Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn cách làm một số loại rối để cho tiết học thêm sinh động, phong phú....

Tài liệu Skkn cách làm một số loại rối để cho tiết học thêm sinh động, phong phú.

.DOC
7
626
54

Mô tả:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việc dạy trẻ LQVH - CV rất quan trọng trong ngành Giáo dục nói chung và trong ngành Mầm non nói riêng. Thông qua các tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Qua đó trẻ thích vươn tới học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn được phát triển ngôn ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu dài, đủ ý. Để nâng cao chất lượng LQVH - CV là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu. Do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó tôi nhận thấy việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, con rối là không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ LQVH - CV. Từ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu cách làm một số loại rối để phục vụ cho giảng dạy đạt kết quả cao. Vì trên thực tế ở các trường Mầm non trước đây khi dạy trẻ LQVH - CV chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh, thậm chí còn dạy chay dẫn đến chất lượng giờ dạy đạt chưa cao. Trên thực tế đó tôi rất trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách làm một số loại rối để cho tiết học thêm sinh động, phong phú. Từ đó chất lượng tiết học được nâng cao đáp ứng được với yêu cầu của ngành và thực tế phát triển của xã hội. II. NỘI DUNG: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thực hiện. - Được tham gia các lớp bồi dưỡng làm rối do phòng Giáo dục tổ chức. - Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch thực hiện chuyên đề theo giai đoạn nên tôi đã chủ động trong việc lên kế hoạch, nội dung, biện pháp của từng loại rối trong từng câu chuyện bài thơ với môn LQVH - CV. 1 - Lớp có 2 cô, cô đã qua đào tạo CĐSPMG và đã được học cách làm rối tại trường. - Đa số trẻ học từ lớp dưới chuyển lên do vậy việc LQVH - CV là rất quen thuộc đối với trẻ. 2. Khó khăn: - Thời gian để làm rối còn hạn chế. - Đa số trẻ là các con em từ các địa phương khác chuyển đến và vào học. Do vậy trẻ nói tiếng địa phương nhiều dẫn đến trẻ nói ngọng nhiều. III. BIỆN PHÁP Xuất phát từ việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ LQVH - CV và dựa vào thuận lợi và khó khăn của trường để tiến hành làm một số loại rối có hiệu quả sử dụng cao. Tôi có một số biện pháp sau: 1. Biện pháp 1: - Lựa chọn truyện có nội dung phù hợp với chủ điểm: Tôi phải tìm tòi, sưu tầm ở sách , báo họa mi, tạp chí những truyện có nội dung phù hợp với chủ điểm, lứa tuổi của trẻ. +Trong chủ điểm “Gia đình” tôi đã chọn truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. +Trong chủ điểm “Thế giới động vật” tôi đã chọn bài thơ “Mèo đi câu cá”. + Ngoài ra tôi còn chọn được truyện ngoài chương trình “Thỏ và Dê”. 2. Biện pháp 2: - Lựa chọn nhân vật và cách thể hiện hành động và cử chỉ của nhân vật. Muốn câu chuyện được người nghe hiểu nội dung và nhớ nội dung một cách ghi nhớ và sâu sắc thì việc lựa chọn nhân vật là cực kỳ quan trọng. + Trong truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” tôi đã chọn nhân vật Thỏ mẹ và hai anh em Thỏ. + Trong truyện “ Thỏ và Dê” tôi đã chọn nhân vật Thỏ, Dê và Chó Sói. 2 + Trong bài thơ “ Mèo đi câu cá” tôi đã chọn hai anh em Mèo. 3. Biện pháp 3: Chọn nguyên vật liệu: Để làm được các bộ rối đẹp, có hiệu quả sử dụng cao cần có các nguyên liệu mà cô và trẻ cùng sưu tầm. - Bìa cứng, màu nước, bút lông, dao, hồ dán, giấy màu, băng dính, giấy báo, mi ca trong. Các nguyên vật liệu này dễ tìm kiếm, dễ mua khi làm. - Tranh ảnh về các nhân vật phù hợp với nội dung truyện. - Xốp bi tít, xốp, keo dán, vải vụn, kim chỉ, khăn mặt, giấy giáp và một số phụ liệu khác như: khuy,……… Qua thời gian đầu tư, suy nghĩ tôi đã được một số loại rối để giúp trẻ nhớ được nội dung truyện một cách dễ dàng và nhớ nhân vật lâu hơn. 4. Biện pháp 4: Cách tiến hành: Ví dụ: (*) Với chủ điểm “gia đình” tôi đã làm được bộ rối dẹt của truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”. Trước tiên tôi lựa chọn nhân vật sao cho phù hợp với tính cách, hành động. Sau đó tôi vẽ và tô màu bằng màu nước ( nhân vật sử dụng được cả hai mặt). Cuối cùng tôi bồi bìa và dùng bìa cứng để làm đế cho nhân vật đứng được mà không bị đổ. Dùng băng dính trắng dán để con rối thêm đẹp và thời gian sử dụng lâu hơn. ( ảnh minh họa) 3 (*) Với bài thơ “Mèo đi câu cá” tôi dã làm được bộ rối ngón tay: Tôi đã dùng vải vụn cắt khâu thành túi sao cho chỉ nhét vừa một ngón tay để làm thân nhân vật ( màu sắc khác nhau để phân biệt giữa Mèo anh và Mèo em ). Sau đó tôi dùng xốp bi tít để làm mặt nhân vật. ( ảnh minh họa) 4 (*) Với truyện “ Thỏ và Dê” ( truyện ngoài chương trình ) tôi đã làm được bộ rối tay: Tôi đã dùng xốp dày ( xốp ở các thùng đựng tủ lạnh, ti vi), dùng dao gọt để tạo thành đầu nhân vật. Sau đó dùng giấy giáp đánh nhẵn, dùng hồ dán bồi 2 - 3 lớp giấy báo lên xốp rồi mới dùng keo dán con chó để dán khăn mặt vào xốp ( nếu dán trực tiếp khăn mặt lên xốp thì keo con chó nó nóng và làm sun xốp ) + Dùng dao nhọn khoét lỗ để làm cổ, dùng bìa cứng cuốn lại cắm để làm cổ. + Dùng vải vụn cắt và khâu thành áo rối ( áo rối có 2 mảnh ). Áo rối dài rộng tùy thuộc vào đầu của rối và tùy thuộc vào nhân vật trong truyện. + Dùng keo con chó để dán áo rối vào cổ rối. + Dùng khuy, xốp để làm mắt, mũi, mồm của nhân vật. + Cắt tai nhân vật bằng mi ca trong sau đó dán khăn mặt vào cả 2 mặt của mi ca trong. ( ảnh minh họa) 5 IV. KẾT QUẢ: - Sau khi sử dụng một số loại rối mình làm được vào trong giảng dạy tôi thấy hiệu quả dạy học đạt từ khá trở lên. - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động kể chuyện và đọc thơ. - Đặc biệt trẻ rất thích tự kể lại truyện có sử dụng một số loại rối đó để minh họa. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua việc làm một số loại rối dạy trẻ LQVH - CV để đạt được kết quả trên tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Cô phải chọn lựa nhân vật trong truyện và mẫu nhân vật sao cho phù hợp với nội dung truyện và hành động tính cách của nhân vật đó. - Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho việc làm rối. - Lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với từng câu chuyện, từng con rối để thể hiện được hết tính cách của nhân vật và khi giảng dạy đạt hiệu quả cao. - Giáo viên phải hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng minh họa (cụ thể là con rối) trong viiệc cho trẻ LQVH - CV đối với sự phát triển về trí nhớ và ngôn ngữ cho trẻ. 6 Ví dụ: Trẻ nhớ nội dung truyện nhanh hơn, lâu hơn, hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động dẫn đến ngôn ngữ phát triển nhanh hơn, rõ ràng, mạch lạc hơn. VI. KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm về làm một số loại rối để phục vụ cho chuyên đề nâng cao chất lượng LQVH- CV đạt kết quả cao. Việc đưa con rối vào sử dụng trong tiết LQVH- CV gây hứng thú cho trẻ, tạo tính tò mò ham hiểu biết và để khám phá, giúp trẻ nhớ tên nhân vật và hiểu nội dung truyện một cách dễ dàng và cũng là đồ dùng tạo góc mở cho trẻ hoạt động trong góc chơi. Sản phẩm rối làm ra từ nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm, giá thành rẻ song hiệu qủa sử dụng cao. Để nâng cao hơn nữa về mẫu mã, chủng loại, số lượng của con rối tôi cần học hỏi tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn nữa và luôn tự rèn luyện chính bản thân mình. Qua bài viết này, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng gớp của đồng nghiệp và của Ban giám hiệu để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc làm đồ dùng phục vụ việc giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn! ơ Người viết Phan Thị Thu Hương 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng