Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học

.DOCX
30
2704
94

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................3 1.1. Về lý luận:.....................................................................................................3 1.2. Về thực tiễn:..................................................................................................4 2. Mục đích của vấn đề nghiên cứu:.......................................................................4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:.........................................................................................5 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học...................................................5 3.2. Nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình...................................................................5 3.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình......................................................5 PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH....................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:................................................................5 1.1. Căn cứ khoa học của đề tài:.......................................................................5 1.2. Vị trí và vai trò của tổ chuyên môn:..........................................................6 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu:.............................................................6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH...........................................................7 1. Tình hình và đặc điểm của nhà trường:...........................................................7 1.1. ThuËn lîi:..................................................................................................7 1.2. Khã kh¨n:...................................................................................................7 2.Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường:..8 *Về thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn:...........................................................8 1 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TH KHƯƠNG ĐÌNH......................................9 I. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn: .............................................................................................................................9 II. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn....................................................................9 1. Phân công cho các thành viên chuẩn bị sinh hoạt tổ chuyên môn:..............9 2. Về nội dung:...............................................................................................10 III. Kết quả:........................................................................................................19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................24 I. KẾT LUẬN:......................................................................................................25 II. KHUYẾN NGHỊ:.............................................................................................25 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Về lý luận: Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học do ngành giáo dục đề ra, các nhà trường Tiểu học là đơn vị chủ chốt cần thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho. Trong cơ cấu tổ chức nhà trường tiểu học, các tổ chuyên môn giữ vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Đó là tổ chức cơ sở trong nhà trường trực tiếp quản lý giáo viên về đạo đức tư tưởng tác phong, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi thực hiện chương trình giảng dạy và giáo dục mà nhà nước đã ban hành, là nơi tổ chức triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục học sinh. Mặt khác thực hiện quá trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì tổ chuyên môn là thành phần giữ vai trò nòng cốt quyết định chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, biến mục tiêu giáo dục của nhà trường thành hiện thực. Tổ chuyên môn là tổ ấm để giáo viên trao đổi tâm tư tình cảm, suy nghĩ, quan niệm về các vấn đề chuyên môn; trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau về giảng dạy, về biện pháp giáo dục học sinh, kinh nghiệm phấn đấu và tu dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết chung cho bản thân. Chính vì vậy, về mặt lý luận thì tổ chuyên môn là bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường tiểu học. 3 1.2. Về thực tiễn: Số người của các tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình được biên chế theo năm học, theo khối lớp đảm bảo sự phù hợp với nội dung và yêu cầu của chương trình giảng dạy. Tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình thường sinh hoạt định kì một lần trong một tuần để triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường. Qua thực tế cho thấy, hiệu quả và chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường chưa cao làm hạn chế kết quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản là: Thời gian dành cho Tổ chuyên môn sinh hoạt chưa thỏa đáng, nội dung sinh hoạt chưa phong phú, phương pháp và hình thức tổ chức sinh hoạt chưa đa dạng, chưa linh hoạt. Việc quản lý và chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường với các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn chưa sát sao. Từ những lý do nêu trên, tôi luôn suy nghĩ và mạnh dạn cải tiến một số biện pháp chỉ đạo sinh hoạt của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của trường tiểu học Khương Đình. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Khương Đình". 2. Mục đích của vấn đề nghiên cứu: - Xác định thực trạng biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình. - Đề xuất và thực nghiệm biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học. 3.2. Nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình. 3.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu: 1.1. Căn cứ khoa học của đề tài: * Điều lệ Trường tiểu học: Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong điều lệ có điều 18 qui định rõ về các hoạt động, nhiệm vụ của tổ chuyên môn: - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục. - Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường. - Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. 5 1.2. Vị trí và vai trò của tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn là thành phần nhỏ nhất trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền của nhà trường, trực tiếp quản lý giáo viên theo quy trình khoa học dưới sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi nghiên cứu xây dựng kế hoạch giảng dạy chung của tổ, của cá nhân giáo viên; là người chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai kế hoạch giảng dạy, thực hiện toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường tới học sinh; tổ chuyên môn còn là người đánh giá trực tiếp kết quả giảng dạy và giáo dục của mọi thành viên trong tổ. Chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt tổ chuyên môn tỷ lệ thuận với kết quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Điều đó có nghĩa là chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cao sẽ có tác động mạnh, giúp cho kết quả giảng dạy và giáo dục tốt; ngược lại chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn không cao sẽ có tác dụng hạn chế kết quả giảng dạy và giáo dục chung của nhà trường. Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tốt là yếu tố tạo nên động lực mạnh mẽ, giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo và tu dưỡng phấn đấu tốt. Để có chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tốt cần có sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát và gần gũi theo sát, kiểm tra đánh giá đúng và kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường. Muốn vậy Ban giám hiệu cần phải cải tiến chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại, của công cuộc đổi mới chương trình và sách giáo khoa để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Thực tế hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình thể hiện rõ phần lớn giáo viên trong nhà trường đã có nhận thức đúng về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của tổ chuyên môn và hoạt động của nó đối với việc nâng cao chất luợng dạy học và giáo dục. Đội ngũ giáo viên có ý thức tham gia hoạt động chuyên môn nhiệt tình, trách nhiệm. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của 6 các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá khá cao. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH 1. Tình hình và đặc điểm của nhà trường: 1.1. ThuËn lîi: - 100% gi¸o viªn ®¹t tr×nh ®é chuÈn vµ trªn chuÈn. - NhiÒu gi¸o viªn trÎ, cã ý thøc häc hái chuyªn m«n, yªu nghÒ mÕn trÎ, cã nhiÒu cè g¾ng trong gi¶ng d¹y. - Cã nhiều ®ång chÝ gi¸o viªn chuyªn m«n v÷ng vµng, ®¹t gi¸o viªn d¹y giái cÊp QuËn, Thµnh phè nhiÒu n¨m liÒn. - Cơ sở vật chất riêng biệt đáp ứng được 100% số học sinh được học 2 buổi/ngày. Đảm bảo tiêu chuẩn trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. - Ban gi¸m hiÖu nhiÖt t×nh, cã tr¸ch nhiÖm, lu«n quan t©m ®Õn chÊt lîng d¹y vµ häc. X¸c ®Þnh d¹y vµ häc lµ nhiÖm vô hµng ®Çu, lµ con ®êng ph¸t triÓn ®i lªn cña nhµ trêng. 1.2. Khã kh¨n: - NhiÒu häc sinh cã hoµn c¶nh khó khăn, thiÕu sù quan t©m d¹y dç s¸t sao tõ phÝa gia ®×nh. D©n trÝ kh«ng cao nªn mÆt b»ng tr×nh ®é cña häc sinh kh«ng ®ång ®Òu. - Một số ít giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp. 2.Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường: *Về thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn sinh hoạt một tuần một lần vào các ngày trong tuần, từ 17h30' đến 19h ( thứ 2: khối 1; thứ 3: khối 2; thứ 4: khối 3; thứ 5: khối 4; thứ 6: khối 5). 7 Qua nghiên cứu cụ thể, chúng tôi thấy lịch sinh hoạt tổ chuyên môn vào giờ này chưa hợp lý và thiếu khoa học. Giờ này tuy các thành viên đều có mặt đầy đủ để dự sinh hoạt, song về mặt tâm lý và sinh lý đều không phù hợp, tất yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế về chất lượng và hiệu quả của hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. Chính vì vậy chất lượng của các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn bị hạn chế nhiều. Thực chất các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn mang tính hình thức, chiếu lệ. Song sinh hoạt tổ chuyên môn vào thời gian này là theo yêu cầu đề nghị của tập thể giáo viên nhà trường cho thuận lợi khỏi phải đi họp vào ngày nghỉ. Bởi vậy, chúng tôi rất suy tư, cần phải chỉ đạo và quản lý như thế nào để sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng trong khoảng thời gian đó. * Về nội dung sinh hoạt: Sinh hoạt tổ chuyên môn mang nặng tính hình thức, mặc dù nội dung có chuẩn bị trước và đúng với quy định của Nhà trường, song việc triển khai thực hiện chưa sâu, chưa kĩ, chưa phát huy hết khả năng tiềm tàng của mỗi thành viên trong tổ. Nội dung sinh hoạt thường đơn điệu, sơ sài, chỉ do tổ trưởng chuyên môn triển khai các kế hoạch của nhà trường, các tổ viên nghe ghi chép vào sổ, không phát huy được khả năng, sức mạnh tập thể, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. *Về hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn: - Theo nếp sinh hoạt thường lệ, tổ trưởng chuyên môn phổ biến các công việc cần làm mà Ban giám hiệu đã phổ biến chung hoặc giao trực tiếp cho tổ chuyên môn; sau đó triển khai các kế hoạch của nhà trường, các tổ viên nghe và ghi chép; trao đổi thống nhất một vài phương pháp giảng dạy môn học nào có vướng mắc hoặc nội dung khó khi thiết kế bài dạy. Sinh hoạt chuyên môn định kỳ đã tháo gỡ phần nào những vướng mắc trong giảng dạy và giáo dục học sinh ở các lớp. - Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn đơn điệu, lặp lại đã dẫn đến thực trạng là chưa phát huy cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi thành viên trong tổ; chưa tạo điều kiện để mỗi thành viên thể hiện và phát huy những khả năng tiềm ẩn của mình. 8 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TH KHƯƠNG ĐÌNH I. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn: - Xây dựng cho cán bộ giáo viên hiểu rõ: + Ý nghĩa, vai trò, tác dụng của sinh hoạt tổ chuyên môn. + Tính chất của hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. + Nội dung, kết quả của hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. + Cách thức, thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn. - Xác định thái độ của cán bộ giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn. + Tích cực chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. + Tham gia nghiêm túc, lắng nghe và đóng góp ý kiến một cách hiệu quả. II. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn 1. Phân công cho các thành viên chuẩn bị sinh hoạt tổ chuyên môn: - Tổ trưởng: Tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh, cân đối hợp lý và quyết định phân công ai sẽ chịu trách nhiệm thiết kế bài dạy những môn nào. Có thể năm sau đổi môn tùy theo nguyện vọng của tổ viên và hoàn cảnh cụ thể. Sau mỗi buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng cần báo cáo kết quả hoạt động của tổ với Ban giám hiệu (báo cáo miệng kết hợp với báo cáo bằng sổ sách). Người tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về hoạt động của tổ chuyên môn. - Tổ viên: Trong tổ sẽ phân công cụ thể mỗi tổ viên cần phải thiết kế bài dạy của các bài trong tuần theo một môn nhất định. 9 Mỗi tổ viên tự nguyện lựa chọn môn, kết hợp với sở trường và năng lực dạy các môn của mình để nhận môn. Mỗi tổ viên có trách nhiệm soạn đủ kế hoạch bài dạy các bài trong tuần theo các môn đã được phân công trong tổ sẽ trình bày khi sinh hoạt tổ chuyên môn, các tổ viên khác đóng góp ý kiến, cuối cùng thống nhất nội dung và phương hướng thực hiện bài dạy các môn trong toàn tổ chuyên môn. 2. Về nội dung: a. Công tác chuyên môn gồm các nội dung sau: + Trao đổi rút kinh nghiệm những tồn tại của tuần trước. + Trao đổi bài soạn theo môn học trong tuần tới (theo quy định đã phân công cho cá nhân). Bài dễ thì trình bày tóm tắt, tập trung thời gian trình bày những bài khó trên cơ sở phát kế hoạch bài dạy cho mọi người cùng theo dõi và trao đổi góp ý, thống nhất nội dung và phương pháp chung cơ bản, các nội dung chi tiết và cụ thể để cá nhân tự linh hoạt hoàn thiện. Về nhà cá nhân thiết kế lại bài và hoàn chỉnh thành kế hoạch dạy học riêng của mình. + Cá nhân thiết kế bài theo môn học xác định và nêu cái khó, cái yếu hay mắc lỗi để mọi thành viên trong tổ nghe, trao đổi và cùng nhau đề ra phương hướng giải quyết. + Xác định những đồ dùng dạy học và thiết bị cần sử dụng dạy đăng ký mượn nhà trường hoặc cần làm để phục vụ cho dạy học (xác định rõ ngày, buổi sử dụng để các khối khác có thể kết hợp sử dụng, cái nào nhà trường có, cái nào cá nhân phải tự làm thêm để sử dụng cho lớp của mình). + Cá nhân báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện các quy chế chuyên môn. Nếu bình thường thì báo cáo viết tóm tắt ra giấy (nếu có gì đặc biệt hoặc đột xuất thì báo cáo miệng trước toàn tổ) như: Việc ghi chép các loại sổ sách, chấm và trả bài kiểm tra, thực hiện giờ ra vào lớp, tham gia các hoạt động chung của nhà trường... nêu khó khăn, yếu kém của cá nhân để tổ chuyên môn giúp đỡ. 10 + Trao đổi thông báo cho nhau những thông tin khoa học có liên quan đến chuyên môn (nếu có), giới thiệu cho nhau những tài liệu mới có liên quan đến chuyên môn. + Lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, đăng ký tham gia dạy chuyên đề, trao đổi phương hướng thực hiện, biện pháp trong tổ giúp đỡ lẫn nhau để tiến tới ai trong tổ cũng sẽ lên dạy chuyên đề. Tổ chức dạy theo chuyên đề cần được xây dựng thành phong trào chuyên môn, được tiến hành thường xuyên, mang tính định kỳ và chung trong toàn trường. Trước hết dạy chuyên đề cần tiến hành trong phạm vi tổ chuyên môn, sau mở rộng theo khối lớp, cuối cùng là dạy chuyên đề trong toàn trường. Chúng tôi tổ chức dạy chuyên đề mang tính chất luân phiên quay vòng, nghĩa là khối lớp nào cũng có các giáo viên tham gia dạy các môn học, trước hết ưu tiên và quan tâm đến những môn chính, sau nữa là các môn học khác. Người dạy chuyên đề của các khối lớp cũng được thực hiện quay vòng, trước hết là tổ trưởng chuyên môn, sau là người có sở trường và có năng lực về môn đó và cuối cùng là giáo viên trẻ. Chúng tôi thu xếp và bố trí giờ dạy theo chuyên đề và rút kinh nghiệm giờ dạy hợp lý để mọi giáo viên có thể tham dự học tập lẫn nhau. + Thông báo, phổ biến chủ trương hoặc vấn đề đột xuất mà nhà trường yêu cầu (nếu có). + Đề xuất ý kiến của tổ đề nghị Ban giám hiệu giải quyết những tồn tại, khó khăn mà tổ chuyên môn chưa giải quyết được, hoặc đề nghị bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, về mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học. MINH HỌA MỘT BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI LỚP 5 Tuần 7 ( Từ 21/10 – 25/10 ) I. Thành phần : Tập thể giáo viên Khối 5, đại diện BGH II. Nội dung cuộc họp : PHẦN 1 : KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TUẦN 6 (14/10 – 18/10) 11 1. Ưu điểm : - Nếp dạy và học duy trì tốt. - Hưởng ứng tích cực Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời: 6/6 tiết dạy đạt tốt. - Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu tuần 6. - Tích cực hưởng ứng hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; gắp thăm bài dự thi trong khối. - Hoàn thành điểm tháng thứ nhất trong sổ điểm và phần mềm quản lý điểm. - Các lớp quan tâm đến việc kèm cặp học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống TL-VM. - Hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách đúng tiến độ. 2. Tồn tại & hướng giải quyết: * Tăng cường sử dụng tranh ảnh, ĐDDH được trang bị và tư liệu sưu tầm của học sinh. * Số lượng HS khối 5 tham gia thi giải toán Internet còn ít so với các khối khác. > Hướng khắc phục : GVCN tích cực động viên HS tham gia, phối hợp với PHHS nhắc nhở con em. *GV nêu những khó khăn, vướng mắc về việc thực hiện nội dung, chương trình trong tuần( nếu có). PHẦN 2 :NỘI DUNG CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TUẦN 7 1. Các nhiệm vụ trọng tâm: (cần bám sát nhiệm vụ của năm học) - Tiếp tục duy trì nếp dạy và học. - Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu. - Chuẩn bị tốt các tiết hội giảng, tích cực dự giờ để học hỏi thêm kinh nghiệm về chuyên môn đặc biệt là phương pháp dạy học, cách tổ chức các hình thức học tập hay việc sử dụng đồ dùng dạy học, … của đồng nghiệp. - Chú ý bổ sung, rút kinh nghiệm trong kế hoạch bài dạy sau mỗi tiết đặc biệt đối với đ/c giáo viên mới lên khối. - Tiếp tục triển khai dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống TL-VM ( Bài 3) 12 - Chuẩn bị tốt cho chuyên đề tổ tháng 10 môn Toán bài “ So sánh số thập phân ”; đ/c Hạnh được phân công chuẩn bị kế hoạch bài dạy, các đ/c khác về nghiên cứu bài để buổi SHCM tuần sau cùng trao đổi, góp ý và thống nhất. - Làm tốt công tác chuẩn bị bài dự thi Elearning cấp trường. 2. Trao đổi, thống nhất một số nội dung khó trong tuần 7 : - Các đ/c GV được phân công phụ trách các môn học nêu nội dung khó. GV trong tổ góp ý, thống nhất. Chọn 1,2 tiết khó nhất tập trung trao đổi kỹ về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, sử dụng ĐDDH phù hợp với tiết dạy. - Trong các môn học trong tuần cần thống nhất, trao đổi gì thì trao đổi thống nhất. Ví dụ: + Khoa học : Chú ý bổ sung nội dung giáo dục vệ sinh phòng chống dịch bệnh nhất là dịch sốt xuất huyết thông bài “ Phòng bệnh sốt xuất huyết”. + Lịch sử : Lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống qua bài 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” + Địa lý: Bài 7 “ Ôn tập” Phần 1 của bài không hệ thống hóa kiến thức mà chỉ cho HS nhắc lại đặc điểm tự nhiên của Việt Nam; kết hợp giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu biển đảo. + Kĩ thuật : Lồng ghép giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân. + Giáo dục nếp sống TL - VM : Trọng tâm giáo dục thái độ, hành vi, cách ứng xử một cách nhẹ nhàng, 1 tiết học khoảng 35 phút, tránh sa đà, nhầm lẫn sang dạy đạo đức. Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu để bài dạy thêm phong phú. 3. Thống nhất chuyên đề , hội giảng hoặc các Bài giảng điện tử: Môn : Khoa học Bài : Phòng bệnh viêm não Người soạn : Đ/c Trần Thị Kim Dung - GV trong khối xem và bổ sung, góp ý cho bài giảng 4. Học tập, nâng cao trình độ chuyên môn : - Trao đổi về bài giảng trực tuyến Elearning . 13 - Trao đổi việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học. PHẦN 3 : - Đ/c khối trưởng chốt nội dung buổi sinh hoạt. - Đại diện BGH phát biểu. b. Cách ghi chép sổ sách trong sinh hoạt tổ chuyên môn: - Qui định và yêu cầu ghi chép nội dung cần thiết theo các tiêu chí trong sinh hoạt tổ chuyên môn vào sổ họp mà Sở và Phòng giáo dục - đào tạo qui đinh (có thể ghi tóm tắt, chú ý đến các vướng mắc, tồn tại trong dạy học. - Nếu Ban giám hiệu có yêu cầu nội dung cần kẻ bảng, biểu để thống kê thì tổ trưởng chuẩn bị trước, trên cơ sở yêu cầu mỗi tổ viên nộp thống kê của lớp mình bằng giấy. Tổ trưởng cần ghi rõ ý kiến đề đạt của tổ cần Ban giám hiệu hỗ trợ giải quyết hoặc vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu. - Nội dung gì cần chi tiết thì kèm theo bản phụ lục. Khi rút kinh nghiệm giờ dạy cần ghi rõ nội dung các ý kiến đóng góp. Ví dụ: Phụ lục biên bản họp tổ chuyên môn. - Trình tự một buổi sinh hoạt chuyên môn được ghi trong sổ chuyên môn khối ghi như “ Minh họa một buổi sinh hoạt chuyên môn khối lớp 5” vừa nêu ở trên. 3. Cải tiến cách đánh giá hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn: - Sau mỗi buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, Ban giám hiệu chúng tôi thu sổ sinh hoạt của tổ chuyên môn, đọc và nghiên cứu kĩ các nội dung, thâu tóm và ghi chép tình hình chung của các khối lớp, nắm những vấn đề cụ thể và đặc biệt của từng lớp vào sổ tay công tác của mình để có biện pháp theo sát, động viên, giúp đỡ kịp thời, nhận xét đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của các khối lớp trong nhà trường. - Mỗi tuần một lần đại diện Ban giám hiệu tham dự buổi sinh hoạt của Tổ chuyên môn, kiểm tra các loại sổ sách của giáo viên. Qua đó chúng tôi vừa nắm được tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục của các lớp, vừa có thể đánh giá được một phần chất lượng của các buổi sinh hoạt đó và có thể kiểm tra được việc 14 báo cáo kết quả sinh hoạt của Tổ trưởng chuyên môn với thực tế sinh hoạt tổ chuyên môn có nề nếp hay không. - Mỗi tháng một lần, Ban giám hiệu chúng tôi chia nhau đi dự giờ thăm lớp dạy của các giáo viên thuộc các lớp khác nhau. Sau đó tiến hành rút kinh nghiệm giờ dạy để giúp giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, chủ động và tinh thần trách nhiệm động thời giúp giáo viên nhận rõ những thiếu sót, hạn chế của mình mà sửa chữa. Qua dự giờ, kết quả dạy của các giáo viên thuộc lớp nào ngày càng tiến bộ thì chứng tỏ sinh hoạt của tổ chuyên môn có đi vào chiều sâu và có chất lượng. - Thông qua các chuyên đề, tôi có thể đánh giá được phần nào chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn. * Ví dụ: Các chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy môn Luyện từ và câu có thể là “Chuyên đề dạy dạng bài”: + Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ. + Trang bị kiến thức về từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ. + Trang bị kiến thức về câu, rèn luyện kĩ năng sử dụng câu. Để giúp cho mỗi chuyên đề được thành công, tôi thường chỉ đạo như sau: + Mỗi tiết chuyên đề tổ trưởng phân công một đồng chí đảm nhiệm tiết dạy. + Mỗi đồng chí giáo viên trong tổ phải tự nghiên cứu bài dạy, hình thức tổ chức, cách sử dụng đồ dùng… + Trong giờ sinh hoạt chuyên môn, các thành viên trong tổ đưa ra thảo luận bàn bạc để thống nhất qui trình dạy từng loại bài, hình thức, phương pháp dạy … trước khi lên chuyên đề. + Tổ chức dạy chuyên đề. + Rút kinh nghiệm, giải quyế những vấn đề vướng mắc sau chuyên đề: 15 + Thống nhất các phương pháp dạy từng loại bài, các phương pháp ứng với từng hoạt động. + Cách sử dụng đồ dùng dạy học đối với từng loại bài sao cho đạt hiệu quả. + Ghi biên bản vào sổ sinh hoạt chuyên môn. Sau việc tổ chức các chuyên đề, tôi thấy các đồng chí giáo viên đã tự tin hơn khi có ban giám hiệu vào dự giờ đột xuất bởi vì các đồng chí đã nắm vững qui trình, nội dung, phương pháp dạy từng bài của tất cả các phân môn. Thực hiện chuyên đề Luyện từ và câu lớp 4A2 16 4. Cần tạo “tình huống ngược” trong sinh hoạt tổ chuyên môn: Công việc quan trọng không kém có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của sinh hoạt chuyên môn là công tác tổ chức. Trường tôi có 5 khối lớp (từ khối 1 đến khối 5) và sinh hoạt theo 6 tổ chuyên môn tương ứng từ tổ 1 đến tổ 5 và tổ chuyên biệt. Mỗi tổ từ 4 đến 8 giáo viên. Cái khó nhất trong sinh hoạt chuyên môn là phải đưa giáo viên vào cuộc tranh luận. Nếu ở buổi sinh hoạt chuyên môn không có những cuộc tranh luận thì có thể coi như thất bại. Yêu cầu của buổi sinh hoạt chuyên môn là các thành viên trong tổ phải bật ra các quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận. Muốn vậy, người chủ trì ngoài việc chuẩn bị nội dung chu đáo, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong tổ còn phải chủ động tạo ra “tình huống ngược”, cài sẵn “nhân tố gây nổ” trong giáo viên. Chỉ có như thế, chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường mới được nâng lên, có nhiều vấn đề được đưa ra tranh luận, có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kiến thức và tay nghề cao cho tập thể giáo viên, đội ngũ giáo viên giỏi đã đóng góp vai trò chủ chốt trong tổ, là các trọng tài công tâm trong các cuộc tranh luận về chuyên môn qua đó đội ngũ giáo viên giỏi đã phát huy đươc khả năng của mình. 5. Thực hiện tốt vai trò của Phó hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ khối. - Thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó 17 lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục. - Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, phó hiệu trưởng cần phải quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên. Từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng, tâm tư của mình. 18 Ban giám hiệu dự giờ một buổi sinh hoạt chuyên môn khối 5 III. Kết quả: Kết quả thực nghiệm sau 2 năm đưa ra biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình. Với những biện pháp nêu trên, chúng tôi đã từng bước đưa chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh trường tiểu học Khương Đình ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy - học của ngành giáo dục Thủ đô so với năm học 2012 - 2013 & năm học 2013 - 2014 thể hiện ở các kết quả sau đây: * Về phía giáo viên: + Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường, cấp Quận và Thành phố: Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 Cấp Trường 21 24 Cấp Quận 16 14 Cấp Thành Phố 0 01 - Giải Nhì - Thi bài giảng E- learning cấp Quận trường đạt 01 giải nhì; 01 giải ba. - Kho học liệu bài giảng điện tử đạt 01 giải khuyến khích cấp Quận. * Về phía học sinh: 19 Kết quả kiểm tra định kì Năm học Xếp loại 20122013 20132014 GHK Toán CHK GHKI CHKI GHK Tiếng Việt CHK GHKI CHKI Giỏi Khá I 780 185 I 856 129 I 806 154 I 858 121 I 693 279 I 741 236 I 744 222 I 800 186 Giỏi Khá 607 194 1008 147 671 133 1047 116 566 238 821 228 605 161 1005 159 * Chất lượng giáo dục Đạo đức: Năm học 2012 - 2013 2013 - 2014 Tốt (THĐĐ) 100% 100% Khá (chưa TTĐĐ) 0% 0% *Học sinh đạt giải các môn cấp Quận, Thành phố và Quốc gia:  Năm học 2012 - 2013: - Cấp Quốc gia: + Thi vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc đạt 02 giải B, 01 giải tập thể. + Thi giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải nhì. + Thi Takewondo đạt 01 giải ba. - Cấp Thành phố: + Thi Cờ vua đạt 01 giải ba. + Môn Dancesport đạt 01 giải ba. + Giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải ba. - Cấp Quận: +Thi Tin học trẻ đạt 01 giải nhất. + Thi Cờ tướng đạt 02 giải nhì. + Thi Cờ vua đạt 02 giải ba. + Thi Takewondo đạt 02 giải ba. + Thi Giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải nhất; 03 giải ba. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng