Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng phòng chống dịch ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng phòng chống dịch bệnh covid cho trẻ mầm non

.DOC
12
1
131

Mô tả:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng phòng chống dịch bệnh covid cho trẻ mầm non 1. Mô tả bản chất của sáng kiến Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Đặc biệt là bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đặc nền móng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vì trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp cho trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ hình thành cho trẻ các yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị cho trẻ những điều kiện tốt nhất khi trẻ bước vào bậc tiểu học. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trẻ phải được đối sử công bằng và đảm bảo tuyệt đối về an toàn tính mạng trẻ lúc ở trường. Chúng ta biết rằng trẻ em trong những năm đầu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe rất lớn nếu bị lây nhiễm bệnh, nhất là những trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, những trẻ này có nguy cơ dễ bị mắc bệnh hơn các trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Từ đó để giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng giúp phòng dịch bệnh cần có chế độ cung cấp đủ năng lượng, protein và khoáng chất, uống đủ nước, hoạt động thể lực hợp lí. Hơn thế nữa hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là dịch Covid-19 và các bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi Mầm non. Từ những thực tế đó mà năm học này tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non” nhằm để thực hiện tốt cho công tác quản lý 1 của mình. Vì giáo dục mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có kế hoạch và trách nhiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. 1.1Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện : *Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho đội ngũ. Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên trong nhà trường là công việc mang tính chiến lược, phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. Mặt khác, công tác bồi dưỡng giáo viên mang tính cấp bách bởi nhà trường phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Hơn nữa đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non vì vậy bất kỳ người quản lý nào đều cũng suy nghĩ “làm thế nào để trường mầm non trở thành nhà trường phát triển tốt, là ngôi nhà thứ hai của trẻ?” Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh, vững về chuyên môn và điều đó không thể bỏ qua việc bồi dưỡng chuyên môn cho lực lượng cán bộ giáo viên, nhân viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho đội ngũ một cách kịp thời. Với trách nhiệm của một nhà giáo, một cán bộ quản lý tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt góp phần phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường Mầm non. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Đầu tư cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì những yêu cầu cấp thiết đó đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tiếp cận với tình hình mới để nâng cao chất lượng chăm sóc 2 trẻ. Tạo thương hiệu đáng tín cậy với phụ huynh, cộng đồng xã hội. Từ đó bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe cho đội ngũ. (Ví dụ như bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh cá nhân trẻ, phòng chống dịch bệnh.... ) Thông qua những buổi bồi dưỡng đó chúng tôi cùng nhau trao đổi, thảo luận những vấn đề có liên quan đến nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương. Bên cạnh đó việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non là công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên phải trang bị cho mình kiến thức vững chắc về công tác chăm sóc trẻ hằng ngày đảm bảo về dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh cho trẻ mầm non . Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. *Biện pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Như chúng ta đã biết xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, chính vì thế mà nhà trường đã đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi ngoài trời phù hợp với từng độ tuổi được bố trí một cách hợp lí trên sân trường, để trẻ được tự do lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành, thể lực của trẻ được phát triển. Hơn thế nữa môi trường học tập xanh- sạch- đẹp góp phần tăng cường thể lực phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường Mầm non. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục nêu trên, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mẫu giáo Đại Hưng đã cùng với chính quyền địa phương 3 chung sức bắt tay xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp và thân thiện. Một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, bố trí khu vực chơi phù hợp, thuận tiện, là điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục ở trường mầm non đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Đồng thời, nhà trường còn đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ tốt cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hằng ngày, khu bếp ăn được nhà trường xây dựng theo qui trình bếp ăn một chiều với rất nhiều trang thiết bị nhà bếp phục vụ cho công tác bán trú tại trường như son, chảo, tô, muỗng, xô được đầu tư inooc 100%, tủ đựng thức ăn, bàn phân chia thức ăn, tủ hấpcơm, hấp chén...Tất cả đều được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Để đảm bảo công tác vệ sinh ATTP bếp ăn bán trú tôi đã chỉ đạo cấp dưỡng mỗi buổi sáng vệ sinh sàn nhà, đồ dùng, dụng cụ bếp ăn, hấp chén, trụng ly bằng nước sôi cho tất cả các lớp trước khi tiếp phẩm và đó là công việc thường xuyên của cấp dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ khi ở lại trường. *Biện pháp 3: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thực tế nhà trường, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu lên thực đơn đảm bảo thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đảm bảo tỷ lệ các chất đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm cung cấp chất đạm như, Thịt, Cá, Tôm, Cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào. Nhóm cung cấp chất béo (Lipit) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu sử dụng tốt các Vitamin trong chất béo như Vitamin A, D, B, K… 4 Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất như, rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài chín, cam, cà chua, gấc, nhóm cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể. Nhóm chất bột, đường (gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mỳ… nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp. Với thực đơn phong phú với nhiều món ăn hấp dẫn khích thích trẻ ăn ngon miệng. Bên cạnh đó ăn uống sạch sẽ và hợp vệ sinh là một khâu rất quan trọng của dinh dưỡng hợp lý. Thực phẩm là nguồn cung cấp thường xuyên năng lượng và các chất dinh dưỡng để duy trì mọi hoạt động của cơ thể, do đó nếu dùng thực phẩm bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt. Vì vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non được đưa lên vị trí hàng đầu. Ngay từ đầu năm học, trường đã ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch và các thực phẩm biết rõ nguồn gốc với các đối tác cung cấp thực phẩm. Với những thực phẩm sạch - hàng ngày cấp dưỡng thực hiện tốt 10 lời khuyên trong chế biến thực phẩm. Khi có dịch cúm gia cầm, dịch lợn châu phi.....trường đã không sử dụng thịt gà, thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, thay bằng các thực phẩm khác. Để trẻ khoẻ mạnh cần có chế độ ăn hợp lý, đủ chất, đủ lượng và những bữa ăn ngon miệng, hết xuất, bên cạnh đó khâu vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Từ việc mua bán, tiếp nhận, bảo quản và chế biến thực phẩm đều do các cô cấp dưỡng trực tiếp đảm nhận. Nhà trường đã ký hợp đồng mua bán lâu dài với những cơ sở đáng tin cậy.Mỗi ngày đều phải lưu mẫu thức ăn đầy đủ từ bữa chính cho đến bữa phụ và cả bữa xế. Các cô cấp dưỡng đều có sổ sách ghi chép tỷ mỷ khi mua bán tiếp nhận thực phẩm và có ban thanh tra, ban giám hiệu nhà trường, kế toán, y tế giám sát. Cấp dưỡng có đủ trang phục và đeo khẩu trang khi chế biến 100% để đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ. 5 Ngoài việc cân đối khẩu phần cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh vì thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với trẻ, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc. Tôi thường xuyên có mặt ở bếp để kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng của bữa ăn. Hàm lượng Vitamin trong rau xanh và trái cây : càng tươi càng tốt. Mặc dù có hợp đồng thực phẩm nhưng người trực tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm và có kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo về vệ sinh an toàn. Việc xây dựng thực đơn cân đối giữa lượng và chất nó mang tính quyết định đến sự phát triển về dinh dưỡng và sức khỏe giúp trẻ có thể lực tốt, có sức đề kháng tốt góp phần rất lớn trong việc phòng chống dịch bệnh và một số bệnh thường gặp ở độ tuổi này. *Biện pháp 4: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhà trường chú trọng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động ăn, ngủ tại trường của các cháu, đảm bảo an toàn cho trẻ, duy trì vệ sinh môi trường. Chỉ đạo bếp ăn tổ chức cho trẻ ăn đúng giờ, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, thường xuyên thay đổi thực đơn, cân bằng các chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu chọn mua, chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị của trẻ để trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất của mình. Công tác kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong nhà trường, đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non việc kiểm tra là rất cần thiết và hết sức quan trọng, kiểm tra bếp ăn, kiểm tra công tác tiếp phẩm, công tác chế biến, kiểm tra vệ sinh ATTP, kiểm tra khâu phân chia thức ăn của cấp dưỡng, lưu mẫu thực phẩm, cách tổ chức giờ ăn, giấc ngủ của các lớp... Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những ưu điển và hạn chế để từ đó 6 động viên, nhắc nhỡ và có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm năng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt hơn. *Biện pháp 5: Công tác phối hợp với nhà trường cùng phụ huynh học sinh trong việc góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ. Phối kết hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học, mà còn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp, cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Cụ thể: Phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa hai bên và cả hai bên sẽ nhận được những đóng góp chân thành, những kinh nghiệm rất thiết thực và quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giữa cô giáo và phụ huynh luôn có sự gần gũi, cởi mở khi trao đổi tất cả các hoạt động của con trên lớp. Ví dụ như giáo viên và cha mẹ trẻ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ về vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì cho trẻ, từ đó giữa gia đình và cha mẹ trẻ có sự kết hợp hài hòa trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại nhà, từ đó giúp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Hay trong việc đóng góp tiền ăn, gạo, các nguyên vật liệu theo yêu cầu của nhà trường, tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ… Chúng ta có thể phối hợp với phụ huynh bằng nhiều cách thông qua bảng thông báo hoặc qua góc tuyên truyền của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm lớp: thông tin tuyên truyền tới phụ huynh các kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trao đổi thường xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ.Tổ chức họp phụ huynh định kì (3 lần/1 năm) để thông báo cho gia đình 7 những công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường hoặc kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ cho cha mẹ.Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo chuyên đề đặc biệt hoặc khi có dịch bệnh sảy ra. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, nhà trường luôn chú trọng khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ thể hiện qua việc khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng được nhân viên y tế cân, đo định kỳ theo quý và được treo trước phòng học để phụ huynh theo dõi và cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, y tế trường học đối với những cháu suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì để có sự thống nhất trong cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách phù hợp hơn. 1.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết :( Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết) Vào đầu năm học 2019-2020 bản thân tôi được PGDĐT điều động nhận nhiệm vụ mới phó hiệu trưởng bán trú trong nhà trường. Năm đầu mới tiếp cận với công việc tôi cũng gặp không ít những thuận lợi và khó khăn nhất định. *Thuận lợi - Được sự quan tâm lãnh đạo của phòng GDĐT Đại Lộc, chỉ đạo kịp thời của bộ phận mầm non. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và được sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể của địa phương, BDC các thôn, các lực lượng xã hội và nhân dân về công tác giáo dục mầm non ở địa phương. - Đô ̣i ngũ đoàn kết, nhiệt tình năng nổ, có tinh thần trách nhiệm cao thống nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo theo yêu cầu của ngành, nhà trường đề ra. - Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, mua sắm đủ điều kiện phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 8 - Bếp ăn được đầu tư xây dựng theo qui trình bếp ăn một chiều, trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác chế biến thức ăn hằng ngày. Với hệ thống kho bếp sạch sẽ, được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. Các nhóm lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng chăn, giường, bàn, ghế, khăn, bát, thìa, cốc, bình ủ nước đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Cán bộ phụ trách nuôi dưỡng, nhân viên nuôi dưỡng hàng năm được khám sức khỏe và tập huấn về VSATTP. *Khó khăn - Năm học 2020-2021 là năm học thứ hai trường mẫu giáo Đại Hưng tiếp tục tổ chức cho trẻ ở lại bán trú tại điểm trường Gò Dinh. CSVC vẫn còn thiếu một số hạng mục phục vụ cho công tác chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ như nguồn nước sạch tại chổ không có cho trẻ sinh hoạt như (rửa tay, rửa mặt, đánh răng, vệ sinh…) chưa có công trình vệ sinh giáo viên, chưa có nhân viên bảo vệ tại cụm Gò Dinh. - Đời sống nhân dân trên địa bàn còn khó khăn, chủ yếu bằng nghề nông, nương rẫy, thu nhập thấp, một số phụ huynh đi làm ăn xa, gởi con cho ông bà nội ngoại, nên việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp khó khăn. - Nguồn kinh phí đầu tư mua sắm vật tư y tế trường học còn thiếu thốn rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh sảy ra trong trường Mầm non. - Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì đầu năm học cao. - Nhân viên cấp dưỡng không có biên chế, lương được chi trả bằng nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh hàng tháng nên tiền lương không ổn định, người lao động không yên tâm công tác. 1.3 Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại ( Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết) 9 Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng góp phần phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường Mầm non. Bản thân tôi đã tích cực tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho công tác tổ chức bán trú của nhà trường, cũng như một số điều kiện phương tiện tuyên truyền về công tác nuôi dưỡng cũng như chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong tình hình mới. Bên cạnh đó tôi luôn chú trọng việc xây dựng thực đơn đủ lượng, đủ chất, phong phú, phù hợp theo mùa và lên kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng, hạn chế tỉ lệ thừa cân, béo phì trong nhà trường. Đối với những biện pháp tôi đã nêu trên bản thân tôi nhận thấy biện pháp “ Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với thực tế nhà trường, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ” là biện pháp được cải tiến và sáng tạo nhất. 1.4 Khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : Nội dung đề tài sáng kiến “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống dịch bệnh cho trẻ mầm non "có thể áp dụng trong trường hoặc các trường khác trong ngành học Mầm non. 1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : - Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho trẻ Mầm non...để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. -Tham khảo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên về nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp năm học 2020-2021. - Tham mưu mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ cùng phối kết hợp trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch bệnh cho trẻ bằng nhiều hình thức như thông qua phát thanh măng non, các buổi họp phụ huynh, góc truyên truyền, sổ liên lạc, giờ đón, trả trẻ, thông tin trên mạng Internet... 10 - Phối hợp với y tế địa phương trong công tác khám sức khỏe định kì cho trẻ, tuyên truyền phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ như sốt xuất huyết, tay chân miệng, quai bị, tiêm chủng, dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay. - Tạo môi trường gần gũi, thân thiện đảm bảo cơ sở vật chất tạo cơ hội để trẻ được thực hành trải nghiệm, vui chơi nhằm giúp trẻ tăng cường thêm thể lực góp phần tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh cho trẻ Mầm non. 1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại : - Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe của trẻ tại trường mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia đình, xã hội. Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vai trò vô cùng quan trọng, chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ khỏe mạnh, thông minh. - Nâng cao chất lượng bửa ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, không để xảy ra ngộ độc thức ăn. - Đảm bảo 100% trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng phát triển về thể chất và quản lý tốt sức khỏe, trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ về tính mạng, phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo việc vệ sinh phòng bệnh cho trẻ trong trường Mầm non. - Kết quả năm học 2020- 2021, các cháu đến trường đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tăng cân. 100% trẻ được cân đo, theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng, được khám sức khỏe định kì 2 lần /năm. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì giảm rõ rệt. -100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường có những nhận thức đúng đắn về tình hình mới từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. - Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư đầy đủ đáp ứng được công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bán trú tại trường. 11 - 100% trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh khi vui chơi, vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ, gọn gàng, vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo tình hình thực tế. - Phần lớn phụ huynh đã phối kết hợp cùng giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, trao đổi các vấn đề về dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh thông qua các lần họp phụ huynh, trao đổi với giáo viên qua sổ liên lạc hằng tháng, hợp tác cùng nhà trường vì sự phát triển của trẻ. 2. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan