Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trườ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường thpt

.DOC
18
192
84

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để đất nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong những năm gần đây Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng đã thảo luận và chỉ đạo việc thực hiện những nhiệm vụ giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trong đó nghị quyết 8 trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được xem như là một giải pháp có tính đột phá để giáo dục ngày càng đến được với các nguyên tắc trong căn bản của giáo dục; đó là: “trật tự, kỉ cương, trung thực, công bằng, khuyến khích sáng tạo và hiệu quả”. Tuy nhiên thực tế chất lượng giáo dục của chúng ta những năm gần đây chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Đặc biệt, trước cơn bão của nền kinh tế thị trường, vườn cây giáo dục đã và đang phát triển vô cùng khó khăn. Chất lượng giáo dục hai mặt về rèn luyện đạo đức và kĩ năng kiến thức chưa thực sự toàn diện. Trong đó vấn đề giáo dục đạo đức là một nửa của đào tạo giáo dục có chiều hướng xuống cấp. Những truyền thống đạo đức tốt đẹp của xã hội đang ngày càng mai một, xa rời các em. Tình trạng bạo lực học đường xảy ra thường xuyên hơn. Các tai nạn ở trường học cũng ngày một gia tăng. Làm thế nào để trường học là môi trường an toàn nhất cho học sinh? Chúng ta vẫn từng hô hào xây dựng một trường học” thân thiện học sinh tích cực tới trường”, hay “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, nhưng tại sao phụ huynh chưa thể tin tưởng để gửi con em học ở bất cứ trường học nào? Tại sao vẫn còn chạy trường, chạy lớp? Tại sao trường học không thể là nơi an toàn nhất cho lứa tuổi học sinh? vv… 1 Vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường đang là những câu hỏi lớn đặt ra làm các nhà quản lí phải đau đầu. Trong môi trường học đường vẫn còn tiềm ẩn những tai nạn không an toàn. Một trong những nguy cơ ấy không thể không nói đến trình trạng bạo lực học đường. Đó là những vấn đề đặt ra từ lí luận và thực tiễn của những nhà quản lý về giáo dục. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi chọn đề tài: Ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trong trường THPT. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ những đánh giá ưu điểm, hạn chế, phân tích đầy đủ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của giáo dục trong thời kì hội nhập quốc tế, Đảng và chính phủ đã xây dựng nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Trong đó có 9 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học có vai trò ý nghĩa hết sức quan trọng. Mục đích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học hài hòa, ở ba mặt đức, trí, thể, mỹ (dục) dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống về đạo lý của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Cơ sở thực tiễn: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bộ giáo dục đào tạo đang từng bước thay đổi phương pháp để giáo dục đào tạo ngày càng đáp ứng về số lượng và chất lượng. Đánh giá về 20 năm đổi mới của giáo dục đào tạo, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “ Đã xây dựng được hệ thống giáo dục đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục được cải thiện rõ 2 rệt và từng bước hiện đại hóa … Chất lượng giáo dục đào tạo có tiến bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đào tạo phát triển cả về số lương, chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý… Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh…” (Văn kiện Đại hội Đảng – khóa XI) Tuy nhiên, đại hội cũng nhấn mạnh những hạn chế, yếu kém của giáo dục trong thời gian vừa qua: Đó là chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc. Những yếu kém mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng và nghị quyết T.W 8 khóa XI là hoàn toàn đầy đủ và chính xác. Thực trạng về sự xuống cấp đạo đức ở một số học sinh trong nhà trường đã đến mức báo động. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây tình trạng học sinh vi phạm pháp luật; vi phạm kỉ cương, kỉ luật của nhà trường tăng lên nhiều so với những năm trước. Theo một báo cáo số liệu gần đây nhất của Bộ giáo dục và đào tạo, trong 1 năm toàn quốc xảy ra 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học (5 vụ/ ngày). Cứ khoảng 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, cứ 11.000 học sinh thì có 1 em bị thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có 1 trường có học sinh đánh nhau. Những con số biết nói này để cho chúng ta thấy được nỗi nhức nhối của gia đình, nhà trường, xã hội trước hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo lực học đường. Gần đây nhất xã hội hết sức bất bình trước hành động đánh hội đồng học sinh xảy ra tại trường THPT Lý Tự Trọng ở Trà Vinh. Câu chuyện ở Trà Vinh chưa lắng xuống thì tại trường THCS Hùng Vương (Long Xuyên) lại xảy ra nhiều học sinh lớp 6 đã đánh hội đồng một nữ học sinh lớp 6, trận đánh khiến em bị vỡ mắt kính, gây chấn thương phần mềm. Ngày 18 tháng 3 năm 2015 tại trường Cơ Sở Đông Hồ (Kiên Giang) một học sinh lớp 8 khóa cửa lớp đánh bạn đến chảy máu miệng. Không chỉ có học sinh tự xử với nhau nhiều học sinh còn rủ thêm các đối tương hư hỏng, lêu lỏng ở ngoài vào tận lớp để đánh bạn. Vụ việc bạo hành gây âm ĩ nhất trong thời gian qua là học sinh ở trường THCS Phú Long (Đồng Tháp) đã đánh khiến bạn phải nhập viện. 3 Ngày 07/12/2015 ngay taị trường THCS Kỳ Bá (Thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình), một nhóm học sinh xông vào lớp 9A2 của em Phan Trọng để lấy bàn ghế. Là lớp trưởng Trọng đã ra ngăn cản. Một học sinh trong nhóm 3 em đã rút dao đâm thẳng vào bụng làm thủng dạ dày khiến Trọng phải nhập viện. Đó là những vụ bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trong nhà trường mà trước hết là những người trực tiếp giảng dạy các em trong nhà trường không thể không quan tâm, xã hội không thể không bức xúc. Ngoài ra còn bao nhiêu vụ việc học sinh bị đe dọa, bị khống chế để nộp tiền nộp các tài khoản khác, bị dọa đánh vì nhìn người khác, vì đẹp, vì học giỏi, vì không cho bạn xem bài…. Có hàng tỉ tỉ lí do để các cô cậu đang lứa tuổi học trò (thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với nhau). Thậm chí đâm chém nhau như các băng nhóm giang hồ có số má ở ngoài xã hội. Rõ ràng bạo lực học đường đang ngày càng nóng lên, môi trường học đường không còn không khí “trường học thân thiện, học sinh tích cực” hay “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Nguyên nhân bạo lực học đường có từ nhiều phía nhưng là một nhà quản lý giáo dục chúng ta không thể làm ngơ trước vấn nạn này. Trường THPT Tam Phước được đóng trên địa bàn thuộc Xã Tam Phước, Thành Phố Biên Hòa. Hầu hết học sinh là con em cán bộ, công chức nhà nước, công nhân khu công nghiệp và nông dân nương rẫy. Đối tượng học sinh của nhiều hoàn cảnh khá phức tạp, nhất là con em công nhân. Các em chưa được sự quan tâm thường xuyên của Bố mẹ. Vì vậy tình trạng xảy ra đánh nhau trong và ngoài trường cũng đã từng xuất hiện. Trước thực trạng này nhà trường đã đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong đó với tư cách là một Hiệu trưởng tôi đã xây dựng những biện pháp tích cực để ngăn chặn nạn bạo lực học đường. 3. Tính mới của đề tài: - Đối với các nước phát triển trên thế giới, vấn đề nạn bạo lực học đường được các nhà nghiên cứu quan tâm và nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn như: DanoLweves; Miltom Heynes… 4 - Còn ở Việt Nam chúng ta vấn đề về nạn bạo lực học đường cũng đã được xã hội quan tâm. Thông tin về các vụ được cập nhật khá thường xuyên, rộng rãi. Hàng năm Bộ giáo dục đào tạo có thống kê số lượng, hậu quả các vụ bạo lực học đường để từ đó phân tích, lấy số liệu làm cơ sở định hướng cho đổi mới phát triển giáo dục đạo đức cho học sinh. Đề tài đề cập đến những giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường cũng được đề cập đến trong một số bài viết qua báo, qua mạng Internet, tuy nhiên còn chung chung. Nội dung đề tài của bản thân tôi không mới, nhưng điểm mới là những biện pháp được áp dụng trong thực tiễn của một nhà trường bán thành thị nông thôn, học sinh có đa dạng về hoàn cảnh. Đề tài được áp dụng có hiệu quả tốt ở nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh (Bảng số liệu và kết quả giáo dục của nhà trường từ năm học 2012 – 2015 theo phụ lục 1) III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: 1. Giải pháp thứ 1: Đi sâu sát, nắm bắt phân loại đối tượng học sinh vi phạm bạo lực học đường Khảo sát, tìm hiểu các vụ việc học sinh vi phạm liên quan tới bạo lực học đường để từ đó phân chia đối tượng sử dụng các giải pháp một cách có hiệu quả. Ở phương diện này nhà quản lí được xem như những chiến sỹ công an phá án. Từ khảo sát tìm hiểu các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường tôi rút ra được đặc điểm của đối tượng học sinh này như sau: - Hầu hết là học sinh chưa ngoan, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân, trực tiếp là bố mẹ - Là học sinh hoàn cảnh gia đình đặc biệt, bố mẹ ly hôn, bố mẹ đi bước nữa, con mồ côi ở với ông bà hoặc người thân. 5 - Là học sinh ảnh hưởng Game Online - Học sinh yêu đương quá sớm, chưa nhận thức sâu sắc về tình yêu một cách đầy đủ và đúng đắn. - Những học sinh thuộc đối tượng này chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục. 2. Giải pháp thứ 2: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để học sinh nhận thức sâu sắc về hậu quả khôn lường nạn bạo lực học đường Bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi về thể xác, tinh thần, tình dục, ngôn ngữ, bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác gây tổn thưởng về thể xác hoặc tinh thần cho người bị hại (Phụ lục 2,3,4) . Hậu quả mà bạo lực học đường gây ra là hết sức nghiêm trọng. Về phía học sinh nếu nhẹ gây ra những thương tích cho thân thể, có không những vụ bạo lực đã gây ra những di chứng về tâm lý, đau đớn hơn là có những vụ bạo lực đã cướp đi mạng sống của những học sinh còn thơ trẻ vĩnh viễn. Những hậu quả mà bạo lực học đưởng gây ra cả thể xác hay tinh thần cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và tương lai của các em. Về phía gia đình: nạn bạo lực học đường đã chồng chất thêm gánh nặng về nỗi lo lắng thường xuyên cho sự an toàn của con cái, và cho cả tương lai tính mạng của con mình. Về phía nhà trường: môi trường nhà trường trở nên căng thẳng nỗi sợ hãi ám ảnh, nỗi bất an bao trùm. Môi trường thân thiện trường học trở nên xấu đi. Ngoài ra nơi xảy ra bạo lực học đường làm ảnh hưởng đến danh dự, thành tích của nhà trường. 6 Về phía xã hội: hành vi xấu trong bạo lực học đường ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa đạo đức xã hội, làm lu mờ đi phép tắc, lễ nghĩa vốn được coi trọng trong nhà trường phổ thông. Những vụ bạo lực học đường diễn ra ở ngoài xã hội đã khiến cho môi trường xã hội thiếu lành mạnh, trong sáng, mất an ninh trật tự xã hội ảnh hưởng đến đời sống văn hóa một quốc gia. Vì bạo lực gây ra ảnh hưởng xấu tới mọi cá nhân và tập thể. Công tác tuyên truyền ở các nhà trường phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Hình thức tuyên truyền cũng phải chọn lọc, phong phú đa dạng: đó là bằng những câu chuyện kể cảm động về gia đình của học sinh bị mất vì nạn bạo lực học đường, bằng những cuốn phim có hình ảnh, bằng những buổi tọa đàm của học sinh, bằng những buổi nói chuyện thời sự với học sinh về bạo lực học đường, bằng những câu chuyện kể đầy ân hận của những học sinh đã gây ra bạo lực học đường trong thời gian học ở trường. Tuyên truyền qua các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đây là kênh hoạt động có nhiều ý nghĩa nhất. Bởi vì giáo dục kĩ năng sống vừa giúp các em nhận thức sâu sắc về pháp luật vừa hình thành cho các em những khả năng ứng xử, đối phó với những tình huống, những nảy sinh bất ngờ trong cuộc sống ví dụ: Năm 2014 – 2015, nhà trường tổ chức cho các em tham gia các hoạt động nhân đạo, thăm hỏi tặng quà cho những học sinh có khó khăn trong nhà trường và ở địa phương Công tác tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chào cờ, qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các sinh hoạt tập thể của Đoàn, của tổ chuyên môn… Trong các buổi sinh hoạt đó, thầy (cô) giáo lắng nghe tiếng nói của học sinh để gần gũi nắm bắt kịp thời các diễn biến tâm lý học sinh. Sau các buổi tuyên truyền học sinh có thể viết bản thu hoạch, phát biểu cảm nghĩ về một câu chuyện bạo lực học đường mà em biết hoặc làm bài viết trong 7 chương trình môn Văn của lớp. Ở đây, chúng tôi không chỉ tuyên truyền mà còn đưa vào chương trình tích hợp môn học, xem đó là bài kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh. Với cách làm đó, học sinh có ý thức tự giác hơn, nhận thức sâu sắc hơn về bạo lực học đường. 3. Giải pháp thứ 3: Thầy (Cô) giáo chủ nhiệm là người mẹ thứ hai luôn yêu thương, quan tâm, giúp đỡ học sinh Có người cho rằng học sinh đã gây ra nạn bạo lực học đường hầu hết là học sinh có nhiều thói hư tật xấu, khó thay đổi. Vì vậy để đối phó với đối tượng học sinh này cần có biện pháp mạnh, nếu cần thì nhờ sự can thiệp của pháp luật trong đó có công an địa phương. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu đối tượng học sinh thường gây ra nạn bạo hành trong trường học thì hầu hết là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Qua làm việc với những học sinh này, tôi đã thống kê được 90% vụ học sinh đánh nhau rơi vào đối tượng học sinh có hoàn cảnh gia đình bất bình thường. Đó là những em trưởng thành trong gia đình có hoàn cảnh bố mẹ ly thân, ly hôn, gia đình có nạn bạo hành, gia đình bố mẹ lo làm ăn không quan tâm giáo dục các em, gia đình bố mẹ chia tay để con cái cho người khác nuôi… Rõ ràng đối tượng học sinh ở đây giống nhau ở điểm là không có một gia đình trọn vẹn hạnh phúc đầy đủ hay nói cách khác các em thiếu tình cảm yêu thương, chăm sóc của người lớn. Tìm hiểu các vụ việc học sinh đánh nhau tôi rút ra một kết luận: những học sinh này tâm lý thất thường, buồn vui, nhiều biến động, hay cô đơn một mình, tính tình dễ nỗi nóng. Các em thường thích hành động để khẳng định sự mạnh mẽ, che đậy sự yếu đuối. Tìm hiểu qua đối tượng học sinh tôi thấy được rằng các em có một đời sống nội tâm khá phức tạp, khó bộc lộ ra ngoài ít giao tiếp nhưng thực chất các em rất cần sự giúp đỡ của người khác. Nắm được điểm yếu này của học sinh, nhà trường chúng tôi lập ra một nhóm giáo viên trong đó giáo viên chủ nhiệm lớp là nhóm trưởng giúp các em học sinh thuộc đối tượng trên. 8 Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gần gũi các em để trò chuyện để tâm sự. Cô giáo chủ nhiệm tìm mọi cách để xóa bức tường ngăn cách trong giao tiếp của các em. Bằng sự chân tình, yêu thương cảm thông để cảm hóa các em. Từ chỗ các em ngại tiếp xúc, đóng kín cánh cửa tâm hồn đến chỗ thích giao tiếp, cởi mở hòa đồng. Giáo viên chủ nhiệm thường tìm mọi cách để trong hoạt động tập thể các em tự tin lên, chủ động hơn. Cứ dần dần như thế chẳng bao lâu các em đã tìm thấy nơi thầy (cô) giáo một niềm tin yêu để rồi những mất mát từ cuộc sống gia đình các em được bù đắp lại. Trái tim tổn thương của các em được xoa dịu, vết thương trên thân thể các em sớm lên da non, các em trở thành một thân thể cường tráng khỏe mạnh về tâm hồn và từ đó mỗi lần vấp ngã các em em đã tìm đến thầy cô để nghe những lời chia sẽ những góp ý, khuyên bảo chân thành. Có thể nói ở phương diện này thầy cô đôi lúc gần gũi hơn cả bố mẹ. Bởi có những điều thầm kín nhất các em không có ai để chia sẻ, hoặc không dám chia sẻ nhưng các em lại tự tìm đến thầy (cô) để giải bày. Mở được chiếc khóa sắt bị sét rỉ lâu ngày khóa tâm hồn của các em là thành công bước đầu có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn những hành vi sai trái của học sinh nhất là đối với học sinh thường có tư tưởng gây gổ, gây sự với bạn bè. Chủ động tìm đến các em là cho các em thấy được các em không bao giờ bị bỏ rơi, giúp các em tìm lại niềm tin đã mất, cứu các em ra khỏi vòng bế tắc cô đơn và tuyệt vọng. Trong những trường hợp này thấy, cô giáo chủ nhiệm đã trở thành cái phao cứu sinh để các em tin yêu vào cuộc đời. Thầy, cô trân trọng những gì bé nhỏ nhất, tốt đẹp nhất, lương thiện nhất trong các em để rồi các em như một hòn than bé xíu sắp tàn lụi được thầy, cô thổi vào sự sống sáng bừng lên ngọn lửa của nghị lực và niềm tin. Từ sự gần gũi, sẽ chia cảm thông và nhất là tính nhân ái bao dung của giáo viên chủ nhiệm các em có những tiến bộ rõ rệt, các em tích cực hoạt động hơn trong phong trào của trường của lớp, việc học tập của các em cũng ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Có những học sinh từ yếu, trung bình vươn lên loại khá. Từ đây, các em có một hướng đi tốt đẹp hơn. Có thể nói rằng trong hoàn cảnh xã hội ngày 9 nay không ít người thừa vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm. Việc tìm hiểu, gần gũi lắng nghe, gắn bó chia sẻ được thực hiện bằng nhiều hình thức: - Chủ động nắm bắt, gửi tin nhắn tâm sự qua điện thoai, email, facebook… - Gặp gỡ trực tiếp các em để chuyện trò, tâm sự, khuyên bảo - Chủ động tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan du lịch cùng hòa nhập với các em như một người bạn thực sự Biện pháp dùng tình yêu thương, cảm thông chia sẽ để giáo dục, cảm hóa con người là phương châm giáo dục không bao giờ xưa cũ. Nhất là đối với đối tượng học sinh phổ thông, khi mà các em ở giữa cái tuổi trẻ con và người lớn thì điều đó càng có ý nghĩa. Trong thời buổi xã hội đang ngày càng sống nghèo đi vì tình yêu thương thì trường học phải là ngôi nhà ấm áp nghĩa tình bảo vệ che chở cho các em. Thấm nhuần ý nghĩa giáo dục sâu sắc ấy trường chúng tôi luôn lấy tình yêu làm một bài học giáo dục sâu sắc trong hành trình nhọc nhằn chắp đôi cánh ước mơ cho mỗi học sinh. Và với phương châm giáo dục ấy, 2 năm trở lại đây trường THPT Tam Phước đã trở thành mơ ước của mỗi học sinh khi bước vào lứa tuổi học trò cấp 3, là địa điểm tin yêu của nhân dân địa phương ở đó. 4. Biện pháp thứ 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, chính quyền địa phương trong ngăn chặn nạn bạo lực học đường a. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Trong một trường học, công tác phối hợp không chỉ giữa các đoàn thể trong nhà trường mà còn cả các lực lượng ngoài xã hội. Sự phối hợp quan trọng hàng đầu với lực lượng bên ngoài là các bậc cha mẹ học sinh. Họ chính là chiếc cầu nối trung gian về hệ thống thông tin của nhà trường đến được ngoài xã hội. Họ không chỉ giúp nhà trường trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, Hỗ trợ về phương tiện vật chất, tài chính mà điều quan trọng hơn là sự phối hợp để chất lượng đào tạo của nhà trường có hiệu quả cao hơn, Thiếu đi lực lượng hỗ trợ đắc lực này, các nhà 10 trường sẽ vô cùng khó khăn. Đối với trường chúng tôi, lực lượng phụ huynh được ví như cánh tay phải trên hành trình giáo dục và đào tạo, từ vai trò hết sức quan trọng của phụ huynh, nhà trường đã có những biện pháp phối hợp thật tích cực, để góp phần giảm thiểu nạn bạo lực học đường. Cụ thể: Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm cùng phụ huynh về các nội dung như: giáo dục tình yêu, tình bạn, khả năng ứng xử học sinh, ngăn chặn bạo lực nhà trường, thực hiện an toàn giao thông,… Những buổi tọa đàm cùng các bậc cha mẹ học sinh đã giúp các thầy cô giáo có được sự gần gũi, hiểu biết. Từ sự gần gũi, hiểu biết lẫn nhau đó, phụ huynh tin yêu hơn thầy cô và luôn thống nhất với nhà trường về phương pháp giáo các em. Thông tin đầy đủ công khai kế hoạch, chất lượng giáo dục của nhà trường tới phụ huynh. Nhà trường đã sử dụng hệ thống dịch vụ nhắn tin qua VNEDU tới tất cả phụ huynh học sinh. Với hệ thống dịch vụ này, phụ huynh đã nắm bắt thông tin thường xuyên, kịp thời những vi phạm của các em. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ để uốn nắn sửa chữa từ lỗi nhỏ nhất. Sự quan tâm thường xuyên đã góp phần nâng cao công tác rèn luyện hạnh kiểm trong nhà trường. Tổ chức họp phụ huynh học sinh 3 lần trong một năm vào đầu, giữa và cuối năm học. Tăng cường công tác họp phụ huynh khiến cho Hiệu trưởng của các trường cảm thấy mất thời gian, ảnh hưởng đến các công việc cá nhân nhất là các cuộc họp thường được tổ chức vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, đối với trường chúng tôi, công tác họp phụ huynh lại được tổ chức và thực hiện một cách nghiêm túc. Theo quan điểm của chúng tôi, những cuộc họp biểu hiện cho tính dân chủ và sự quan tâm của nhà trường đối với con em họ. Mỗi cuộc họp phụ huynh không chỉ đơn thuần là chỉ để thông báo kết quả học tập, rèn luyện của các em đặc biệt là các học sinh cá biệt trong lớp, lấy ý kiến về đóng góp hỗ trợ về tài chính. Họp phụ huynh là để phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục học sinh có phù hợp hay không. Chính vì vậy, chuẩn bị nội dung để đạt được kết quả tốt là điều hết sức quan 11 trọng. Trong cuộc họp, giáo viên lắng nghe, tôn trọng ý kiến của phụ huynh, từ đó điều chỉnh phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan có sự tham gia của phụ huynh học sinh, GVCN các lớp đề nghị phụ huynh tham gia với lớp không chỉ khi nhà trường tổ chức các ngày lễ lớn mà ngay cả những hoạt động dã ngoại của các em. Phụ huynh tự xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí, cùng dự các buổi dã ngoại. Đó là điều kiện tốt nhất để họ hiểu về con cái của mình. b. Phối hợp với chính quyền địa phương: Bên cạnh sự phối hợp với phụ huynh HS, chính quyền địa phương cũng có những hoạt động giúp nhà trường ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Trường đóng cạnh UBND xã là điều kiện hết sức thuận lợi. Nhà trường có kế hoạch phân công Đoàn thanh niên thường xuyên phối hợp với Đoàn xã để tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, an toàn giao thông và phòng chống các tệ nạn xã hội. Hàng tháng, nhà trường tham gia họp giao ban với công an xã để nắm tin tức, tình hình của học sinh. Thông tin các vụ bạo hành trong học sinh được đến một cách kịp thời và ngăn chặn đúng lúc. Nếu có xảy ra công an xã có mặt phối hợp cùng xử lý, không để xảy ra nghiêm trọng, mất an ninh trật tự trong nhà trường. IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Đề tài phương pháp ngăn chạn bạo lực học đường của tôi áp dụng từ năm 2011 cho đến nay. Ban đầu, khi mới manh nha một số vụ bạo lực học đường ở nhà trường tôi đã quan tâm để tìm biện pháp khắc phục. Tuy nhiên ở những năm đầu 2011 và 2012 vấn đề bạo lực học đường diễn ra còn ít, chưa có tính chất thường xuyên và nghiêm trọng như những năm sau này. Mức độ báo động chưa đòi hỏi cấp bách như hiện nay. Hai năm gần đây, 2013 - 2014, 2014 - 2015 các vụ bạo lực học đường được ghi nhận là ngày càng phổ biến và lan ra trên diện rộng. Số vụ học sinh vi phạm tăng nhanh kinh khủng, Tỉnh nào trường nào cũng có con số khủng về bạo lực học 12 đường gây ra. Từ học sinh gây gỗ, xé áo, kéo tóc, giằng xé nhau đến dùng cả hung khí chém nhau gây thương tích tinh thần và thể xác. Không chỉ bạo lực học đường xảy ra ở trong học sinh mà cả ở Thầy (cô) giáo, khiến cho phụ huynh mất lòng tin vào thầy (cô), nhà trường. Xã hội gióng lên những hồi chuông cảnh báo về sự xuống cấp của đạo đức trong xã hội. Mặc dù bạo lực học đường phổ biến nhiều hơn trong các trường học nhưng đối với trường chúng tôi, các vụ việc học sinh gây gỗ đánh nhau không hề xảy ra. Trước năm 2010 có 2 vụ việc xảy ra hết sức nghiêm trọng đó là: 1 học sinh phải ra tòa án hình sự vì chém bạn bị thương tật 30%, một học sinh mang mã tấu đến trường để hành hung bạn khác lớp. Học sinh này cùng với các lỗi vi phạm khác đã bị đuổi học 1 tuần. Riêng từ năm 2012 đến 2015 Đoàn thanh niên và Ban giám hiệu chưa phải giải quyết bất kì một trường hợp nào do bạo lực học đường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thực tế vẫn xảy ra một vài vụ nhỏ, do xích mích qua lại giữa các em học sinh có dùng ngôn ngữ thiếu văn hóa, lợi dụng facebook để "ném đá"nhau. Tuy nhiên nhà trường đã ngăn chặn kịp thời, phối hợp với đoàn thanh niên để cho học sinh gặp gỡ và xin lỗi nhau. Đối với những vụ việc có thể xảy ra đánh nhau, đoàn thanh niên nắm thông tìn từ tổ xung kích trong học sinh phối hợp cùng Đoàn xã, công an địa phương để kịp thời ngăn chặn. Vì vậy trong 3 năm học gần đây, kết quả giáo dục, rèn luyện đạo đức và học lực của nhà trường có tiến bộ rõ rệt. Từ một nhà trường tuyển đầu vào học sinh rất thấp do tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển hồ sơ, điểm chuẩn hàng năm chỉ dao động từ 29,0 đến 32,0 điểm. Hạnh kiểm học sinh được phiên bằng điểm nên vẫn có học sinh trúng tuyển có hạnh kiểm Trung bình. Số học sinh này khi vào trường vẫn thuộc diện chưa ngoan chưa thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường, tuy nhiên, sau một năm được học tập và rèn luyện tại trường các em ngày càng tiến bộ rõ rệt. Về chất lượng nhà trường cụ thể: 13 Về tổng số học sinh bỏ học từ 2012 đến nay (Phụ lục số 2 kèm theo) Kết quả học tập rèn luyện từ năm 2012 đến nay. Tỉ lệ xếp loại tốt khá tăng; TB, yếu giảm rõ rệt (Phụ lục số 1 kèm theo) Bài học rút ra từ công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục, có rất nhiều nhưng để nâng cao công tác rèn luyện đạo đức, phẩm chất cho học sinh thì những biện pháp tích cực như: lấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong CB, GV, học sinh; công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm gần gũi yêu thương gắn bó với học sinh; sự gắn bó chặt chẽ giữa gia đình, xã hội và địa phương, tăng cường các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là phương châm giáo dục đúng đắn của mỗi nhà trường. Đối với một nhà quản lý như tôi bài học kinh nghiệm đó là hành trang mang theo, không bao giờ xưa cũ trên hành trình giáo dục nhọc nhằn hôm nay. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Đề tài đề nghị được áp dụng trong đơn vị NGƯỜI THỰC HIỆN Hồ Thị Liễu 14 MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................1 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP..............................................4 1. Giải pháp thứ 1..................................................................................................4 2. Giải pháp thứ 2..................................................................................................5 3. Giải pháp thứ 3..................................................................................................7 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI............................................................................9 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG............................10 PHỤ LỤC...........................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16 MỤC LỤC..........................................................................................................17 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng - NXB chính trị quốc gia Hà Nội - 10/2014 Nhóm dịch giả Nguyễn Trường (dịch từ nguyên bản Tiếng Anh) 2. Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Hà Nội nhóm biên soạn: TS. Trần Văn Cơ Trần Văn Kim Hoàng Thế Vinh Lê Minh Đức Nguyễn Ngọc Ân Ths. Hoàng Phú TS. Tường Duy Kiên BS, TS Nguyễn Thị Thúy PGS, TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc Ths Trần Thị Tuyết Mai Chủ trì biên soạn và điều chỉnh Ths Nguyễn Thị Thái 3. Nghị quyết 8 trung ương Đảng khóa XI 16 17 PHỤ LỤC 1 BẢNG THỐNG KÊ HAI MẶT GIÁO DỤC QUA CÁC NĂM Năm học 2012 2013 2013 2014 2014 2015 2015 2016 TS Học sinh Giỏi SL Tỉ lệ 1254 67 5.34 1192 79 6.63 1154 87 7.54 1128 76 6.47 Khá SL Tỉ lệ 43.1 541 4 42.0 501 3 42.9 496 8 47.0 531 7 HỌC LỰC T Bình SL Tỉ lệ 46.6 585 5 47.1 562 5 46.0 531 1 42.6 481 4 Yếu SL Tỉ lệ Kém SL Tỉ lệ 61 4.86 0 0 48 4.02 2 0.17 38 3.29 2 0.17 40 3.55 0 0 18 Tốt SL Tỉ lệ 77.6 974 7 77.0 918 1 85.2 984 7 83.6 943 0 HẠNH KIỂM Khá T Bình SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 17.5 220 43 3.43 4 18.7 224 37 3.1 9 11.1 129 36 3.12 8 13.4 152 29 2.57 8 SL Yếu Tỉ lệ 17 1.36 13 1.09 5 0.43 4 0.35
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng