Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đa dạng hóa các hình thức củng cố bài học và luyện tập nhằm phát huy tính t...

Tài liệu Skkn đa dạng hóa các hình thức củng cố bài học và luyện tập nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ở một số tác phẩm văn học trung đại việt nam – ngữ văn 11

.PDF
18
204
129

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi………………………………) 1. Tên sáng kiến: “Đa dạng hóa các hình thức củng cố bài học và luyện tập nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ở một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam - Ngữ văn 11”. (Mai Thị Châu Pha, Bùi Thị Mỹ Linh,@THPT Chê Guê-va-ra, Võ Thị Mười Em,@THPT Lê Anh Xuân) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Ngữ văn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: Tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Nó thể hiện những nghiền ngẫm, tìm tòi của nhà văn, nhà thơ về cuộc sống, về con người được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật ngôn từ tinh tế, đặc sắc. Mỗi tác phẩm văn học tác động sâu sắc đến nhận thức tư tưởng, tình cảm của người đọc. Dạy học tác phẩm văn chương là một loại hình dạy học đặc thù, đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía: giáo viên và học sinh. Song qua thực tế dạy học chúng tôi nhận thấy trong một tiết học ngữ văn, học sinh có nắm vững, mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước củng cố và luyện tập của tiết học. Đây là biện pháp để giáo viên kiểm tra kết quả học tập của học sinh, khắc sâu kiến thức sau giờ dạy học đồng thời khơi gợi ở các em những hướng suy nghĩ, tư duy sáng tạo, những tìm tòi mới mẻ thông qua tác phẩm văn học. Vì vậy khi thiết kế giáo án cho giờ lên lớp, chúng tôi thường quan tâm đến việc tổ chức cho học sinh các hình thức củng cố và luyện tập ngay sau bài học. Khi tiến hành trên lớp, với mỗi bài, tôi chọn lựa các hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và đã thu được kết quả bước đầu. Với những yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy học, nhằm từng bước khắc phục tình trạng thụ động trong lĩnh hội kiến thức, khẳng định vai trò chủ động sáng tạo của học sinh nên việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong giờ văn là rất quan trọng, góp phần khắc phục những bất cập của phương pháp dạy học văn theo lối truyền thụ một chiều. Chính vì thế, việc đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của 1 học sinh là một việc làm cần thiết trong dạy học văn ở nhà trường. Giờ dạy học văn bao gồm các khâu: đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích tác phẩm, tổng kết và củng cố luyện tập. Theo tinh thần đổi mới phương pháp và thiết kế bài dạy thì khâu tổng kết, củng cố và luyện tập đã được đặt ra song khi tiến hành vẫn chưa được coi trọng. Phần vì học sinh quá chú trọng vào phần phân tích, phần vì việc phân bố thời gian chưa hợp lí nên thời gian cho khâu củng cố và luyện tập vẫn bị hạn chế. Mặc dù khâu củng cố và luyện tập không chiếm quá nhiều thời gian (chỉ từ 3 đến 5 phút cho bài học có phân phối chương trình 1 tiết và từ 7 đến 10 phút cho bài học có phân phối chương trình 2 tiết trở lên) nhưng lại có vai trò rất lớn trong việc khơi gợi những sáng tạo trong suy nghĩ, hình thành năng lực tư duy văn học cho học sinh. Tổ chức được các hình thức củng cố và luyện tập cho học sinh chính là giáo viên đã phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập thông qua việc lĩnh hội kiến thức sau giờ học. Nếu như giờ học Tiếng Việt, thời gian luyện tập chiếm tới 30% trong một tiết học thì với giờ dạy học Văn, thời gian dành cho phần củng cố và luyện tập chiếm rất ít. Ta thấy rất rõ điều đó là do yêu cầu đặc trưng của bộ môn song không phải vì ít hay nhiều mà ta coi trong hay xem nhẹ. Thực tế dạy học đã có nhiều giáo viên chú ý đến khâu củng cố và luyện tập của học sinh nhưng cũng nhiều giáo viên coi đây là việc làm “phụ” trong một giờ học nên còn đại khái, qua loa. Thông thường, sau khi phân tích tác phẩm, giáo viên thường đặt câu hỏi “Em hãy tóm lại những nét lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.” sau đó gọi 1, 2 học sinh trình bày . Học sinh phát biểu ý kiến giáo viên chốt lại và cho học sinh ghi nhận vào vở. Nếu không có học sinh phát biểu thì giáo viên tự thuyết trình ngắn ngọn nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Sau đó giáo viên dặn học sinh về nhà đọc và xem kĩ lại bài học hôm nay. Như vậy coi như hoàn thành bài học, phần củng cố và luyện tập hầu như giáo viên yêu cầu học sinh tự làm ở nhà. Một số giờ học đã chú ý đến phần củng cố và luyện tập nhưng việc kích thích cảm thụ còn hạn chế do không ít những câu hỏi không thích hợp. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc củng cố và luyện tập trong giờ học văn, nên chúng tôi xin đưa ra những kinh nghiệm nhỏ để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh qua sáng kiến “Đa dạng hóa các hình thức củng cố bài học và luyện tập nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ở một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam - Ngữ văn 11”. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2 3.2.1 Mục đích của giải pháp Nhằm giúp học sinh nắm vững, mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học bài Đọc văn - Ngữ văn 11. Đồng thời mang lại hiệu quả cao cho HS trong quá trình học bài Đọc văn nói riêng và chất lượng dạy và học Ngữ văn nói chung. 3.2.2. Nội dung giải pháp 3.2.2.1. Vai trò của việc củng cố và luyện tập Việc củng cố và luyện tập trong bài Đọc văn có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng. Là phần giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, nâng cao kiến thức, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Đồng thời giúp các em có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của môn Ngữ văn cũng như tình yêu đối với văn học. 3.2.2.2. Mục đích của việc củng cố bài học và luyện tập Trước hết, việc củng cố bài học và luyện tập giúp giáo viên kiểm tra mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh trên lớp sau mỗi bài học, giáo viên sẽ kiểm tra kiến thức cơ bản và đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh. Từ đó, giáo viên nắm bắt được thực tế quá trình học tập của mỗi học sinh để kịp thời giúp các em lấy lại những kiến thức cơ bản đã mất. - Thứ 2 là giúp học sinh mở rộng, nâng cao và vận dụng kiến thức:Việc củng cố và luyện tập sáng tạo là phương tiện hữu hiệu giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học một cách khái quát nhất. Không chỉ vậy việc củng cố và luyện tập còn giúp HS mở rộng kiến thức đã học giúp học sinh đến với cuộc sống bên ngoài với những bài học thiết thực từ tác phẩm văn học. “Văn học là nhân học”, dạy văn là dạy làm người, cảm hóa con người, dạy cái hay, cái đẹp, những điều có ý nghĩa trong cuộc sống, phê phán cái xấu, cái ác. Khi dạy tác phẩm “ Bài ca ngắn đi trên bãi cá” của Cao Bá Quát ngoài việc giúp học sinh nắm vững kiến thức trong bài học thì giáo viên còn giúp học sinh nhận ra bài học cuộc sống cho bản thân qua những câu hỏi sau: 1. Quan niệm về công danh trong xã hội ngày nay. 2. Qua tác phẩm này, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Vận dụng kiến thức đã học thành kĩ năng qua những hoạt động cụ thể cũng là mục đích của việc củng cố và luyện tập. Vậy giáo viên sẽ cho các em vận dụng kiến thức đã học trong những bài tập như thế nào? Đó là bài tập các dạng như: cho các em viết đoạn văn, bài cảm nhận nêu suy nghĩ của bản thân, bình luận, bình giảng về một d9aon5 văn, đoạn thơ, … đồng thời điều kiện giúp học sinh phát triển kĩ năng, tư duy, sáng tạo của 3 bản thân.. Đồng thời, giáo viên phải hướng học sinh vận dụng những cái hay, cái đẹp của văn chương vào đời sống tâm hồn của các em như Einstein – nhà vật lí học, nhà khoa học lỗi lạc nhất của thế kỉ XX đã từng nói: “Hãy đánh thức tâm hồn để thế giới đưa cái đẹp vào cư ngụ.”. Giáo viên không chỉ là người hướng dẫn mà còn là người đánh thức “tâm hồn” của học sinh. 3.2.2.2.3. Phát triển tư duy cho học sinh Phát triển tư duy cho học sinh phần củng cố và luyện cũng là một mục đích không kém phần quan trọng. Chỉ có tư duy học sinh mới tiến bộ trong học tập như Einstin đã nói: “Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người”. Các hình thức củng cố và luyện tập có tác dụng tích cực hóa người học, tạo ra những tình huống khác nhau buộc học sinh luôn luôn ở trong trạng thái tư duy. Muốn giải quyết, học sinh phải biết thu thập kiến thức, thông tin, vận dụng các kiến thức đã học. Chẳng hạn, giáo viên có thể đưa ra hình thức củng cố bài học bằng hình thức điền khuyết vào sơ đồ hoặc phiếu học tập. Mỗi hình thức củng cố và luyện tập không chỉ nhằm giúp học sinh nắm bắt, khám phá kiến thức mà còn hướng đến rèn luyện những kĩ năng cơ bản: phân tích, đánh giá, tự học, tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề,…. . 3.2.2.2.4. Phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh Các hình thức củng cố và luyện tập còn giúp HS phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đây cũng là một trong những năng lực cơ bản để hình thành nhân cách của con người trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi tự học, tự nghiên cứu là con đường thử thách, rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi người, là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người trên con đường học vấn. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lấy tự học làm cốt”. Bản thân mỗi người chúng ta phải có ý thức tự học. Phần củng cố và luyện tập sẽ giúp học sinh có ý thức tự học tốt hơn, tạo điều kiện để các em có thời gian để tự nghiên cứu tác phẩm kĩ hơn, sâu hơn và phát hiện ra nhiều điều mới mẽ hơn 3.2.2.3. Các hình thức củng cố bài học và luyện tập Trong quá trình dạy học, qua mỗi bài học bản thân tôi nhận thấy phải làm sao cho tiết học thêm sinh động, hứng thú nhất giờ củng cố và luyện tập cho bài học. Hiện nay các hình thức mà giáo viên đưa ra củng cố bài học cho học sinh còn khá đơn điệu. Thông thường chỉ là dạng câu hỏi rồi các em trả lời. Còn về phần luyện tập thì trong sách giáo khoa cũng có bài tập luyện tập nhưng vẫn còn khá ít, chưa đa dạng các loại bài tập. Vì 4 vậy, với kinh nghiệm của bản thân chúng tôi xin đề xuất các hình thức củng cố bài học và luyện tập như sau: 3.2.2.3.1 Dạng trả lời câu hỏi Đây là dạng được giáo viên thường sử dụng nhất trong việc củng cố bài học và luyện tập cho bài dạy của mình. Câu hỏi đưa ra ở phần củng cố thường mang tính khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài học. Ngoài những câu hỏi như dạng đã nêu thì chúng ta có thể nêu những câu hỏi nâng cao hơn, sáng tạo hơn để phát huy tính tích cực của học sinh. Bên cạnh câu hỏi củng cố bài học thì giáo viên cũng có nêu câu hỏi luyện tập nhưng chưa nhiều và thông thường thì giáo dặn học sinh về nhà làm. Trong sách giáo khoa thì có một vài câu hỏi luyện tập nhưng chưa nhiều. Do vậy trong bài viết này tôi vẫn đưa ra hình thức củng cố bài học và luyện tập ở dạng câu hỏi bởi nó khá dễ sử dụng. Nhưng vẫn phát huy hết vai trò của một câu hỏi trong việc củng cố bài học và luyện tập sau mỗi bài học của học sinh. Tức là câu hỏi khai thác ở nhiều vấn đề khía cạnh khác nhau trong bài học. 3.2.2.3.2. Bài tập vận dụng nhật kí đọc sách và phiếu học tập Nhật kí đọc sách: là một trong những đề xuất khá hay của Taffy E. Raphael – Efrieda H.Hiebert trong cuốn Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản. Đây là một trong những phương pháp nhằm tạo điều kiện cho học sinh khám phá những yếu tố, những gócđộ trong tác phẩm bằng cảm quan của học sinh dựa trên những yếu tố: Hình ảnh, quan điểm, từ hay, hồ sơ nhân vật, bản thân và truyện, điểm sách/phê bình, trình tự sự kiện, giải thích, nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả, phần đặc sắc của truyện. Với mười yếu tố trên, học sinh có thể khám phá tác phẩm với nhiều góc độ. Tuy vậy, tùy vào mỗi bài mà giáo viên có thể nội dung phù hợp. Với bài Câu cá mùa thu giáo viên có thể cho học sinh cũng cố bài học theo mẫu 3 (Từ hay – Nhật kí đọc sách) Từ hay ……………………….......... …………………………….. …………………………….. …………………………….. ……………………………. Ý nghĩa ………………………......................... ………………………………………. ……………………………………… ………………………………………. ……………………………………….. Trang ………… ………… …............ ………… ………… 3.2.2.3.3 Dạng sử dụng sơ đồ, biểu bảng Đây là một trong những hình thức củng cố và luyện tập phát huy hiệu quả nhất tính tích cực sáng tạo của học sinh. Với hình thức củng cố và luyện tập này, giáo viên có 5 thể thiết kế sơ đồ, biểu bảng sẵn, cho học sinh điền khuyết. hoặc yêu cầu học sinh tự thiết kế. Điều này, giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn so với cách truyền đạt thông thường là giáo viên hỏi rồi gọi 1 đến 2 học sinh trả lời. Giáo viên có thể thiết kế nhiếu hình thức sơ đồ, biểu bảng khác nhau tùy theo tình hình của lớp học để mang lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như giáo viên đưa ra hệ thông các phần của sơ đồ, học sinh hoàn thành, hoặc bỏ trống ngẫu nhiên một vài ô của sơ đồ học sinh hoàn thành,v,v… Ở phần này giáo viên có thể thiết kế trên giấy hoặc trên powerpoint mang lại tính trực quan sinh động hơn. 3.2.2.3.4. Bài tập dạng sưu tầm tư liệu Chức năng của dạng bài tập này là giúp HS hiểu, nắm bắt tác phẩm sâu hơn qua việc các em tự tìm hiểu, tìm tòi kiến thức có liên quan đến bài học để đào sâu kiến thức. Đồng thời còn giúp học sinh tự rèn cho bản thân phương pháp học tập: tự học, tự nghiên cứu tài liệu Các em có thể sưu tầm tranh ảnh, hoặc các bài thơ có liên quan. Đây là dạng bài tập mà tôi cho rằng không khó đối với HS vì các em có nhiều thời gian và có điều kiện để hoàn thành. 3.2.2.4. Cụ thể hóa các hình thức củng cố bài học và luyện tập sáng tạo qua một số tác phẩm văn học Trung đại Ngữ văn 11 Số lượng các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11 khá nhiều. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra hình thức củng cố và luyện tập ở từng thể loại của tác phẩm văn học trung đại văn học Trung đại Ngữ văn 11 * Bài “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác) - Hình thức cố bài học: Câu 1: Em hãy khái quát nội dung của đoạn trích bằng cách điền khuyết vào bảng sau: 6 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Bức tranh hiện thực sinh động trong phủ chúa Quang cảnh phủ chúa …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… ……. Tù hãm, thiếu sinh khí Hình ảnh người thầy thuốc ……………… ……………… ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... Thái độ Nhiều khuôn phép, uy nghi ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... . Không đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu sinh khí . ……………… ……………… …… …… …… …… …… ……. Khinh thường danh lợi, quyền quý, thích tự do và nếp sống thanh nhàn ở quê nhà . Câu 2: Hãy so sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh với một tác phẩm hoặc đoạn trích kí của văn học trung đại Việt Nam mà em đã học và nêu nhận xét về nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích này? (học sinh dựa vào phiếu học tập) PHIẾU HỌC TẬP Giống nhau Khác nhau Đoạn trích “Vào phủ chúa ……………………… ……………………………… Trịnh” ……………………… ………………………………. ………………………. ………………………………. Đoạn trích kí khác: ……………………… ……………………………… …………........ ……………………… ………………………………. ……………………… ………………………………. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích“Vào phủ chúa Trịnh”………………………… ………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………. 7 …………………………………………………………………………………………… 8 - Hình thức luyện tập: Câu 1: Sau khi học xong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, em có suy nghĩ gì về chế độ phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX? Và có cảm nghĩ gì về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác? Câu 2: Em hãy sưu tầm tài liệu về Lê Hữu Trác Câu 3: Yêu cầu Học sinh chọn một đoạn trong đoạn trích nhập vai nhân vật để diễn lại đoạn trích ấy. * Bài “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương - Hình thức củng cố: Câu 1: Suy nghĩ của em về thân phận và tâm trạng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương Câu 2 Điền vào sơ đồ diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau đây: SƠ ĐỒ DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH ………….., Khát vọng sống mãnh liệt ………….. Phản kháng ................ Phẫn uất ………… ……….. Gắng gượng vươn lên Cô đơn, bẽ bàng => Tư tưởng nhân văn sâu sắc - Hình thức luyện tập: Câu 1: Sau khi học xong bài thơ em thích câu nào nhất? vì sao? Cảm nhận chung của em về thân phận người phụ nữ làm lẽ trong xã hội? 9 Câu 2: Hoàn thành phiếu học tập sau: Từ hay ……………………….......... …………………………….. …………………………….. …………………………….. ……………………………. Trang ………… ………… …............ ………… ………… Ý nghĩa ………………………......................... ………………………………………. ……………………………………… ………………………………………. ……………………………………….. Câu 3 So sánh sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình I và Tự tình II của Hồ Xuân Hương theo bảng sau: Bài “Tự tình I” Bài “Tự tình II” Khác nhau Giống nhau ……………………………….. ………………………... ……………………………….. ……………………….. ………………………………. ……………………….. ………………………………. ………………………… Câu 4: Tìm thêm tư liệu về cuộc đời và một số bài thơ cùng đề tài với bài thơ Tự tình II ( Tự tình III). * Bài “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ - Hình thức củng cố: Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: 10 Ngất ngưởng Khi làm quan Chơi ngông dựa trên tài năng, sự nghiệp ......... ......... ......... ......... ......... ......... ....... …………………… …………………. Việc làm khác đời khác người …… …… …… …… …… …… Nhập tục mà không vướng tục ở chốn triều đình …… …… …… …… …… …… …. …… …… …… …… …… …… ……. . Vượt ra khỏi đạo đức Nho gia Tấm lòng trước sau như một với dất nước NGẤT NGƯỞNG – Cách sống đẹp, có bản lĩnh Hết lòng vì vua, nước, bất chấp mọi được – mất, khen - chê Ý thức rõ giá trị bản thân: tài năng, địa vị, bản lĩnh - Hình thức luyện tập: Câu 1: Muốn thể hiện một phong cách sống tích cực như Nguyễn Công Trứ, bản thân mọi người cần có phẩm chất năng lực gì và phải làm gì để có phẩm chất năng lực ấy? Câu 2: Từ tự thuật về cuộc đời “ngất ngưởng” ở chốn quan trường của Nguyễn Công Trứ, em rút ra bài học gì cho thanh niên ngày nay? 11 Câu 3: Có ý kiến cho rằng:. “Tuy Nguyễn Công Trứ công khai khoe tài năng, danh vị, bản thân của ông nhưng cái ngất ngưởng của ông lại không khiến cho người ta cảm thấy khó chịu như ai đó có thói khoe khoang hợm hĩnh. Anh chị nghĩ sao về ý kiến này? Câu 4: Theo em, so với bài Bài ca phong cảnh Hương sơn của Chu Mạnh Trinh, Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ sự khác biệt gì về mặt từ ngữ? * Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu - Hình thức củng cố: Câu 1: Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Thái độ của tác giả, nhân dân Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… Khi giặc tới: họ lo sợ-> căm ghét-> căm thù -> nhận thức>hành động …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… Cảm phục trước sự hi sinh quên mình vì nước của họ. …… …… …… …… …… …… …… …… …… …… …….. Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc 12 Sử dụng sáng tạo, linh hoạt thể văn tế ……… ……… ……… ……… ……… Vận dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản, các động từ mạnh … … … … … … … … … …. - Hình thức luyện tập: Câu 1: Theo em tại sao tiếng khóc của bài văn tế có đau xót, bi thương mà không bi lụy? Câu 2: Qua tác phẩm, em hãy cho biết sự gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa 2 tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu? Câu 3: Sưu tầm tài liệu về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. * Bài “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm - Hình thức củng cố: Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: …………………… …………………… ………………….. Nguyên lí chung Nho sĩ Bắc Hà chưa ra giúp vua, đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn …………………… …………………… …………………… …………………… …………………… Giải pháp Câu 2: Qua bài chiếu, hãy cho biết vua Quang Trung là người như thế nào? Câu 3: Chỉ ra nghệ thuật viết văn nghị luận của Ngô Thì Nhậm trong bài Chiếu cầu hiền? - Hình thức luyện tập: Câu 1: Qua bài Chiếu cầu hiền, em nhân thức như thế nào về vai trò của hiền tài trong đời sống xã hội? Cần đặt ra yêu cầu gì về phẩm chất của hiền tài, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay? Câu 2: Em có suy nghĩ gì về chính sách cầu hiền của Đảng và Nhà nước ta hiện nay? Câu 3: Hoàn thành phiếu hoc tập sau: 13 PHIẾU HỌC TẬP Nếu em được học bổng đi du học nước ngoài, khi ra trường em sẽ làm việc ở nước ngoài hay về nước? Vì sao? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………. Câu 4: Tìm đọc thêm một số tài liệu về đóng góp của Quang Trung và Ngô Thì Nhậm với lịch sử dân tôc. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Sáng kiến trên được áp dụng trên các bài dạy các tác phẩm văn học trung đại theo từng thể loại trong chương trình Ngữ văn 11. Điều đó sẽ góp phần vào việc củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng cần thiết giúp các em thành công trong cuộc sống. Từ đó, sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của môn Ngữ văn ở bậc Trung học phổ thông hiện nay. - Trên cơ sở đã có, ta có thể tiếp tục xây dựng các hình thức củng cố và luyện tập cho các bài học khác ở chương trình Ngữ văn 11 cũng như ở hai khối lớp còn lại. Tùy vào nội dung của mỗi bài giáo viên sẽ thiết kế hình thức củng cố và luyện tập phù hợp. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp. * Tính mới và sáng tạo của sáng kiến: - Phần củng cố bài học và luyện tập không đơn thuần ở một dạng câu hỏi mà ở nhiều dạng khác nhau. Giáo viên có thể linh hoạt trong việc sử dụng, giáo viên có thể cho điểm để kích lệ tinh thần học tập của các em. - Mặt khác, phần lớn hình thức củng cố và luyện tập chúng tôi thiết kế trên powerpoint mang lại tính trực quan sinh động thu hút sự chú ý của học sinh, tăng tính tương tác giữa thầy – trò, phối hợp hoạt động có hiệu quả. - Quan trọng nhất là học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo, mạnh dạng chia sẻ, hợp tác, có kĩ năng làm việc nhóm, có năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh * Qua việc áp dụng sáng kiến trên trong năm học 2016-2017 ở các lớp giảng dạy 14 ( lớp 11C6, 11C9), chúng tôi nhận thấy được hiệu quả như sau: - Phần lớn học sinh hiểu, nắm vững và khắc sâu kiến thức đã học, kết quả kiểm tra bài cũ cũng cao hơn. - Học sinh rất hào hứng, không khí lớp học sôi động, đặc biệt là phát huy tính tích cực, sáng tạo ở một số học sinh. Tiết học không còn khô khan, nặng nề các em có những trải nghiệm về cuộc sống. - Đồng thời học sinh cũng chủ động hơn trong quá trình học tập, mở rộng vốn hiểu biết hơn, khả năng giao tiếp trước tập thể cũng phát triển hơn. Có cơ hội tự khẳng định mình. - Mối quan hệ giữa thầy và trò cũng được cởi mở, gắn bó mật thiết và thân thiên hơn “ Lớp học trở nên thân thiện - học sinh trở nên tích cực hơn” - Nhiều học sinh đã có một sự thay đổi rất rõ rệt: phát triển những kĩ năng như: phân tích, đánh giá, tự học, tự nghiên cứu,…; các em biết tự nhận thức, biết yêu thương, biết chia sẻ, đồng cảm từ những tác phẩm văn mà các em đã học. - Tiết kiệm được nhiều thời gian, tìm tòi, vẽ sơ đồ của giáo viên trong việc thiết kế vì hệ thống sơ đồ câu hỏi phần lớn được thiết kế trên powerpiont có thể tái sử dụng, nếu có chỉnh sửa cũng dễ dàng. - Giáo viên có thể chia sẻ giúp đỡ nhau trong chuyên môn 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Các hình thức củng cố bài học và luyện tập ở một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam – Ngữ văn 11 của một số bài còn lại (Phần Phụ lục) Bến Tre, ngày 24, tháng 02, năm 2018 Người viết 15 PHỤ LỤC * Các hình thức củng cố bài học và luyện tập ở một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam – Ngữ văn 11 của một số bài còn lại 1. Bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến - Hình thức củng cố: Câu 1: Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ qua sơ đồ sau: NỘI DUNG Vẻ đẹp cảnh thu điển hình cho mùa thu đồng bằng Bắc Bộ …… …… …… …… …… Màu sắc, âm thanh, …. NGHỆ THUẬT ……… ……… ……… ……… ……… ……. …… …… …… …… …… Tài năng thơ Nôm Tâm sự thời thế …… …… …… …… …… Sử dụng từ ngữ độc đáo , tinh tế …… …… …… …… ……. câu 2: Sau khi học xong bài thơ, em có nhân xét gì về con người Nguyễn Khuyến? Câu 3: Cái hay của nghệ thuật sử sung từ ngữ trong bài thơ? - Hình thức luyện tập: Câu 1: Hoàn thành phiếu học tập sau: Từ hay ……………………….......... …………………………….. …………………………….. …………………………….. ……………………………. Trang ………… ………… …............ ………… ………… Ý nghĩa ………………………......................... ………………………………………. ……………………………………… ………………………………………. ……………………………………….. Câu 2: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của ba bài thơ trong chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến theo bảng sau: Bài “Thu điếu” Khác nhau Giống nhau ……………………………… …………………………… 16 Bài “Thu ẩm” Bài “Thu vịnh” ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… …………………………… ……………………………. …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… …………………………… 2. Bài “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát - Hình thức củng cố: Câu 1: Hoàn thành sơ đồ sau: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT Nội dung ……………… …………….. Tả thực: …… …… …… …… … Tượng trưng: ……… ……… ……… ……… …….. Nghệ thuật Tâm trạng và thái độ của người lữ khách – tác giả Bi phẫn, chán ghét con đường mưu cầu danh lợi tầm thường 2 ……. …… …… …… …… …… …… …….. ……. …… …… …… …… …… …… …….. …… …… …… …… …… …… …….. Xây dưng hình tượng nghệ thuật độc đáo ……. …… …… …… …… …… …… …….. Hình tượng nghệ thuật:………….. ………………. Câu 2 Em hiểu danh lợi trong bài thơ là gì? Hãy cho biết thái độ của Cao Bá Quát với danh lợi? Tại sao nói Bài ca ngắn đi trên bãi cát thể hiện tầm nhìn xa, rộng, vượt thời đại của Cao Bá Quát - Hình thức luyện tập: 17 Câu 1 Qua bài học này, em cần rút ra bài học cho bản thân như thế nào? Câu 2 Điểm cần trân trọng học tập ở Cao Bá Quát là gì? Câu 3 Điểm đặc biệt hoặc ấn tượng trong tác phẩm? Câu 4 Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về nhân cách của Cao Bá Quát được thể hiện trong tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát Câu 5 Tìm hiểu những bài thơ cùng chủ đề với bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng