Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn khởi động một vài tác phẩm văn học qua nét vẽ học trò...

Tài liệu Skkn khởi động một vài tác phẩm văn học qua nét vẽ học trò

.PDF
11
124
146

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc ………………………………… MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi):…… 1.Tên sáng kiến: Khởi động một vài tác phẩm văn học qua nét vẽ học trò. (Nguyễn Thị Sang, @THPT Phan Thanh Giản) 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy 3.Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Thông thường trước khi vào bài mới giáo viên sẽ có lời giới thiệu bài bởi vì phần mở đầu luôn có tác dụng tạo tâm thế cho học sinh. Giải pháp mới “ Khởi động một vài tác phẩm văn học qua nét vẽ học trò” sẽ giúp cho giáo viên khởi động giờ học thêm sinh động. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Nhằm thay đổi không khí, làm mới môn học Ngữ văn, tạo điền kiện cho học sinh phát huy năng khiếu của mình cũng như khả năng làm việc nhóm,… tôi đã đưa ra ý tưởng cho học sinh vẽ tranh để dựng lại một số cảnh quan trọng trong tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). 3.2.2.Nội dung: - Điều kiện để thực hiện: + Tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) + Năng khiếu, sự nhiệt tình, khả năng làm việc nhóm,… của học sinh lớp 11a7 và 11a8. - Cách tiến hành: + Chọn một số tình tiết quan trọng trong tác phẩm để vẽ tranh 1 + Chia mỗi lớp ra thành hai nhóm và bốc thăm để thực hiện kế hoạch. Qui định thời gian nộp trước khi học hai tác phẩm trên. + Sử dụng để khởi động trước khi vào bài giảng * Một số cảnh quan trọng - Hai đứa trẻ: (lớp 11a7 - Nhóm 1: cảnh 1, 2, 3; Nhóm 2: cảnh 4, 5,6) + Cảnh 1: Cảnh Liên ngồi trong cửa hàng, chị buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. + Cảnh 2: Chợ tàn 2 + + Cảnh 3: Chị em Liên ngồi dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phố, bác Siêu gánh phở từ huyện đi ra, gia đình bác xẩm sống bằng nghề hát rong đang góp mấy tiếng đàn bầu, mẹ con chị Tí bán hàng nước dưới gốc cây bàng. + Cảnh 4: Bà cụ Thi hơi điên đến cửa hàng Liên mua rượu. 3 + Cảnh 5: Chị em Liên đợi tàu + Cảnh 6: Chị em Liên say mê nhìn khi tàu đi ngang qua phố huyện. 4 - Chữ người tử tù: (lớp 11a8 - Nhóm 1: cảnh 1, 2, 3, 4; Nhóm 2: cảnh 5, 6, 7, 8) + Cảnh 1,2: Viên quản ngục và thầy thơ lại đang bàn chuyện sáng mai sẽ nhận sáu tên tử tù trong đó có Huấn Cao, trong đêm ngục quan băn khoăn, 5 + Cảnh 3: Buổi sáng, nhà giam nhận sáu tử tù, Huấn Cao đứng đầu gông đang chúc mũi gông cho rệp rơi xuống. + Cảnh 4: Phòng giam Huấn Cao ngày nào cũng có người mang rượu thịt đến. 6 + Cảnh 5: Viên quản ngục vào buồng giam Huấn Cao hỏi xem có cần gì thêm thì sẽ cố gắng chu tất nhưng bị Huấn Cao đuổi ra. + Cảnh 6: Thầy thơ đến gặp Huấn Cao bày tỏ nguyện vọng muốn xin chữ của viên quản ngục 7 + Cảnh 7: Huấn Cao cho chữ + Cảnh 8: Viên quản ngục chắp tay vái Huấn Cao mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng 8 3.2.3. Cách sử dụng tranh trong giờ dạy - Sử dụng trước khi giáo viên vào giảng bài bằng cách cho học sinh chơi một trò chơi khởi động. *Cách chơi: - Gíao viên úp mặt phải của tranh xuống bàn - Học sinh nào tham gia thì nhanh chân lên chọn cho mình một bức tranh - Những học sinh tham gia trò chơi trao đổi với nhau về trật tự của tranh và bắt đầu gắn tranh lên bảng. - Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét. - Yêu cầu từng bạn trình bày sự hiểu biết của mình về bức tranh đã chọn được. - Một học sinh tóm lược tác phẩm dựa theo tranh, lớp chỉnh sửa bổ sung. Cuối cùng giáo viên nhận xét cho điểm cộng các bạn trong nhóm thực hiện tốt. ***Giáo viên và lớp nhận xét về nghệ thuật vẽ tranh của từng nhóm để chấm điểm lấy cột kiểm tra 15 phút. 9 Kết quả: - Lớp 11a7: + Nhóm 1: Tranh vẽ có đầu tư, đẹp nhưng nếu cảnh 2,3 vẽ trang phục cho những người dân ở chợ và chị Tí, bác xẩm( gái) là trang phục người ở phố Cẩm Giàng trước năm 1945 sẽ hay hơn.( 9,5 điểm) + Nhóm 2: Cảnh 4 vẽ ngoại hình bà cụ Thi chưa cân đối. Cảnh 5 vẽ tốt, cảnh 6 học sinh phối màu chưa tốt nên hơi khó để nhận ra đây là đêm khuya.( 8,5 điểm) - Lớp 11a8: +Nhóm 1: Nhận thấy học sinh có đầu tư và tranh truyền tải được nội dung của tác phẩm.( 9, 5 điểm) +Nhóm 2: Cảnh 5, 6 học sinh vẽ ngoại hình nhân vật chưa cân đối; riêng cảnh 7, 8 các em vẽ tốt hơn, dung mạo và thần thái của các nhân vật toát lên được khí chất. ( 9 điểm) 3.4. Hiệu quả Thông qua đề tài, học sinh thể hiện được năng khiếu, khả năng làm việc nhóm. Tranh vẽ phù hợp với nội dung của tác phẩm. Giờ học có bước khởi đầu với không khí sinh động tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận tốt hơn tác phẩm. Học sinh nhìn tranh và được chiêm nghiệm lại những sản phẩm của chính mình nên rất thích thú. Tóm lược văn bản bằng tranh giúp các em ấn tượng hơn về tác phẩm và nhớ bài lâu hơn. Đây là bài làm nhóm có mục đích khuyến khích sự sáng tạo của học sinh và các em làm việc rất nghiêm túc, tích cực nên điểm số tương đối khá, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lương học tập của các em. Công việc vẽ tranh tuy phải chịu khó đọc tác phẩm kĩ lưỡng để nắm được cái thần và công việc vẽ tranh đòi hỏi sự công phu, tính nghệ thuật nhưng thiết nghĩ đôi khi trong quá trình giảng dạy bộ môn này, giáo viên nên mạnh dạn tạo những điểm mới cho giờ học. Tuy chỉ sử dụng tranh để khởi động giờ học và hơi tốn một ít thời gian nhưng không phải là không thực được. 10 Hiện nay Bộ giáo dục đang khuyến khích giáo viên dạy học có sáng tạo và tôi nghĩ nếu có điều kiện áp dụng thêm cách thức khởi động bài học như trên chắc chắn sẽ làm cho giờ học càng thêm phong phú. Sau đây là kết quả học kì I năm 2017- 2018 của lớp 11a7 và 11a8: Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp 11a7(44HS) 6(13,64%) 30(68,18%) 8(18,18%) 0(0%) 0(0%) 11a8(43HS) 3(6,98%) 31(72,09%) 9(20,93%) 0(0%) 0(0%) Ba Tri ngày 15 tháng 03 năm 2018 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng