Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đề tài giải quyết tình huống giao tiếp ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) dựa ...

Tài liệu Skkn đề tài giải quyết tình huống giao tiếp ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ.

.DOC
35
213
72

Mô tả:

Đề tài: Giải quyết tình huống giao tiếp ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ. A. Đặt vấn đề Có thể nói giao tiếp ứng xử với trẻ là cả một nghệ thuật và là vấn đề khoa học. Tuy nhiên đứng trước thực trang hiện nay, hầu hết mọi người vẫn áp dụng cách dạy trẻ theo phương pháp cổ truyền: Người lớn giải quyết vấn đề với trẻ dựa vào tình cảm và nhận thức của người lớn chứ không đứng trên tình cảm và nhận thức của trẻ. Vì vậy trẻ tiếp thu một cách thụ động và có phần nào bị áp đặt. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, chúng ta nên có cái nhìn thay đổi trong cách dạy trẻ thông qua việc giải quyết các tình huống với trẻ đứng trên tình cảm và nhận thức của trẻ. Xuất phát từ vai trò và thực tế đó và trong phạm vi cho phép, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Giải quyết tình huống giao tiếp ở trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi ) dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ” là những kinh nghiệm nhỏ của mình trong suốt quá trình dạy trẻ mà tôi đã cóp nhặt được từ thực tế, từ các nguồn sách báo, từ tư liệu trên Internet. Sau khi áp dụng tại trường tôi và với con gái nhỏ của mình, tôi thấy thật sự hiệu quả. Mong rằng đề tài này của tôi được các bạn biết đến và áp dụng linh hoạt trong việc ứng xử với trẻ để hiệu quả giao tiếp đạt cao nhất cho mục đích cuối cùng là trẻ và người lớn cũng được thỏa mãn tâm lý. B. Giải quyết vấn đề I. Lý do vì sao cần thay đổi quan điểm trong việc giải quyết các tình huống với trẻ là: Dựa trên tình cảm và hiểu biết của trẻ. Hoạt động là để thỏa mãn nhu cầu và tâm lý của mỗi cá thể. Trẻ cũng vậy, chúng không ngừng hoạt động để giao lưu, khám phá thế giới xung quanh. Chính sự tò mò, ham học hỏi ấy đã tạo cho chúng ta không biết bao phiền toái. Thường thì cách giải quyết của người lớn là ngăn cấm, nhắc nhở, cảnh báo,...thậm chí là trừng phạt trẻ trước những hành động mà người lớn cho là trẻ “không được” làm. Chính thái độ của người lớn làm cho trẻ, trước hết là bị ức chế tạm thời vì không được thỏa mãn tâm lý, sau là càng làm tăng sự tò mò cho trẻ. Để đến khi có cơ hội (nằm ngoài tầm kiểm soát của người lớn) là trẻ trải nghiệm ngay. Nhiều khi vì mặt trái của sự ngăn cấm này mà dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chẳng hạn, một ông bố khi thấy con lại gần ổ điện thì quát lớn: - Không được lại gần đó. Điện giật đấy! Đứa trẻ như một phản ứng tự nhiên, nó lùi lại ngay, nhưng thực sự nó không hiểu vì sao lại không được sờ vào điện. Và trẻ bắt đầu phán đoán: Điện là cái gì? Trong ổ điện có cái gì? Chọc cái que này vào đó thì sao nhỉ? Chắc bố muốn dấu mình điều gì đó... Và lần sau, khi bố mẹ hoặc người lớn không để ý là trẻ sẽ khám phá ngay. Bởi khi đó sức hấp dẫn của điều bí ẩn bên trong cái ổ điện kia làm cho trẻ quên đi lời cảnh báo có tính chất hoàn cảnh của ông bố. Nếu 0 không ai phát hiện được phán đoán này của trẻ thì có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc là điều chắc chắn. Hay như việc trong lớp học, cô cứ nhắc mãi là “không được nói chuyện”. Nhưng nói chuyện, chạy nhảy, a dua, la hét ầm ĩ, “cả thèm chóng chán”, tự do.... đấy là những đặc trưng cố hữu của trẻ. Người lớn, đặc biệt là các nhà giáo dục cần nắm được để dạy trẻ biết thể hiện đúng lúc, hợp với hoàn cảnh chứ không phải là việc ngăn cấm trẻ. Vấn đề ở đây là dù có muốn hay không, người lớn vẫn cần biết chấp nhận cả những cái đáng yêu và chưa đáng yêu của trẻ. Vậy thế nào để chấp nhận? Làm thế nào để giáo dục trẻ? Chấp nhận cái “xấu” của trẻ không có nghĩa là ta đồng tình, ủng hộ. Mà ta chỉ thừa nhận sự tồn tại của nó gắn liền với bản chất “trẻ con”. Để từ đó có cách ứng xử với trẻ, dạy trẻ thể hiện đúng mực, phù hợp với hoàn cảnh. Sau đây xin giới thiệu với các bạn một số kỹ năng ứng xử với trẻ theo quan điểm “chấp nhận và giáo dục” II. Một số kỹ năng ứng xử sư phạm với trẻ mẫu giáo theo quan điểm chấp nhận và giáo dục dựa trên tình cảm và sự hiểu biết của trẻ 1. Giúp trẻ đối diện với cảm xúc của chúng 1.1. Chuyên tâm lắng nghe. Hãy lắng nghe khi con trẻ tâm sự! Châu Anh, một học sinh nữ của lớp tôi, mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi, hàng ngày chỉ thấy bà đưa đi học và rất hay nghỉ học. Một hôm tôi đang viết nhận xét vào vở sản phẩm của trẻ cạnh góc học tập. Thấy cô bé không chơi góc nào mà mon men lại gần tôi: - Cô ơi, cô đang làm gì đấy! 1 - Ừ, cô đang viết bài. - (Trẻ nhìn bức tranh gia đình của bạn vẽ). Hôm qua bố con về nhà con đấy! - Thế à! - Bố con về đòi em Kiệt nhà con đi. Bố giằng em Kiệt và bảo với bà “Con tôi tôi nuôi, bà mà không thả tay ra tôi đạp ngã đừng kêu!” - Tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên và không nói gì thêm, dừng bút xuống và lắng nghe. Đồng nghiệp của tôi ngồi ở góc bên cạnh nghe thấy vậy cũng quay sang định hỏi xen ngang xem có chuyện gì xảy ra với cháu nhưng tôi kịp thời ra hiệu cho cô giáo đó giữ yên lặng, chúng tôi cùng lắng nghe. - Xong rồi bác con nhảy vào tát cho bố con mấy phát, đạp đổ cả xe của bố con ở sân, (Tiếp tục kể với cao trào nhanh hơn, có cảm xúc kích động hơn)....rồi thế này, thế kia. Sự việc xảy ra như thế nào, ai nói gì, thái độ của mọi người hôm ấy ra sao, Châu Anh nói hết, rõ ràng, không để sót chi tiết nhỏ nào. Nếu thiếu, con lại bổ xung ngay sau khi kể. Sau mỗi tình huống của con, chúng tôi chỉ gật đầu và tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi lại lắng nghe. Ngoài ra không nói gì thêm! Sau khi con kể xong và nguôi bớt giận, chúng tôi mới hỏi cháu: - Con muốn có bố hay mẹ hay cả hai? - ...Con chỉ muốn có mẹ thôi, bố con hay say rượu lắm, hay đánh mẹ con lắm. Con ghét bố con! Hôm qua lại đi Mộc Châu rồi! Thông thường, các cô nhà ta sẽ lại can thiệp vào trẻ bằng cách giáo dục trẻ phải yêu bố thế này, yêu mẹ thế kia, cả nhà đoàn tụ thì mới vui, hạnh phúc... Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ lắng nghe trẻ nói, và dừng câu hỏi tại đấy, gần như trẻ độc thoại. Nhưng sau khi kể cho chúng tôi nghe xong, nó vui mừng lắm, tự chạy chơi tíu tít với các bạn khác. Cháu không cần và chắc không muốn nghe thêm những lời thuyết giáo nào hết. Trẻ nói ra là để chia sẻ tâm sự. Vậy lúc này, nó chỉ muốn có người lắng nghe. Thế là quá đủ! Sau đó chúng tôi đã gặp phụ huynh và trao đổi tình hình ấy với họ. Vậy cần phải xác định đâu là đối tượng cần can thiệp. Mục đích của cô bé chỉ muốn thế, chúng ta chỉ nên giúp con bé thỏa mãn nhu cầu của nó là nó vui lắm rồi! Hay như việc giải quyết tình huống trẻ hay mách: - Cô ơi bạn Việt cứ “cãi” con! Hay: Cô ơi bạn ý cứ nhìn con! Hoặc: Cô ơi bạn ý không chơi với con!...Trong trường hợp này chỉ cần nhìn trẻ và lắng nghe trẻ nói. - (Trẻ vui mừng chạy về chỗ ngay, khoe bạn): Tớ mách cô rồi nhé! Vậy là trẻ mách chỉ để “mách cô rồi nhé”, mà không cần cô phải xuống tận nơi hay gọi trẻ kia ra và làm thầy kiện. Nếu cô nào làm thế thật, trẻ vừa mách xong sẽ sợ lắm. Cháu đó sẽ tìm cách lảng tránh ra chỗ khác ngay. Và trong nó lại có cảm giác hối hận vì đã mách cô, thương bạn vì đã bị cô mắng. Và vô tình cô giáo đã trở thành người thiên vị với bạn kia. Trường hợp tiếp theo xảy ra: Nếu cô lắng nghe một trẻ “mách” và như vậy làm cho các trẻ khác a dua nhau lên “mách” thì cô giáo cần có thái độ dứt 2 khoát với trẻ, nhưng không được cáu giận. Vì ta đã thống nhất với nhau cần phải chấp nhận những gì thuộc về trẻ, lắng nghe trẻ để xử lý tình huống. - (Cháu khác lên tiếp) Cô ơi bạn Thảo cứ cười với con, con đã không cười rồi mà bạn ý cứ cười với con! - Ừ! ( Kết hợp nhìn trẻ và gật đầu tỏ vể đồng ý) - Cô ơi bạn Tít cứ đi vệ sinh, đi đi lại lại. - Vậy à! ( Nghe thêm 1, 2 trường hợp nữa và nói với cả lớp): Cô vừa lằng nghe rất nhiều ý kiến của các bạn. Còn bây giờ cô rất bận. Hy vọng rằng các con có thể tự chia sẻ với nhau những cảm xúc đó! (Cô cần chắt lọc thông tin trẻ mách, để có biện pháp xử lý với những thông tin cần thiết) Giáo viên chỉ nên nói ra nhu cầu và mong muốn của mình, không đánh giá, xúc phạm trẻ. 1.2. Dùng các từ cản thán: ồ..., ừm..., thế à... để đáp lại cảm xúc của chúng. Lắng nghe là để chia sẻ, còn thêm các từ cảm thán này vào để tỏ thái độ bạn đang đồng cảm với trẻ. Trẻ cảm thấy được tôn trọng và coi bạn là bạn thực sự chứ không phải là những người lớn khó tính. ( Ảnh minh họa trang bên) Ừ!......Thế à!..... Chẳng hạn: tôi đã dùng các từ cảm thán trong việc xử lý tình huống sau: Minh Đức hôm nay mang đồ chơi đến lớp và chơi với một nhóm bạn trong góc lớp. Khi cô giáo phát hiện, bắt gặp ánh mắt của tôi, Đức khựng lại, vẻ sợ sệt. Nhưng trái với phán đoán của bọn trẻ, tôi cười. Bọn trẻ thấy thế thi nhau khen và giới thiệu với tôi. - Đây là đồng hồ Benten mới nhất đấy cô ạ! - Thế à! 3 - (Các trẻ tranh nhau nói) Đồng hồ này có cả 3 tia dạ quang đủ mầu - Ừm... - Cô ơi nó còn bắn được xa lắm, ai mà có cái này thì mạnh nhất - Thế cơ à! - Vâng vâng, cô biết cách chơi chưa? Chơi thế này này....... - Các con có mấy chiếc? - Một cái của bạn Minh Đức thôi ạ! - Nhiều người chơi một lúc được không nhỉ? - (Chúng im lặng một lát, hình như đang suy nghĩ và phán đoán thái độ của tôi và kết luận ). Không được đâu, cất đi không tranh nhau đấy nhỉ! Tôi và mấy cô giáo trong lớp cùng cười hài lòng vì trẻ hiểu ý mình quá. Còn Minh Đức thì tự nguyện đi cất đồ chơi vào ba lô. Nếu như cách cũ: Cô giáo gọi ngay Đức ra và giáo huấn cho một bài: Ở lớp có rất nhiều đồ chơi rồi, đồ chơi này của con không được chơi ở đây nữa,...con hãy mang cất đi kẻo các bạn tranh nhau. Trẻ sẽ vẫn phải cất đồ chơi đi vì đó là mệnh lệnh, nhưng trong tâm lý còn thấp thỏm và tiếc nuối cái đồ chơi đó lắm. Cô giáo thật là khó tính, thật ghê, không cho mình chơi thật vô lý... 1.3. Nói ra cảm xúc của chúng. Quả bóng bay mất ở kia chứ gì? Người lớn nói ra cảm xúc của trẻ đúng lúc làm cho trẻ thấy mình được đồng cảm và thỏa mãn tâm lý. Chúng ta cùng xem hai cách xử lý của một tình huống. Cách 1: Xử lý theo phương pháp thông thường, dựa trên tình cảm và nhận thức của người lớn: 4 Buổi sáng tại khoảng sân trước cửa lớp tôi có một phụ huynh đưa con đến lớp và mua cho con mang theo một quả bóng bay rất đẹp. Đột nhiên, đứa trẻ bị tuột tay và quả bóng bay lên trời mất. Đứa trẻ đứng tiếc ngẩn ngơ và mách mẹ: - Mẹ ơi quả bóng bay lên trời mất rồi! - Giời ạ! Cầm thế nào thế! Thôi mất rồi thì thôi, mai mẹ mua cho quả khác. - Không, con thích quả này cơ, mẹ lấy bóng cho con, hu hu..... - Bay rồi làm sao mà lấy được! Đã bảo mai mẹ mua cho rồi mà không nghe, đánh cho một trận bây giờ đấy! - Không, con thích quả bóng đó cơ, hu hu hu.....( khóc to hơn) Bà mẹ bất lực, bảo mãi đứa con không nghe, nó cũng không chịu vào lớp. Đấy là cách xử lý tình huống thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta thì cứ giải thích lôgic còn trẻ chẳng muốn nghe gì hết, dù mẹ nói gì, dù sự thực là gì, câu chốt của vấn đề vẫn là “Con muốn có quả bóng ấy!” Cách 2: Xử lý tình huống dựa trên tình cảm và nhận thức của trẻ: Nói ra cảm xúc của trẻ. Đây là câu chuyện của gia đình tôi, con tôi đã từng trong trường hợp như thế này, chồng tôi đã xử lý giống cách 1 may mà tôi kịp phát hiện và chuyển tình huống sang cách 2: - Bố ơi quả bóng bay mất rồi! - Làm thế nào bây giờ, con tự làm thì tự chịu thôi! - Không con thích quả bóng này cơ, ( bắt đầu khóc...) May quá tôi kịp chạy ngay ra ôm con không để cho chồng tôi có cơ hội nói tiếp. Vì thế nào cũng lại: Mai bố mua,.. hay tương tự như phụ huynh kia cho xem. - Chắc con buồn lắm hả? - Vâng, con buồn lắm ý mẹ ạ!(Con bé vừa khóc vừa nói còn hai vợ chồng tôi nhìn nhau cười ngạc nhiên ) - Ừ..... - (Mếu máo đòi bóng tiếp...) - Mẹ ước gì có thể lấy cho con quả bóng đó! - Mẹ bay lên để lấy à mẹ? ( Nín khóc và ngạc nhiên hỏi, tôi ra hiệu cho cả nhà không cười. Vì bây giờ mà cười là hỏng việc ngay, nó nghĩ là nó bị chế nhạo) - Ừ... - Mọc cánh ở đâu hả mẹ? - Đâu nhỉ? - Ở lưng chứ còn ở đâu nữa! (Và rồi con sờ lưng tôi tìm cánh, tôi kêu nhột, thế là 2 mẹ con lăn ra cười. Cả nhà cùng cười theo) Đấy, các bạn hãy thử cách này xem sao! Nhưng khi khác trẻ lại nhớ ra và đòi thì sao? - Bạn vẫn còn nhiều cách thức để áp dụng ở phía dưới 1.4. Dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ. 5 Trong một giờ tạo hình ở lớp tôi, cả lớp rất chăm chú vẽ nhưng có một cháu lại không vẽ. Tôi đến gần hỏi cháu mới biết cháu không thích vẽ vì không có bút như ở nhà của mình. Tôi đã dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ cho việc xử lý tình huống này như sau: - Con chưa sẵn sàng vẽ sao? Có cần cô giúp gì không? - Con không thể vẽ được bằng bút này. Con phải có bút của con cơ! - Vậy à, chắc bút của con đẹp lắm! - Vâng, nó có hình thú và nó là cái bút vẽ, có nhiều mầu lắm... - (Tôi hiểu trẻ đang nói gì vì tôi biết cái đó). Nhưng bây giờ thì không thể có được, cô ước gì biến được ra cho con hai cái để con vẽ. - Không, 4 cái chứ! - Không 7 cái luôn! - Không 12 cái luôn! - Ừ phải đấy, con thử đếm trong rổ này xem có đủ 12 mầu cho con vẽ không nào! - Trẻ vui mừng tìm mầu, đếm và vẽ. Các bạn có nhận thấy câu ước này với câu ước lấy bóng ở ví dụ trên là giống nhau không? Vâng, nó giống nhau vì tôi sử dụng cùng một phương pháp “Dùng cách tưởng tượng để thực hiện nguyện vọng của trẻ”. Cảm xúc không có khái niệm “mẫu” hay “chuẩn”. Thế nên các bạn cũng có nhiều cách thức khác để có thể chọn áp dụng cho thỏa đáng. Chẳng hạn: - Con không thể vẽ được bằng chiếc bút này. Con phải có bút của con cơ! - Thật lắm chuyện! Bút nào mà chẳng vẽ được! Con muốn dùng bút ở nhà của mình thì tối về nhà nhé! Ở đây cô chỉ có bút này cho con thôi! Vẽ đi! - (Sợ, ấm ức, vừa làm vừa khóc)! Vậy kết quả của hai cách giải quyết trong vấn đề này là khác nhau rõ nét. Hy vọng người lớn và cô giáo mầm non đồng tình và chọn cách 1 như tôi để được “vẹn cả đôi đường”. 1.5. Mọi cảm xúc đều được đón nhận, nhưng một vài hành vi cần được hạn chế. Chắc khi đọc đến đây, các bạn đã phần nào nhận ra được phương châm để ứng xử, xử lý các tình huống trên trẻ theo quan điểm mới nhất mà tôi vừa được tiếp cận. Đó chính là việc dựa vào cảm xúc của trẻ, lắng nghe nói và giải quyết tình huống dựa trên sự chia sẻ cảm xúc. Tuy nhiên, nếu không phân biệt được khi nào cần chia sẻ, khi nào cần nghiêm khắc thì sẽ lại vô tình làm hỏng trẻ. Thế nên, mọi cảm xúc của trẻ đều được đón nhận nhưng một vài hành vi cần được hạn chế. ( Ảnh minh họa trang bên) 6 Cãi nhau là không vui! Ví dụ: Trong giờ ăn cơm trưa, có một trẻ đang ăn, bỗng nhiên ho và làm bắn cơm ra khắp bàn. Sau khi dọn chỗ cơm rơi, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở: Lần sau, khi ho con nhớ che miệng vào kẻo cơm bắn ra bàn làm mất vệ sinh nhé! Ngay lập tức, một “dàn đồng ca ho” xuất hiện cùng với những tiếng cười khoái trí. Tôi nhắc: “Thôi! Được rồi, các con ăn cơm đi!” lần thứ nhất nhẹ nhàng, không ai nghe, vẫn chỗ này ho, chỗ kia ho. Lần thứ hai, nghiêm túc hơn, dứt khoát hơn, tôi nhắc: “Thôi!” mà vẫn chưa hết hẳn tiếng ho. Sau đó tôi cáu lên và quát: “Các con có thôi đi không?” Lúc ấy bọn trẻ mới dừng hẳn nhưng vẫn vài đứa cười nhỏ với nhau. Tình huống đó, lúc này nghĩ lại tôi thấy mình xử lý thật tệ! Các cháu nhỏ hơn, mình lớn hơn nên sợ mình mà ‘thôi”, chứ không phải vì bị thuyết phục mà “thôi”. Với cách giải quyết mới, tôi đã áp dụng thành công lại vừa ngắn gọn là: Bạn cứ cho trẻ ho theo nốt phần đó. Hãy dừng lại vài giây để có khoảng trống cho chúng lắng nghe. Rồi nghiêm túc nhắc nhở: - Được rồi, cô biết là các con muốn làm theo lời cô dặn. Nhưng thi nhau ho như thế lại là không ngoan, rất mất vệ sinh nhất là khi đang ăn. Đừng nói quá nhiều. Chỉ dừng lại ở đó thôi là trẻ đủ hiểu chúng ta định nói gì và chúng đã làm gì sai. 2. Kỹ năng giao tiếp giúp khích lệ trẻ hợp tác với chúng ta. 2.1. Mô tả Mô tả sự việc bạn thấy hoặc vấn đề bạn biết cho trẻ hiểu. Vì khi người lớn mô tả một vấn đề cũng là cho trẻ biết nên làm gì! 7 Phản tác dụng Mô tả 1. Con vô ý tứ quá! Đi ra đi vào phải đóng cửa lại chứ. Trời lạnh như 1. Cửa chưa đóng kìa con! thế này mà cấm có nhớ! 2. Lại làm đổ bàn ra rồi. Biết ngay mà! Nghịch như giặc, không lúc nào chịu yên chân tay. Con ngồi im 2. Bàn đổ rồi kìa! một lúc cho cô nhờ! 3. Lại quên tắt vòi nước rồi! Cô nhắc bao nhiêu lần là dùng xong phải 3.Vòi nước rửa tay vẫn đang khóa vòi nước vào kẻo lãng phí! Con chảy đấy! muốn lớp mình ngập hết à? 2.2. Nhắc nhở Đón nhận nhắc nhở dễ chịu hơn nhiều so với những lời quở mắng. ( Ảnh minh họa trang bên) Nếu muốn vẽ, con hãy lấy giấy nhé! Phản tác dụng Nhắc nhở 1. Ai ăn xong không cất ghế vào đúng chỗ đây? Ngày nào cô cũng nhắc 1. Các con cất ghế vào đúng chỗ mà các không chịu tự giác. Để cô cất cho gọn gàng. hộ nhé! 8 2. Trời ơi! ai vẽ bậy lên tường đây, lại còn đầy cả thảm nữa. Cô mà 2. Sàn nhà không phải là chỗ để còn trông thấy ai vẽ bậy ra sàn nhà là các con vẽ đâu. Muốn vẽ thì lấy giấy ở sẽ bị phạt ngay! đây ra mà vẽ nhé! 3. Các con không thấy lớp bừa bãi và bẩn vì giấy mầu hay sao. Có ai 3. Ai có thể giúp cô dọn lớp? biết tự giác giúp cô không? 2.3. Biểu đạt bằng lời lẽ đơn giản Trẻ không thích thuyết giáo bằng những lời lẽ dông dài. Chúng sẽ không nghe, cách hiệu quả nhất là dùng các câu ngắn gọn, cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu. Lời dài dòng Lời ngắn gọn 1. Đã nhắc các con là khi đi học 1. Tất cả các bạn đi học tiếng tiếng Anh là phải mang áo khoác theo Anh quay lại lấy áo khoác mặc vào kẻo kẻo lạnh mà chẳng bao giờ nhớ cả. Chỉ lạnh! giỏi chạy. Đấy, biết ngay mà, cả mấy bạn kia cũng quên rồi. lần sau mà còn quên nữa là cô sẽ kệ các con cho rét luôn! 2. Cô đã nhắc các con không 2. Hãy giữ yên lặng nào! được nói chuyện trong giờ học mà! Tập trung chú ý vào làm bài của mình đi nhé! Thời gian sắp hết rồi đấy! 3. Cô phải nói bao nhiêu lần nữa 3. Nhẹ chân, thảm đang bị xô! thì các con mới hiểu là chạy nhảy trong lớp làm xô thảm và gây nguy hiểm cho các con. 2.4. Nói ra cảm nghĩ của bạn. Trẻ luôn mong muốn được lắng nghe cảm xúc của người lớn đối với trẻ. Vì vậy thông qua việc bầy tỏ cảm xúc của của mình, người lớn sẽ trở nên thân thiện, chân thành với trẻ hơn. Khi xử lý tình huống này chỉ nên bày tỏ cảm xúc của bản thân chứ không đánh giá cá tính và nhân phẩm của trẻ. ( Ảnh minh họa trang bên ) 9 Cô không muốn nghe các con hét lên khi đọc thơ đâu! Phản tác dụng Nêu lên cảm nghĩ của bản thân 1. Im lặng ngay! Không nói 1. Cô không muốn nghe thấy chuyện nữa. Lớp quá ồn, cô không thể một tiếng nói chuyện nào nữa! nói tiếp được nữa! 2. Con vô duyên quá! Cứ nói 2. Cô không thích bạn nào nói chen vào khi bạn đang nói. chen ngang vào khi người khác đang nói. 3. Thôi con khóc nhiều quá rồi, 3. Cô không yêu bạn nào khóc đang sưng cả mắt ra đấy. Con thật là quá lâu như vậy! nhõng nhẽo! 3. Kỹ năng giao tiếp giúp khích lệ trẻ tự lập. 3.1. Cho trẻ tự đưa ra lựa chọn 10 Một, hai hay ba bây giờ? Dạy cho trẻ biết cách chủ động lựa chọn để tránh sự ỷ lại dựa dẫm của trẻ vào chúng ta. Và chính sự dựa dẫm đó lại gây phiền toái cho chúng ta. - Con muốn nói chuyện hay vẽ tiếp? - Các con muốn chơi tiếp hay ngồi yên lặng? - Chúng ta chỉ có 5 phút để gập quần áo. Các con muốn chúng gọn gàng hay để bừa bãi khắp nơi? - ..... 3.2. Tôn trọng nỗ lực của trẻ Khi nỗ lực của bọn trẻ được tôn trọng, chúng sẽ tập trung giải quyết vấn đề. Đừng đánh giá hành động của trẻ hoặc so sánh trẻ với “chuẩn” nào đó! ( Ảnh minh họa trang bên ) 11 Vẽ hoa không phải là việc dễ! Phản tác dụng Tôn trọng nỗ lực của trẻ 1. Vẽ có mấy bông hoa sao mà 1. Vẽ hoa không phải là việc dễ lâu thế? đâu nhé! Phải biết vẽ nhiều nét liên kết với nhau đấy! 2. Đưa lọ đây cho cô. Mở mãi 2. Lọ này chắc khó mở. Đôi khi không được à? chúng ta chỉ xoay nhẹ đúng chiều là được. 3. Nhanh tay lên con, có đôi giầy 3. Đi giầy là thể hiện sự khéo léo thôi mà đi mãi không được! của đôi tay đấy! 3.3. Không hỏi quá nhiều Hỏi quá nhiều dù trong tình huống nào cũng làm người khác bị ức chế, tạo tâm lý khó chịu cho người bị hỏi. Khi trẻ muốn nói, tự nhiên bạn sẽ biết hết mọi thứ cần biết. ( Cô chỉ cần quan sát trẻ và chỉ trợ giúp khi thật cần thiết ) 12 Phản tác dụng 1. - Thế nào, các con đi học vẽ có vui không? Thầy cho các con vẽ những gì? Các con vẽ được những gì? Có bạn nào không vẽ được không? Ai vẽ đẹp nhất?.... - Vui ạ! ( rồi chạy ra chỗ chơi ) 2. - Hôm qua chủ nhật các con được đi chơi ở đâu? Đi với những ai? Đi chơi các con thấy như thế nào? Ở đó có những gì? - (Cô hỏi câu nào trẻ đáp lại đúng như ý cô rồi dừng lại nghe cô hỏi tiếp.) 3. Tiệc sinh nhật vui không con? Có những ai tham gia? Có những món gì nào? Các bạn đến đông lắm phải không? Con ngồi cung với ai?... - Vui mẹ ạ! Con mệt lắm rồi! Không hỏi nhiều 1. Xin chào! các con đã về rồi à? - Cô ơi hôm nay học vẽ vui lắm! Thầy giáo day vẽ mâm ngũ quả. Bạn Tít tô quả chuối mầu nâu....... 2. Ai có thể kể cho các bạn cùng nghe về ngày nghỉ chủ nhật của mình nào! 3. Con về rồi à? - Chào mẹ! Hôm nay sinh nhật vui vô cùng, bọn con lấy bánh sinh nhật bôi lên mặt nhau, vui quá!...... 3.4. Đừng vội cho biết câu trả lời Khi trẻ đặt câu hỏi, ta phải cho trẻ tự tìm câu trả lời trước khi ta đưa ra ý kiến. 13 Câu hỏi thật thú vị, các con nghĩ sao nào? Phản tác dụng Đừng vội cho biết câu trả lời 1. Cô ơi, sao lại có mưa? 1. Cô ơi sao lại có mưa? - Đấy là do sự bốc hơi của nước. - Câu hỏi thật thú vị. Con thử Nó bị ngưng tụ lại thành mây. Gió đưa đoán xem tại sao? nhiều đám mây lại với nhau, ........ 2. Cô ơi, sao cái lá này lại mầu 2. Cô ơi, sao cái lá này lại mầu xanh còn là kia mầu nâu nhỉ? xanh còn là kia mầu nâu nhỉ? - Lá mầu xanh là vì lá còn non, - Thật tuyệt vời đúng không? Cô lá mầu nâu là vì lá đã già rồi!.... cháu mình cùng suy nghĩ xem vì sao? 3. Sao bạn Châu vẽ đẹp mà bạn Tùng vẽ xấu thế nhỉ? - Ừ, đúng vậy! Tại vì bạn Châu thế này, bạn Tùng thế kia...... 3. Sao bạn Châu vẽ đẹp mà bạn Tùng vẽ xấu thế nhỉ? - Cô cũng thấy vậy! Con có nhận xét gì không? 3.5. Khích lệ trẻ dùng tư liệu bên ngoài. 14 - Cô ơi con không biết vẽ! - Con hãy hỏi bạn ben cạnh xem có thể giúp con được không? Cô đang bận mất rồi! Đây là việc dạy trẻ cách tự giải quyết vấn đề của mình nhờ vào cách thức nào gần gũi nhất, hợp tình thế nhất mà không bị lệ thuộc vào một người nào đó. Cần hướng dẫn cho trẻ để tránh tình trạng: Muốn hỏi đường mà cứ gọi điện thoại về nhà hỏi người thân, rồi to tiếng chỉ vì đường truyền của nhà mạng không tốt hay vì người ở đầu dây bên kia hướng dẫn khó hiểu thay vì hỏi trực tiếp người đi đường đang ở bên cạnh mình! Phản tác dụng 1. Cô ơi cho con ăn kẹo cao su bây giờ nhé! - Không được, cô thấy ăn kẹo cao su trong lớp là thế này, là thế kia........( luận điệu quá cũ so với trẻ nên không thuyết phục được nó) 2. Cô có biết cái áo khoác của con ở chỗ nào không ạ? - Không, cô đang bận. Con đã để ở đâu? Con tự tìm nhé! 3. Cô ơi con không biết vẽ cái này đâu!( Cô đang ở dãy bàn bên kia hướng dẫn cho bạn khác) Khích lệ trẻ dùng tư liệu bên ngoài 1. Cô ơi cho con ăn kẹo cao su nhé! - Được, nhưng trước tiên chúng ta phải hỏi ý kiến bác sĩ xem trẻ con có được ăn kẹo không đã! 2. Cô có biết chiếc áo khoác của con ở chỗ nào không ạ? - Cô đang tìm, con hãy hỏi các bạn khác xem có ai biết không? 3. Cô ơi con không biết vẽ cái này đâu! - Con hãy hỏi các bạn bên cạnh 15 - Chờ cô chút nhé!...Đâu, cái xem có thể bảo cách con được không? nào? Đây, trước tiên ta phải làm thế này, rồi thế này nhé....( chỗ khác lại gọi: cô ơi....) 3.6. Đừng hủy mất hy vọng của trẻ Không làm trẻ thất vọng, chính là bảo vệ hy vọng, ước mơ và sự nỗ lực thực hiện ước mơ của trẻ. Chúc cho điều ước của con trở thành hiện thực! Làm trẻ mất lòng tin với bản thân 1. - Con muốn được đi biểu diễn văn nghệ với các bạn. - Không được, cái này khó lắm, con không làm được đâu. Cho trẻ cơ hội và thử nghiệm 1. - Con muốn được đi biểu diễn văn nghệ cùng các bạn. - Ồ! Con muốn tham gia với các bạn à? Con thật mạnh dạn, tự tin hơn nhiều rồi đấy! được, cô đồng ý! 2. - Lớn lên con sẽ làm bác sĩ. 2. - Lớn lên con muốn làm bác sĩ! - Con học như vậy làm sao mà làm bác - Ý kiến đó rất hay! Chúc con đạt được sĩ được! ước mơ của mình! 3. - Mai con sẽ đi máy bay ! 3. - Mai con sẽ đi máy bay ! - Bốc phét vừa thôi anh ơi! - Cho cô đi cùng với! 16 - ?!!! - Vâng, cô có đi SaPa không? Nhà bác con ở đấy, có nhiều các thứ lắm..... 4. Những lỗi hay mắc khi giao tiêp ứng xử với trẻ. Đôi khi cô cũng cáu giận như vậy này! 4.1. Trách mắng và hỏi tội - Cô đã bảo là không nói chuyện trong giờ mà các con có chịu nghe đâu? Bây giờ làm bài tập sai hết cả rồi. Biết ngay mà. Nếu lúc cô hướng dẫn mà con chịu nghe một chút thì bây giờ đâu đến nỗi.. - Các con không thể làm tốt hơn được sao, tô mầu mà tô thế này à? - Hở ra là chạy, động bước chân đi là chạy. Không chạy thì con không chịu được à? Chạy như thế rồi ngã ra lại khóc, lại thưa cô... - Đã bảo ra khỏi phòng là phải khép cửa khỏi lạnh, có nghe lời cô đâu. Các con lúc nào cũng làm cô phiền lòng. Cô phải nói đến bao giờ các con mới có thể tự giác đươc? * Hãy đặt mình là trẻ, hãy lắng nghe những lời này và viết ra cảm xúc tương ứng của bạn. Nhận xét xem cảm xúc đó của bạn như thế nào? Bạn có thực sự muốn nghe không? Nếu được nói lại với người phát ngôn, bạn sẽ nói gì? * Sau khi suy nghĩ lại, bạn có ý kiến gì để cải thiện cách nói “ trách mắng và hỏi tội” như trên không? Tất nhiên là cần phải tránh. Nhưng vì cả thời thơ ấu của ta, cho cả đến bây giờ, ta cũng chịu sự giáo dục đó của cha mẹ, cô giáo, nhiều khi cả của bạn bè nên chắc chắn là vô cùng khó sửa những lỗi này. Mà các lỗi trong giao tiếp với trẻ tôi sắp kể ra đây lại của số đông người trong cộng đồng cùng như vậy. Nên cá thể nào muốn sửa đổi là cả một vấn đề cách mạng của bản thân. Chính tôi, người đang thực hiện cách giao tiếp này, tôi chủ động muốn sửa đổi mà còn chưa làm 17 hết được. Vì rất nhiều khi lại “lỡ miệng” ngựa quen đường cũ. Nhưng tôi ý thức được rằng mình đang sai và lại tìm cơ hội để sửa chữa ngay. Hy vọng các bạn sẽ nhớ 9 lỗi này để tránh trong quá trình ứng xử với trẻ con! 4.2. Mắng mỏ trẻ. - Con đúng là đồ ngốc mà! Cô đã hướng dẫn tô mầu xanh cho hình vuông, mầu đỏ cho hình chữ nhật mà lại quên rồi. Vừa mới nói dứt lời chứ! Không thể chịu nổi! - Trời lạnh như thế này mà con chỉ mặc cái áo mỏng te ra sân chơi. Con có muốn mình chết cóng không? Thật chẳng biết phân biệt gì cả! - Con đúng thật là lười biếng! Suốt cả một tiết học mà chẳng làm được gì cả. Trong khi các bạn đã hoàn thành và ra sân chơi! * Đúng là thật kinh khủng! Tôi mà là trẻ, nếu được công bằng, được bầy tỏ cảm xúc thật sự của bản thân, tôi sẽ ném quyển sách đó đi luôn, không thèm mặc áo, nếu lúc nào có thể .....Còn bạn, khi nghe những lời này, cảm xúc của bạn thế nào? Đây chỉ là một vài câu mắng trẻ rất ngắn, rất nhỏ trong hàng trăm, hàng nghìn câu trách mắng “kinh điển” khác mà tôi sưu tầm được. Hoặc có những câu tôi cũng đã từng nói đấy các bạn ạ! Không tránh được hết một lúc thì hãy tránh dần dần những câu mắng này. Cần phải tránh! 4.3. Đe dọa - Mẹ đếm đến 3, nếu con không đi, mẹ sẽ bỏ lại con một mình! - Con còn ngậm cơm trong miệng, con sâu răng nó sẽ đục thủng răng con! - Nếu còn chạy, có ngã đừng kêu mẹ! - Con sờ vào đấy, điện giật cho bây giờ! - Con dám ném quyển sách của mẹ một lần nữa thử xem! Đe dọa càng làm cho trẻ lì lợm hơn, khủng hoảng hơn muốn chống đối hơn và đi ngược tác dụng giáo dục mong muốn nhanh hơn. 4.4. Ra lệnh - Im ngay lập tức! - Cúp máy ngay, mẹ cần điện thoại bây giờ. - Dừng lại, nói chuyện thế đủ rồi! - Thôi ngay, không đùa nghịch trong giờ nữa! - Sao con vẫn chưa mặc xong áo khoác? Nhanh tay, còn chờ gì nữa? Mau!... * Sau khi nói xong những câu này hoặc đại loại câu như thế này, sẽ có tác dụng theo mong muốn ngay lập tức. Nhưng hiệu quả được bao lâu? Chỉ vài giấy thôi lại đâu đóng đấy đúng không? Bởi điều quan trọng ở đây, trẻ chỉ làm theo mệnh lệnh một cách máy móc, đối phó. Và lại một lần nữa người lớn hãy đặt mình vào vị trí của trẻ và cảm nhận cảm xúc khi bị nghe những câu này như thế nào? 4.5. Thuyết giáo 18 - Con giật quyển sách từ tay cô như vậy là đúng hay sao? Con phải biết khi lấy đồ từ tay người lớn là phải cầm hai tay và nói lời cảm ơn hoặc hỏi mượn đàng hoàng chứ. Sao con lại có thể làm như thế được? Con có muốn người khác giật đồ gì ra khỏi tay con trong khi con chưa cho phép không?..... - Cô nhắc bạn khi ăn cơm hay bất kỳ lúc nào, chúng ta ho, ta phải che tay lên miệng như vậy mới gọi là lịch sự mà các con lại cười được à? Đấy là trò chơi của các con à? Tại sao lại thi nhau dặn ra ho như thế? Các con có biết làm thế là mất lịch sự lắm không?.... * Các bạn nghe xong những câu tôi viết ra có cảm thấy sợ không? Và nếu đặt trong hoàn cảnh người nghe là trẻ, trẻ sẽ có thái độ như thế nào? Có bao giờ bạn nói xong, bạn nghĩ lại xem mình nói như thế người nghe có cảm nghĩ gì không? Vậy hãy tránh đi những kiểu nói như thế này để giao tiếp ứng xử không bị biến thành vũ khi sát hại nhau nhé! 4.6. Cảnh báo - Coi chừng bỏng đấy! - Cẩn thận kẻo ngã! - Đi đường cẩn thận xe cộ đấy! - Mặc áo vào ngay! Cảm lạnh bây giờ! * Nói đến những câu cảnh cáo tôi lại nhớ đến ví dụ trong phần dạy trẻ kỹ năng sống của một lớp tập huấn mà tôi được tham gia: Có hai bà mẹ cùng cho con tham gia trò chơi mạo hiểm là thi leo cây. Khi cả hai đứa bé leo đến ngọn cây thì bỗng có một cơn gió thổi đến. Cả hai bà mẹ cùng phản xạ thật nhanh trong việc nhắc con: Bà mẹ thứ nhât: Cận thận! coi chừng kẻo ngã đó con! Bà mẹ thứ hai: Bám chặt vào con! Kết quả: Đứa trẻ, con của bà mẹ thứ nhất bị ngã. Đứa trẻ thứ hai vẫn vững vàng sau trận gió ấy. Và kết quả đứa trẻ thứ hai thắng cuộc. Tất nhiên trong cuộc thi nên cả hai trẻ đều an toàn. Nhưng nếu trong cuộc sống hàng ngày, nếu không có sự chuẩn bị trước thì sao? Liệu đứa trẻ thứ nhất có được an toàn không? Vậy, khi ứng xử tình huống, cần tránh những câu cảnh cáo mang tính chất chung chung. Với trẻ nhỏ, hãy chỉ ra câu ngắn gọn, cụ thể thì sẽ hiệu quả. 4.7. Buộc tội. - Cô viêm hết họng rồi đây này, tại các con cả đấy! - Các con nói chuyện thế là đủ rồi đấy, cô không thể chịu đựng hơn được nữa đâu! - Con không chạy thì không chịu được à? Con làm người khác thật đau đầu! * Việc buộc tội làm trẻ áy náy, cắt dứt lương tâm. Trẻ thấy mình thật có lỗi. 4.8. So sánh 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng