Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm ...

Tài liệu Skkn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm tại trung tâm giáo dục thường xuyên nhơn trạch

.PDF
12
223
127

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐƯỢC TỔ CHỨC LIÊN CỤM TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH Người thực hiện: LÊ THỊ HỒNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014-2015 Page 1 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: LÊ THỊ HỒNG 2. Ngày tháng năm sinh:10/06/1964 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: xã Phú Hội – Nhơn Trạch - Đồng Nai 5. Điện thoại:(CQ) 0613571262 ; ĐTDĐ:0907835401 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Phó giám đốc 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lý chuyên môn 9. Đơn vị công tác: Trung tâm giáo dục thường xuyên Nhơn Trạch II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1992 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:30 Số năm có kinh nghiệm:30 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: o Một vài ý kiến về việc chống bạo lực học đường o Cần quan tâm đến học viên nữ nhiều hơn trong học đường o Vận động học viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh o Giáo dục tuyên truyền tình yêu Biển – Đảo cho học viên ở Trung tâm GDTX Nhơn Trạch Page 2 BM03-TMSKKN ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐƯỢC TỔ CHỨC LIÊN CỤM TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN NHƠN TRẠCH I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Mục tiêu cụ thể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thường xuyên được nhấn mạnh trong hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là phát triển giáo dục thường xuyên gắn kết chặt chẽ và liên thông với giáo dục chính quy để phát triển tài nguyên con người, giáo dục thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có thể chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng các hình thức học tập phong phú, linh hoạt và đặc biệt coi trọng tự học, coi việc thường xuyên học tập, học suốt đời của mỗi cá nhân là yếu tố quyết định xây dựng thành công một xã hội học tập - Thực hiện theo kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25-02-2014 của bộ Giáo dục đào tạo về việc tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trường và cụm trường trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trong đó có nêu rõ mục đích của kế hoạch này là nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác sinh hoạt chuyên môn để góp phần nâng cao nội dung chính của chuyên đề cần làm rõ - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường sẽ giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về cách học của học viên về tác dụng của phương pháp dạy học đến việc học tậpmcủa học viên để nâng cao hiệu quả tối đa, đồng thời cũng hướng đến phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua sự tương tác có hệ thống của các giáo viên khác trong cụm trung tâm. Mô hình này tạo ra bầu không khí thân thiện trong cộng đồng học tập “Không bỏ rơi học sinh, không phê phán đồng nghiệp, tạo ra một cộng đồng học tập” - Nghị quyết hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực .Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học…” - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường sẽ làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - học viên, giữa học viên - học viên, giữa giáo viên – giáo viên. Các giáo viên cùng tham gia thảo luận đánh giá cao sự tham gia tích cực hiệu quả vào bài học của học viên, học viên có cơ hội làm việc nhiều có những hoạt động học viên được làm thay giáo viên qua sự hướng dẫn của giáo viên. Qua những lời Page 3 chia sẻ các ý tưởng của học viên, học viên có thể tự kết luận được ý kiến của mình đúng hay sai. Học viên có thể tranh luận với nhau một cách thoải mái và cùng nhau giải quyết những vấn đề cốt lõi trong bài học để đi đến sự thống nhất - Sinh hoạt chuyên môn là trụ cột chính để làm thay đổi chất lượng dạy và học đồng thời làm thay đổi diện mạo văn hóa của một cơ sở giáo dục. Sự tổ chức chỉ đạo sâu sát chặt chẽ sinh hoạt chuyên môn, xây dựng kế hoạch hoạt động cho hoạt động này là vai trò của người lãnh đạo làm việc với năng lực và tâm huyết của mình II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, sinh hoạt chuyên môn được tổ chức định kỳ 2 tuần/lần nhằm đánh giá các hoạt động đã thực hiện và cập nhật các thông báo, các văn bản chỉ đạo bổ sung. Lên kế hoạch hoạt động chuyên môn sắp tới, tổ chức dạy - học theo các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học - Trong sinh hoạt chuyên môn, việc tổ chức các chuyên đề có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Về cơ bản việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn đã thực sự giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong sách giáo khoa, trong giảng dạy… nhằm giúp giáo viên có điều kiện học hỏi trao đổi kinh nghiệm cho nhau - Trung tâm GDTX Nhơn Trạch dời về cơ sở mới tại ấp 5 xã Long Thọ, đi vào hoạt động từ tháng 9 năm 2014 đến nay với diện tích đất là 12.705m2 có 10 phòng học và các phòng chức năng tương đối đầy đủ. Năm học 2014- 2015 số giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy là 20 trong đó giáo viên cơ hữu là 04: STT Họ và tên Trình độ chuyên môn 01 Nguyễn Văn Chính Cử nhân Lịch sử 02 Nguyễn Thiện Mỹ Cử nhân Anh văn 03 Nguyễn Thị Thanh Vân Cử nhân Hóa học 04 Nguyễn Thành Út CĐSP Toán Ghi chú - Những mặt thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài: + Thuận lợi: - Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp : Sở giáo dục và Đào tạo, Huyện Ủy,HĐND, UBND huyện tạo điều kiện cho Trung tâm hoạt động trong các lĩnh vực mà quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành. - Cơ sở vật chất của Trung tâm được xây dựng khang trang, có đủ các phòng chức năng và các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy BTVH và các hoạt động khác. - Ban giám đốc, đội ngũ giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, đồng thời được sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô thỉnh giảng, ban giám hiệu các trường THPT Phước Thiền, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm; Ban giám đốc các TTGDTX Long Thành, Thống Nhất... tạo điều kiện cho Trung tâm GDTX Nhơn Trạch hoạt động tốt công tác BTVH trên địa bàn huyện. Page 4 - Học viên BTVH có ý thức vươn lên trong học tập, luôn cố gắng để học tập tốt, nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo. + Khó khăn - Do lực lượng giáo viên cơ hữu quá ít (theo quy chế hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên mỗi môn học có 1 giáo viên) nên việc sinh hoạt chuyên môn, tổ chức triển khai các chuyên đề, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm còn gặp khó khăn - Các văn bản hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn dành cho GDTX còn hạn chế đa số các văn bản chỉ đạo hướng dẫn áp dụng theo trường THPT - Học viên ở trung tâm thuộc nhiều đối tượng khác nhau có trình độ khác nhau đa số học viên không đủ điều kiện vào các trường trung học phổ thông hoặc những học viên nghỉ học từ những năm trước dẫn đến trình độ học viên trong mỗi lớp chênh lệch với nhau rất nhiều Từ những khó khăn trên trung tâm GDTX Nhơn Trạch cần có sự phối hợp của các trung tâm GDTX lân cận cũng như cần có sự hổ trợ của các trường THPT trong huyện nhằm đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo liên cụm để cải tiến một số phương pháp dạy - học tích cực hơn Giải pháp này được áp dụng tại các trường THPT nhưng chưa được áp dụng ở trung tâm GDTX, năm học 2014- 2015 đơn vị đã triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Từ những vấn đề nêu trên, việc tổ chức thực hiện được tiến hành như sau: 1 Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch a/ Xác định mục tiêu: Kiến thức và kỷ năng mà học viên đạt được khi tổ (nhóm) tiến hành thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, đảm bảo phù hợp với trình độ học viên ngành giáo dục thường xuyên và năng lực chuyên môn của giáo viên b/ Xây dựng kế hoạch: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm là vấn đề tương đối mới ở TTGDTX Nhơn Trạch nên việc xây dựng kế hoạch hoạt động phải thực hiện ngay từ đầu năm học và cụ thể như sau: Tháng Kế hoạch thực hiện 9 Liên hệ mời giáo viên ở các đơn vị lân cận như: TTGDTX Long Thành; TTGDTX Thống Nhất tham gia thành lập tổ (nhóm) cùng bộ môn để thảo luận, đóng góp ý kiến và đưa ra sự thống nhất để cùng làm việc. Mời Trường THPT Phước Thiền; Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm thành lập tổ nhóm 10 Lập tổ (nhóm) chọn chuyên đề, soạn bài giảng minh họa, thào luận bàn bạc để thống nhất Page 5 11 - Hoàn chỉnh chuyên đề. Tiến hành bài giảng minh họa, dự giờ - Rút kinh nghiệm cho chuyên đề 2 Lập nhóm, thống nhất chuyên đề và soạn bài dạy minh họa: a/ Thành lập nhóm liên cụm: - Các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, số giáo viên cơ hữu mỗi môn rất ít (mỗi môn chỉ có 1 giáo viên hoặc không có giáo viên) vì vậy việc sinh hoạt chuyên môn, dự giờ góp ý còn nhiều hạn chế. Vì lẽ đó Trung tâm GDTX Nhơn Trạch , liên kết với các Trung tâm GDTX lân cận như: Trung tâm GDTX Long Thành, Trung tâm GDTX Thống Nhất, Trung tâm GDTX Trảng Bom và các trường THPT trong huyện tham gia hổ trợ và chọn 3 môn Lịch sử, Anh văn, Hóa học để tham gia thực hiện chuyên đề, phân nhóm như sau: STT 01 02 03 Nhóm môn Lịch sử Anh Văn Hóa học Họ tên giáo viên Đơn vị công tác Nguyễn Văn Chính (Nhóm trưởng) TTGDTX Nhơn Trạch Nguyễn Quỳnh Hoa TTGDTX Long Thành Nguyễn Thanh Tuyền Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Thiện Mỹ (Nhóm trưởng) TTGDTX Nhơn Trạch Nguyễn Thị Lụa TTGDTX Thống Nhất Phạm Thị Thảo Trường THPT Phước Thiền Nguyễn Thị Thanh Vân (Nhóm trưởng) TTGDTX Nhơn Trạch Lê Thị Minh Thư TTGDTX Long Thành Hoàng Đình Dũng Trường THPT Phước Thiền b/ Chọn chuyên đề: - Chuyên đề được chọn phải phù hợp với đặc trưng bộ môn, nội dung gắn liền bài học có ý nghĩa chuyên sâu hơn - Sau khi thành lập được 3 nhóm, các thành viên trao đổi bàn luận và thống nhất với các chuyên đề sau: Page 6 STT Môn Chuyên đề 01 Lịch sử Thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Lịch sử ở trung tâm GDTX Nhơn Trạch 02 Anh văn Sử dụng phần mềm có sẵn trong việc dạy và học tiếng Anh tại Trung tâm GDTX Nhơn Trạch 03 Hóa học Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học hóa học trong bài dạy môn hóa học Các giáo viên trong tổ cùng nhau thảo luận chi tiết cho chuyên đề, xây dựng nội dung bài giảng minh họa cho mỗi chuyên đề c/ Giáo án: - Giáo án là linh hồn của tiết dạy, do đó tổ (nhóm) cần suy ngẫm thảo luận thiết kế và kiểm chứng tính hiệu quả cao của nó sau khi dự giờ dạy minh họa. - Quá trình tạo ra giáo án chính là quá trình cọ sát thực tiễn, tạo mối thân thiện cho các thành viên liên cụm. Đây là con đường thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học cho các đơn vị - Bài dạy minh họa đòi hỏi sự đầu tư thời gian, trí tuệ của tổ (nhóm). Để có một giáo án chung hoàn hảo, các giáo viên trong nhóm phải có tinh thần cao độ, có lộ trình làm việc rõ ràng, soạn đi soạn lại nhiều lần và đi đến sự thống nhất cốt làm sao bài giảng đạt hiệu quả cao - Các bài giảng minh họa cho chuyên đề như sau: STT Môn 01 Lịch sử 02 Anh văn 03 Hóa học Lớp Bài dạy Giáo viên dạy minh họa 12 Nước VN dân chủ cộng hòa từ 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 (Tiết 1) Nguyễn Văn Chính 11 Module10 : Real life Nguyễn Thiện Mỹ (Part: 1.2.3) 12 Vị trí của kim loại trong Nguyễn Thị Thanh Vân bảng tuần hoàn - cấu tạo của kim loại 3 Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ a/ Tiến hành bài giảng minh họa: Đây là khâu quan trọng để xem thành quả của tổ sau thời gian nghiên cứu thảo luận đóng góp chuẩn bị cho chuyên đề của tổ. Sau khi hoàm thành giáo án của bài học nghiên cứu, giáo viên sẽ dạy minh họa chuyên đề ở một lớp học cụ thể, các thành viên trong tổ tiến hành dự giờ. Giáo viên dạy minh họa phải tự tin, không đặt nặng Page 7 vấn đề có người dự trong lớp mà phải dạy với cái tâm của người thầy. Giờ học phải nhẹ nhàng thoải mái, phát huy vai trò chủ động của người học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn hổ trợ giúp đỡ học viên trong hoạt động dạy - học b/ Dự giờ minh họa: - Giáo viên dự giờ không nhất thiết chọn vị trí cuối lớp ngồi dự nên chọn vị trí nào sao cho sự quan sát của người dự bao quát được hết tất cả học viên trong lớp minh họa - Phải đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học viên, không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa - Ghi nhận những diễn biến tình huống lớp học , tập trung vào việc học của học viên, thái độ của người học, cách làm việc nhóm của học viên. Theo dõi phản ứng cũng như thái độ tình cảm, những khó khăn vướng mắc của học viên trong tiết học này - Giáo viên dự giờ phải quan sát tất cả mọi mặt, quan sát mọi đối tượng học viên trong lớp không bỏ sót học viên nào, ghi nhận những diễn biến, tình huống xảy ra trong lớp - Tuyệt đối không đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên đứng lớp. Biết đặt mình vào vị trí của người dạy để nắm bắt những vấn đề, những tình huống cần giải quyết của học viên - Qua mỗi tiết dự giờ, giúp người dự hình thành thói quen lắng nghe ý kiến của nhau; rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tổ (nhóm); có thêm kinh nghiệm qua hoạt động sư phạm 4 Rút kinh nghiệm cho chuyên đề - Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo cụm. Rút kinh nghiệm cho chuyên đề quyết định chất lượng và hiệu quả của hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm - Động viên toàn bộ giáo viên trong tổ (nhóm) tham gia tích cực, đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa. Điểm nổi bật trong bài dạy, những mặt hạn chế cần khắc phục. Tham gia tháo gỡ những vướng mắc trong giờ dạy. Nhận xét góp ý về sự tích cực tham gia học tập của học viên trong lớp - Từ những đóng góp chân thành của các thành viên trong tổ (nhóm) sẽ giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm áp dụng vào bài học sau này thêm phong phú có hiệu quả - Họp rút kinh nghiệm nhưng không xếp loại giờ dạy, không đưa ra kết luận cụ thể mà chỉ nhấn mạnh vào các vấn đề cần quan tâm trong việc đổi mới phương pháp cho phù hợp với đối tượng học viên ngành giáo dục thường xuyên IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm ở TTGDTX Nhơn Trạch là một quá trình hoạt động với nhiều khâu, nhiều bước thực hiện chứ không đơn thuần là một buổi họp mà các thành viên trong tổ chuyên môn Page 8 của trung tâm đến để thảo luận một bài học, một vấn đề, một đơn vị kiến thức trong bài dạy nào đó trong chương trình vì số lượng giáo viên của mỗi môn học ở các trung tâm GDTX rất ít - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm không đặt nặng vấn đề nhận xét đánh giá hoạt động dạy của giáo viên như những năm trước đây mà khuyến khích người dự giờ đến đối tượng học viên nhằm giúp học viên học tốt hơn có được một bài học hoàn chỉnh, tạo hứng thú say mê học tập trong mỗi giờ ở lớp - Trong mỗi tiết học, giáo viên tập trung chú ý và phân tích các vấn đề chỉ liên quan đến người học. Quan sát học viên học như thế nào, học viên gặp khó khăn vướng mắc gì không? Kết quả cuối cùng của giáo viên có đạt hiệu quả hay không? Nếu cần thiết điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào, điều chỉnh có phù hợp với mục đích yêu cầu của bài học không? Từ đó giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động dạy học của mình tốt hơn - Năm học 2014 – 2015 thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm tại trung tâm giáo dục thường xuyên Nhơn Trạch đem lại hiệu quả rất tốt cho việc dạy và học. Bảng so sánh với năm học 2013-2014 khi chưa thực hiện chuyên đề này: Số GV bộ môn tham gia thực hiện Năm học Lịch sử Anh văn Hóa học 2013 - 2014 1 1 1 2014 - 2015 3 3 3 V. Số lượt HV biết đóng góp vận HV hiểu cho chuyên dụng bài đề- bài dạy kỹ năng minh họa làm bài 60 → 50 → Không có 70% 60% Nhiều ý Trên Trên kiến, đóng 70% 60% góp ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm phải đảm bảo cơ hội học tập cho học viên vì đối tượng học viên ở trung tâm GDTX đa số có hoàn cảnh học tập khó khăn, không đủ điều kiện để vào các trường THPT hoặc thời gian học tập bị gián đoạn vì vậy tổ chức hoạt động theo phương pháp này phải linh hoạt, tổ (nhóm) có sự chuẩn bị nghiên cứu lựa chọn chuyên đề sao cho phù hợp với đối tượng học viên ở ngành học GDTX - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin , trang bị máy chiếu đa năng, bảng thông minh tương tác để góp phần nâng cao chất lượng cho công tác dạy và học. Trang bị máy tính kết nối internet tốc độ cao phục vụ việc quản lý, điều hành giáo dục - Muốn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm đạt hiệu quả cao thì vai trò của người lãnh đạo, cụ thể là phó giám đốc phụ Page 9 trách chuyên môn phải đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho tất cả giáo viên ở trung tâm thông qua việc trao đổi thảo luận chuyên đề, thông qua việc dự giờ rút kinh nghiệm - Ban giám đốc cần tạo mối quan hệ rộng rãi với các đơn vị bạn. Có sự đồng thuận từ các trung tâm GDTX trong tỉnh, từ các trường THPT trong huyện hổ trợ thì kế hoạch đổi mới sinh hoạt chuyên môn liêm cụm mới đạt hiệu quả cao - Giáo viên dự giờ minh họa cho chuyên đề không được phân tích, mổ xẻ những mặt hạn chế của giờ dạy mà cần phải đưa ra những giải pháp tạo mọi cơ hội cho học viên được tham gia tích cực vào hoạt động dạy - học để thu nhận được kiến thức từ trong bài học . Giáo viên cùng tổ (nhóm) liên cụm cùng thảo luận chia sẻ ý kiến kinh nghiệm với nguyên tắc mọi người cùng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau . Giáo viên không quá chú trọng qui trình truyền thống của một giờ trên lớp. Qua buổi sinh hoạt chuyên đề khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo tìm ra những giải pháp tích cực hơn cho việc giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công văn 80/KH-BGDĐT Kế hoạch tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành ngày 25/2/2014 2. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THPT của Bộ GD&ĐT năm 2014 3. Tài liệu “Hỏi – đáp về một số nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” của Bộ giáo dục và đào tạo – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam VII. PHỤ LỤC 1. Đề tài: Sử dụng phần mềm có sẵn trong việc dạy và học tiến Anh tại TTGDTX Nhơn Trạch 2. Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu một số phát minh, thành tựu của khoa học hóa học trong bài dạy môn hóa học 3. Sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện phương pháp trực quan trong giảng dạy môn lịch sử ở TTGDTX Nhơn Trạch 4. Giáo án môn Lịch sử bài 17: Nước việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 29-1945 đến trước ngày 19-12-1946 5. Giáo án môn tiếng Anh Module10 : Real life (Part: 1.2.3) 6. Giáo án môn Hóa học bài: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Page 10 BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRUNG TÂM GDTX NHƠN TRẠCH ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Nhơn Trạch, ngày 22 tháng 05 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học được tổ chức liên cụm tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nhơn Trạch Họ và tên tác giả: Lê Thị Hồng Chức vụ: Phó giám đốc Đơn vị: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nhơn Trạch. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao  - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả  - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành  Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại  Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Page 11 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Page 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng