Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn công nghệ 11 ứng dụng phần mềm activinspire để thiết kế bài giảng nhằm nâng...

Tài liệu Skkn công nghệ 11 ứng dụng phần mềm activinspire để thiết kế bài giảng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn công nghệ 11

.DOC
48
261
110

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 11 Người thực hiện: NGUYỄN TRẦN KIM KIỀU Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2015 - 2016 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Trần Kim Kiều 2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 26 tháng 03 năm 1988 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Võ Trường Toản – Cẩm Mỹ - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613749688 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 01694885004 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp…): Giảng dạy môn Công nghệ 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm kỹ thuật Công – Nông nghiệp III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Công nghệ Số năm có kinh nghiệm: 05 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học môn Công nghệ 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy – học là một trong những mục tiêu lớn ngành giáo dục và đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Người thầy từ việc truyền đạt kiến thức thành người hướng dẫn học sinh tìm đến kiến thức, rèn luyện cho học sinh có thói quen tư duy sáng tạo. Xu hướng dạy học “lấy người thầy làm trung tâm” giai đoạn hiện nay không còn phù hợp nữa và đang được chuyển đổi thành “lấy người học làm trung tâm”. Trong quá trình dạy từng bước áp dụng các phương pháp, phương tiện tiên tiến vào quá trình dạy và học. Khuyến khích và phát triển khả năng tự học của học sinh. Cùng theo đó là sự phát triển và bùng nổ một khối lượng thông tin, kiến thức khổng lồ đòi hỏi người học phải biết cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể đứng vững trong giai đoạn hiện nay. Việc đổi mới nâng cao hiệu quả phương pháp dạy – học bất kỳ giai đoạn nào đều cần sử dụng tới công nghệ. Với sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay thì mô hình dạy học với sự hỗ trợ của máy tính, trong đó sử dụng để thực hiện bài giảng điện tử nâng cao hiệu quả dạy học là rất cần thiết. Vì vậy những mô hình đó có thể giúp học sinh tiếp thu dễ dàng và có thể khắc sâu kiến thức hơn. Vì vậy để góp phần phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho một nền kinh tế, chỉ thị 58- CT/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định: “…Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện chủ trương và chính sách của Nhà nước, chúng tôi không ngừng phấn đấu học tập để trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ. Chúng tôi luôn trăn trở là “làm thế nào để có một bài giảng sinh động và tạo được hứng thú học tập cho học sinh”. Một trong những biện pháp đó là áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Hiện nay một phương tiện kĩ thuật hiện đại có tên là “hệ thống dạy học tương tác” đã và đang được một số trường sử dụng để đổi mới phương pháp dạy học. GV có thể dùng phần mềm ActivInspire trong hệ thống dạy học tương tác để thiết kế bài dạy sinh động với hình ảnh âm thanh và nhiều hoạt động học tập. Kết hợp với bảng Activboard, giáo viên và học sinh có thể chủ động tương tác vào nội dung bài học. Học sinh sẽ phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề… Giáo viên có thêm điều kiện đã tạo được niềm vui và hứng thú cho học sinh… Vì những lí do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm ActivInspire để thiết kế bài giảng nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Công nghệ 11”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản Hiện nay, việc ứng dụng Công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề được giáo viên và nhà trường quan tâm hàng đầu. Trong xu thế đó, trong những năm gần đây rất nhiều giáo viên đã sử dụng máy tính để tiến hành soạn thảo và thiết kế bài giảng điện tử. Trong số các phần mềm, Activinspire là một cái tên khá xa lạ đối với giáo viên Việt Nam. Đây là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống Dạy và học tương tác của tập đoàn Giáo dục quốc tế Promethean (Vương quốc Anh). Hệ thống này bao gồm: ActivBoard – bảng từ tương tác; ActivPen – bút từ tương tác, vừa có tính năng như bút viết bảng, vừa hoạt động như một con chuột máy tính; ActivVote – hệ thống phản hồi trắc nghiệm của học sinh… tạo thành một hệ thống kết nối hỗ trợ tốt việc dạy học tương tác giữa học sinh và giáo viên. 1.1 Những tiện ích của phần mềm ActivInspire - Tạo môi trường tương tác toàn diện. - Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những học sinh thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. - Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của các học sinh. - Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh… - Khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm. - Tạo bài học vui nhộn. - Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên. - Có thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. 1.2 Những chức năng của phần mềm ActivInspire - Thay thế bảng thông thường, không dùng phấn, chỉ dùng bút điện tử tương tác trực tiếp lên bảng. - Tạo giáo án thông qua các trang trình bày, có thể sao lưu từ các tập tin đã có như word, excel, powerpoint… - Có các giáo cụ điện tử hỗ trợ giáo viên soạn giáo án nhanh chóng, dễ dàng. - Các công cụ trình bày bài giảng sinh động như: tô sáng, tô màu tạo điểm nhấn, công cụ đèn chiếu điểm, màng khám phá, kính lúp… - Có các công cụ ghi âm, ghi hình, ghi lại các thao tác thực hiện trên bảng. - Học sinh trực tiếp tương tác trên bảng cũng bằng bút điện tử. - Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá năng lực HS sau mỗi phần bài học thông qua hệ thống trả lời bằng ActivVote, kết quả được thể hiện trên máy, có biểu GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản đồ đánh giá và có thể lưu và in ra để xem. Qua đó, đánh giá được khả năng của học sinh và chuyên môn của giáo viên. - Cho phép kết nối trực tiếp đến các trang web, bạn có thể lấy tài nguyên ngay trên web đưa vào trang trình bày hoặc lưu vào thư viện, cho phép chèn tập tin âm thanh, hình ảnh, word, excel, powerpoint… 2. Cơ sở thực tiễn 2.1 Về phía học sinh - Học sinh đã quen phương pháp đọc chép và ghi tất cả những gì Thầy (Cô) nói nên khi tiếp xúc với các bài giảng điện tử thì các em theo không kịp bài. - Qua quá trình khảo sát, tôi nhận thấy rằng học sinh chưa có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập, các em thờ ơ, thiếu tập trung trong tiết học. Một số học sinh cho rằng kiến thức môn Công nghệ không quan trọng. Nguyên nhân là đa số học sinh chưa có ý thức việc học môn Công nghệ 11, xem môn học là môn phụ vì không thi tốt nghiệp và đại học. Vì thế, học sinh thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào việc học mà chỉ mang tính chất đối phó với các giờ kiểm tra. 2.2 Về phía giáo viên - Đối với giáo viên thì điều kiện tiếp xúc với công nghệ gặp rất nhiều khó khăn, muốn soạn một giáo án trên máy vi tính đòi hỏi giáo viên phải có máy vi tính nhưng khả năng và đồng lương khiêm tốn của giáo viên chỉ vừa đủ trang trải trong gia đình. Mặt khác một số giáo viên cho rằng dạy và học tập theo xu hướng truyền thống vẫn đạt được hiệu quả hoặc là giáo viên đã có tuổi thì “học hỏi và áp dụng công nghệ làm gì, sắp về hưu rồi”, còn một phần không ít giáo viên chưa có những am hiểu nhất định về tin học để xây dựng giáo án và thiết kế bài giảng điện tử. - Đa số giáo viên dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, cố gắng truyền thụ hết các kiến thức có trong giáo trình theo kiểu thuyết trình minh họa nên không khơi dạy được tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của người học. - Giáo viên Công nghệ chưa tạo được hứng thú cho học sinh, thường xuyên sử dụng các phương pháp truyền thống, chưa áp dụng các phương tiện mới như hệ thống dạy học tương tác (phần mềm ActivInspire, bảng ActivBoard, bút ActivPen…). Mặc dù nhà trường đã đầu tư 3 phòng với hệ thống dạy học tương tác nhưng đa số giáo viên chưa sử dụng thành thạo phần mềm cũng như các thao tác trên bảng tương tác nên giáo viên thường sử dụng các phần mềm quen thuộc như PowerPoint, Violet và sử dụng các phòng này như một phòng trình chiếu bình thường. Tóm lại: Thiết kế bài giảng bằng phần mềm Activinspire trong dạy học môn Công nghệ 11 là cần thiết và thiết thực. Từ đó, tác giả xác định cần phải đưa ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới dựa trên các quan điểm nghiên cứu khoa học và thực tiễn của bản thân người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với mục đích để có sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc giáo dục học sinh. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 11” 1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm Activinspire Là phần mềm thiết kế bài giảng tương tác, giảng dạy kết hợp với đánh giá. Phần mềm bao gồm các giáo cụ điện tử (teaching tools), công cụ toán học ảo, ghi hình và âm thanh… Phần mềm còn có thư viện tài nguyên giáo dục số (education contents) hỗ trợ GV thiết kế bài giảng nhanh chóng và trình bày bài giảng sinh động. Hình 1. Giao diện của phần mềm ActivInspire khi khởi động Nhiều GV đã thích thú sử dụng phần mềm ActivInspire. Đặc biệt là tính tương tác hai chiều giữa GV, HS và nội dung bài học. GV, HS chủ động tương tác trực tiếp trên bài học của mình mà không phải theo lịch trình có sẵn như trong PowerPoint. Từ đó GV có thể tạo ra những hoạt động học tập ngay trên lớp nên hiệu quả học tập sẽ được nâng cao. 1.1 Khám phá các công cụ Chú thích trên màn hình nền (Annotate over Desktop): cho phép viết chú thích trên màn hình nền của máy tính. Trong cửa sổ của phần mềm ActivInspire, một Flipchart mở được gọi là một flipchart màn hình nền. Ta có thể sử dụng các công cụ trong hộp công cụ chính để tạo ra các chú thích. Hoặc ta có thể nhấp vào biểu tượng chọn (Select) để mở tài liệu trong một phần mềm khác và chú thích. Camera: cho phép thực hiện một bức ảnh chụp nhanh tức thời những gì trên màn hình và đặt nó vào flipchart, bảng ghi tạm hoặc trong thư mục tài nguyên của tôi (My resources) và tài nguyên dùng chung (Shared resources). Chức năng biểu quyết (Express poll): cho phép GV nhanh chóng hỏi HS một câu hỏi và ghi lại những câu trả lời của các em bằng cách sử dụng thiết bị Activote hoặc ActivExpression. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Hình 2. Activote Trường THPT Võ Trường Toản Hình 3. ActivExpression Trình thu âm (Sound recorder): cho phép ghi lại âm thanh thành một tập tin trong flipchart. Ví dụ, có thể tạo ra các trích đoạn âm thanh và liên kết chúng vào các từ nhằm giúp HS phát âm hoặc ghi lại âm thanh trong khi thực hiện chức năng quay phim màn hình bằng trình quay phim màn hình. Trình quay phim màn hình (Screen recorder): cho phép thu lại bất cứ những gì xảy ra trên màn hình thành một tập tin video (*.avi). Có thể giữ file âm thanh trong flipchart, hoặc lưu đến một thư mục tài nguyên và phát lại mỗi khi cần thiết. Công cụ vén màn hình (Revealer): có thể che phủ và làm hiện dần trang flipchart. Công cụ đèn chiếu điểm (Spotlight tool): cho phép chọn lọc ẩn hiện các vùng trong trang flipchart. 1.2 Các trình duyệt của phần mềm Một flipchart có thể chứa nhiều trang và nhiều đối tượng. Mỗi trang và mỗi đối tượng bao gồm nhiều đặc điểm và thuộc tính. Phần mềm ActivInspire giúp thao tác với các đặc điểm và thuộc tính này bằng cách cung cấp một trình duyệt đối với mỗi khoản mục quan trọng. Có 7 trình duyệt trong ActivInspire: - Trình duyệt trang (Page Browser) sở cho trang Flipchart. : Giúp nhanh chóng kết hợp các cơ - Trình duyệt tài nguyên (Resource Browser) : Trình duyệt này giúp nhanh chóng xem, định hướng và sử dụng các tài nguyên được cung cấp cùng ActivInspire để làm giàu Flipchart. Thư viện tài nguyên có rất nhiều trò chơi và các hoạt động, chú giải, đánh giá, hình nền, các bản đồ khái niệm, hình ảnh, hình dạng, âm thanh và những hạng mục khác… - Trình duyệt đối tượng (Object Browser) : Trong trình duyệt đối tượng hiển thị tất cả các đối tượng có trên ttrang Flipchart dưới dạng biểu tượng đã tạo ra chúng và tên đối tượng. - Trình duyệt ghi chú (Note Browser) : Sử dụng trình duyệt ghi chú để bổ sung ghi chú và nhận xét cho trang Flipchart, giúp cho việc chia sẻ và tái sử dụng được dễ dàng. - Trình duyệt thuộc tính (Properties Browser) thuộc tính của một đối tượng. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều : Giúp xem sơ bộ tất cả các Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Trình duyệt thao tác (Action Browser) : Giúp liên kết nhanh chóng một thao tác với một đối tượng. Điều này có nghĩa là khi chọn đối tượng thì thao tác đã liên kết với đối tượng sẽ được thực hiện. - Trình duyệt biểu quyết (Voting Browser) 1.3 Các thao tác cơ bản để sử dụng phần mềm ActivInspire 1.3.1 Khởi động và kết thúc làm việc với phần mềm ActivInspire Để khởi động phần mềm ActivInspire, có thể thực hiện một trong các cách sau: - Cách 1: Start/ click vào mục ActivInspire. - Cách 2: Kích hoạt một tệp tin ActivInspire từ một thư mục lưu trữ. Lúc này, ActivInspire được khởi động đồng thời mở tệp tin đã chọn. Các tệp tin của ActivInspire có phần mở rộng là “*.flipchart”. Để kết thúc làm việc với ActivInspire, có thể thực hiện một trong các cách sau: - Cách 1: Click vào thẻ tệp tin ở trên thanh công cụ/ chọn nút thoát - Cách 2: Click vào nút . (close) ở phía trên bên phải của màn hình. Nếu các thay đổi trong nội dung của tệp tin chưa được lưu thì hộp thoại hỏi trước khi thoát sẽ xuất hiện. Chọn nút để lưu tệp tin và kết thúc làm việc. 1.3.2 Tạo một tệp tin mới - Cách 1: Click vào thẻ tệp tin ở trên thanh công cụ/ chọn mục bảng lật mới (hoặc chọn mục mới / lựa chọn kích cỡ bảng lật mới). - Cách 2: nhấn tổ hợp phím Ctrl + N 1.3.3 Nhập nội dung cho trang bảng lật - Click hộp công cụ chính / chọn nút / nhập nội dung văn bản. Khi đó xuất hiện hộp thoại sau, cho phép chỉnh sửa văn bản. Hình 4. Hộp thoại nhập nội dung cho trang bảng lật. - Để thoát chế độ nhập văn bản, click nút chọn . 1.3.4 Đưa các công cụ vào trang bảng lật Nhấn F10 để mở trình duyệt thao tác / chọn mục kéo và thả / click công cụ cần chọn, giữ chuột trái kéo vào trang bảng lật và thả. Khi hộp công cụ chính đã đóng, chúng ta chỉ cần click vào các công cụ trên bảng lật để sử dụng. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản 1.4 Một số phím tắt trên bàn phím thường dùng 1.4.1 Thuộc tính và hiệu ứng tương tác thường dùng * Thuộc tính chứa đựng - Bước 1: tạo 2 đối tượng là đối tượng chứa (thùng chứa) và đối tượng được chứa. - Bước 2:chọn tất cả các “ đối tượng được chứa đúng. Vào “trình duyệt thuộc tính” chọn mục “nhận dạng” đặt tên cho từng đối tượng trong mục “từ khóa”. - Bước 3: chọn tất cả “đối tượng được chứa”. Vào “trình duyệt thuộc tính” chọn mục “thùng chứa”. Đối với đối tượng bị chứa, chỉ làm việc với một mục là “trở lại nếu không chứa”, chọn “đúng”. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Bước 4: chọn đối tượng chứa (thùng chứa). Vào “trình duyệt thuộc tính” chọn mục “thùng chứa”, trong đó sẽ có các mục sau: + Mục “có thể chứa”, chọn “từ khóa”. + Mục “chứa từ”, nhập từ khóa đã đặt với đối tượng được chứa đúng. + Mục “âm thưởng”, chọn “đúng”. + Mục “địa điểm âm thưởng” click vào nút hai chấm để tìm âm thanh cần tán thưởng. - Bước 5: nhấn tổ hợp (Ctrl + S) để lưu. Chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. 1.4.2 Hiệu ứng ẩn / hiện: click vào một đối tượng nào đó thì một đối tượng khác sẽ ẩn đi hoặc hiện ra. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Bước 1: tạo đối tượng cần click và đối tượng cần ẩn hiện. - Bước 2: chọn đối tượng cần click. Vào “trình duyệt thao tác”, chọn “các thao tác đối tượng”, chọn “ẩn”. Trong mục “đích” click vào nút hai chấm tìm đến đối tượng cần cho ẩn / hiện sau đó click nút “ok”. Cuối cùng click nút “áp dụng các thay đổi”. Hoặc click chuột phải lên “đối tượng cần ẩn / hiện”, sau đó đánh dấu vào mục “ẩn”. - Bước 3: lưu lại và chuyển sang chế độ trình chiếu để kiểm tra. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản Khi ta click vào “Khái niệm hình chiếu” sẽ xuất hiện hình vẽ. Tương tự click vào hình vẽ sẽ xuất hiện nội dung bài học. 1.4.3 Tạo kính lúp nhìn thấu qua một lớp - Bước 1: tạo hai đối tượng là đối tượng che và đối tượng bị che. - Bước 2: Mở trình duyệt đối tượng, kéo đối tượng che từ tầng giữa lên tầng trên cùng. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 10 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Bước 3: Vào biểu tượng công cụ, chọn mực thần kỳ. Giữ chuột trái tô hình tròn theo ý thích bên đối tượng che. Cần giữ chuột trái liên tục, không nên bỏ chuột trái, vì khi đó sẽ tạo ra nhiều nét bút khác nhau. - Bước 4: Tạo đường viền và cán cho kính lúp bằng cách sử dụng công cụ hình dạng hoặc sưu tầm hình ảnh kính lúp. - Bước 5: Dùng chuột đưa hình ảnh kính lúp lên tầng trên cùng bởi vì nó đang nằm ở tầng giữa, chú ý phải đưa lên lớp trên cùng của tầng trên cùng. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản Sau đó đưa hình ảnh kính lúp tới hình tròn của mực thần kỳ để nhóm chúng lại. Cần đưa đối tượng che ra ngoài trước khi nhóm. Cuối cùng sắp xếp đối tượng che chồng lên đối tượng bị che và kiểm tra xem kính lúp có nhìn thấu được không. 1.4.4 Thiết kế trò chơi ô chữ - Bước 1: Vẽ ô chữ hàng ngang. + Chọn công cụ hình dạng / chọn hình vuông / click và rê chuột vẽ ô vuông/ copy and paste để được ô chữ hàng ngang / chọn tất cả và group. Chọn công cụ văn bản/ Nhập đáp án ô chữ hàng ngang / size: 38. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản + Chọn ô chữ hàng ngang / copy and paste tạo ô chữ hàng ngang che đáp án. Lại chọn hàng ngang/ click vào nút giới thiệu để đưa ô chữ hàng ngang che đáp án lên lớp trên cùng. Gán thuộc tính ẩn cho hàng ngang che: chọn đối tượng/ trong trình duyệt thao tác/ chọn hiệu ứng ẩn hiện/ áp dụng các thay đổi. - Bước 2: Vẽ ô thứ tự hàng ngang. Chọn công cụ hình dạng / chọn hình tròn. Chọn công cụ văn bản/ Nhập số thứ tự của ô chữ hàng ngang. Chọn cả hình và văn bản/ Group. - Bước 3: Vẽ bảng gợi ý. + Chọn công cụ văn bản/ nhập nội dung gợi ý. Trên thanh tiêu đề, chọn thẻ công cụ/ click máy ảnh/ click hình chụp nhanh khu vực. Trong thẻ hình máy ảnh chụp nhanh/ chụp nhanh đến/ chọn trang hiện tại. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Bước 4: Gán thuộc tính đưa về trước cho mỗi gợi ý. Chọn ô thứ tự hàng ngang. Trong trình duyệt thao tác/ đưa về trước/ đích: gợi ý / ok/ áp dụng các thay đổi. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Bước 5: Vẽ bảng từ khóa. Nhập nội dung. Công cụ/ máy ảnh/ hình chụp nhanh khu vực/ trang hiện tại/ cắt/ dán. Vẽ một đối tượng hình ảnh cần click/ chọn đối tượng/ trong trình duyệt thao tác/ đưa về trước. - Bước 6: Chèn nhạc: chọn đối tượng văn bản “TRÒ CHƠI Ô CHỮ”. Trên thanh tiêu đề chọn chèn/ click liên kết/ click tệp tin/ đến địa chỉ tệp tin/ click open/ thoát khỏi đối tượng/ lưu tệp tin vào bảng lật/ phát tự động/ vòng lặp/ ok. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản 1.4.5 Thiết kế trò chơi ghép hình - Bước 1: Tạo các mảnh ghép từ hình cần ghép. Chọn công cụ/ máy ảnh/ click hình chụp nhanh điểm tới điểm/ click và rê chuột tạo mảnh ghép/ trang hiện tại. - Bước 2: Vẽ khung hình của mảnh ghép. Chọn công cụ hình dạng/ click hình đường thằng – chuỗi/ click và rê chuột vẽ khung của mảnh cần ghép. Chọn đối tượng khung hình/ trong trình duyệt thuộc tính chỉnh sửa màu nền và viền. - Bước 3: Xếp các khung hình vào vị trí. Chọn tất cả các hình, nhóm lại. Chọn đối tượng hình đã nhóm/ trong trình duyệt đối tượng click và giữ chuột kéo hình thả vào tầng nền. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản 1.5 Activboard (bảng tương tác) Công nghệ bảng dạy học tương tác Activboard cho phép tích hợp nội dung các văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, thí nghiệm ảo, trắc nghiệm, đánh giá và kết nối internet vào trong bảng tương tác. Vì vậy Activboard có thể dễ dàng cuốn hút được sự chú ý của người học. Kết hợp “máy chiếu gần” với bảng Activboard cho phép điều chỉnh độ cao của bảng, giảm hiệu ứng đổ bóng và tăng cường độ an toàn cho máy chiếu. Hình 5. Bảng Activboard có gắn “đèn chiếu gần” 1.6 Activpen (Bút tương tác) Bút không dùng pin, vừa có tính năng như bút viết bảng thông thường, vừa hoạt động như con chuột máy tính để kích hoạt các đối tượng. 2. Thiết kế và sử dụng bài giảng bằng phần mềm ActivInspire 2.1 Nguyên tắc thiết kế bài giảng bằng phần mềm ActivInspire 2.1.1 Đảm bảo tính sư phạm - Tập trung được sự chú ý của học sinh. - Màu sắc hài hòa, phù hợp tâm lí học sinh và nội dung bài giảng. - Chữ viết đảm bảo mật độ, kích cỡ và kiểu dáng phù hợp. - Các minh họa ngành, nghề cần thể hiện tính chuyên nghiệp và chuẩn mực; tương thích với sự kì vọng của học sinh. - Nội dung và minh họa thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng tốt khả năng trình diễn thông tin Multimedia sẽ đảm bảo cho quá trình nhận thức của học sinh theo quy luật “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” - Các trang trình chiếu, các công cụ, các phương tiện phải phù hợp với mục đích dạy và học. 2.1.2 Đảm bảo tính hiệu quả - Thực hiện được mục tiêu bài học. - Học sinh ghi chép được bài, hiểu bài và hứng thú học tập. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 Trường THPT Võ Trường Toản - Học sinh tích cực, chủ động tìm ra bài học. - Học sinh được thực hành, luyện tập. - Phát huy được tác dụng nổi bật của công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được. 2.1.3 Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng - Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các flipchart (các trang hiển thị trên bảng tương tác) cũng chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kĩ thuật lập trình, đây chính là việc môđun hóa chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp hệ thống sau này. 2.1.4 Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu - Khi thiết kế một phần mềm nói chung, hồ sơ bài giảng nói riêng thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thươc lưu trữ phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu Multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người dùng. - Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện bài tập, đề thi; thư viện tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài liệu giáo khoa, tài liệu giáo viên… - Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất lượng của việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử. 2.1.5 Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của bài giảng - Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy tính. Việc cập nhật để chỉnh sửa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện tử trong tương lai. 2.1.6 Đảm bảo các yêu cầu cơ bản về kĩ thuật - Về màu sắc: tương phản (chữ màu sậm trên nền sáng hoặc ngược lại). - Về font chữ: nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, time new roman…) - Về size chữ: size chữ thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên. - Về tính cân đối: giữa các tiêu đề, các đoạn văn bản, các hình ảnh… phải có sự cân đối, hài hòa với nhau. - Về trình bày nội dung trên màn hình: không nên trình bày nội dung tràn lấp mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỉ lệ thích hợp (thường 1/5) để đảm bảo tính mĩ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi trình chiếu. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng