Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiế...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé (2021)

.DOC
28
1
60

Mô tả:

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan (Hồ Chí Minh) Lựa chọn làm một người giáo viên mầm non, chúng tôi hiểu rằng mình đang được lãnh nhận một sứ mệnh thiêng liêng: Chăm sóc, dạy dỗ những mầm non tương lai của đất nước. Trẻ em như búp trên cành, non nớt, măng tơ, cần nâng niu, chăm bẵm, dày công uốn nắn. Thế nhưng, chăm sóc, dạy bảo trẻ cũng lại là công việc không ít nhọc nhằn. Người giáo viên dạy trẻ cần được trang bị tri thức, cần đủ tâm huyết, sáng tạo, tỉ mẩn và kiên trì, và ở một khía cạnh nào đó, còn là sự hi sinh thời gian, công sức. I. Lý do chọn đề tài Trẻ bắt đầu bước sang lứa tuổi mẫu giáo bélà khoảng thời gian trẻ thật bướng bỉnh, gan lỳ và cứng đầu, trẻ hay tỏ thái độ, thậm chí là có hành vi "chống đối" một sự việc nào đó tới cùng. Trẻ còn bộc lộ rất rõ nét các cảm xúc của bản thân từ giận hờn, ganh tị, sợ hãi, cảnh giác cao độ lẫn vẻ đăm chiêu hoặc hài lòng tự mãn như người lớn vậy. Cái “tôi” của trẻ xuất hiện, trẻ “ khôn” hơn, lém lỉnh hơn và cũng bướng bỉnh hơn. Bởi vậy, sự hợp tác, sự thích nghi của trẻ ở giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé, với môi trường mới cũng khó khăn hơn. Xuất phát từ việc muốn giúp trẻ có tâm thế tốt trong giai đoạn chuyển tiếp, để trẻ thích đi học, đến lớp không gào khóc, trẻ sớm ổn định về mặt tâm lý vì tất cả những điều đócó ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với bản thân trẻ, với cha mẹ trẻ, với nền nếp lớp, mà còn chi phối rất nhiều về tâm lý, sức khỏe của người giáo viên trực tiếp đứng lớp hàng ngày như tôi và các đồng nghiệp của tôi. Đối với trẻ lớp mẫu giáo bé, mặc dù hầu hết trẻ đã đi học lớp nhà trẻ nhưng một số trẻ nghỉ học nhiều, một số trẻ chuyển trường, chuyển lớp…mà tâm lý trẻ lúc này cực kỳ nhạy cảm, trẻ quá khôn nên biết tác dụng những hành động của mình tác động lên người lớn sẽ có hiệu quả như thế nào Ví dụ: Sáng dậy trẻ vờ kêu mệt để được ở nhà, đến lớp kêu đau bụng lăn đùng ra để được về, về nhà thì kể chuyện: “ Mẹ cho con ở nhà thôi, đi học con nhớ mẹ lắm, mẹ đến đưa con về không con nhớ mẹ nhiều con ốm…” Khả năng thích ứng với môi trường mới ở trẻ rất khác nhau, có trẻ chỉ 2-3 ngày là quen lớp- quen cô, nhưng cũng có trẻ 1- 2 tuần, có trẻ kéo dài đến 1-2 tháng, có trẻ thì lâu lâu trẻ lại tìm lý do để được nghỉ học tuy nhiên ở mức độ nhẹ dần. Bên cạnh đó cũng có nhiều cha mẹ hoang mang lo lắng tìm hiểu xem con mình lên lớp này cô giáo có chăm con mình tốt không? Cha mẹ không hiểu được lý do vì sao trẻ không thích đi học, có cha mẹ còn đổ lỗi cho cô giáo, đặt ra nhiều câu hỏi vì sao??? rất tiêu cực, vô tình làm tâm lý trẻ càng xa lánh và sợ hãi cô giáo ….Thực tế số trẻ ở lớp mẫu giáo đông hơn so với lớp nhà trẻ, trẻ hiếu động, nhu cầu hoạt động nhiều hơn, trẻ phải thực hiện các thói quen tự phục vụ chứ không 3 phải sự hỗ trợ nhiều của giáo viênnhư ở tuổi nhà trẻ nên sự gần gũi giữa cô và trẻ giảm dần,bước đầu đôi khi đã làm cho trẻ hụt hẫng, khó chịu, cảm thấy như cô không yêu mình … Trẻ 3 tuổilà giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi nhà trẻ sang tuổi mẫu giáo bé, từ giai đoạn hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo chuyển sang hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Những trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này sẽ tác động đến khả năng thích nghi với sự thay đổi của trẻ, thay đổi về chế độ sinh hoạt trong ngày, môi trường lớp học, không gian, thời gian, khả năng tự lập… Vì thế để tạo cho trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé, tạo cho cha mẹ trẻ yên lòng trao gửi con yêu, tôi đã đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp nhằm giúp trẻ phát triển tích cực về tinh thần và thể chất và tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm khi gửi con vào học lớp của tôi. Để giúp trẻ sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp không chỉ thực hiện trong một thời điểm nhất định mà phải trong cả quá trình, tùy vào đặc điểm riêng của từng trẻ nhằm giúp trẻ không bị cảm giác hụt hẫng, sợ hãi với cô mới, lớp học mới, môi trường mới…. Đặc biệt, với những trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ vì một lý do nào đó mà trẻ đi học không chuyên cần, nghỉ học nhiều thì giai đoạn chuyển tiếp này cũng không kém phần gay cấn và phức tạp. Để có được sự thành công trong giai đoạn này của trẻ, cha mẹ và cô giáo cần hỗ trợ để trẻ sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi, giúp trẻ vượt qua 1 cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Sự thành công của giai đoạn chuyển tiếp này là trách nhiệm chung của cha mẹ trẻ, trường mầm non nói chung cụ thể là các giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo bé như bản thân tôi và các cô giáo trong khối mẫu giáo bé… Từ những nhận thức trên thôi thúc tôi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giúp trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé. Trong năm học 2020-2021, tôi đã thử nghiệm áp dụng các biện pháp và đúc rút thành “Sáng kiến kinh nghiệm” của bản thân. II. Những tính mới, đóng góp mới của đề tài Đề tài đề xuất được các giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nhằm giúp trẻ3- 4 tuổisớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé. Từ đó góp phần hình thành, hoàn thiện và phát triển nhân cách tốt hơn cho trẻ mẫu giáo bé. Khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy việc giúp trẻ thích nghi diễn ra nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn như: Trẻ thích đi học hơn, đi học ngoan hơn, sự hốt hoảng trong giờ đón trẻ cũng như giờ ngủ trưa của trẻ giảm dần và tự tin hơn khi vào lớp , rồi giấc ngủ êm đềm đủ giấc hơn, trẻ mạnh dạn tham gia hoạt động với cô và bạn hơn… Những tiến bộ của trẻ giúp cho giáo viên đỡ vất vả và căng thẳng hơn trong khoảng thời gian đón trẻ ổn định nề nếp lớp, giúp cho phụ huynh yên tâm khi đưa con tới lớp, tin tưởng về một ngày con của mình vui chơi học tập với cô giáo ở lớp ở trường. 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan. Trẻ chưa nhận ra được rằng những ý nghĩ, những ý muốn trong tâm trí của mình chỉ là hình ảnh tượng trưng của sự vật bên ngoài, ranh giới giữa cái thực và cái hư, giữa ý nghĩ của mình và ý nghĩ của người chưa rõ. Đặc biệt tư duy của trẻ còn bị tình cảm chi phối rất mạnh, thể hiện ở chỗ trẻ chỉ suy nghĩ về những điều mà chúng thích và dòng suy nghĩ thường bị cuốn hút vào ý thích riêng của mình bất chấp cả tác động khách quan. Ở độ tuổi mẫu giáo bé trẻ hành động thường do nguyên nhân trực tiếp như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc dục và không ý thức được nguyên cớ nào khiến trẻ hành động như vậy. Dần dần trong hành vi của trẻ có sự biến đổi quan trọng. Đó là sự nảy sinh động cơ. Lúc đầu động cơ của trẻ còn đơn giản và mờ nhạt. Thường khi hành động trẻ bị kích thích bởi những động cơ như:Động cơ gắn liền với ý thích muốn được như người lớn. Động cơ gắn liền với qúá trình chơi. Động cơ nhằm làm cho người lớn vui lòng và yêu mến bắt đầu xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ thực hiện nhiều hành động tích cực. Cuối tuổi mẫu giáo bé xuất hiện một loại động cơ mang tính xã hội. Trẻ thể hiện hành vi quan tâm đến mọi người xung quanh. II. Cơ sở thực tiễn 1.Thực trạng Tôi là giáo viên chủ nhiệm, trực tiếpcùng với một giáo viên khácchăm sóc và giáo dục 36 trẻ, độ tuổi mẫu giáo bé(3 – 4 tuổi), lứa tuổi mà rất nhiều cháu đang còn là thời điểm khủng hoảng của tuổi lên 3, hầu hết trẻ chưa ổn định về mặt tâm lý. Những ngày đầu đón trẻ tôi nhận thấy tình hình trẻ của khối mẫu giáo bé nói chung cụ thể ở lớp tôi phụ trách nói riêng như sau: Các cháu lạ lớp, lạ cô nên lúc nào trong lớp cũng có tiếng khóc đòi về, cháu tè ị ra quần, cháu nôn trớ, giờ ngủ trưa cháu nằm chỗ này, cháu ngồi chỗ kia, có cháu giờ ngủ trưa khóc quá cô phải đưa ra khỏi lớp chơi cùng trẻ tránh làm ồn trẻ khác không ngủ được, rồi có cháu lại muốn chạy ra khỏi lớp để về nhà...Ở lớp, có những trẻ chưa từng đi học, ngày đầu tiên phải rời xa bố mẹ, đến trường đến lớp là những ngày vô cùng khó khăn và khủng hoảng đối với trẻ. Việc bất ngờ bị thay đổi môi trường sống đột ngột và thói quen sinh hoạt khiến đa số trẻ có những phản ứng tiêu cực như nhõng nhẽo, khóc lóc hay ăn vạ, thậm chí cào cấu cả cô trong giờ đón trẻ, nên thời gian đầu cửa ra vào của lớp lúc nào cũng trong tình trạng đóng chặt. Lại thêmnăm học trước tình hình dịch bệnh Covid các con nghỉ học thời gian dài, nghỉ ngắt quãng và trước khi nhập học nghỉ cả tháng nên đến trường các con gần như làm quen với mọi hoạt động, nền nếp sinh hoạt tại lớp mẫu giáo bé như là từ đầu vì vậy vấn đề giúp trẻ thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp 5 mẫu giáo bé đầu năm học này càng thêm khó khăn vất vả, điều này làm cho giáo viên bất tiện trong hoạt động, ảnh hưởng xấu tới tâm lý và sức khỏe của trẻ và đặc biệt tạo cho giáo viên sự mệt mỏi quá sức. Không riêng gì ở lớp tôi mà ở các lớp trong cùng độ tuổi nhiều giáo viên đã thể hiện sự mệt mỏi, căng thẳng, tinh thần chùng xuốngkhi đầu năm học đón trẻ vào lớp. Là giáo viên có thâm niên trong công tác nhiều năm đứng lớp ở độ tuổi này, tôi đã động viên chị em trong khối lớp, kiên trì khắc phục. Qua thời gian trải nghiệm, tôi nhận thấy những thuận lợi cũng như những khó khăn khi thực hiện đề tài như sau: 2. Thuận lợi Trường Mầm non, lớp mẫu giáo bé nơi tôi dạy có khuôn viên rộng rãi, trường lớp khang trang, môi trường gần gũi, thân thiện với trẻ. Có đầy đủ các phòng học chức năng. Các lớp học được bố trí thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường nên lớp có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục cũng như hoạt động vui chơi của trẻ tạo cho trẻ có môi trường tốt hứng thú hơn mỗi khi trẻ đến lớp. Ban giám hiệu đã bố trí giáo viên đứng lớp độ tuổi này hợp lý,giữa giáo viên có nhiều kinh nghiệmvà giáo viên trẻ thông minh sáng tạo phù hợp trong việc chăm sóc nuôi- dạy trẻ, phù hợp với trẻ 3- 4 tuổi. Nhà trường luôn bổ sung đồ dùng đồ chơi cho lớp kịp thời, đầy đủ. Lớp học được trang trí hợp lý,đẹp mắt, đúng chủ đề, chủ điểm. Các cô luôn sáng tạo, chịu khó tranh thủ thời gian làm thêm nhiều đồ chơi mới tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm với trẻ ở độ tuổi này, lại tận tụy tâm huyết với nghề, yêu thương đối xử công bằng với trẻ, có sự phối hợp tốt với các bậc phụ huynh, ban giám hiệu và đồng nghiệp, luôn cố gắng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, với mong muốn trẻ khỏe mạnh chăm ngoan, yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và các bạn. 3. Khó khăn Về phía trẻ: Ở độ tuổi này nhiều trẻ vẫn đang trong giai đoạn hoặc chưa ổn định về tâm lý khủng hoảng tuổi lên 3, lớp tôi lại có nhiều cháu “ cá tính”, nhiều cháu đi học còn bám chặt bố mẹ khóc nhè, đặc biết có trẻ hốt hoảng chống cự quyết liệt mổi sáng đến lớp. Ví dụ như: Cháu Bảo Trân, Phan Minh Khang, Tăng Đình Vượng, Thảo Nguyên, Thanh Hằng, Trâm Anh, Phương Bách, Bảo Châu…Nên chỉ sau giờ đón trẻ mà 2 cô trong lớp đã mệt rã rời. Năm học trước do dịch Covid, trẻ nghỉ học thời gian dài ở nhà với ông bà cha mẹ nên với trẻ thời gian này như là giai đoạn chuyển tiếp từ gia đình đến nhà 6 trường, mà lúc này trẻ đã lớn khôn hơn nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu đón trẻ, đưa trẻ vào thói quen nề nếp lớp vì đa số trẻ khi ở nhà trẻ đang là trung tâm chú ý của rất nhiều người, trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ cảm thấy khi xacha mẹ, lạ cô, lạ lớp mình sẽ không được yêu thương. Về phía giáo viên: Giáo viên nhận thức được việc phải tạo cho trẻ niềm vui như: Trẻ thích được đến lớp, trẻ yêu cô giáo, nhưng thực tế thì cô giáo vẫn chưa thật sự tận dụng mọi cơ hội để gần gũi trẻ, ở một góc độ nào đó còn “ Giữ”cho bản thân mình, nên đôi lúc vẫn lơ đi những điểm còn hạn chế ở trẻ, đối xử chưa công bằng với trẻ, lo trẻ yêu cô này hơn cô kia, lo sợ phụ huynh hiểu nhầm nghĩ không tốt về cô và nhất là ngại hi sinh về thời gian dành cho trẻ trong thời gian đầu năm học mới. Về phụ huynh: Cha mẹ trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của giai đoạn chuyển tiếp này đối với trẻ nên chưa phối hợp cùng cô giáo để tạo cho trẻ tâm thế sẵn sàng trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé, bao bọc nuông chiều trẻ quá mức nên khi đến lớp trẻ như bị chông chênh giữa cách giáo dục của cha mẹ và cô giáo, Đầu năm học nên chưa thật sự tin tưởng vào cô giáo, đa số cha mẹ còn quá trẻ chưa có kinh nghiệm nuôi dạy con nên hầu như việc chăm sóc con ở nhà đãcó ông bà và giúp việc thay thế. 4. Điều tra khảo sát thực trạng. Qua điều tra khảo sát từ những ngày đầu đón trẻ tôi đã thu được kết quả về số trẻ không thích vào lớp, số trẻ khóc nhè, hốt hoảng mỗi khi vào lớp. Kết quả thu được thể hiệnnhư sau: Bảng khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài TT Nội dung khảo sát Đạt Số Tỷ lệ lượng % Chưa đạt Số Tỷ lệ lượng % 1 Trẻ tự tin trong mọi hoạt động 6 16.7 30 83.3 2 Trẻ khóc khi vào lớp 19 52.7 17 47.3 3 Trẻ hốt hoảng khi vào lớp 24 66.7 12 33.3 4 Trẻ không thích tham gia các hoạt động 25 69.4 11 30.6 5 Trong ngày trẻ khóc đòi về 27 75 9 25 6 Trẻ không thích chơi với bạn 24 66.7 12 33.3 7 7 Trẻ thích ngồi 1 mình 8 Trẻ hốt hoảng trong giấc ngủ 27 75 9 25 31 94 5 6 Qua kết quả khảo sát ở bảng trên thì năm học này các chỉ số chưa đạt đầu năm chiếm tỷ lệ rất cao. Tôi luôn lo nghĩ không biết thời gian bao lâu các cháu mới ổn định nền nếp để thực hiện các hoạt động chuyên môn được đây. Từ thực tế đó, bản thân tôi nghĩ rằng làm thế nào để giúp trẻ yêu trường, yêu lớp và sớm hòa nhập với môi trường mới giúp cho cô hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình, giúp cha mẹ trẻ yên tâm làm việc. Mối bận tâm, trăn trở ấy canh cánh cùng tôi suốt năm học, là động lực giúp tôi nghĩ về những biện pháp “Giúp trẻ 3- 4 tuổi sớm thích nghi vớigiai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé” nhằm sớm khắc phục những tình trạng trên. III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Từ thực trạng trẻ trong cùng độ tuổi nói chung và trẻ lớp tôi phụ trách nói riêng về việcgiúp trẻ 3 - 4 tuổi sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé, tôi đã đưa ra một số biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và thuộc tính riêng của từng trẻ Để có được những biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp này mang lại kết quả cao, việc đầu tiên mà giáo viên cần làm là phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi nói chung và cụ thể với từng trẻ nói riêng để đưa ra kế hoạch phù hợp với từng cá nhân trẻ. Điểm đặc trưng tâm lý trẻ ở độ tuổi nàychúng ta dễ dàng nhận thấy là sự khủng hoảng của tuổi lên 3, đó là những cơn thịnh nộ vô cớ, thái độ bướng bỉnh ở trẻ diễn ra rất thường xuyên, không ổn địnhnên trẻ dễ dàng lấy cớ để quấy khóc. Vì vậy tôi luôn gần gũi để tìm hiểu nắm bắt đặc điểm tâm lý trẻ tìm ra những điểm tích cực động viên trẻ phát huy còn những gì thuộc về yếu tố tiêu cực thì tôi tìm biện pháp giúp trẻ giảm dần và hết hẳn. Ví dụ:Khi ở nhà ra đi học thì trẻ rất vui nhưng đến cổng trường là trẻ bắt đầu đưa ra lý do để được về. Có trẻ thì vào lớp chào Bố mẹ rồi nhưng chợt nhớ ra điều gì trẻ lại không muốn vào lớp cùng cô mà quay lại ôm ghì lấy mẹ. Sau khi nắm được tâm lý đặc trưng của lứa tuổi, thì tôi tiếp tục tìm hiểu cá tính riêng của từng trẻ để lựa chọn hình thức phù hợp để áp dụng với cá nhân trẻ đó hiệu quả hơn. 8 Ví dụ 1 : Với những trẻ cá tính, tôi không đón trẻ ở cửa lớp nữa mà tiến ra hành lang để đón trẻ. Khi trẻ đến lớp chưa kịp nghĩ ra lý do để nhõng nhẽo thì tôi lại gần tươi cười khen cháu hôm nay xinh đẹp, ngoan nữa lại đây cô cháu mình chào nhau cái nào, nghe cô nói vậy trẻ muốn thể hiện sự ngoan ngoãn của mình vậy là trẻ chạy lại vui vẻ vỗ vào tay cô, chào cô vào lớp… Cháu vui vẻ chào cô quên cả khóc nhè như mọi hôm Ví dụ 2: Cháu Bảo Trân vì ở tuổi nhà trẻ cháu nghỉ học nhiều nên sang mẫu giáo bé cảm nhận của cháu như là bị mẹ bỏ rơi, bị cô nhốt trong phòng vậy nên ngày đầu cháu gào khóc, níu hết cửa sổ sang cửa chính cô sơ hở là chạy nhanh lấy dép để về. Biết được tâm lý của cháu sau khi ổn định lớp tôi nhờ một cán bộ phòng ban phụ lớp cho tôi một lúc, tôi dẫn cháu Bảo Trân ra sân, đi dọc hành lang trò chuyện với cháu, hoặc cho cháu sang lớp anh chị chơi một lúc, có hôm do giờ đón có nhiều cháu mè nheo mà cháu lại muốn sang lớp bên cạnh tôi cũng đưa cháu sang gửi một lúc, có những hôm đích thân cô hiệu trưởng phải đưa cháu ra để hỗ trợ các cô đón những cháu khác, ngày một ngày hai như thế cháu quen dần những hôm sau đón trẻ tôi nói: “ Con sang lớp anh chị chơi nha”! Hay “Con đi lên chơi với cô hiệu trưởng nhé” Con lắc đầu bảo “Con ở đây với cô và các bạn”… 9 Mỗi trường hợp cá tính của cháu được khắc phục, trẻ sớm ổn định tâm lý, đi học ngoan là niềm vui không gì sánh bằng, vậy nên hiểu được cá tính riêng của từng trẻ và có biện pháp khắc phục riêng cho trẻ là then chốt mang lại sự thành công lớn trong việc giúp trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp này. 2. Biện pháp 2: Phối hợp với giáo viên trong nhóm lớp Bản thân tôi là giáo viên có thâm niên công tác nhiều năm nên Ban giám Hiệu thường phân công đứng lớp cùng với 1 giáo viên trẻ. Là giáo viên mới vào nghề nên khả năng nhẫn nại trong mọi tình huống khó của trẻ còn hạn chế. Các em có trình độ cao, nhiệt tình sức trẻ nhưng các em lại đang trong thời gian con nhỏ, có em chồng lại công tác xa nên việc hi sinh thời gian giành cho trẻ cũng gặp không ít khó khăn, vì thời gian đầu năm học thời gian chúng tôi dành cả ngày ở trường cho trẻ.Vậy nên ngoài việc chăm sóc giáo dục các cháu thì mình còn là người chị đi trước kèm cặp truyền cho các em tinh thần làm việc tận tâm, biết chịu thương chịu khó với nghề. Trong mỗi lớp đều có 2 giáo viên nên việc thống nhất một biện pháp giúp trẻ sớm thích nghi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé là vô cùng quan trọng. Sau khi tìm hiểu, quan sát nắm rõ tên trẻ và nguyên nhân đến cuối ngày khi các cháu đã ra về (Vì thời gian đầu năm các cô không có chút thời gian trong ngày để trao đổi với nhau được) để nói cho các em biết cháu này vì sao lại như thế này, cháu khác lại thế kia, cần phải làm gì để giúp trẻ khắc phục hạn chế đó đồng thời để cùng thảo luận và đưa ra giải pháp thống nhất áp dụng biện pháp với trẻ đó để đồng nghiệp của tôi cùng phối hợp theo dõi và thực hiện. Hai cô trao đổi về đặc điểm của trẻ vào cuối ngày 1 0 Khi các cháu đã dần quentôi sẽ kết hợp qua các giờ hoạt động hoặc lúc có tình huống xảy ra là trao đổi trực tiếp cùng nhau luôn. Ví dụ: Lớp tôi có cháu Yên Chi, lỡ có bạn nắm tay hoặc ôm vào người là cháu nhìn cô hét to, cô mà nhắc bạn là cháu hét to hơn lâu hơn rồi ăn vạ, nên qua 1-2 lần là tôi biết đó là thói quen của cháu tôi liền nói với giáo viên làm cùng khi nào cháu hét như vậy là mình làm ngơ quay chỗ khác và vẫn tổ chức hoạt động bình thường cháu sẽ im lặng luôn Các cô trong lớp phối hợp tốt với nhau, thống nhất các biện pháp để giúp trẻ sớm thích nghi với lớp, với cô và tham gia mọi hoạt động cùng cô và bạn. Ví dụ: Với cháu Thảo Nguyên là một cháu bé rất xinh đẹp, nhanh nhẹn thông minh và được bố mẹ cưng chiều, chính vì những lợi thế đó mà cháu biết ai cũng yêu thích mình nên những ngày đầu vào đến cửa lớp là cháu tìm đủ lý do để quấy khóc, vòi vĩnh đặt ra đủ thứ yêu sách bắt Bố(mẹ) hứa thực hiện nhưng khi được cô đón vào chỉ cần bố mẹ quay về là cháu quay sang chơi với bạn ngay. Qua theo dõi tôi cùng trao đổi và trò chuyện phân tích với trẻ không được làm như vậy sẽ không được ai yêu. Có hôm sau giờ đón cháu lại làm thân tôi liền nói: “Cô giận con rồi, cô không chơi với con vì sáng nay con đến lớp chưa ngoan”. Cháu nghĩ 1 lúc rồi nói với tôi “Cô đẹp gái”. Tôi liền nói cháu đến lớp mà ngoan thì cô cũng đẹp mà cháu cũng đẹp nha. Vậy là những hôm sau đến lớp cháu chào cô thật to. Hôm nào lỡ có khóc cô hỏi bụi vào mắt con à? Lại không đẹp gái rồi! Bé liền gật đầu rồi đi nhanh vào lớp. Nên tôi đã trao đổi cùng đồng nghiệp với cháu cần khen chê có thái độ rõ ràng vì cháu rất hiểu chuyện nên cháu dễ khắc phục hạn chế đó. Đặc biệt tôiluônnhắc đồng nghiệp của mình là phải đối xử công bằng với trẻ, luôn dành tình cảm gần gũi động viên trẻ tạo cho trẻ cảm giác ở lớp cô nào cũng yêu thương mình và các bạn như nhau, là người giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ phải luôn đặt lợi ích của trẻ lên trên hết. Tránh tình trạng 2 cô trong lớp “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” như vậy sẽ làm cho trẻ so bì cô yêu bạn hơn yêu mình, sao cô này nói thế này cô kia nói thế kia mình thích cô này không thích cô kia, như vậy thì việc thích nghi của trẻ sẽ kéo dài đồng thời tạo cho trẻ tính dựa dẫm vì đã có người bảo vệ vô tình hình thành nên tính cách không tốt ở trẻ. Ví dụ: Tôi nhắc nhở đồng nghiệp của mình không ôm ấp – dành cái nhìn âu yếm với một trẻ nào đó nhiều lần trong ngày mà không làm điều đó với trẻ khác, với những trẻ cá tính chúng ta cần tìm một ưu điểm dù nhỏ để động viên khen trẻ trước lớp. Như vậy trẻ nào rồi cũng sẽ thích đến lớp vì cảm nhận được được cô gần gũi, quan tâm vàyêu thương. 1 1 3. Biện pháp 3: Tạo sự gần gũi, xây dựng niềm tin ở trẻ. Đối với mỗi con người chúng ta, khi mới tới một môi trường xa lạ với mình thường có cảm giác lạc lõng, nhút nhát và thiếu tự tin. Đặc biệt, với trẻ 3-4 tuổi, sự sợ hãi hay cảm thấy bất an đó lại càng mạnh mẽ khi bắt đầu với môi trường lớp học mới, cô giáo mới và có thêm những người bạn mới. Lúc này, cô giáo là điểm tựa, là “phao cứu sinh” cho tâm lý chông chênh đầy lo lắng của trẻ. Tôi chú trọng tạo cho trẻ ấn tượng tốt trong giờ đón trẻ, hàng ngày đến lớp mặc đồng phục phẳng phiu, sạch sẽ, thơm mát, cử chỉ dịu dàng, gương mặt tươi tắn. Khi trẻ đến lớp tôi nhẹ nhàng chào hỏi và làm quen với trẻ bằng những cách chào thân thiện, lời chào đơn giản như:“Cô chào Mẹ (Bố), Cô chào con” “ Con đáng yêu quá” “Con tên là gì?”, “Con mấy tuổi?”, “ Nay con đã lớn, lên lớp mẫu giáo có nhiều đồ chơi đẹp này, lớp con gần với sân chơi và các cô rất là yêu con đấy”với lời nói và sắc thái nhẹ nhàng không quá vồ vập để trẻ cảm thấy sợ…. Sau khi nghe cô nói trẻ sẽ bớt cảm giác bỡ ngỡ, thiếu tự tin và dần tò mò về lớp học mới, một số trẻ sẽ thích thú và theo cô vào lớp chơi cùng các bạn. Với những trẻ khó, gào khóc không chịu vào lớp, tôi để trẻ cùng Bố (mẹ) quan sát các bạn trong lớp vui chơi một lúc và chú ý biểu hiện của trẻ, với những bé vẫn còn cảm giác sợ sệt tôi lại gần trò chuyện cùng phụ huynh để hiểu thói quen, sở thích của trẻ cũng như cho trẻ thấy cô cũng rất thân quen với mẹ cháu tạo cho trẻ cảm giác an toàn vui vẻ với cô.Với tâm lý muốn người lớn công nhận mình, trẻ sẽ cố gắng kìm nén cảm xúc dần tự tin, hợp tác chào cô để vào lớp. Trẻ tự tin, thân thiện chào cô chào mẹ vào lớp Khi trẻ đã vào lớp, tôi nhẹ nhàng khen trẻ, động viên và dùng những cái ôm để trấn an tinh thần lúc này của trẻ, khi cha mẹ đã ra về. Sau khi đón hết trẻ, tôi tập trung trẻ ngồi xung quanh mình, cùng tuyên dương những bạn đi học ngoan và 1 2 động viên những bạn còn khóc ngày mai sẽ ngoan hơn, Sau đó cả lớp hát bài “Nụ cười xinh” để miệng luôn cười tươi vui vẻ khi vào lớp. Với sự thấu hiểu, nhẹ nhàng, an ủi đó, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn, không cảm thấy lạc lõng trong không gian mới và cô giáo mới. Trong các hoạt động, tôi luôn cố gắng trở thành người bạn gần gũi của trẻ, dành thời gian quan tâm đến trẻ:Đó có thể chỉ là ánh mắt ngước nhìn và nụ cười động viên dành cho trẻ, hay chỉ là bàn tay chạm má bạn khác- tất cả những hành động tưởng như rất nhỏ đó nhưng lại làm cho trẻ cảm thấy gần gũi cô, tin tưởng vào cô và dần dần trẻ sẽ tiếp nhận cô là người bạn- người thân- người chăm sóc dạy dỗ mình. Luôn thu hút trẻ tham gia các trò chơi, cùng cô như đọc thơ hay các bài đồng dao để trẻ cảm nhận sự thân thuộc, gần gũi yêu thương cô dành cho trẻ. Giờ ngủ trưa với những trẻ chưa quen với lớp học và không chịu đi ngủ cùng các bạn, tôi thường cho trẻ lên ngủ sau để có thể trò chuyện vỗ về giúp trẻ thấy yên tâm dễ đi vào giấc ngủtôi sắp xếp những bạn có tâm lý bất an riêng ra một khu vực và cố gắng an ủi và có thể nằm cạnh để trẻ cảm thấy an tâm hơn phần nào. Nếu trẻ có thức giấc giữa chừng, sợ hãi khóc lóc và có thể la hét, tôi luôn đảm bảo rằng mình luôn có mặt tại lúc đó để vỗ về, trấn an tinh thần trẻ lúc này. Dần dần như vậy, sự liên kết giữa trẻ và cô giáo nhiều hơn, trẻ cảm nhận được những tình cảm gần gũi của cô giáo dành cho mình. Cô gần gũi với trẻ giờ chơi, giờ ngủ 4. Biện pháp 4: Tập cho trẻ theo nền nếp mới bắt đầu từ những thói quen cũ của trẻ: Những ngày đầu đến lớp đa số trẻ vẫn giữ thói quen sinh hoạt khi còn ở nhà trẻ hoặc khi ở nhà cùng bố mẹ. Đối với những thói quen chưa tốt ở trẻ, tôi không vội vàng ép trẻ sửa ngay vì mình đưa trẻ vào nền nếp gấp quá sẽ tạo cho trẻ áp lực 1 3 sợ hãi không muốn đi học, nên tôi chiều theo trẻ 2-3 hôm đầu và dần dần tập cho trẻ thói quen ăn, ngủ, vệ sinh theo nền nếp của lớp Ví dụ 1: Có trẻ nhút nhát sợ khi đi vệ sinh phải ngồi lên bệ xí trắng, có trẻ đã tè ị trong quần, có trẻ chỉ muốn ngồi bô nhỏ, tôi cũng chiều theo ý trẻ cho cháu đi vệ sinh ở bô nhựa. Mình chịu khó vất vả 2- 3 hôm, sau đó trẻ dần quen tôi nhẹ nhàng chỉ cho cháu biết bạn đang đi vệ sinh trên đó để đảm bảo vệ sinh, lại dễ ngồi và bệ trắng thật là sạch sẽ rồi cho cháu ngồi thử lên cô đứng sát bên cạnh và chỉ cần nói thêm “đi vệ sinh ở bô nhỏ giống em bé”là không còn cháu nào đòi đi vệ sinh ở bô nhỏ nữa. Ví dụ 2: Nếu trẻ không muốn ăn rau những ngày đầu thay vì ép trẻ đủ lượng rau thì tôi cho trẻ ăn thoảng vài sợi sau đó tăng dần vào buổi sau, hoặc trẻ chỉ ăn được ½ bát cơm thì cũng không ép trẻ ăn bằng hết mà cho trẻ dừng, sau giờ ăn, sau khi đã ổn định lớp tôi cho trẻ đó uống sữa bù để trẻ không bị đói. Sau đó tôi tập cho trẻ ăn thêm lượng mỗi ngày thêm một ít để trẻ có thời gian thích nghi và thay đổi thói quen theo nền nếp ở trường, lớp. Cụ thể ở lớp tôi có trẻ vào nhập học trẻ đã hơn ba tuổi nhưng chỉ ở nhà với mẹ chưa từng đi học nên trẻ rất khủng hoảng, khó chấp nhận với các hoạt động trong ngày của trẻ. Qua trao đổi, mẹ bé cho biết bé ở nhà chỉ uống sữa, hi hữu lắm mới được 1-2 thìa cơm và còn dặn tôi cứ kệ cháu thích ăn gì thì cháu ăn không cần cho cháu ăn cơm ăn cháo vì sợ cháu lại khóc. Nhìn hình thể cháu tôi rất băn khoăn (nhỏ, gầy, khóc nhiều, khó ăn) liệu cháu có đủ sức khỏe để theo học không. Nhưng ngày 1 ngày 2, tuần 1 tuần 2 cháu quen dần từ phải bế cho ăn, cho cháu ăn khi các bạn đã ngủ, mỗi ngày chỉ được 1 bát phải cho uống thêm 2-3 hộp sữa. Sau tuần đầu, mỗi bữa cháu đã ăn được 1 bát cháo hoặc nửa bát cơm và không còn ngồi trên người cô khi ăn nữa. Cháu ngồi vào bàn cùng bạn tự xúc cơm ăn và cháu khỏe đi học lại rất chuyên cần… Sự tiến bộ rõ nét của cháu Bảo Trân sang tuần thứ 2 1 4 Vậy nên muốn rèn nề nếp thói quen tốt cho trẻ tôi luôngần gũi tìm hiểu nguyên nhân rồi nhẹ nhàng, từng bước một, tập cho trẻ quen dầntheo cách của mình giúp cho trẻ thích nghi với thói quen mới nhẹ nhàng và ghi nhớ sâu hơn. 5. Biện pháp 5: Tạo môi trường khuyến khích trẻ tham gia hoạt động. Trong thời gian chuẩn bị đón trẻ vào năm học mới, 2 cô giáo đã cố gắng tìm tòi, sáng tạo, làm rất nhiều đồ chơi trong lớp phù hợp với độ tuổi 3- 4 như: Ghép tranh, chọn hình đúng, lắc bi, tạo hình theo ý thích... Tôi khuyến khích trẻ chơi theo nhóm với nhau, hỗ trợ nhau và chơi cùng nhau. Qua đó giúp trẻ quên đi những cảm xúc xa lạ, lạc lõng, thêm yêu thích đến lớp để được chơi những trò chơi mới, thú vị, tôi luôn thay đổi đồ chơi xen kẽ vào các buổi sáng, bổ sung đồ chơi ở các góc và đồ chơi có tính mới lạ, hấp dẫn để tạo sự thích thú ở trẻ chơi ngay sau khi trẻ vào lớp. Trẻ chơi ngay sau khi vào lớp Ngoài ra tuần 1 và tuần 2, sau giờ thể dục khi sân trường đang vắng tôi cho trẻ nán lại chơi với các đồ chơi trên sân một lúc vì lúc này mình dễ bao quát trẻ chơi và trẻ chơi thoải mái hơn rồi mới cho trẻ vào lớp. Ngoài ra vào giờ chơi tự do của hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ chơi ở góc hạt muồng và góc tập thể chất. Cách này giúp trẻ thấy đến trường là được vui chơi có nhiều điều mới lạ nên trẻ rất thích, có trẻ về khoe với Bố (mẹ) “Con thích đi học mẫu giáo lắm vì được đi chơi, chơi với nhiều đồ chơi” Tôi đã tạo góc thiên nhiên của lớp dù nhỏ hẹp nhưng các cháu rất thích mỗi khi ra để xem và cùng cô trò chuyện về cây xanh, cây hoa, cây rau, có cả cây ăn quả … 1 5 Góc thiên nhiên phía trong và ngoài hành lang của lớpbé A Trong khoảng thời gian đầu đón cháu nhỏ 3-4 tuổi, giáo viên thường rất ngại ngần khitổ chức hoạt động ngoài trời bởi những lo lắng về sự mất an toàn cho trẻ.Nhưng với bản thân tôi, sau một tuần đón cháu, khi đã nắm chắc đặc điểm cá nhân của từng trẻ, đến tuần thứ 2, tôi đã bắt đầu triển khai tổ chức hoạt động ngoài trời, hoặc đưa trẻ đi tham quan cảnh vật xung quanh trường giúp trẻ thoải mái, vui vẻ và dần làm quen với các khu vực ở trong trường. Bởi tôi thấy rằng, trẻ mới đi học, tâm lý chưa ổn định, nếu cả ngày trẻ chỉ được ở trong lớp, trẻ sẽ cảm thấy rất tù túng, gò bó và tẻ nhạt nữa. Vì vậy, tôi và cô giáo nữa đã lên phương án tốt nhất về chọn địa điểm quan sát cũng như khu vực tổ chức hoạt động chơi phù hợp để dễ dàng quản lý, quan sát và đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ thích thú với hoạt động ngoài trời 16 Với mỗi giờ hoạt động ngoài trời, tôi thấy trẻ vui vẻ hơn, hoạt bát hơn và gần gũi với cô giáo hơn. Trẻ chủ động nói với cô những câu như “Mai cô cho con đi chơi nữa nhé”, hay chỉ là “cô ơi” và nở nụ cười với cô – như vậy tôi đã hiểu rằng, việc mạnh dạn cho trẻ ra sân hoạt động đã mang lại tâm thế tốt cho trẻ trong thời gian chuyển tiếp. 6. Biện pháp 6:Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh Để giúp trẻ sớm thích nghi với giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ lên lớp mẫu giáo bé thì việc phối hợp với phụ huynh là một biện pháp không thể thiếu, vì hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con, kinh tế phát triển, các cháu lớp tôi đều có ông bà và giúp việc chăm sóc nên trẻ được chiều chuộng và bao bọc một cách thái quá, tạo cho trẻ có cảm giác mình là trung tâm của tất cả mọi người, nên cứ mỗi lần trẻ đòi hỏi là được đáp ứng ngay dẫn đến trẻ không muốn đi học. Để trao đổi với cha mẹ trẻ có hiệu quả, tôi đã xác định mình cần thực hiện những việc sau: Việc đầu tiên để tạo niềm tin đối với phụ huynh là tôi phải nắm bắt hoàn cảnh của từng gia đình: công chức hay kinh doanh qua hồ sơ học sinh, có giúp việc hoặc ông bà hay không qua trò chuyện ở ngày tựu trường. Điều tôi luôn và làm được lâu nay đó là ngay sau ngày đầu đón trẻ tôi đã nhớ hết tên của trẻ trong lớp, nắm ở từng trẻ 1-2 đặc điểm nổi bật nên chiều trả trẻ qua trao đổi lúc nào cũng được phụ huynh ghi nhận là cô sát sao cháu mới biết được như vậy, bước đầu phụ huynh đã trao cho mình niềm tin. Khi trao đổi tôi luôn dùng những lời lẽ thân thiện, chân thật và cởi mở để phụ huynh không cảm thấy ngại ngùng mà chia sẻ bởi vì có nhiều phụ huynh còn e ngại, còn khoảng cách giữa cô và phụ huynh không dám trò chuyện, nếu không chân thật có phụ huynh nghi vấn không biết cô nói có đúng vậy không???Muốn được điều đó thi trong công việc hàng ngày tôi phải luôn quan tâm đến từng trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, thói quen vệ sinh, hoạt động…Nếu cha mẹ trẻ hỏi điều mà mình không biết thực tế thì tôi trả lời với phụ huynh là “Để cô hỏi cô A…” tránh tình trạng để lấy lòng cha mẹ mà nói cho qua chuyện, nói những điều đúng với bé này nhưng lại không đúng với bé kia là vô tình mình đã đánh mất niềm tin từ cha mẹ trẻ. Ví dụ: Cô ơi! Hôm nay con ngủ có ngoan không? Có giật mình không? Nếu tôi không trực trẻ ngủ thì tôi nhẹ nhàng nói với phụ huynh “Mẹ ơi hôm nay cô A trực trưa để cô hỏi lại cô A xem sao nhé, nhưng chắc là con ngủ ngon vì nếu có gì đặc biệt là cô A sẽ trao đổi với cô rồi mẹ cháu nà, sau đó tôi hỏi lại đồng nghiệp và trao đổi với phụ huynh vào thời điểm thích hợp. Một số phụ huynh khi gửi con đến lớp vì trẻ ở lứa tuổi này nên phụ huynh lo lắng: không biết đông cháu như vậy cô có chăm con mình không, con có được ăn no không, có ngủ không…. Nắm bắt được tâm lý phụ huynh nên đối với những phụ huynh đó tôi phải trao đổi tất cả các hoạt động trong ngày cho phụ huynh biếtvà tôi đã lập nhóm Group và đăng ảnh các hoạt động của trẻ lên cho phụ huynh 1 7 yên tâm, những điều gì nhạy cảm thì nhắn tin riêng tránh làm cha mẹ trẻ xấu hổ với nhau, từ đó tạo niềm tin đối với phụ huynh một cách dễ dàng, cha mẹ và cô giáo xích lại gần nhau hơn. Khi giữa cô giáo và phụ huynh đã có sự tin tưởng, không còn khoảng cách thì lúc đó tôi sẽ trao đổi những nội dung mà phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để việc giúp trẻ sớm thích nghi vì lúc này phụ huynh sẽ cảm nhận được những trao đổi của giáo viên như là sự chia sẽ cảm thông chứ không phải là sự bắt bẻ hay xoi mói mà hợp tác với cô giáo tích cực hơn. Đối với trẻ ở độ tuổi này, các con mới chuyển từ nhà trẻ xuống hoặc trẻ vào bổ sung nên Bố (Mẹ) ít nhiều cũng lo lắng nhất là thời gian đầu năm nhiều cháu còn khóc cứ bám lấy Bố (Mẹ) không theo cô vào lớp nên tôi quan sát nắm bắt các thông tin biểu hiện của trẻ để trao đổi chi tiết với phụ huynh giúp họ biết được lịch sinh hoạt, sở thích và những khó khăn hoặc những nội dung cần lưu ý… Giúp cho phụ huynh yên tâm khi con của họ cả ngày trong vòng tay cô giáo. Bên cạnh đó, tôi còn phổ biến nội quy của lớp học, chương trình sinh hoạt 1 ngày của trẻ, thực đơn trẻ ăn tại trường để phụ huynh nắm bắt được và phối hợp cùng cô trong việc rèn luyện nền nếp cho trẻ ở lớp cũng như chăm sóc giáo dục hợp lý cho trẻ khi về nhà. Tôi chủ động cung cấp các thông tin về các hoạt động của trẻ 3-4 tuổi qua nhiều kênh thông tin khác nhau: Bảng tuyên truyền, giờ đón trả trẻ, Trang fb, Zalo của lớp, những trẻ đặc biệt trao đổi qua tin nhắn riêng. Với sự kiên trì và tâm huyết của tôi, giáo viên trong lớp và phụ huynh đãdần dần hiểu và phối hợp với nhau một cách tích cực giúp những trẻ có nhiều khủng hoảng sớm thích nghi ngoan hơn. Cha mẹ trẻ rất phấn khởi và yên tâm khi cho con học ở lớp tôi phụ trách. Qua giờ đón- trả trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng cháu để từ đó có những phương pháp phù hợp giúp trẻ nhanh hòa nhập với môi trường mới. Nhất là qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, hiểu được tầm quan trọng của việc trao đổi hiệu quả với phụ huynh qua cuộc họp này nên năm học nào tôi cũng tìm mọi cách huy động 100% cha mẹ trẻ dự họp, tôi tận dụng thời gian có đông đủ phụ huynh tham dự để chia sẻ kinh nghiệm về quá trình chăm sóc trẻ cũng như một số kiến thức về đặc điểm lứa tuổi, tâm lý các con lên 3 tuổi để phụ huynh hiểu rõ hơn. Tránh nhàm chán tôi đã đưa những tình huống và câu nói của chính con họ đã từng diễn ra ở lớp ai cũng rất thích thú vì thế mà cuộc họp rất trật tự diễn ra nhẹ nhàng vui vẻ, có những phụ huynh sau cuộc họp ra về còn đăng lên trang cá nhân là “Đi họp về hiểu thêm về việc nuôi dạy con và được nghe cô nói chuyện vui lắm…” Từ đó hạn chế được những lo lắng, bức xúc của chính phụ 1 8 huynh và cùng với cô phối hợp nhịp nhàng để trẻ nhanh ổn định về tâm lý trong thời gian đầu tới trường. Cuộc họp phụ huynh đầu năm Tôi chia sẻ với phụ huynh khi ở nhà, bố mẹ hãy trò chuyện với con thật nhiều về trường, về lớp, về cô giáo như: ở lớp có nhiều đồ chơi, có nhiều bạn, có cô giáo yêu thương con, con được học và chơi nhiều trò chơi thú vị,... Trước khi con tới lớp, bố mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng: Việc được đến trường là niềm vui, niềm hạnh phúc, đến trường con sẽ được cô giáo yêu thương, được chơi cùng bạn, chơi nhiều đồ chơi... Bố mẹ vẫn phải đi làm để kiếm tiền... Con học ngoan, chiều về bố mẹ đón con... Lứa tuổi này, trẻ đã có khả năng tư duy và suy nghĩ nên khi nghe được những lời giải thích “hợp lý” như thế, trẻ sẽ từ từ chấp nhận và dần sẽ vui vẻ đón nhận. Mặt khác, khi ở nhà, các bậc phụ huynh thường có thói quen lấy cô giáo hay việc đi học ra để dọa trẻ mỗi khi trẻ mắc lỗi hoặc không nghe lời như: Không ăn, mẹ cho con tới trường ngay; Không ngoan mẹ nói cô giáo phạt; Không ngoan mẹ cho con đi học bây giờ...hay là “Để mẹ gọi nói với cô....”, Hay vừa đón con ra khỏi lớp là hỏi ngay “ Hôm nay con có bị cô phạt không? Những câu nói đó tưởng chừng như giải quyết được sự việc ngay tức thì của bố mẹ ở nhà nhưng lại vô tình gây nên nhiều tiêu cực, sự sợ hãi, ghét bỏ của trẻ đối với cô giáo hay trường học. Lúc này, hình ảnh về ngôi trường hay cô giáo trở nên rất khủng khiếp đối với trẻ, trẻ sẽ suy nghĩ rằng nếu hư sẽ phải đến môi trường đó bị trách phạt hay mắng mỏ và trẻ sẽ không muốn đi học nữa.Vì vậy, tôi đã chia sẻ, trao đổi với phụ huynh để phụ huynh hiểu rõ vấn đề này.Thay vào đó, phụ huynh hãy nói cho trẻ những điều tích cực như: Con ngoan nên mẹ sẽ nói để cô thưởng con phiếu bé ngoan; Con 1 9 ngoan mẹ mới cho con đi học với cô; Con ăn giỏi để con được làm người mẫu trong dịp biểu diễn thời trang ở trên lớp sắp tới nhé!... Điều đó làm cho trẻ hứng khởi hơn, vui hơn và thêm yêu quý cô giáo và trường lớp của mình. Thời gian đầu, sức khỏe của trẻ sẽ có sự thay đổi (Có thể trẻ chưa ăn được nhiều; trẻ nôn, trớ khi khóc...), điều đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của trẻ ngay thời điểm đó. Nếu trẻ bị ốm sẽ phải nghỉ học, nó sẽ làm gián đoạn quá trình làm quen lớp từ đầu. Vì vậy, việc tăng cường sức khỏethời gian này càng cần phải chú ý hơn. Chính vì vậy, tôi chia sẻ với bố mẹ trẻ những việc cần làm trong thời gian này như: Quan tâm đến bữa ăn sáng trước khi tới lớp của trẻ, rửa tay bằng xà phòng đúng cách, ngủ đủ cho buổi tối, ăn uống đủ chất, bổ sung thêm nước quả... Với những sự chuẩn bị kĩ càng như vậy sẽ hạn chế được những tác động không mong muốn từ bên ngoài tới sức khỏe trẻ nhỏ nên trẻ lớp tôi tháng đầu tiên tỷ lệ chuyên cần đạt tới 95.4%, tỷ lệ chuyên cần cao đồng nghĩa với sức khỏe của trẻ tốt, tỷ lệ chuyên cần cao giúp việc thích nghi diễn ra nhanh hơn. Có trẻ rất thông minh mà tôi thấy buổi sáng cháu nhõng nhẽo hay khóc nhè. Qua tìm hiểu tôi được biết, ở lớp nhà trẻ cháu đi học khóc nhè cả năm. Tối về, tôi nhắn tin trao đổi tư vấn với mẹ cháu thay đổi cách thức buổi sáng với con. Và đúng như nhận định của tôi, lập tức ngày mai trở đi cho đến nay cháu không khóc nhè buổi sáng nữa. Có cháu thì nói không đi học nhưng con muốn đến với cô, còn gọi cô là mẹ nữa. Sự tiến bộ của trẻkhiến mẹ và cô thật là vui, đặc biệt là các cháu mạnh dạn tự tin thích đi học. / Cô trao đổi cùng phụ huynh giúp trẻ ngoan thích vào lớp Việc phối hợp giữa cô giáo và cha mẹ trẻ có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo tâm thế tốt cho trẻ 3- 4 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ xuống mẫu giáo bé thời gian đầu năm học. Nó là một trong những điều kiện đủ để trẻ nhanh ngoan hơn, đi học vui vẻ và hợp tác cùng bố mẹ, cô giáo hơn. 2 0 Để thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các biện pháp nêu trên, thực sự cần tới sự tận tụy và hi sinh thời gian của người giáo viên. Bản thân tôi là một giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy việc học hỏi thêm, cống hiến thêm, hy sinh thêm vẫn chưa bao giờ là đủ. Chắc bởi bản thân tôi đã nặng duyên với nghề. Nói thật lòng cũng có người băn khoăn, hỏi sao tôi ham việc thế? hay phải chăng tôi không vướng bận việc nhà riêng? Nhưng tôi thà mổi tối làm việc khuya hơn một chút, để tôi dành toàn tâm cho đàn con thơ trên lớp. Tôi vui theo những ánh mắt lấp lánh, những đôi môi đỏ, những đôi má hồng, mới đây thôi tôi vui muốn trào lên được khi đầu năm trẻ lớp tôi có 6 cháu suy dinh dưỡng các thể mà nay kết quả cân đo quý 3 chỉ còn lại 1 trẻ duy nhất gần đạt do yếu tố di truyền thấp lùn từ Cha Mẹ. Nhưng tôi cũng rất buồn lòng khi những gì mình giúp con còn chưa đủ. Từng gương mặt, từng bước tiến của các con từng ngày là động lực cho tôi, thôi thúc tôi miệt mài hơn nữa… VI. Kết quả đạt được Để trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và các bạn, bản thân tôi nhận thức rõ mình cần duy trì biện pháp và nâng cao hơn nữa để tạo cho trẻ tâm lý luôn cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tạo cho phụ huynh sự tin yêu, chia sẻ cùng đồng nghiệp biện pháp để lan tỏa giúp cho những năm học tới giáo viên không còn khủng hoảng cùng trẻ trong thời gian đầu năm học mới. Sau khi thực hiện vận dụng với từng cá nhân trẻ tôi nhận thấy sự thích nghi với môi trường mới của trẻ thay đổi tích cực sau 1 tuần, số trẻ thích đi học tăng lên, sau 2 tuần số trẻ khóc nhè khi vào lớp giảm hẳn, sau 4 tuần thì 2 trẻ cá biệt nhất của lớp đã có nhiều hôm không còn bám chặt vào bố mẹ mà miễn cưỡng theo cô vào lớp và sau 2 tháng 100% trẻ vào lớp ngoan, từ đó đến nay các cháu thích đến lớp, không còn trẻ khóc nhè chỉ còn lại 2-3 trẻ thỉnh thoảng bột phát mà thôi và điều đó thể hiện ở bảng sau: Bảng khảo sát thực tế sau thời gian thực hiện đề tài TT Nội dung khảo sát Số Đạt lượng Tỷ lệ Chưa đạt % Số lượng Tỷ lệ % 1 Trẻ tự tin trong mọi hoạt động 34 89 4 11 2 Trẻ khóc khi vào lớp 33 91.7 3 8.3 3 Trẻ hốt hoảng khi vào lớp 36 100 0 0 4 Không thích tham gia các hoạt động 36 100 0 0 5 Trong ngày trẻ khóc đòi về 36 100 0 0 6 Trẻ không thích chơi với bạn 36 100 0 0 7 Trẻ thích ngồi 1 mình 36 100 0 0 8 Trẻ hốt hoảng trong giấc ngủ 36 100 0 0 2 1 Qua thời gian 2 thángđầu năm áp dụng các biện pháp thực hiện trên trẻ, tôi nhận thấy trẻ thích đi học, thích đến lớp để gặp bạn và cô. Cụ thể, những ngày thời tiết mưa lũ được nghỉ, các cháu vẫn đòi bố mẹ đưa đi học. Không còn trẻ đi học khóc nhè nữa và đặc biệt, có 3 trẻ trước đó vô cùng khó khăn, trẻ khóc kéo dài cả ngày, đòi về nhà dữ dội thì nay sau 1 tháng cũng đã đi vào nền nếp ăn ngủ sinh hoạt vui vẻ cùng các bạn. Mặc dù trẻ chưa hiểu được nhiệm vụ là đi học nhưng trẻ đã thích đến với cô giáo. Các nội dung tôi đưa ra khảo sát đã có sự thay đổi chuyển biến tích cực. Tôi cảm thấy biện pháp của mình thực sự có hiệu quả. Điều đó đã giúp cho tôi và đồng nghiệp rất vui khi thấy các cháu ngoan thay đổi từng ngày cả thể chất lẫn tinh thần. Bảng đối chiếu trước và sau khi thực hiện đề tài TT Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài 1 Trẻ tự tin trong mọi hoạt động 83.3% 11% 2 Trẻ khóc khi vào lớp 47.3% 8.3% 3 Trẻ hốt hoảng khi vào lớp 33.3% 0% 4 Không thích tham gia các hoạt động 30.6% 0% 5 Trong ngày trẻ khóc đòi về 25% 0% 6 Trẻ không thích chơi với bạn 33.3% 0% 7 Trẻ thích ngồi 1 mình 25% 0% 8 Trẻ hốt hoảng trong giấc ngủ 6% 0% Nhìn vào bảng đối chiếu trên để so sánh tôi thật vui mừng so với đầu năm thì nội dung 1 và 2 đã giảm rất nhiều còn những nội dung còn lại đã giảm hết hẳn không còn những hạn chế nào nữa Trẻ con thích nhất là êm Người lớn cũng vậy, cần thêm dịu dàng (“Êm” – Nguyễn Thế Hoàng Linh) Chăm sóc, dạy dỗ các bạn nhỏ ở giai đoạn tâm lý lứa tuổi chuyển tiếp, như đã phân tích ở trên, là công việc không ít nhọc nhằn. Để trọn niềm yêu, niềm thương, người giáo viên cần dày công nghĩ suy, sáng tạo, kiên trì, sát sao. Từ kinh nghiệm bản thân tôi, tôi cảm thấy, để làm được tất cả những điều đó, có lẽ, như câu thơ trên, người lớn cũng vậy, cần thêm dịu dàng. “Dịu dàng” theo nghĩa, hãy lắng lại một chút, để nghe, để nhìn, để thấu cảm với từng hoàn cảnh, từng cá tính, từng ước mong; lắng lại một chút, để gần con thơ, để hòa mình vào thế giới trẻ con, chia 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan