng nhà trường để hướng dẫn giáo viên thực hiện các nội dung phối hợp, như, chuẩn bị họp phụ huynh, tôi đã chuẩn bị sẵn những nội dung cơ bản, mời những giáo viên chủ trì cuộc họp đến để trao đổi về nội dung và cách thức trình bày sao cho đạt hiệu quả tốt nhất theo mong muốn. Đối với giáo viên mới, chưa có kinh nghiệm, tôi thường xuyên quan tâm, tạo nhiều cơ hội để giáo viên được học hỏi, luôn phân công giáo viên mới với giáo viên có kinh nghiệm để cùng hỗ trợ lẫn nhau. 16 Hình 06: Đoàn thanh niên của xã hỗ trợ làm sân bóng đá * Biện pháp 7. Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1. Như chúng ta đã biết, trẻ 5 tuổi vào lớp 1, là một bước ngoặt lớn trong cuộc sống, trẻ chuyển qua một giai đoạn mới với môi trường, vị trí mới, vì vậy trẻ cần có những tiền đề cần thiết để sẵn sàng thích ứng với môi trường học tập ở trường phổ thông. Nếu trường mầm non chuẩn bị tốt cho trẻ những tiền đề cần thiết, sự sẵn sàng vào lớp 1 về tất cả các mặt như thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội khi đến trường phổ thông trẻ sẽ dễ dàng thích ứng. Để chuẩn bị tốt cho trẻ những yếu tố này, đòi hỏi giáo viên mầm non phải chuẩn bị những gì cho trẻ, một số giáo viên vẫn chưa thực hiện tốt. Giáo viên còn dạy trước chương trình lớp 1 như dạy trẻ biết đọc, biết viết và làm toán lớp 1, điều này dẫn đến khi lên lớp 1, trẻ dễ bị mất đi hứng thú học tập. Chính vì vậy, qua các chuyên đề đã được tập huấn hàng năm, trường chúng tôi luôn hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non, tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1, chuẩn bị toàn diện cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1, thực hiện luôn lấy trẻ làm trung tâm và đặc biệt là phải phối hợp, thống nhất giữa nhà trường với gia đình trong việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1, giáo viên thực hiện tốt chủ để trường tiểu học, xây dựng được kế hoạch cho trẻ tham quan trường tiểu học đạt được hiệu quả, gây được hứng thú, ấn tượng tích cực cho trẻ trước khi bước sang trường tiểu học. 17 Hình 07: Cho trẻ tham quan trường tiểu học * Biện pháp 8. Bồi dưỡng qua hội thi Qua hội thi cũng là biện pháp để giáo viên học hỏi, nâng cao kỹ năng tổ chức, kỹ năng thực hiện, ví dụ, hội thi trang trí lớp theo chủ đề, giáo viên nắm được nội dung của chủ đề, cách xắp xếp, bố trí không gian, kỹ năng trang trí; hội thi làm đồ dùng dạy học hay hội thi giáo viên dạy giỏi; hội thi dinh dưỡng cho trẻ tất cả các hội thi đều nâng cao năng lực, kỹ năng toàn diện cho giáo viên. Hàng năm, nhà trường tổ chức nhiều hội thi như vậy để bồi dưỡng giáo viên, có hội thi để phụ huynh cùng tham gia với cô và trẻ, từ đó sự kết hợp chặt chẽ hơn trong chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Như hội thi trang trí mâm cỗ đẹp cho tết trung thu, thi gói bánh trưng cho trẻ em nghèo ngày tết, cha mẹ cùng với giáo viên nhiệt tình tham gia, học sinh có những ấn tượng đẹp về ngày tết trung thu, tết cổ truyền và cũng để giáo viên và cha mẹ học sinh gắn kết hơn. Hình 08: Cha mẹ học sinh tham gia một số hoạt động của trường. 18 Với hội thi giáo viên dạy giỏi, đây là hội thi mang lại kết quả học tập cho giáo viên cao, những hoạt động sáng tạo, đổi mới được nhân rộng đến tất cả giáo viên, giáo viên có sự phấn đấu để đạt kết quả cao tại hội thi nên đầu tư nhiều hơn. * Biện pháp 9. Tạo động lực cho giáo viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT. Hàng năm xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện và động viên giáo viên tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, qua việc nâng cao trình độ chuyên môn, giáo viên được tiếp cận với những phương pháp, hình thức mới. Với việc nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, để tất cả giáo viên đều có thể ứng dụng CNTT vào soạn giảng đạt hiệu quả, chúng tôi đã thành lập tổ hỗ trợ, tổ này có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ cho những giáo viên yếu, chưa biết sử dụng, ngoài ra còn tổ chức hội thi cho giáo viên thi soạn bài trực tiếp tại trường, được mọi người chứng kiến, qua thời gian từ năm học 2018-2019 đến nay, tất cả giáo viên đã ứng dụng tốt vào công việc hàng ngày. c. Mối quan hệ giải pháp các giải pháp, biện pháp (nếu có) Để thực hiện đề tài, đạt được hiệu quả cao, các biện pháp đã thực hiện được liên kết nhằm hỗ trợ cho nhau. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng * Kết quả khảo nghiệm. Qua 3 năm nghiên cứu, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non Hoa Lan, kết quả đạt được như sau. Về nhận thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của giáo viên được nâng lên, giáo viên đã nắm vững về những quan điểm giáo dục đổi mới, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao hơn, không còn tình trạng ỉ lại, đi muộn, về sớm, quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo, nhiệt tình hơn. Về chuyên môn, công tác soạn, giảng đạt kết quả cao, việc thiết kế hoạt động cho trẻ có nhiều đổi mới, sáng tạo, số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy 19 giỏi các cấp có sự vượt trội, số giáo viên đánh giá chuẩn nghề nghiệp, xếp loại cuối năm, công tác khen thưởng nâng lên tầm cao mới, những buổi sinh hoạt chuyên môn không còn rập khuôn, áp lực, giáo viên tự tin trình bày trước đám đông, hồ sơ sổ sách đảm bảo, khoa học, cụ thể. Bảng 03: Kếết quả so với khảo sát trước khi thực hiện biện pháp. Nội dung Kết quả khảo sát Giáo viên dạy giỏi cấp trường Giáo viên dạy giỏi cấp huyện Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Khen thưởng: Cấp tỉnh Cấp huyện khen Xếp loại chuẩn nghề nghiệp GVMN Đăng ký sáng kiến kinh nghiệm Số giáo viên ứng dụng CNTT 10 giáo viên Kết quả sau khi thực hiện biện pháp 16 giáo viên 08 giáo viên 12 giáo viên 01 giáo viên Chưa thay đổi do chưa có đợt thi 05 người 03 người Chưa có 11/31 người Tốt 02/22 GV; khá 18/22; trung bình 2/22. 01 giáo viên (cả 2 năm học). Tốt 8/22 giáo viên, biết cơ bản 12/22 giáo viên, có 02 giáo viên chưa sử dụng được máy tính. 13 người (tăng 2) Tốt 06/22 GV; khá 16/22; trung bình 0. Có 3 sáng kiến 22/22 giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng Về chất lượng học sinh, số lượng trẻ ra lớp tăng nhiều, cha mẹ học sinh luôn tin tưởng, yên tâm gửi con ở trường, trẻ luôn chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động, chất lượng các mặt được năng cao, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, hạn chế trẻ béo phì, thừa cân. Bảng 04: Kết quả so với khảo sát trước khi thực hiện biện pháp. Nội dung Kết quả khảo sát Tổng Số học sinh 240 học sinh. năm học 2018-2019 Duy trì sĩ số học sinh dưới 90 % Trẻ phát triển bình Trên 80% thường Kết quả sau thực hiện biện pháp Năm học 2020-2021: 394 học sinh Trên 90% 95 % 20 Số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi Trẻ được theo dõi biểu đồ tăng trưởng Đánh giá sự phát triển của trẻ 3 tuổi Dưới 10% Dưới 5 % Dưới 10% Dưới 5 % 70% 100% Thể chất: đạt 80%, Thể chất: đạt 90%, chưa đạt chưa đạt 20 % 10 % Nhận thức: đạt70%, Nhận thức: đạt 85%, chưa chưa đạt 30% đạt 15% Ngôn ngữ: đạt 65% Ngôn ngữ: đạt 80% Tình cảm kỹ năng xã Tình cảm kỹ năng xã hội: hội: đạt 55% đạt 80% Phát triển thẩm mỹ: Phát triển thẩm mỹ: đạt đạt 56% 80% Đánh giá sự phát triển Thể chất: đạt 81%, Thể chất: đạt 90%, chưa đạt của trẻ 4 tuổi chưa đạt 19 % 10 % Nhận thức: đạt 70%, Nhận thức: đạt 90%, chưa chưa đạt 30% đạt 10% Ngôn ngữ: đạt 85% Ngôn ngữ: đạt 90% Tình cảm kỹ năng xã Tình cảm kỹ năng xã hội: hội:đạt 65% đạt 95% Phát triển thẩm mỹ: Phát triển thẩm mỹ: đạt đạt56% 85% Đánh giá sự phát triển Thể chất: đạt 80%, Thể chất: đạt 95%, chưa đạt của trẻ 5 tuổi chưa đạt 20 % 0,5 % Nhận thức: đạt 85%, Nhận thức: đạt95%, chưa chưa đạt 15% đạt 0,5% Ngôn ngữ: đạt 90% Ngôn ngữ: đạt 95% Tình cảm kỹ năng xã Tình cảm kỹ năng xã hội: hội: đạt 65% đạt 95% Phát triển thẩm mỹ: Phát triển thẩm mỹ: đạt đạt 65% 85% Kết quả các đợt thao Loại tốt: 15%, loại khá Loại tốt: 65%, loại khá giảng 65%; đạt yêu cầu 20% 25%; đạt yêu cầu 10% Xếp loại hồ sơ Loại A 50%, loại B Loại A 80%, loại B 20%, 40%, không xếp loại không xếp loại 0% 10% * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng. Ngoài kết quả trên, nhà trường còn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, đầu tư xây dựng nhà trường khang trang hơn, đồ dùng, đồ chơi đầy đủ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan