Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn “một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi tích cực vận động để phát t...

Tài liệu Skkn “một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi tích cực vận động để phát triển thể chất”

.PDF
12
441
64

Mô tả:

Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................3-6 1. Lý do chọn ñề tài .......................................................................................... 3-5 2. Mục ñích nghiên cứu, ñối tượng nghiên cứu, ñối tượng khảo sát, phương pháp nghiên cứu, phạm vi & thời gian nghiên cứu....................................... 5-6 II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN........................................................................... 6 1. Thuận lợi .......................................................................................................... 6 2. Khó khăn .......................................................................................................... 6 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .......................................................................7-27 1. Cách tổ chức thông thường ............................................................................ 7 2. Những gợi ý mới ......................................................................................... 7-27 2.1 Giờ học thể dục.......................................................................................... 7-16 2.2 Ngoài tiết học vận ñộng ......................................................................... 16-24 2.3 Tổ chức các trò chơi vận ñộng trong ngày Hội, ngày Lễ ........................... 25 2.4 Đồng diễn thể dục.................................................................................... 25-26 2.5 Thay ñổi không gian, môi trường hoạt ñộng cho trẻ............................. 26-27 3. Kết quả ........................................................................................................... 27 IV. KẾT LUẬN .............................................................................................27-28 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................................................................... 28 VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ ................................................................28-29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 30 Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 1 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GDTC Giáo dục thể chất MN Mầm non MGB Mẫu giáo bé TD Thể dục TCVD Trò chơi vận ñộng NXB Nhà xuất bản Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 2 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất I. ĐẶT VẤN ĐỀ C.Mác ñã xác ñịnh một trong 3 yếu tố xây dựng nên nền giáo dục ñó là Giáo dục thể chất, ñưa thể dục vào nhà trường bằng các ñộng tác quân sự. C.Mác ñã coi GDTC là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là ñiều kiện tất yếu ñối với việc phát triển con người một cách toàn diện. Điều 12, Chương II, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng ñã qui ñịnh rõ: “Trẻ em có quyền ñược chăm sóc, nuôi dưỡng ñể phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và ñạo ñức” (NXB Chính trị Quốc gia, 2008). Trong kế hoạch thực hiện các chủ ñề giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi do giáo viên thiết kế thì mục tiêu về lĩnh vực phát triển thể chất ñược ưu tiên hàng ñầu trong 5 lĩnh vực phát triển. Như vậy, GDTC là một trong các mặt giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhiệm vụ của GDTC là củng cố sức khỏe cho trẻ, ñảm bảo thể chất hài hòa, ñúng tư thế, phát triển các vận ñộng, năng lực hoạt ñộng thể lực và trí tuệ. Nhiệm vụ này dựa trên luận ñiểm phương pháp luận về tính chỉnh thể của nhân cách và về vai trò chủ ñạo của những tác ñộng hợp lý trong quá trình hình thành nhân cách. 1. Lý do chọn ñề tài 1.1 Cơ sở lý luận Phát triển vận ñộng không thể tách rời sự phát triển của toàn bộ cơ thể và tâm lý trẻ. Nó trải qua nhiều giai ñoạn: xuất hiện vận ñộng, phát triển và hoàn thiện chúng. * Sự phát triển sinh lý của trẻ 3-4 tuổi: Trẻ lứa tuổi này tốc ñộ phát triển thể lực chậm hơn so với lứa tuổi trước. Các phản xạ có ñiều kiện ñược hình thành rất nhanh nhưng không bền vững. - Hệ thần kinh: khả năng làm việc còn yếu nên nếu vận ñộng nhiều và nặng sẽ dẫn ñến tình trạng trẻ mệt mỏi. - Hệ tuần hoàn của trẻ phát triển nhanh. Mỗi phút tim ñập khoảng 100 nhịp, phải hoạt ñộng với tần suất lớn nên trẻ sẽ rất nhanh mệt. Vì vậy cần tránh ñể trẻ hoạt ñộng liên tục, cứ mỗi 15 phút lại cho trẻ nghỉ khoảng 2-3 phút. - Hệ hô hấp: Do mũi, yết hầu và họng của trẻ còn nhỏ hẹp, lực ñàn hồi của phổi yếu, hoạt ñộng của lồng ngực vẫn còn hạn chế nên trẻ thở không sâu bằng người lớn, mỗi phút hít thở khoảng 22 lần. Sức ñề kháng của trẻ lúc này ñã tăng lên, trẻ ít bị mắc bệnh hơn so với lứa tuổi trước. Tuy nhiên, càng lớn phạm vi hoạt ñộng càng mở rộng, nên trẻ cũng dễ mắc những bệnh truyền nhiễm. - Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hấp thụ ñược hết tất cả các loại thức ăn như người lớn, cần có một chế ñộ ăn phù hợp, thức ăn nhỏ, mềm và cho trẻ ăn nhiều trái cây ñể việc tiêu hóa ñược dễ dàng hơn. * Sự phát triển tâm lý của trẻ 3-4 tuổi: Trẻ 4 tuổi, tâm lý của có nhiều biến chuyển, thể hiện trong những mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 3 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất mối quan hệ xã hội. 4 tuổi, trẻ ñã biết phân biệt rõ mình và người khác, mình và thế giới xung quanh. Bắt chước người lớn là sở thích của trẻ lên 4, bé rất thích ñược cầm những gì mà người lớn ñang cầm. Ngoài ra, trẻ còn có hứng thú ñặc biệt với việc rèn luyện những kĩ năng vận ñộng mà nó mới học ñược và sử dụng những kĩ năng ñó ñể hoạt ñộng, di chuyển, ví dụ: nhảy nhót trên giường, leo trèo cầu thang… Nếu như trước ñây, cách hành ñộng của trẻ mang tính bột phát và trẻ không thể hiểu ñược vì sao mình lại làm thế này hoặc thế kia. Dần dần, hành vi của trẻ có những ñộng cơ thôi thúc, như "ñể giống người lớn", làm vui lòng người lớn, ñược người lớn khen. Ví dụ: trẻ nói "con ngoan, mẹ yêu con nhé!". Trẻ có nhu cầu tự chăm sóc bản thân từ rất sớm, ñôi khi chỉ vừa ñược 1 tuổi. Khả năng này bắt ñầu bộc lộ rõ khi trẻ ñược 18 tháng tuổi. Khi cháu ñược 4 tuổi, mặc dù trẻ vẫn cần sự giúp ñỡ và chăm sóc của người lớn nhưng hầu hết ñã biết cách tự mình làm lấy một số việc như: mặc quần áo, chải răng, rửa tay, tự xúc ăn và tự ñi tắm. * Sự phát triển vận ñộng của trẻ 3-4 tuổi: Ở lứa tuổi này, quá trình cốt hóa của xương diễn ra nhanh. Các phản xạ có ñiều kiện ñược hình thành nhanh song củng cố còn chậm. Vì vậy, những thói quen vận ñộng mới ñược hình thành không bền vững, dễ sai lệch. - Vận ñộng ñi, chạy và cảm giác thăng bằng: Nhịp ñộ ñi bộ của trẻ chưa ổn ñịnh, sự phối hợp tay chân chưa nhịp nhàng, khả năng thay ñổi hướng trong không gian còn chậm. Kĩ năng chạy của trẻ tốt hơn kĩ năng vận ñộng ñi. Trẻ ñã biết phối hợp tay chân, khi chạy trẻ ñã giữ ñược thăng bằng nhưng hướng chưa chính xác. Khi ñi trên ghế thể dục, trẻ cũng ñã tự tin và bình tĩnh hơn. Tuy nhiên trẻ chỉ giữ ñược thăng bằng phần người, ñầu trẻ còn cúi và tay chưa giữ thăng bằng. - Vận ñộng nhảy: Việc thực hiện vận ñộng này của trẻ còn khó khăn. Khả năng phối hợp vận ñộng chưa tốt. Trẻ ñã biết nhún chân lấy ñã song khi hạ xuống ñấy còn nặng nề. Trẻ có thể bật nhảy tại chỗ, bật liên tục về phía trước, bật nhảy qua dây, bật xa. - Vận ñộng ném, chuyền, bắt. Trẻ ñã biết ném xa bằng một tay, ném trúng ñích nằm ngang, ném trúng ñích thẳng ñứng. Khi ném trẻ ñã biết lấy ñà bằng cách vung tay ra sau rồi ném nhưng vẫn chưa biết sử dụng lực ñẩy của nửa thân trên. Trẻ ñã ném ñúng hướng song chưa xác ñịnh khoảng cách cần ném. Trẻ cũng ñã biết chuyền và bắt bóng theo vòng tròn, hàng dọc, hàng ngang, tung-bắt, ñập và bắt bóng. - Vận ñộng bò, trườn, trèo Khi bò trẻ ñã biết phối hợp chính xác giữa tay và chân. Trẻ có thể bò, trườn nhanh với các kiểu bò bằng bàn tay và cẳng chân, bò bằng bàn tay và bàn chân, trườn sấp, bò chui qua cổng. Trẻ còn biết trèo lên xuống thang, trèo lên xuống ghế, xác ñịnh ñược hướng vận ñộng. Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 4 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất 1.2 Cơ sở thực tiễn: Theo kế hoạch tổ chức thực hiện các chủ ñề giáo dục, hoạt ñộng học “Phát triển thể chất” cho trẻ diễn ra 1 lần/1 tuần và ñược tích hợp trong các hoạt ñộng khác trong ngày. Như vậy, số tiết học TD còn ít. Đối với MGB, giờ học TD cần ñược tiến hành 2 lần/1 tuần nhằm thỏa mãn nhu cầu vận ñộng cho trẻ và ñạt ñược mục tiêu của chương trình. Trong lớp có một số trẻ tăng ñộng, trẻ cần có nhiều thời gian vận ñộng ñể giải phóng năng lượng một cách có ý nghĩa. Việc tổ chức cho trẻ tập luyện sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu, tập trung chú ý và tích cực hơn. Còn với một số trẻ non, nhút nhát, cô giáo cần ñộng viên trẻ, “lôi kéo” trẻ tham gia vào các hoạt ñộng ñể trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Nhà trường có ñầy ñủ ñồ dùng, dụng cụ phục vụ cho việc tập luyện của trẻ. Các hoạt ñộng phát triển thể chất cho trẻ ñược quan tâm, ñầu tư ñúng mức. Như vậy, giáo viên hoàn toàn có ñiều kiện ñể tổ chức các hoạt ñộng tích cực, sáng tạo cho trẻ. Vì những lý do trên, tôi lựa chọn thực hiện ñề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất” với mong muốn tìm ra một số biện pháp hữu hiệu góp phần giúp trẻ hứng thú tham gia tập luyện, rèn luyện một số kĩ năng vận ñộng cần thiết. 2. Mục ñích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu khả năng và nhu cầu vận ñộng của trẻ 3-4 tuổi, từ ñó ñưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất và rút ra kết luận sư phạm cho việc ñịnh hướng nghiên cứu các hình thức, phương pháp, biện pháp phát triển tính tích cực vận ñộng cho trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ lớp mẫu giáo bé C5, trường Mầm non Hoa Hồng Cầu Giấy. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, tuyển tập các trò chơi vận ñộng cho trẻ… - Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin từ giáo viên ñể nắm bắt một số nội dung liên quan ñến việc tổ chức các hoạt ñộng GDTC cho trẻ. - Quan sát ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt ñộng GDTC và mức ñộ hứng thú của trẻ nhằm ñiều tra, khảo sát khả năng và nhu cầu vận ñộng của trẻ tại lớp. Sau khi quan sát xong, thu thập những vấn ñề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với từng trẻ. - Thực nghiệm sư phạm. - Xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học. Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 5 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất 6. Phạm vi và thời gian: Nghiên cứu này ñược thực hiện trên trẻ lớp C5 với thời gian 2 chủ ñề (khoảng 6 - 7 tuần) II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 1. Thuận lợi - Trường luôn nhận ñược sự quan tâm chỉ ñạo sát sao của các cấp, các ban, ngành, ñoàn thể. - Trường có bề dày thành tích, có ñội ngũ quản lý dày dạn kinh nghiệm. Ban giám hiệu có trình ñộ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý với 2 ñồng chí có trình ñộ thạc sỹ, một ñồng chí trình ñộ ñại học. Đội ngũ giáo viên trong trường 100% ñạt chuẩn và trên chuẩn. - Bản thân giáo viên: Được ñào tạo bài bản, có trình ñộ trên chuẩn, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn tìm tòi, sáng tạo. Thường xuyên ñược tham gia các hoạt ñộng bồi dưỡng chuyên môn do các cấp tổ chức. - Trường Mầm non Hoa Hồng là trường thực hành của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội khoa Giáo dục mầm non và Trường Cao ñẳng sư phạm Trung Ương. Bản thân thường xuyên ñược giao nhiệm vụ thực hiện các tiết kiến tập chuyên ñề phát triển thể chất. - Lớp luôn có sự tạo ñiều kiện thuận lợi từ phía nhà trường về môi trường và trang thiết bị dạy học: Tài liệu nghiên cứu, dụng cụ thể dục, không gian hoạt ñộng thoáng mát, rộng rãi… - Trẻ thông minh, ngoan và có nề nếp. 2. Khó khăn - Về phía trẻ: + Trong lớp còn có trẻ mắc bệnh tự kỉ, tăng ñộng hoặc các bệnh khác liên quan ñến sức khỏe của trẻ (dị ứng, hen, viêm mũi…) + Đặc biệt, có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả năng nhận thức còn hạn chế. Trẻ hay ốm hoặc nghỉ dài. - Về phía phụ huynh: + Còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm ñến trẻ. Còn ỉ lại vào sự chăm sóc, dạy dỗ của cô giáo. + Nhiều phụ huynh có quan ñiểm cho rằng: trẻ mẫu giáo bé chỉ cần chăm sóc về vệ sinh, ăn uống, chơi, ngủ… không cần thiết phải dạy dỗ. Chính vì vậy, việc phối hợp giữa gia ñình và nhà trường chưa chặt chẽ. - Về bản thân giáo viên: + Công việc chăm sóc - giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. + Kinh nghiệm ñứng lớp ở lứa tuổi mẫu giáo bé không nhiều (một năm) nên việc tiếp cận lứa tuổi, phát hiện và giải quyết các vấn ñề còn gặp nhiều khó khăn. Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 6 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cách tổ chức thông thường - Các hình thức GDTC cho trẻ ở trường MN bao gồm: Giờ học thể dục, Thể dục sáng, Thể dục giữa giờ, Hoạt ñộng ngoài trời hoặc ñược tích hợp trong các hoạt ñộng khác thông qua trò chơi vận ñộng. - Hình thức ñược chú trọng hơn cả ñể phát triển thể chất cho trẻ là trong giờ học TD và TD sáng. Đối với giờ học thể dục ñược tiến hành theo cấu trúc 3 phần: Khởi ñộng, trọng ñộng và hồi tĩnh. Phần “Khởi ñộng” bao gồm ñi thành vòng tròn (phối hợp ñi các kiểu), chạy nhanh, chạy chậm…. Rồi ñến phần “Trọng ñộng” với các nội dung: Bài tập phát triển chung, bài tập phát triển vận ñộng cơ bản, trò chơi vận ñộng với các bước thực hiện tuần tự. Sau ñó ñến phần “Hồi tĩnh”, trẻ cùng cô ñi lại nhẹ nhàng quanh sân tập. Đối với giờ TD buổi sáng, ña số trẻ ñược tập theo nhạc với các ñộng tác ñược thiết kế sẵn và sử dụng cho cả năm học. Điều này dễ gây nhàm chán cho trẻ, ñặc biệt là giai ñoạn cuối năm. - Đa số các hoạt ñộng trên ñều ñược thực hiện ñầy ñủ tuy nhiên quá trình thực hiện ñược diễn ra theo một khuôn mẫu có sẵn, ít có sự sáng tạo (do phương pháp của bộ môn khá rõ ràng). Điều này chưa hấp dẫn trẻ khiến nhiều trẻ chưa tích cực vận ñộng, chưa ñáp ứng ñược yêu cầu ñổi mới của xu thế. Hơn nữa, nó gây nhàm chán với chính bản thân giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện khi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm ñều bó hẹp mình với những ‘kịch bản” giống nhau. 2. Những gợi ý mới Vậy làm thế nào ñể hoạt ñộng GDTC thực sự là một hoạt ñộng có ý nghĩa với trẻ, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả, giúp trẻ phát huy tích tích cực, chủ ñộng và sáng tạo. Tôi ñã suy nghĩ và lựa chọn một số hình thức sau ñể tổ chức cho trẻ vận ñộng. 2.1 Giờ học thể dục Đây có thể coi là hình thức cơ bản nhất của hoạt ñộng GDTC. Giờ học thể dục thường ñược tiến hành vào buổi sáng, chủ yếu trẻ tập luyện ngoài trời. Thời gian tập luyện ñối với trẻ MGB từ 15 – 20 phút, cấu trúc 3 phần: Khởi ñộng, trọng ñộng, hồi tĩnh. 2.1.1 Khởi ñộng Nhiệm vụ của phần khởi ñộng là chuẩn bị cho trẻ bước vào vận ñộng với cường ñộ tăng dần, nâng cao hoạt ñộng của cơ thể, kích thích sực ham muốn vận ñộng. Cô giáo là người cần lôi cuốn sự chú ý tích cực của trẻ, ñể trẻ thực hiện tốt bài tập thể dục. Thông thường, phần khởi ñộng ñược tiến hành theo các nội dung: ñi thành vòng tròn với các kiểu ñi (ñi thường, ñi nhấc cao chân, ñi kiễng gót…ñể trẻ không bị mắc bệnh bàn chân bẹt), rồi chạy nhanh dần sau ñó về ñội hình tập bài Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 7 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất tập phát triển chung. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên tập một bài khởi ñộng với hình thức và nội dung giống nhau trẻ rất dễ nhàm chán. Hơn nữa, với bài thể dục sáng trẻ cũng ñược tập luyện với hình thức tương tự. Đặc biệt là giai ñoạn cuối năm khi mà nề nếp và vận ñộng của trẻ ñã tương ñối ổn ñịnh, ñòi hỏi những nhiệm vụ ñưa ra với trẻ phải có tính mới mẻ, hấp dẫn. Vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ thực hiện phần khởi ñộng với những hình thức và nội dung phong phú hơn mà vẫn ñảm bảo ñược yêu cầu của phần khởi ñộng, ñó là chuẩn bị cho trẻ bước vào vận ñộng, kích thích ham muốn vận ñộng, lôi cuốn trẻ tích cực tham gia ñể thực hiện tốt bài tập vận ñộng. - Sử dụng hình thức cũ, làm mới nội dung. Thực chất của cách làm này là giáo viên vẫn sử dụng hình thức cho trẻ ñi chạy thành vòng tròn các kiểu. Nhưng yêu cầu của vận ñộng ñược biến dưới dạng các hiện tượng tự nhiên (mây, mưa, gió…); các hiện tượng xã hội như ñặc ñiểm lao ñộng của người lớn (bác nông dân ñi gieo hạt, chú bộ ñội hành quân…), các phương tiện giao thông, các hành ñộng của con vật: gà mẹ gà con ñi kiếm mối, thỏ ñi tắm nắng, ong ñi kiếm mật… Đặc ñiểm của trẻ là thích bắt chước nên khi sử dụng hình thức này sẽ gây sự hứng thú cho trẻ, tránh nhàm chán khi trẻ thường xuyên tập bài tập khởi ñộng với một nội dung cũ. Hình thức này ñược sử dụng trong tất cả các lứa tuổi. Nhưng ñược sử dụng nhiều ở lứa tuổi MGB. Do ñặc ñiểm tư duy của lứa tuổi này là tư duy trực quan hình tượng. Ví dụ: Để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia phần khởi ñộng cô cho trẻ ñội mũ thỏ, ñứng xúm xít quanh cô và trò chuyện: “Hôm nay Thỏ mẹ cùng các chú Thỏ con ñi tắm nắng và luyện tập thể dục cho khỏe nhé!”. Cô cho trẻ ñi vòng tròn các kiểu: ñi thường, ñi kiễng gót, ñi bằng gót chân, chạy chậm, nhanh. Trẻ khởi ñộng theo nhạc bài “Trời nắng trời mưa”. Sau ñó, các nội dung khác của giờ học ñều ñược thống nhất mô phỏng hoạt ñộng của chú thỏ: Vận ñộng cơ bản - thỏ ñi trong ñường hẹp, tay cầm cà rốt, trò chơi vận ñộng - thỏ bắt bướm, hồi tĩnh - thỏ ñi ngắm hoa theo nhạc bài “Hoa thơm bướm lượn”. Trẻ làm những chú thỏ ñi tắm nắng trong phần “Khởi ñộng” Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 8 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất - Sử dụng hình thức mới: Xoay các khớp hoặc hình thức khởi ñộng trong Yoga tập thể. Để tăng sự hứng thú cho trẻ, giáo viên có thể thoát ly khỏi hình thức khởi ñộng quen thuộc. Thay vào ñó là những bài tập sôi ñộng nhẹ nhàng nhưng cũng không tách rời mục ñích chính của phần khởi ñộng. Giáo viên có thể chọn một bản nhạc sôi ñộng, sau ñó cho trẻ ñứng vào hàng ñể tập bài tập xoay các khớp: cổ tay, khuỷu tay, lắc hông, ñầu gối, cổ chân... Đối với giai ñoạn cuối năm, cô có thể cho trẻ tự tìm vị trí ñứng cho mình sao cho mỗi bạn cách nhau 2 ô gạch. Điều này giúp trẻ phát triển tính tích cực, tự giác trong quá trình tham gia tập luyện. Cô vẫn giữ vai trò chỉ huy hô mệnh lệnh cho trẻ tập ñể ñảm bảo mức ñộ vận ñộng của mỗi ñộng tác không quá sức với trẻ. Trong yoga tập thể, phần khởi ñộng ñược thực hiện bằng cách tất cả ñứng tập trung, sau ñó vận ñộng theo lời của một bài hát. Giáo viên có thể áp dụng hình thức này cho trẻ khởi ñộng. Cô cho trẻ ñứng thành vòng tròn rộng, vừa hát vừa vận ñộng theo lời bài hát: “Mình vỗ cái tay cho ñều là mình vỗ cái tay cho ñều. A ối a...là mình vỗ cái tay cho ñều”. Cứ như vậy cho ñến lần lượt các ñộng tác: mình lắc cái hông, mình nhún cái chân, mình nắm cái tay... Để thực hiện ñược hình thức này ñòi hỏi trẻ phải thuộc câu hát trên, tuân thủ theo tập thể. Hơn nữa, khi ñược vận ñộng theo tập thể với câu hát vui nhộn, trẻ sẽ vô cùng hứng thú, tạo cho trẻ sự thoải mái, tự nhiên ñể bước vào những bài tập ñòi hỏi sự tập trung thể lực cao hơn. 2.1.2 Trọng ñộng Đây là phần trọng tâm của tiết học, có tác dụng ñến sự phát triển của cơ thể trẻ nhiều nhất. Đối với MGB phần trọng ñộng ñược diễn ra trong khoảng thời gian từ 10-12 phút, gồm 3 giai ñoạn: thực hiện bài tập phát triển chung, bài tập vận ñộng cơ bản và trò chơi vận ñộng. * Bài tập phát triển chung Bài tập phát triển chung ñược hiểu là một hệ thống ñộng tác ñược chọn lọc có tác dụng phát triển và củng cố những nhóm cơ bắp riêng biệt như cơ bả vai, cơ tay, cơ lưng, cơ ngực... Nhiệm vụ của những ñộng tác này là hình thành tư thế ñúng, thân thể khỏe mạnh ñồng thời củng cố và phát triển hệ cơ, xương, khớp, dây chằng, hỗ trợ cho bài vận ñộng cơ bản. Giáo viên có thể lựa chọn từ các nhóm bài tập (cơ tay – vai, cơ lưng, cơ bụng, cơ chân) các ñộng tác ñể tạo thành một bài Aerobic sôi ñộng, hấp dẫn trẻ mà vẫn không làm mất ñi ý nghĩa, tác dụng của bài tập phát triển chung ñó là củng cố và tăng cường sức khỏe cho trẻ, nâng cao trạng thái hoạt ñộng của cơ thể, ảnh hưởng tích cực ñến các hệ, tạo nên tư thế ñúng, ñiều hòa vận ñộng có ý thức và chủ ñộng. Thứ tự các ñộng tác: Hô hấp (nếu cần), tay – vai, thân, chân, bật. Giáo viên lưu ý chọn nhạc, bài hát ñể cho trẻ tập kết hợp cùng các ñộng tác. Đó là những bài hát có nhịp ñiệu phù hợp (thường là những bài tập có nhịp Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 9 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất 2/4), sôi ñộng, ngộ nghĩnh, giúp trẻ hào hứng, tăng tính nhịp ñiệu và hiệu quả ñộng tác sẽ cao hơn. Đối với bài tập Aerobic thường sử dụng nhạc nước ngoài. Ví dụ: Chicken Dance, Gummy Bear, Chichken hahaha... Với những bài hát có tiết tấu sôi ñộng, giàu tính nhịp ñiệu sẽ hấp dẫn trẻ, thu hút sự tập trung của trẻ, trẻ rất hào hứng, tích cực tham gia tập luyện. Giáo viên có thể thiết kế những ñộng tác nhẹ nhàng, ñơn giản và ñảm bảo ñược nguyên tắc khi lựa chọn bài tập phát triển chung: ñó là khi lựa chọn cần phải dựa vào nội dung chương trình, nhiệm vụ nội dung phát triển vận ñộng của tuần, tháng, của chủ ñề, hỗ trợ cho các vận ñộng cơ bản trong tiết học. Ví dụ: Nếu bài tập vận ñộng cơ bản là “Đi kiễng gót liên tục” thì khi chọn bài tập phát triển chung cần có ñộng tác “Đứng kiễng, hạ gót chân”. Số lần thực hiện ñộng tác hỗ trợ cũng nhiều hơn các ñộng tác khác. Ngoài việc sử dụng các bài tập Aerobic cho phần bài tập phát triển chung, giáo viên có thể sử dụng hình thức “kể chuyện” ñể gây hứng thú cho trẻ. Trẻ sử dụng các ñộng tác ñể mô tả câu chuyện mà cô ñưa ra. Chính những ñộng tác ñó tạo thành một bài tập có tính hệ thống và logic. Ví dụ 1: Tập kết hợp câu chuyện về chú Gà con: Một buổi sáng, chú gà con tỉnh giấc và thấy ông mặt trời lên cao. Trời sáng rồi. Gà gáy ò ó o... Bài tập này có thể sử dụng trong chủ ñể “Thế giới ñộng vật” - Động tác 1: Gà vỗ cánh (tay) + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi + Thực hiện: Trẻ ñưa 2 tay sang ngang vẫy tay, hạ tay xuống mô phỏng ñộng tác “vỗ cánh” - Động tác 2: Gà tìm mồi (thân) Tay chống hông, quay người sang 2 bên, kêu “chiếp, chiếp” giống gà con tìm mồi. - Động tác 3: Gà mổ thóc (chân) Tay chống hông, ñứng lên ngồi xuống, kêu “cục, cục” - Động tác 4: Gà dạo chơi trong vườn (bật) Bật tiến về phía trước (các chú gà ăn no căng diều rồi, cùng dạo chơi ngắm hoa nào) Ví dụ 2: Câu chuyện về cô Gió: Một hôm có một cô gió bay ñi chơi, ngắm cảnh - Động tác 1: Gió bay (Tay) Chân ñứng rộng bằng vai, tay dang ngang, hạ xuống giống gió bay Gió thổi mạnh làm những ñám mây trôi bồng bềnh trên bầu trời. - Động tác 2: Mây trôi (Thân) Chân ñứng rộng bằng vai, 2 tay giơ cao, nghiêng người sang 2 bên (mô phỏng mây bay) - Động tác 3: Sấm chớp (Chân) – Mây ñen kéo ñến, sấm chớp nổi lên rồi Dậm chân tại chỗ. Vừa dậm chân vừa hô: “Đùng ñoàng, ñùng ñoàng...” - Động tác 4: Mưa rơi Bật tại chỗ. Vừa bật vừa hô: “Tí tách, tí tách” Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 10 Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tích cực vận ñộng ñể phát triển thể chất Với bài tập này, giáo viên có thể cho trẻ vận ñộng trong chủ ñề “Bé tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên”. Mỗi ñộng tác giáo viên cho trẻ tập từ 4-6 lần. Tùy vào bài vận ñộng cơ bản giáo viên chọn ñộng tác bổ trợ cho phù hợp. Bạch Thị Hồng Hạnh-Giáo viên lớp C5-Trường Mầm non Hoa Hồng 11 ERROR: ioerror OFFENDING COMMAND: image STACK:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng