Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn giáo dục thể chất...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn giáo dục thể chất

.DOC
25
1275
83

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Lĩnh vực: Giáo dục thể chất Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị An Đơn vị: Trường mầm non Hoa Cúc Krông Ana, tháng 03 năm 2019 1 MỤC LỤC Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU.................................................................................3 I. Đặt vấn đề :.....................................................................................................3 II. Mục đích nghiên cứu:...................................................................................5 Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................6 I. Cơ sở lý luận của vấn đề................................................................................6 II. Thực trạng vấn đề........................................................................................7 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:....................................10 IV. Tính mới của giải pháp:..............................................................................20 V. Hiệu quả SKKN:...........................................................................................20 Phần thứ ba : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................22 I. Kết luận:.........................................................................................................22 II. Kiến nghị:......................................................................................................23 2 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. 1. Lý do chọn đề tài - Lý do lý luận: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vui chơi giúp trẻ tăng cường và rèn luyện thể lực. Trẻ học được phản xạ và kiểm soát sự di chuyển của đôi chân, đôi tay và cả cơ thể, nâng cao khả năng vận động, sự linh hoạt và kỹ năng thăng bằng. Đây đều là những kỹ năng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ đặc biệt trong độ tuổi từ 1 – 6 tuổi. Trẻ khỏe mạnh hơn nhờ thường xuyên vận động. Các hoạt động thể chất này giúp trẻ cải thiện phát triển các cơ, tăng cường chức năng hoạt động của phổi và tim, đồng thời giảm thiểu và ngăn ngừa nguy cơ béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ… Ngày nay, trẻ tiếp cận với công nghệ từ rất sớm, thậm chí dành hết thời gian dán mặt vào màn hình vi tính, ipad, điện thoại với những trò chơi trên mạng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển thể chất của trẻ. Các bậc cha mẹ cần định hướng cho con những lối sống tích cực và tham gia cùng trẻ trong những hoạt động vui chơi thể chất, vui chơi ngoài trời vừa “vui” vừa có ích. Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển ở những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định. Sinh thời Bác Hồ đã nói: "Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người yêu nước" Hay khẩu hiệu: "Khoẻ để lao động Khoẻ để học tập 3 Khoẻ để chiến đấu Khoẻ để bảo vệ tổ quốc" Vâng! Lời nói đó và khẩu hiệu đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Trẻ khoẻ mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi con người, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách tốt nhất và đặc biệt có một sức khoẻ để phục vụ cho đất nước – xã hội. Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chú trọng ở các trường mầm non về xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” khu phát triển vận động cho trẻ ở góc phát triển vận động trong lớp cũng như khu phát triển vận động ngoài trời, tăng cường rèn luyện thể dục sáng và các hoạt động khác giúp trẻ vận động ở các tiết học để giúp trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam mai sau. - Lý do thực tiễn: Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non nói chung và trẻ trường mầm non Hoa Cúc nói riêng trong đó có lớp Lá 2 mà tôi đang giảng dạy phần đa khi tổ chức các tiết học trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên trẻ chưa nhận thức được cô tổ chức cho trẻ được vận động và đúng cách sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển hài hòa, bên cạnh đấy việc chuẩn bị lên lớp và tổ chức cho trẻ vận động phần đa giáo viên còn mang tính hình thức là chính, còn thụ động, còn rập khuôn, chưa phát huy được sự phát triển về các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất,... chưa đề cao được mục tiêu và tác dụng của việc tổ chức cho trẻ vận động. Bên cạnh đó các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi khi sử dụng dạy trẻ chưa đáp ứng được các yêu cầu về các mặt mang tính giáo dục cao, đảm bảo tính vệ sinh, an toàn, thẩm mỹ nhưng đồng thời có sự sáng tạo của cô giáo. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ 4 làm thế nào để giáo dục và giúp trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên mà không cần cô đôn đốc hay nhắc nhở. Trước thực trạng trên, với tư cách là cô giáo mầm non đứng lớp 5- 6 tuổi, bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để trẻ tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển thể chất một cách có hiệu quả? làm thế nào để các bâ ̣c phụ huynh tin tưởng và an tâm khi con mình đến trường?”... Đó là những câu hỏi vẫn đang thường trực trong tôi. Vì vâ ̣y, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Mô ̣t sô iêṇ pháp giúp trẻ 5-6 tuổi họcc tôt môn giáo dục thể chất” để nghiên cứu. Với mục đích sẽ rút ra những hạn chế trên thực tế để đưa ra những kinh nghiệm cùng nhau học hỏi, làm tốt công tác phát triển vận động, nâng cao thể lực, trí tuệ là một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ. II. Mục đích nghiên cứu. Bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu đưa ra một số biện pháp với mong muốn giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn giáo dục thể chất nhằm góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện nhân cách trẻ, đặc biệt giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Giúp trẻ củng cố và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện chức năng sinh lý của cơ thể, tăng cường khả năng làm việc của các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng sẽ phản ứng và có sự chống lại tốt hơn với những ảnh hưởng xấu đến từ môi trường. Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Đánh giá được thực trạng phát triển giáo dục thể chất của lớp lá 2 trường mầm non Hoa Cúc. Trẻ thực hiện được các động tác cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. Thể hiện kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, đôi chân. 5 Thực hiện và phối hợp các giác quan và vận động ; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Cơ thể con người là một khối thống nhất, các cơ quan trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Rèn kuyện thể dục thể thao có tác dụng làm cho tổ chức của các cơ quan trong cơ thể có sự thay đổi, đồng thời kéo theo sự thay đổi về khả năng hoạt động. Thông qua hoạt động, sự trao đổi chất trong cơ thể được tăng cường, góp phần nâng cao sức khỏe con người. Điều rất dễ nhìn thấy ở tất cả mọi đứa trẻ là chúng rất thích vận động, chân đi rồi chạy, tay cầm sờ, mắt nhìn ngó nghiêng, miệng nói và hỏi…các bậc làm cha mẹ thì luôn than “trời” với sự hiếu động ấy. Ở trường cũng vậy các bé tha hồ được chia sẻ những cảm xúc, kinh nghiệm cùng bạn với những kỹ năng tự học hỏi. Thế nhưng việc dạy vận động cho trẻ ở tiết phát triển vận động, thể dục sáng cũng như được lồng ghép trong các môn học khác với những kỹ năng và cách luyện tập đúng cách không phải là dễ duy trì đối với trẻ bởi vì sao, vì trẻ đã quen với cách học hỏi bên ngoài, như chạy, thích chạy cố hết sức và khi mệt thì dừng lại ngay và thở điều đó không tốt cho hệ vận động non nớt của cơ thể trẻ, vì thế qua các tiết dạy vận động có kỹ năng giúp trẻ biết cách vận động đúng hơn, tốt hơn cho sức khỏe của mình. Một điều đáng lưu tâm hơn nữa là việc luôn đảm bảo trẻ không xảy ra tai nạn tại trường làm cho một số cô giáo “lười” cho trẻ vận động ngoài trời vì sợ trẻ té, trầy xước…Phải hiểu rõ rằng năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng, khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. Riêng đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp Lá 2 nói riêng thì việc phát triển thể lực vận động cho trẻ thông qua môn giáo dục 6 thể chất là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh ngày càng khắc nghiệt hơn. Hoạt động giáo dục thể chất là một trong những hoạt động mang tính tích cực với mục đích giúp trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hồn nhiên và có chỉ số phát triển đúng với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hoạt động giáo dục thể chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi bằng học. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, chân, bụng, phát triển các vận động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Khi trẻ vận động các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và phát triển do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt. Như vậy hoạt động giáo dục thể chất trong trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển về: Đức- Trí- Thể - Mỹ cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện. Thông qua hoạt động này đã tạo góp phần xây dựng: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực’’. Là một giáo viên trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy mình cần cố gắng học hỏi rèn luyện phấn đấu khắc phục những mặt tồn tại, trau dồi thêm kiến thức phương pháp dạy trẻ phát triển thể chất để đưa vào áp dụng dạy trẻ đạt kết quả ngày càng cao. II. Thực trạng vấn đề: Trường được sự quan tâm của UBND Huyện Krông Ana, phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như công ty cà phê ĐăkMan đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đến nay trường có 09 phòng học, có đầy đủ các phòng chức năng, sân trường xi măng, cổng và tường rào bao quanh. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu trường mầm non Hoa Cúc về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo 7 dục mầm non. Nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi hoạt động ngoài trời và đầu tư sân chơi đủ diện tích cho trẻ hoạt động, vận động. Bản thân là giáo viên được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi, được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh, có trình độ đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ. Hơn nữa tôi luôn luôn tìm tòi tham khảo tài liệu, không ngừng học hỏi, dự giờ dạy mẫu để rút kinh nghiệm cho bản thân. Ngôi trường nơi tôi đang công tác là một đơn vị nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, trong năm học vừa qua trường tôi đã đón nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, đội ngũ quản lý giỏi với tập thể giáo viên giàu lòng nhiệt huyết và yêu nghề mến trẻ, nên thuâ ̣n lợi tham gia dự giờ, đúc rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàn cho trẻ. Giáo viên tích cực, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi ngoài trời cũng như trong lớp, hấp dẫn giúp trẻ tích cực, chủ động hơn khi tham gia hoạt động để trẻ thỏa sức cho trẻ vận động. Lãnh đạo địa phương và các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện cho việc dạy và học. Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình phối hợp cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ chơi ngoài trời và trẻ tích cực tham gia các trò chơi. Bên cạnh những thuận lợi khi chưa thực hiện đề tài còn có những hạn chế sau đây: Khuôn viên trường tôi chưa có nhiều bóng mát vì cây xanh mới trồng, sân trường còn nắng do đó còn gặp nhiều khó khăn cho cô và trẻ khi tham gia các hoạt động vận động cho trẻ ở ngoài trời. 8 Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, nếu có thì chủ yếu còn tổ chức cho trẻ hoạt động trong lớp vì sân trường thiếu cây xanh. Có nhiều trẻ mới năm đầu tiên đi học chưa mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động cùng cô và bạn, có một số cháu là đồng bào dân tộc thiểu số nên các cháu còn nhút nhát, thậm chí còn e dè trước đám đông. Trong quá trình vận động trẻ chưa tập trung chú ý, chưa hứng thú khi tham gia vào các họat động, trẻ chưa có đủ sức khỏe và sự tự tin nhanh nhẹn khi tham gia vận động, trẻ chưa có kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. Trong các tiết học tôi cũng đã làm các loại đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các cháu vận động nhưng vẫn còn đơn giản, sơ sài nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu chơi của trẻ từ đó chưa phát huy hết tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất. Một số trẻ còn nhút nhát, thụ động không thích tham gia trò chơi cùng với các bạn. Khuôn viên sân trường cây cối mới trồng, chưa có mái che, sân trường nắng nên chưa có nhiều thời gian để trẻ hoạt động giáo dục thể chất ngoài trời. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, chiều chuộng con thái quá, luôn bao bọc không để con có cơ hội vận động. Dẫn đến một số cháu thụ động, ỉ lại vào người khác lười vận động. Dưới đây là kết quả vận động của trẻ lớp lá 2 năm học 2017-2018: Nội dung Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ% 25/35 71,5% 10/35 28,5% 27/35 77,1% 8/35 22,9% Ghi chú 9 tham gia vận động Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt Trẻ có kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 30/35 85,7% 5/35 14,3% 20/35 57,1% 15/35 42,9% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để giúp trẻ được vận động dễ dàng trong các hoạt động một cách say mê và bản thân cô giáo cũng cảm thấy thích thú cùng trẻ, tôi cũng đã tìm tòi, nghiên cứu và thấy rằng cần phải tìm ra được các biện pháp, giải pháp gây được sự tập trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động, tạo sự hấp dẫn cho trẻ khi tham gia trong các hoạt động phát triển giáo dục thể chất và tôi đã đưa ra những biện pháp sau: Biện pháp 1: Tạo môi trường và chuẩn ị cho trẻ hoạt động giáo dục thể chất. * Tạo môi trường vận động cho trẻ trong và ngoài lớp học Trang trí lớp học xanh, sạch, đẹp, sinh động, hấp dẫn phù hợp tâm lý trẻ nhỏ, tạo cơ hội cho trẻ vận động mọi lúc, mọi nơi. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ tự tin thực hiện kỹ năng vận động chính xác và có ý thức hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia các hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái...nhằm tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển toàn diện. Ngoài sân trường, bố trí khu phát triển vận động liên hoàn, sân trường vẽ các hình ảnh ngộ nghĩnh thực hiện các bài tập bật, nhảy đơn giản. Môi trường đa dạng, phong phú hấp dẫn sẽ gây hứng thú cho trẻ và tạo ra kết quả cao nhất của hoạt động. Từ đó góp phần nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và bạn bè trong lớp. Qua việc vận dụng khi thực hiện trong môi trường học tập tôi nhận thấy trẻ tham gia sôi nổi hơn với các hoạt động đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất. * Chuẩn bị đồ dùng trước khi tổ chức hoạt động : 10 Thông qua các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là hoạt động giáo dục thể chất thì đồ dùng học tập cho trẻ cũng không kém phần quan trọng. Sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất đối với trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao kết quả học tập ở trẻ. Có đồ dùng học tập trực quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng, phong phú làm cho hoạt động thêm sinh động hấp dẫn khiến trẻ hứng thú hơn nên đạt kết quả cao. Hiểu được điều này thì việc tạo ra các đồ dùng, đồ chơi để giúp trẻ có điều kiện hoạt động đúng mục đích là việc làm hết sức cần thiết đối với các lớp học mầm non. Ngoài ra tôi còn tìm những chai nhựa bỏ đi để làm những đồ dùng cho trẻ chơi ném vòng cổ chai, cho trẻ đi cà kheo nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong quá trình vận động. Trong các giờ thể dục buổi sáng hay những buổi học thể dục tôi cho trẻ sử dụng các dụng cụ để tập các bài tập phát triển chung, tạo sự thích thú cho trẻ như: Vòng, gậy, bông tua,.... Với bài tập vận động cơ bản, tùy từng nội dung bài dạy hoặc tổ chức trò chơi mà giáo viên bố trí phù hợp như : Ném qua vòng, bò chui qua cổng, đi theo đường dích dắc, ...... Biện pháp 2: Lồng ghép phát triển vận động ở hoạt động ngoài trời. Ra sân trường trẻ được tắm nắng, hít thở không khí giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường bên ngoài, trẻ như những chú chim sổ lồng chạy tung tăng, hấp dẫn với những cảnh tượng xung quanh, vì thế để cho trẻ chú ý hơn vào các hoạt động vận động, cô giáo cần chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ dễ nhìn thấy. Ví dụ: Ở vận động cơ bản cô giáo cần có sự sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn trẻ để dạy đúng các kỹ năng cơ bản và sáng tạo trong hình thức cũng như trong phương pháp dạy linh hoạt: Với bài tập: “Đi thăng ằng trên ghế thể dục” tôi 11 kết hợp cho trẻ đi thăng bằng trên cầu khỉ cho mới lạ, rèn sự khéo léo và mạnh dạn khi đi qua cầu khỉ. Với bài tập “Trèo lên xuông thang” tôi kết hợp với câu chuyện “Kiến tha mồi” đứng xếp thành một hàng các chú kiến nhanh tay chuyền những thức ăn (hạt gạo, bắp, lúa…) về tổ của mình. Cô giáo cần có sự sáng tạo lôi cuốn trẻ trong các bài tập không còn khô khan, cứng nhắc nữa. “Trước đồ dùng còn đơn giản” “Sau đồ dùng đẹp,hấp dẫn, trẻ hứng thú” Trước đây trong các tiết dạy thì tôi cũng đã chuẩn bị đồ dùng phương tiện để trẻ hoạt động tuy nhiên nó chưa đẹp mắt hấp dẫn nên chưa gây được sự hứng thú khi tham gia vận động của trẻ, trẻ chui qua cổng nhưng không có sự vui vẻ, thích thú...Và sau khi thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, với quan điểm “ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ vận động” tôi và các cô giáo trong trường đi xin những lốp xe đã bỏ đi về chà rửa sạch sau đó xịt sơn lên để trang trí cho đẹp, những lon sữa đã bỏ đi chúng tôi cũng xin về rửa sạch để tạo ra được những cái cổng cho trẻ chui qua, những đồ 12 dùng vừa mới lạ, vừa đẹp mắt giúp trẻ có hứng thú hơn khi trẻ phát triển vận động . Khi trẻ được chơi với những đồ chơi này trẻ rất hứng thú, say mê chơi mà không nhàm chán, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của trẻ. Vừa phát triển cơ bàn tay bàn chân và rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo hoạt bát và phát triển một cách toàn diện về thể lực. Biện pháp 3: Tạo không khí sôi nổi trong giờ họcc. Để thực hiện một giờ học đạt kết quả cao, giáo viên cần nắm toàn bộ mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp, đồng thời giáo viên dự kiến những tình huống xảy ra và cách giải quyết để không bị ngắt quãng thời gian hoạt động, phải luân chuyển làm cho giờ học không bị nhàm chán, không khí giờ học sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học đạt hiệu quả cao hơn. Lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp để tổ chức hoạt động cho trẻ. Ví dụ: Lời nói, ánh mắt, hoạt động của cô như hòa vào cùng trẻ để đón nhận những đôi mắt đen lấp lánh đang hướng vào cô, chờ đợi cô những tình huống mới mẻ, như thế giờ học trôi qua rất nhanh lại không mệt mỏi và trẻ còn mong muốn được chơi nữa và vào tiết học sau trẻ lại hăm hở chờ đợi tiếp… Ví dụ: Đối với bài tập “ Lăn bóng theo đường dích dắc và bật qua vòng thể dục chủ đề gia đình. Với vận động này trước hết tôi đã xây dựng một tiết dạy theo một hội thi có sự thi đua giữa 2 gia đình. Sau khi tôi giới thiệu 2 đội thi tham gia, với các phần thi khác nhau thì tôi cho trẻ khởi động, với phần khởi động tôi đã chủ động tìm những bài hát hay phù hợp với chủ đề để kích thích trẻ hứng thú tập. Trẻ khởi động kết hợp các kiểu đi như đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi nhanh, chậm,.... Sau đó tôi dẫn dắt trẻ vào phần thi tiếp theo, tôi mở nhạc trẻ cùng tập bài tập phát triển chung với các động tác tay, bụng, chân, bật,..... Khi trẻ thực hiện xong tôi cho trẻ về thành 2 hàng dọc, tôi nhận xét phần thi và tuyên dương trẻ, và trẻ rất hồi hộp bước vào phần thi tiếp theo, “với phần 13 thi này BTC tặng cho các bạn 1 quả bóng” cho trẻ lăn bóng tự do, mỗi trẻ lựa chọn cho mình 1 quả bóng lăn tự do trên sàn nhà. Khi lăn tự do xong tôi cho 1 trẻ lên thực hiện bài tập, tiếp tục tôi cho lần lượt cá nhân, nhóm, 2 đội thi đua nhau thực hiện. Trong khi trẻ thực hiện tôi đã tìm chọn và mở những bài nhạc tạo không khí sôi nổi và cho trẻ có hứng thú để kích thích trẻ vận động tốt hơn. Trong quá trình làm đồ dùng cho trẻ vận động tôi đã làm ra những đồ dùng khác nhau để thay đổi tránh nhàm chán trong quá trình trẻ vận động, lần đầu tôi cho trẻ lăn theo đường dích dắc, sau đó tôi thay đổi các đường dích dắc thành những ngôi nhà tạo ra đường dích dắc cho trẻ lăn bóng qua. Khi kết thúc vận động tôi kiểm tra kết quả chơi của 2 đội chơi, tôi động viên khen trẻ và tổ chức tặng quà cho 2 đội chơi, với hình thức chơi có quà tặng thì trẻ rất hứng thú, hăng say chơi vì nếu thắng sẽ có phần thưởng nên tiết học rất sôi nổi và trẻ rất hăng say. Phần hồi tĩnh cho trẻ tập các động tác điều hòa theo nhịp nhẹ nhàng, trẻ làm động tác theo nội dung của bài hát và đi nhẹ nhàng từ 2-3 phút. Đối với việc sử dụng âm nhạc vào hoạt động giáo dục thể chất từ thực tế tại lớp mình, tôi nhận thấy đối với mỗi chủ đề nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của từng bài dạy, tôi đã vận dụng một số bài hát khi thực hiện cho trẻ khởi động: Ví dụ: Khi dạy trẻ học về chủ đề “Gia đình”, cho trẻ thực hiện các bài khởi động với nền nhạc bài “nhà mình rất vui” hoặc các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh về chủ đề gia đình “cả nhà thương nhau”, “niềm vui gia đình”, “Thật đáng chê”… Với mỗi chủ đề giáo viên cần lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với các chủ đề để đưa vào dạy trẻ. Các bài hát được chọn là các bài hát vui nhộn gây hứng hứng thú với trẻ trong phần khởi động và các bài hát hoặc nhạc nhẹ nhàng, du dương cho phần hồi tĩnh. Như chúng ta đã biết, âm nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ ấu thơ. 14 Còn đối với việc sử dụng các bài cao dao câu đố trong giáo dục thể chất: Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi vận động: “Chuyền bóng qua đầu” thì cho trẻ đọc các câu thơ: “Không có cánh mà bóng biết bay Không có chân mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo Cùng nhau đưa nào, cùng nhau thi nào”. Trẻ chơi vận động nhịp nhàng đồng thời kết hợp đọc thơ và thi đua cùng các bạn. Hay cho trẻ đọc các bài đồng dao: Rồng rắn lên mây, thả đĩa ba ba, kéo cưa lừa xẻ…. Sử dụng các câu đố như : “Con gì ăn no Bụng to mắt híp Mồm kêu ủn ỉn Nằm thở phì phò (Con lợn hoặc con heo) Hay: “Cái gì bằng vải Dùng để đội đầu Trời nắng chang chang Che đầu cho bé (Cái mũ) Qua đó giúp trẻ thấy mạnh dạn, tự tin hơn đồng thời các tố chất thể lực, nhận thức, thẩm mỹ…của trẻ cũng được phát triển. Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất vào các hoạt động khác. Trẻ mầm non rất thích hoạt động mọi lúc mọi nơi nhưng lại nhanh thích nhanh chán. Vậy làm thế nào để trẻ vận động tích cực nhất ở các trò chơi tích hợp trong các góc chơi và các hoạt động học khác. 15 Ví dụ: Trò chơi sau tiết dạy làm quen với các hình khối, tôi sắp xếp các hình vuông - tròn - tam giác - chữ nhật hoặc các khối và cho trẻ bò chui qua cổng và đi theo đường dích dắc làm cho trẻ rất thích thú. Ở trò chơi sau tiết học đo độ dài một đối tượng, cho trẻ thi đua bò lên một con cá và vừa bò vừa đếm xem mình bò được bao nhiêu lần bước tay trên con các đó và so sánh với các bước tay của các bạn khác… Với hoạt động góc thay vì các đồ dùng nhựa hàng ngày thay vào đó cô sẽ cho trẻ cùng nhau may mũ, quần áo cho các chú bộ đội, hoặc bằng cách xâu luồn kim qua các lỗ có sẵn trên xốp màu và áp dụng cho các chủ đề khác với những hình ảnh khác giúp trẻ rất hứng khởi và chơi lâu hơn không bị nhàm chán bởi các đồ chơi hàng ngày. Biện pháp 5: Cho trẻ tự khám phá vận động các trò chơi mới lạ. Để giúp trẻ dễ dàng tìm tòi khám phá trong quá trình tham gia vận động bằng cách cô cùng chơi với trẻ tạo sự gần gũi với cô làm cho trẻ tự tin hơn nhiều, trẻ tự tin gần bên cô thì mới dám đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi cô giáo, nên lắng nghe trẻ để có sự lựa chọn cho những câu trả lời hay nhất dành cho tất cả các trẻ, có như vậy trẻ mới được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ lâu hơn các kỹ năng và từ đó giúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn. Cô luôn hoạt động gần gũi trẻ, để khi vui chơi trẻ cũng xem cô như người “bạn lớn” của mình, như vậy trẻ sẽ không có cảm giác ngại ngùng khi có cô. Trẻ rất thích khám phá, cần tạo điều kiện cho trẻ hoạt động tốt, hoạt động mọi lúc mọi nơi, đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những kiến thức hay giúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho việc vận động cho trẻ ở trường. Một số cha mẹ chăm sóc và bao bọc con quá mức. Dẫn đến trẻ không dám, được phép thử làm những điều trẻ ham muốn. Như vậy cha mẹ đã tạo cho trẻ một suy nghĩ là trẻ không thể tự làm điều gì và bên cạnh trẻ có biết bao điều kỳ diệu. 16 Nhiều cha mẹ lại cấm trẻ trèo cây vì sợ trẻ ngã có thể gãy chân tay. Và bản thân tôi đã mạnh dạn cho trẻ trải nghiệm như cho trẻ trèo, đu dây, đu vòng, đi trên cầu khỉ…. bằng sức của trẻ để trẻ thử sức và trải nghiệm xem bản thân trẻ có, bên cạnh đó cần có sự nhắc nhở khi trẻ làm sai và qua mấy lần trẻ sẽ lĩnh hội được. Đây là một trong những trải nghiệm thú vị nhất của tuổi thơ. Nó đem lại nhiều lợi ích như giúp trẻ luyện tập cơ bắp, cách giữ thăng bằng, sự nhanh nhẹn, óc phán đoán. Trẻ cũng gián tiếp học được tinh thần vươn tới một mục tiêu mình lựa chọn. Trường tôi là một trường có diện tích sân rộng rất thoải mái cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Tôi thường chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời, những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề và gắn với những mốc thời gian phù hợp với trẻ. Mỗi giờ hoạt động ngoài trời tôi tổ chức hai trò chơi một trò chơi động và một trò chơi tĩnh. Trò chơi động thường tổ chức trước để đảm bảo động- tĩnh. Trò chơi sau thường mang tính chất nhẹ nhàng hơn, nhằm giúp trẻ thay đổi trạng thái để chuyển qua hoạt động tiếp theo. Biện pháp 6: Tạo trò chơi theo một câu chuyện có phần thưởng. Để tiết học đạt hiệu quả cao, tôi thường tạo ra các tình huống để trao thưởng các phần quà cho trẻ, bởi tôi cũng nắm bắt được tâm lý của trẻ là rất thích có phần thưởng, phần thưởng làm cho trẻ cố gắng thi đua và tập luyện một cách tích cực nhất, đặc biệt hơn nữa là tên của trò chơi giống như một câu chuyện cổ tích làm trẻ thích tò mò khám phá, trẻ như cùng nhau hóa thân vào câu chuyện. Ví dụ: + Trò chơi “Ai nhanh nhất” đổi thành một tên mới hay hơn “Khuôn mặt dí dỏm”. Và phần thưởng cho những ai có những biểu hiện trên khuôn mặt dí dỏm nhất là những bó hoa, những giỏ quà, những đồ chơi bé thích… 17 + Trò chơi: “Chạy tiếp cờ” với cái tên mới như “Cờ dũng sĩ” đội nào lấy được nhiều cờ hơn thì cả đội sẽ được đội những chiếc mũ giống mũ của vua ngày xưa rất trang nghiêm. Ở tất cả các trò chơi vận động, cô giáo cần sáng tạo thành một câu chuyện với cái tên hay, trẻ rất thích xem phim hoạt hình là vậy, trẻ luôn muốn mình được như các bạn nhỏ trong phim và hòa vào cùng nhau chơi rất thích thú, thể hiện mình trong khi chơi với những đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn nhiều màu sắc xung quanh, khi đó mới tạo được sự hứng thú và có tinh thần tham gia vào ác trò chơi sôi nổi hơn. Biện pháp 7: Phôi hợp với phụ huynh để trẻ phát triển vận động giáo dục thể chất tôt hơn. Gia đình là nền tảng vững chắc cho trẻ vững bước rèn luyện học tập ngoài xã hội, việc tuyên truyền kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường có cùng chung một biện pháp sẽ rèn luyện cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái vững bước vào đời, hãy cùng ngẫm lại để tạo điều kiện cho con, đừng thấy cháu hay nghịch phá rồi chỉ la mắng: Là con hư, là con không ngoan…hãy ngẫm lại để nhớ mình ngày xưa cũng vậy, cũng thích hoạt động tìm tòi mọi thứ xung quanh lắm chứ, hãy quan tâm và dành thời gian tìm hiểu các con của mình, biết tận dụng những vật liệu gần gũi ở gia đình làm những trò chơi hấp dẫn hơn, bỏ thêm một chút thời gian chơi cùng con, qua chơi sẽ hiểu được các bé muốn điều gì và hiểu vì sao con mình lại hiếu động đến thế. Từ những thực tế như vậy tôi đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh qua cuộc họp phụ huynh đầu năm học, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh, qua kết quả cân đo cho trẻ giai đoạn I tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Cũng trong buổi họp tôi đã trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. 18 Trường mầm non là nơi cha mẹ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cô giáo, trẻ có ngoan, khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công việc. Để làm tốt công tác phát huy tính tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động của trẻ tôi còn tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng các nội dung về sự phát triển toàn diện của trẻ, sức khỏe thể chất và tinh thần, vai trò và nội dung của phát triển thể chất, nhu cầu dinh dưỡng, thói quen vệ sinh, mốc phát triển thể chất, các bài tập cần dạy trẻ hàng ngày. Trong đó tập trung vào nội dung phát triển vận động cho trẻ như các trò chơi vận động, một số môn thể thao phù hợp, các trò chơi dân gian. Tại các khu vực có hình ảnh minh họa, chỉ dẫn cách chơi trò chơi vận động để phụ huynh có thể hướng dẫn và chơi cùng con. Hình thức tuyên truyền: + Tại bảng tin: Tuyên truyền các kiến thức nuôi con khoẻ - dạy con ngoan, các nội dung về dinh dưỡng, vệ sinh, thói quen tốt cho sức khỏe, mốc phát triển thể chất… + Các hộp: Đựng các tờ rơi về chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển vận động. + Tài liệu phát tay: Phát tại các giờ đón, trả, tại cuộc họp phụ huynh. + Mời tham dự trực tiếp tại các buổi giao lưu thể thao, tham gia các trò chơi trong ngày hội ngày lễ. Ngoài việc làm kết hợp với cô giáo, phụ huynh còn giúp các cô trong việc tạo đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi. Phụ huynh đi chặt tre, lồ ô về dựng thành đồ chơi phát triển vận động ngoài trời cho trẻ. Hay là đem những lốp xe đến cho các cô làm ra những đồ chơi phát triển vận động ngoài sân trường. Điều này cho thấy phụ huynh rất quan tâm đến con em của mình và rất nhiệt tình phối hợp với cô để tạo cho trẻ có những đồ chơi ngoài trời thật là bổ ích. Giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể lực cho trẻ. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý trẻ cần luyện tập phát triển thể lực ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là đối với trẻ 5 tuổi. Trẻ khỏe mạnh thể lực tốt thì mới có 19 điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, vui chơi ở trường cũng như ở nhà và chuẩn bị tâm thế để bước vào trường phổ thông. Qua biện pháp này tôi thấy hầu hết phụ huynh đều có nhận thức về giáo dục dinh dưỡng- phát triển vận động cho trẻ, quan tâm hơn đến việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng như phát triển thể lực cho trẻ nên thể chất của học sinh lớp tôi được nâng lên rõ rệt nhằm giúp trẻ phát triển cân đối và toàn diện. Chính vì vậy trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tạo cho trẻ có được những trải nghiệm vừa sáng tạo vừa hiệu quả. IV.Tính mới của giải pháp: Đối với những năm học trước tôi sử dụng các phương pháp cũ, phương pháp dạy học không thay đổi, rập khuôn, áp đặt trẻ, áp đặt các hình thức vận động, trẻ rất thụ động, nhàm chán, điều đó làm cho trẻ càng ngày càng ít hứng thú, không tích cực tham gia vào hoạt động. Còn với những phương pháp dạy học mới, giáo viên tìm hiểu, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của từng trẻ, cho trẻ hoạt động một cách tích cực, chú trọng thay đổi hình thức để tăng tính kích thích, sáng tạo, hứng thú cho trẻ, giáo dục với nhiều hình thức, thông qua giờ thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời, phối hợp với gia đình và cộng đồng trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Mang lại hiệu quả thiết thực, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động và mang lại kết quả trên trẻ cao hơn. Trẻ thực hiện các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp nhuần nhuyễn hơn, có các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động, thực hiện các cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ một cách dễ dàng hơn, nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường, biết tự tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt, có chiều cao và cân nặng bình thường, có kiến thức về giữ gìn sức khỏe và an toàn cho bản thân. V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan