Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn khai thác có hiệu quả phần đặt vấn đề đầu bài sgk môn toán trường thcs...

Tài liệu Skkn khai thác có hiệu quả phần đặt vấn đề đầu bài sgk môn toán trường thcs

.DOC
34
1
84

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong nhiều năm giảng dạy môn toán ở trường THCS học sinh thường hỏi tôi những câu hỏi như thế này: Tại sao phải học toán ? Học toán để làm gì? Học toán có ứng dụng gì trong thực tế cuộc sống không ?…Qua đó để thấy rằng nhiều học sinh không thích học toán vì chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học toán là giúp hình thành cho các em tính chính xác, tính hệ thống, tính khoa học, tính logic, khả năng tư duy, sáng tạo...và rất nhiều ứng dụng của toán học trong thực tế cuộc sống. Như vậy, phải làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học? Rõ ràng để làm được điều này, giáo viên phải đầu tư thật kỹ cho tiết dạy của mình. Một phương pháp tôi xin nhắc đến ở đây là phương pháp nêu vấn đề (hay còn gọi là tình huống có vấn đề). Nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy ở phần đầu mỗi bài học trong SGK môn Toán THCS đều có những câu hỏi nêu tình huống có vấn đề vào bài theo ý đồ của người viết sách.Và nếu biết khai thác, và giải quyết có hiệu quả các phần đặt vần đề này kèm theo hình ảnh minh họa sẽ giúp cho tiết dạy của GV sinh động hơn và tạo được hứng thú học tập cho HS. Từ những cơ sở, nhận thức nêu trên, cộng thêm những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã tích lũy được trong những năm học qua với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học. Tôi xin được đóng góp một sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề: “ Khai thác hiệu quả phần đặt vấn đề đầu bài SGK môn toán trường THCS” 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: a/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8, khối 9 Trường THCS Bình Thạnh Trang 1 b/ Phạm vi nghiên cứu: - Các tiết dạy môn toán khối 8, khối 9 phù hợp với đề tài - Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập,…. 3. Kế hoạch nghiên cứu: a/ Nghiên cứu tài liệu: Để thực hiện đề tài này, xuyên suốt những năm học qua, tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề của sáng kiến kinh nghiệm, chắt góp những nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý tưởng của mình, xâu chuỗi lại để lập nên dàn ý của sáng kiến kinh nghiệm này. b/ Nghiên cứu thực tế: - Với những tiết dạy thích hợp, tôi mạnh dạn sử dụng đề tài vào để thực hiện. Ghi chép lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và hạn chế để tiết sau thực hiện hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn. - Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng học sinh và chất lượng tiết dạy giữa tiết dạy có sử dụng sáng kiến này và cũng tiết dạy đó ở lớp khác nhưng không có sử dụng Trang 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận Trang 3 Toán học là bộ môn khoa học được coi là chủ lực, bởi trước hết Toán học hình thành cho các em tính chính xác, tính hệ thống, tính khoa học và tính logic… vì thế nếu chất lượng dạy và học toán được nâng cao thì có nghĩa là chúng ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức khoa học hiện đại, giàu tính nhân văn của nhân loại. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Tích cực hóa hoạt động học tập là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy được tính tích cực của HS, cần tạo điều kiện để HS được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận... được tham gia vào quá trình học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức. Một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy bộ não con người sẽ hiểu sâu hơn, nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình tự nghĩ ra, tự giải quyết được. Vì vậy việc sử dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề sẽ huy động tiềm năng của bộ não giúp HS học tập tích cực hơn và là biện pháp hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Không phải ngẫu nhiên mà những người biện soạn SGK lại đưa những câu hỏi kèm hình vẽ và đóng khung rất đẹp ở đầu mỗi bài học trong SGK Toán THCS. Vì vậy nếu biết khai thác có hiệu quả phần đặt vấn đề đầu bài SGK môn toán trường THCS thì tiết dạy sẽ thành công hơn, HS dễ nắm bài hơn vì đi đúng theo ý đồ mà người viết sách đã biên soạn. 2. Thực trạng của vần đề a) Thuận lợi: Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường trong các hoạt động đặc biệt trong họat động chuyên môn, luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên phấn đấu, học tập và nghiên cứu, phát huy các phương pháp dạy học đổi mới sáng tạo nhất. b) Khó khăn: Trang 4 Bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có những khó khăn như: Cơ sở vật chất nhà trường chưa đầy đủ, chưa có máy chiếu. Năng lực tư duy độc lập sáng tạo của các em học sinh chưa chủ động. Trường có ít lớp giáo viên cùng bộ môn còn ít. c) Tình hình thực tế trước khi thực hiên đề tài: Số HS có hứng thú với toán học là rất thấp, đa số các em cảm thấy khó khăn khi học toán, vào lớp ít tập trung chú ý nghe giảng bài, không tích cực phát biểu xây dựng bài, về nhà không làm bài tập dẫn đến kết quả chất lượng học tập cuối năm ở môn toán còn thấp. Qua điều tra về mức độ hứng thú học môn Toán của các lớp 8,9 đầu năm cho thấy kết quả thấp: Lớp 8 9A 9B Tổng số HS 35 27 26 Số HS có hứng thú SL % 10 28.6% 8 29.6% 7 26.9% Trang 5 Số HS không có hứng thú SL % 25 71,4% 19 70.4% 19 73.1% 3. Phương pháp tiến hành thực hiện sáng kiến. Bước 1: Xác định nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài dạy Bước 2: Lựa chọn phần đặt vấn đề ở đầu bài học trong SGK, giữ nguyên câu hỏi đó hoặc thiết kế lại cho phù hợp với thực tiễn và có kèm theo hình ảnh minh họa sẽ rất tốt, tạo được hứng thú cho HS. Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra dựa trên kiến thức vừa học xong 4. Ví dụ minh họa Một số tiết dạy nếu biết khai thác phần đặt vấn đề đầu bài một cách thích hợp sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh và giúp học sinh dễ nắm bài hơn. Sau đây là vài ví dụ minh họa về những tiết dạy có thể vận dụng sáng kiến này : **Ví dụ 1: Vận dụng sáng kiến trong bài “Đường trung bình của tam giác” ( SGK Toán 8) Trang 6 - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng + Kiến Thức: HS nắm đưược định nghĩa và các định lý 1, định lý 2 về đưường trung bình của tam giác. + Kĩ năng : HS biết vận dụng các định lý học trong bài để tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau, 2 đường thẳng song song . - Bước 2: Đặt vấn đề bằng một tình huống thức tế GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Sau khi chứng minh xong định lý 2: “đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ ba và bằng nửa cạnh ấy”. GV cho HS giải quyết câu hỏi đầu bài: Vì DE là đường trung bình của tam giác ABC nên : DE = 1 BC  BC = 2.DE=2..50 = 100 (m) 2 **Ví dụ 2: Vận dụng sáng kiến trong bài “Đối xứng trục” ( SGK Toán 8) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng + Kiến thức: HS hiểu định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d. HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng, hình thang cân là hình có trục đối xứng. Trang 7 + Kĩ năng: Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đường thẳng. - Bước 2: Đặt vấn đề bằng một tình huống thức tế: GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Sau khi học xong phần hình có trục đối xứng GV cho HS thực hành lấy giấy gấp làm tư cắt nhanh chữ H. Ai cắt nhanh nhất là người được tuyên dương. Cho HS giải thích cách cắt dựa trên tính đối xứng của chữ H **Ví dụ 3: Vận dụng sáng kiến trong bài “Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta- lét ” ( SGK Toán 8) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng + Kiến thức : HS nắm vững nội dung định lý đảo và hệ quả của định lí Talét + Kĩ năng : Áp dụng định lí Talét để xác định các cặp đường thẳng song song trong hình vẽ với số liệu đã cho. Viết được tỉ lệ thức hoặc dãy các tỉ số bằng nhau - Bước 2: Đặt vấn đề GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) Trên hình vẽ. MN có song song với BC không ? - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Trang 8 MN song song với BC vì AM AN  4 6     2  theo định lý Ta-let đảo. MB NC  2 3  **Ví dụ 4: Vận dụng sáng kiến trong bài “Tính chất đường phân giác của tam giác” ( SGK Toán 8) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng + Kiến thức: HS nắm được định lý về tính chất đường phân giác của tam giác. + Kĩ năng: Hiểu được chứng minh định lý về đường phân giác áp dụng tính chất đường phân giác để làm bài tập tính toán - Bước 2: Đặt vấn đề GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra *Sau khi học xong phần định lí GV cho HS giải quyết câu hỏi đầu bài : DB AB  DC AC * Hoặc thay bằng phần đặt vần đề sau: Trang 9 * Nếu dùng phần đặt vấn đề 2 thì làm như sau : **Ví dụ 5: Vận dụng sáng kiến trong bài “Phép trừ các phân thức đại số” ( SGK Toán 8) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng + Kiến thức : Hs biết cách viết các phân thức đối của 1 phân thức. Biết chuyển phép trừ thành phép cộng để tính. HS nắm vững qui tắc đổi dấu. + Kĩ năng : HS biết cách làm tính trừ và thực hiện 1 dãy phép trừ. - Bước 2: Đặt vấn đề GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) Trừ…mà hóa ra cộng….Thế mới hay ! - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Trang 10 Sau khi học xong quy tắc phép trừ các phân thức đại số GV cho HS giải quyết vấn đề trên: trừ ta hóa thành cộng bằng cách lấy phân thức bị trừ cộng với phân thức đối của phân thức trừ : x 1 x 2 x 1  2  x      3 5 3  5  **Ví dụ 6: Vận dụng sáng kiến trong bài “Phép chia các phân thức đại số” ( SGK Toán 8) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng + Kiến thức : HS biết phân thức nghịch đảo của phân thức: là phân thức ( 0) ; nắm được qui tắc chia các phân thức đại số. + Kĩ năng : Vận dụng tốt qui tắc chia các phân thức đại số để làm các bài tập; nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính khi có 1 dãy phép chia và phép nhân . - Bước 2: Đặt vấn đề GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) Thật là kì ! Chia mà hóa ra nhân… ! - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Sau khi học xong quy tắc phép chia các phân thức đại số GVcho HS giải quyết vấn đề trên: chia ta hóa thành nhân bằng cách lấy phân thức bị chia nhân với phân thức đối của phân thức chia: x 1 x  2 x 1  5  :  .  3 5 3  x 2 Trang 11 **Ví dụ 7: Vận dụng sáng kiến trong bài “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” ( SGK Toán 9) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng * Kiến thức: Hiểu các công thức, định nghĩa tỉ số lượng giác của một góc nhọn. Tính được các tỉ số lượng giác của góc nhọn. * Kĩ năng: Viết được các biểu thức biểu diễn định nghĩa sin, cos, tan, cotan của góc nhọn cho trước. Rèn kĩ năng dựng hình, kĩ năng trình bày. - Bước 2: Đặt vấn đề GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) 1  2 - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Ta có: sin  = 1 suy ra  = 300 2 **Ví dụ 8: Vận dụng sáng kiến trong bài “Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông” ( SGK Toán 9) - Bước 1: chuẩn kiến thức, kĩ năng * Kiến thức: Hiểu cách chứng minh các hệ thức giữa các cạnh và các góc của tam giác vuông. Học sinh thiết lập được một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông. * Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng các hệ thức để giải một số bài tập toán, thành thạo trong việc tra bảng hoặc sử dụng máy tính bỏ túi. - Bước 2: Đặt vấn đề GV đưa phần đặt vấn đề lên ( bảng phụ hoặc máy chiếu) Trang 12 - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Ta có: AC = BC.cosC =3.cos65o = 1,27(m) Vậy chân chiếc thang phải đặt cách chân tường một khoảng là 1,27m III. KẾT LUẬN Sau một thời gian thực dạy đề tài này, tôi thu được một số kết quả sau: - Với những lớp thực hiện đề tài này HS nắm bài tốt hơn so với những lớp không thực hiện. Các em có hứng thú trong giờ học hơn, thể hiện qua việc nghiêm túc nghe giảng, nhiệt tình phát biểu xây dựng bài. Điều đó dẫn đến kết quả học tập các em ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên để có thể đạt kết quả theo mong muốn, hơn cả hết người GV cần phải gieo vào các em niềm say mê, khát khao kiến thức, tìm thấy niềm vui trong học tập nhiều hơn nữa Qua điều tra về mức độ hứng thú học môn Toán của các lớp 8,9 sau khi thực hiện đề tài thấy có tiến bộ hơn đầu năm : Lớp 8 9A 9B Tổng số HS 35 27 26 Số HS có hứng thú SL % 19 54.3% 14 51.9% 13 50% Trang 13 Số HS không có hứng thú SL % 16 45,7% 13 48.1% 13 50% - Vì trường vùng ven chưa có máy chiếu nên việc thực hiện đề tài chưa sinh động chưa đạt được kết quả như mong muốn - Mặc dù cố gắng nhiều nhưng do điều kiện và năng lực bản thân còn hạn chế, mới trong thời gian ngắn thực nghiệm nên giải pháp còn hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ đồng nghiệp, cấp trên để giải pháp ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 25 tháng 2 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Thái Phi TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Toán 6 – Nhà xuất bản Giáo Dục Sách giáo khoa Toán 7 – Nhà xuất bản Giáo Dục Sách giáo khoa Toán 8 – Nhà xuất bản Giáo Dục Sách giáo khoa Toán 9 – Nhà xuất bản Giáo Dục Sách giáo viên Toán 6 – Nhà xuất bản Giáo Dục Sách giáo viên Toán 7– Nhà xuất bản Giáo Dục Trang 14 Sách giáo viên Toán 8– Nhà xuất bản Giáo Dục Sách giáo viên Toán 9– Nhà xuất bản Giáo Dục Thế giới trong ta – Chuyên đề bản đồ tư duy ( tháng 1 năm 2012 ) Trang 15 MỤC LỤC I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1 3. Kế hoạch nghiên cứu 1- 2 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1. Cơ sở lý luâ ̣n 3 2. Thực trạng của vấn đề 3-4 3. Phương pháp tiến hành thực hiê ̣n sáng kiến 5 4. Ví dụ minh họa 5 - 10 III. Kết luận 11 Tài liê ̣u tham khảo 12 Trang 16 V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Trang 17 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 1) Kết quả đạt được: Sau khi tôi áp dụng sáng kiến trên vào dạy học thì đã có sự chuyển biến khá rõ; đặc biệt là các em có học lực từ Tb trở lên; các em đã chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, lời giải cũng mạch lạc hơn. Kết quả cụ thể như sau: Năm học Áp dụng Tổng số đề tài 2008 – Chưa áp 2009 2009 – dụng 2010 2010 2011 2011 2012 HS Số HS giải được theo các mức độ Từ 0 -20% BT Từ 20-50% BT Từ 50-80% BT Trên 80% BT SL % SL % SL % SL % 32 8 25 0 0 11 34,4 0 0 11 34,4 0 0 0 0 Đã áp dụng 32 6 18,8 0 0 12 37 0 0 11 34,4 0 0 4 9,8 0 Đã áp dụng 30 4 13 0 0 9 30 0 0 12 40 0 0 5 17 0 Đã áp dụng 30 4 14 0 0 7 23 0 0 13 43 0 0 6 20 0 Như vậy sau khi áp dụng thì số lượng HS giải theo các mức độ đã có thay đổi đáng kể. Đặc biệt là các em đã giải được từ 50% trở lên đã tăng rõ rệt 2) Kiến nghị đề xuất: Trang 18 0 Đây chỉ là một bài tập rất nhỏ trong vô vàn các bài tập mà chúng ta có thể khai thác. Song ở đề tài này của tôi nó khá phù hợp với đối tượng HS khá giỏi và được giảng dạy vào các tiết tăng buổi, bồi dưỡng HSG do đó khi áp dụng đề tài này thì nên phân luồng HS cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong quý thầy cô góp ý, chỉnh sửa để các lần áp dụng sau đạt hiệu quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trang 19 1  2 - Bước 3: Giải quyết vấn đề đầu bài đã đưa ra Ta có: sin  = 1 suy ra  = 300 2 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng