Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn các bước hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học môn sinh học đạt hiệu q...

Tài liệu Skkn các bước hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học môn sinh học đạt hiệu quả

.PDF
84
196
87

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công năm sinh 1 Nguyễn Thị Sen 14/10/1982 Chức Trình độ vụ tác Trường đóng góp vào chuyên việc tạo ra môn sáng kiến Giáo Cử nhân THPT Nho viên sinh học 100% Quan B 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Các bước hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học môn sinh học đạt hiệu quả. Lĩnh vực áp dụng: Nghiên cứu khoa học. 2. Nội dung sáng kiến a. Giải pháp cũ - Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt động NCKH tuy nhiên nghiên cứu khoa học ở học sinh phổ thông còn nhiều hạn chế, số lượng, chất lượng các đề tài chưa phát huy tiềm năng trí tuệ, sáng tạo của học sinh, một số học sinh chưa hứng thú với NCKH, thậm chí một số ít em được phỏng vấn vẫn còn chưa biết đến sân chơi khoa học bổ ích này tạo ra là cho mình, các em tham gia nghiên cứu khoa học còn chưa hiểu rõ các bước thực hiện của một dự án. Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý tưởng, lựa chọn đề tài, các bước khi làm một dự án nghiên cứu khoa học và thời gian giành cho NCKH. Chính vì vậy, hiệu quả và chất lượng một số đề tài NCKH chưa cao, chưa đáp ứng với những vấn đề xã hội quan tâm. 1 Ngoài ra, một số giáo viên còn ngại hướng dẫn NCKH cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác NCKH của các em, một số giáo viên chưa hiểu rõ các bước để hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học sao cho hiệu quả. b. Giải pháp mới cải tiến Nghiên cứu khoa học kỹ thuật (NCKH) là một hoạt động trải nghiệm bổ ích, thiết thực, gắn liền giữa lý thuyết với thực hành và thực tiễn lao động sản xuất. Hoạt động này giúp phát huy, khích lệ, định hướng, tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo của các em học sinh. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn rèn luyện cho các em kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm chứng kết quả bằng thực nghiệm... Mặt khác qua việc định hướng, hướng dẫn cho học sinh nghiên cứu, giáo viên được nâng cao năng lực của bản thân về những kiến thức có liên quan đến các đề tài nghiên cứu khoa học. Thực tế cho thấy, cuộc thi KHKT (được Bộ GD&ĐT phát động từ năm 2012) đã khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; tăng cường giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong giáo dục phổ thông. Cuộc thi KHKT là tiền đề quan trọng góp phần tích cực đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo đúng tinh thần Nghị Quyết 29/NQ-TW. NCKH tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, tôi luôn trăn trở làm sao để kích thích học sinh đưa ra ý tưởng, làm sao để học sinh hiểu được các bước tiến hành khi làm một dự án khoa học kĩ thuật và tiếp cận được hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật dành riêng cho các em một cách hiệu quả. Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học với kinh nghiệm của bản thân tôi đưa ra các bước cụ thể để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả và từ đó lôi cuốn được các em tham gia làm nghiên cứu, phát huy được tính sáng tạo của học sinh. 2 Là một giáo viên dạy môn sinh học trong quá trình giảng dạy tôi luôn giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sống và luôn hướng các em nghiên cứu tìm tòi, làm ra các sản phẩm có tính ứng dụng thực tế cao mà nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên thân thiện với môi trường không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. c. Tính mới tính sáng tạo. - Đưa ra được các bước cụ thể hướng dẫn học sinh làm một dự án khoa học. - Hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học trong hai năm học đạt hiệu quả với 3 dự án và cả ba dự án đều đạt giải cấp tỉnh. - Đưa ra được 3 bản báo cáo khoa học của 3 dự án dự thi cấp tỉnh của học sinh đã đạt giải trong năm học 2016- 2017 và năm học 2018-2019. - Đưa ra các bước cụ thể hướng dẫn học sinh thực hiện dự án: Sản xuất nước tẩy rửa sinh học đa năng hương quế và dự án được lên sóng truyền hình Ninh Bình: Chương trình vì chất lượng cuộc sống phát sóng vào ngày 22/2/2019. - Các sản phẩm từ dự án dự thi đều mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn, dễ làm, chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được a. Hiệu quả kinh tế. - Với các bước hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học giúp các em đạt được hiệu quả cao trong dự án dự thi của mình, sản phẩm của dự án với chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao. - Các sản phẩm được tạo ra từ các dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến môn sinh học với các sản phẩm chi phí thấp nhưng hiệu quả lại rất cao và học sinh có thể sản xuất với quy mô lớn để bán ra ngoài thị trường, tăng thu nhập. - Hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu tạo ra các sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, sản phẩm rất thân thiện với môi trường và tốt cho người sử dụng. b. Hiệu quả xã hội. Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự quan tâm của Ban giám hiệu giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc hướng dẫn học sinh tham gia NCKH thể hiện ở các kết quả sau: - Năm học 2016-2017 nhà trường có 3 dự án dự thi cấp tỉnh, tôi đã hướng dẫn học sinh làm 2 dự án thuộc môn sinh học: Dự án 1: Sản xuất và sử dụng các sản phẩm từ tinh dầu dừa trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. 3 Lĩnh vực: Hóa sinh Dự án 2: Thiết kế vườn treo trồng rau thủy canh trên sân thượng với các cải tiến về vật liệu, giá thể và dung dịch tự pha chế. Lĩnh vực: Khoa học thực vật Cả 2 dự án dự thi đều đạt giải khuyến khích cấp tỉnh và giúp cho trường xếp thứ 4 về kết quả nghiên cứu khoa học cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 20162017. Sản phẩm được người tiêu dùng phản hồi tích cực. - Năm học 2018-2019 tôi đã hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học với dự án: Sản xuất nước tẩy rửa sinh học đa năng hương quế. Dự án đạt giải khuyến khích cấp tỉnh và sản phẩm được giới thiệu lên sóng truyền hình Ninh Bình trong chương trình vì chất lượng cuộc sống được phát sóng ngày 22/2/2019. Sản phẩm được đánh giá cao về sự thân thiện với môi trường và tốt cho người sử dụng. Một số hình ảnh trong chương trình vì chất lượng cuộc sống phát sóng trên kênh truyền hình Ninh Bình ngày 22/2/2019. 4 - Giúp học sinh hiểu được mục đích, vai trò của của cuộc thi. Lôi cuốn được các em học sinh quan tâm mong muốn được tham gia nghiên cứu và giáo viên tham gia hướng dẫn. Học sinh đã hiểu, nắm được các nội dung cơ bản khi tham gia cuộc thi tác động tích cực của cuộc thi đến cả học sinh và giáo viên trong việc dạy và học. Thông qua hoạt động NCKHKT sẽ khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học, sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Mặt khác, giải pháp còn góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy học. Không những thế thông qua hoạt động NCKHKT còn phát triển văn hóa đọc trong nhà trường trung học gắn với đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình, tăng cường trao đổi, giao lưu giáo dục giữa các trường. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng * Điều kiện áp dụng - Được áp dụng trong nghiên cứu khoa học ở trường THPT hoặc lồng ghép NCKH vào trong giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy. * Khả năng áp dụng - Dễ dàng áp dụng trong thực tế, không tốn kém - Áp dụng cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học và giáo viên hướng dẫn. - Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA BGH Nho Quan, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Người nộp đơn Nguyễn Thị Sen 5 PHỤ LỤC 1 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. Các bước cơ bản để hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả. 1. Lựa chọn đề tài ( Lựa chọn ý tưởng) - Muốn lựa chọn được một đề tài cần phải có ý tưởng tốt. Giáo viên đưa ra một số gợi ý, định hướng cho học sinh về các lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của gia đình và địa phương; gợi ý cho học sinh phát triển ý tưởng từ một số dự án đã được thực hiện trước đó hoặc làm mới hoàn toàn dự án. Trên cơ sở những định hướng từ giáo viên, học sinh sẽ tư duy và tìm tòi những ý tưởng, giải pháp mới, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành nên dự án khoa học, kỹ thuật. - Ý tưởng có thể xuất phát từ một sở thích có thể nảy sinh một cái gì đó để tìm hiểu, điều tra; cung cấp ý tưởng cho dự án khoa học. – Sự quan tâm cũng có thể bắt nguồn từ tạp chí, phương tiện truyền thông hoặc bài báo viết về các sự kiện liên quan đến khoa học hoặc một đề tài/dự án khoa học. Sau khi thu thập các ý tưởng của học sinh, giáo viên sẽ nghiên cứu và lựa chọn những dự án có tính mới, tính khả thi để triển khai hướng dẫn học sinh nghiên cứu. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các lĩnh vực của dự án. Các dự án dự thi ở 22 lĩnh vực trong bảng dưới đây: STT Lĩnh vực 1 2 Khoa học động vật Lĩnh vực chuyên sâu Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;… Khoa học xã Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí hội và hành xã hội và xã hội học;… vi 3 4 Hóa Sinh Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; HóaSinh cấu trúc;… Y Sinh và Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; khoa học Sức Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;… khỏe 5 Kĩ thuật Y Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật 6 6 Sinh tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;… Sinh học tế Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học bào và phân thần kinh;… tử 7 8 9 Hóa học Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;… Sinh học trên Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình máy tính và trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học Sinh -Tin thần kinh trên máy tính; Gen;… Khoa học Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh Trái đất và thái; Địa chất; Nước;… Môi trường 10 11 12 Hệ thống Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm nhúng biến; Gia công tín hiệu;… Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào Hóa học nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;… Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng Vật lí mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;… Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí 13 Kĩ thuật cơ trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt khí đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;… 14 15 Kĩ thuật môi trường Khoa học vật liệu 16 Toán học 17 Vi Sinh Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;… Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;… Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;… 7 Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và 18 Vật lí và Thiên văn quang học; Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;… 19 Khoa học Thực vật Rô bốt và 20 Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;… Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;… máy thông minh 21 22 Phần mềm Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; hệ thống Ngôn ngữ lập trình;… Y học Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định chuyển dịch thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;… * Một số gợi ý lĩnh vực dự thi cho các môn học Môn sinh học Lĩnh vực Khoa học động vật Hóa Sinh Lĩnh vực chuyên sâu Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;… Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;… Y Sinh và Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ khoa học Sức học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;… khỏe Kĩ thuật Y Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào Sinh và mô; Sinh học tổng hợp;… Sinh học tế Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần bào và phân kinh;… tử 8 Sinh học trên Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy máy tính và tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy Sinh -Tin tính; Gen;… Khoa học Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Trái đất và Địa chất; Nước;… Môi trường Kĩ thuật môi Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm trường soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… Khoa học Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và vật liệu tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;… Vi Sinh Khoa học Thực vật Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;… Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;… Y học Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; chuyển dịch Nghiên cứu tiền lâm sàng;… Môn hoá học Lĩnh vực Hóa Sinh Hóa học Lĩnh vực chuyên sâu Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;… Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;… Khoa học Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa Trái đất và chất; Nước;… Môi trường Năng lượng: Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên Hóa học liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;… Kĩ thuật môi Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát trường ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… 9 Môn vật lý Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu Hệ thống Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia nhúng công tín hiệu;… Năng lượng: Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Vật lí Kĩ thuật cơ khí Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;… Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;… Khoa học Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và vật liệu tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;… Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lí nguyên tử, phân tử và quang học; Vật lí và Lý - Sinh; Vật lí trên máy tính; Vật lí thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ Thiên văn và Plasma; Cơ học; Vật lí hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lí lí thuyết;… Rô bốt và Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;… máy thông minh Môn toán – Tin học Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu Sinh học trên Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy máy tính và tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy Sinh -Tin tính; Gen;… Hệ thống Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia nhúng công tín hiệu;… Kĩ thuật cơ khí Kĩ thuật hàng không và vũ trụ; Kĩ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lí thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kĩ thuật gia công công nghiệp; Kĩ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;… Khoa học Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và vật liệu tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;… Toán học Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và 10 Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;… Rô bốt và Máy sinh học; Lí thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;… máy thông minh Phần mềm Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn hệ thống ngữ lập trình;… Các môn học ban xã hội Lĩnh vực Lĩnh vực chuyên sâu Khoa học xã Điều dưỡng và phát triển; Tâm lí; Tâm lí nhận thức; Tâm lí hội và hành xã hội và xã hội học;… vi Khoa học Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh Trái đất và thái; Địa chất; Nước;… Môi trường Tuy nhiên là một giáo viên dạy môn sinh học tôi luôn hướng cho các em lựa chọn lĩnh vực liên quan đến môn sinh học và vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống đồng thời hướng các em lựa chọn các ý tưởng mà sử dụng các nguồn nguyên liệu lấy từ thiên nhiên từ địa phương nơi các em sinh sống. 2. Lập kế hoạch thực hiện Việc lập kế hoạch nghiên cứu nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Độ dài ngắn của từng giai đoạn còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mỗi người và thời hạn kết thúc đề tài. 3. Lập sổ tay khoa học Khi bắt đầu một dự án là lập một cuốn sổ tay khoa học. Cuốn sổ sẽ ghi lại tuần tự suy nghĩ, việc làm và sự phát triển của vấn đề trong suốt quá trình thực hiện dự án. Sổ tay khoa học là một minh chứng đảm bảo rằng học sinh là người thực làm (không giả mạo). Cuốn sổ ghi lại nhật kí làm việc một cách khoa học trong đó các trang giấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. - Cuốn sổ tay phải ghi lại tất cả các bước nghiên cứu một cách khoa học, khi khởi đầu đến khi hoàn thành dự án. Cuốn sổ tay khoa học bao gồm nghiên cứu tổng quan và 11 thực nghiệm; sự phát triển của ý tưởng hoặc sản phẩm và các đánh giá riêng của mình cũng như tất cả các tính toán trong suốt quá trình làm việc. Cần dành một mục trong cuốn sổ tay khoa học để ghi lại các công việc được thực hiện bởi những người khác trong nhóm. Chú ý ghi ngày tháng và lấy chữ kí của tất cả các thành viên trong nhóm đã thực hiện công việc đó Khi chuẩn bị sổ tay khoa học, học sinh cần: – Viết tên của mình lên trang bìa. – Mỗi trang trong cuốn sổ phải được đánh số. – Chia cuốn sổ thành các phần khác nhau và đặt mục lục ở trang đầu tiên. Thông thường, chia cuốn sổ tay khoa học thành ít nhất bốn phần: Phần 1: Liệt kê các chủ đề hoặc vấn đề mà học sinh có thể điều tra, suy nghĩ về từng thể loại. Phần 2: Nhật kí nghiên cứu tổng quan về chủ đề. Đối với mỗi lần thực hiện nghiên cứu tổng quan, viết tên của thư viện, ngày giờ ở đầu một trang mới; danh sách các nguồn tư liệu đã kiểm tra; ghi chú tất cả các thông tin cần thiết để thực hiện một trích dẫn mà học sinh cần khi viết bài báo cáo toàn văn. Phần 3: Ghi chép về thí nghiệm hoặc thiết kế kỹ thuật, các kế hoạch nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Phần 4: Ghi chép các hoạt động hàng ngày, ghi nhận lại những kết quả thu được liên quan đến dự án nghiên cứu. Sau khi ghi lại kết quả, học sinh cần viết thêm “thảo luận” hoặc “giải thích” trước khi viết kết luận riêng của mình. - Khi tạo thêm một mục mới trong cuốn sổ tay khoa học, nên bắt đầu vào một trang mới và làm theo hướng dẫn sau: + Viết thêm một mục mới ngay sau khi công việc đã được thực hiện. + Nên thống nhất cách ghi tên mục trên mỗi trang của cuốn sổ tay khoa học để đảm bảo tính thống nhất. + Ký và ghi rõ ngày tháng ở tất cả các mục trong cuốn sổ. + Đánh dấu và đặt tiêu đề từng phần một cách rõ ràng. + Viết rõ ràng và sạch sẽ, ngôn ngữ dễ hiểu. + Minh họa bằng hình ảnh khi cần thiết (Một hình ảnh có thể giá trị hơn ngàn chữ). + Ghi lại tất cả mọi thứ một cách chi tiết nhất có thể. + Gán tiêu đề, nhãn và ngày tháng vào tất cả các biểu đồ và bảng. 12 + Buộc, kẹp các hình ảnh in ra từ máy tính, hình chụp... vào nhật ký. + Ghi tên bất cứ người nào đã chứng kiến công việc nghiên cứu. + Không được loại bỏ hoặc xé bỏ một mục nào từ cuốn sổ tay khoa học. 4. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng giả thuyết Việc đầu tiên cần phải làm tốt trong một đề tài nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu. Để học sinh làm tốt công việc này, giáo viên định hướng cho học sinh tìm những tài liệu gì, tìm ở đâu và sắp xếp chúng như thế nào. Giáo viên cũng có thể cung cấp tài liệu và yêu cầu học sinh nghiên cứu, sắp xếp những thông tin có được một cách khoa học. Giáo viên cũng lưu ý cho học sinh những thông tin tìm kiếm được phải xuất phát từ các nguồn tin chính thống (các bài báo, sách, tạp chí..) có tác giả rõ ràng. Khi muốn lấy thông tin từ tài liệu nào, học sinh cần lưu tên tác giả, tên bài (báo, sách), nơi xuất bản, năm xuất bản, số thứ tự trang tài liệu, … Việc xây dựng giả thuyết khoa học là rất quan trọng, nó thể hiện mong muốn của học sinh về những thành quả sẽ đạt được từ dự án, thể hiện mức độ, phạm vi nghiên cứu của dự án. Sau khi nghiên cứu tài liệu và xây dựng giả thuyết, học sinh sẽ tiến hành viết đề cương nghiên cứu (tổng quan tài liệu) dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 5. Thu thập số liệu, xử lí thông tin Đây là công việc trọng tâm của một dự án khoa học kỹ thuật. Từ kế hoạch nghiên cứu đã lập ra, học sinh bắt đầu tiến hành các giai đoạn thực nghiệm, thử nghiệm. Để học sinh làm tốt công việc này, giáo viên hướng dẫn đề ra các bước làm cụ thể, hướng dẫn học sinh cách thu thập số liệu thực nghiệm, cách xử lí số liệu và phải yêu cầu học sinh ghi chép kết quả thực nghiệm một cách chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận vào cuốn sổ tay khoa học. Việc thu thập số liệu thực nghiệm cần có hệ thống, có quy luật chặt chẽ, nêu ra các yếu tố ảnh hưởng giá trị của số liệu thực nghiệm. Từ tập hợp số liệu thu thập được, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bằng toán học thống kê dựa trên cơ sở của lý thuyết xác suất để tìm ra quy luật, công thức chung hoặc tìm ra giá trị thực nghiệm tốt nhất. 6. Chế tạo sản phẩm ( Tiến hành thí nghiệm) - Từ nguyên vật liệu thu thập được học sinh tiến hành làm thí nghiệm để tạo ra sản phẩm. – Tiến hành thí nghiệm. Ghi lại các dữ liệu định lượng và định tính. – Phân tích dữ liệu, áp dụng các phương pháp thống kê thích hợp. – Lặp lại thí nghiệm, khi cần thiết, nhằm triệt để khám phá những vấn đề. 13 – Đưa ra một kết luận. * Lưu ý: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm cần phải thường xuyên ghi chú và lưu trữ mọi diễn biến và kết quả trong quá trình thí nghiệm trong sổ tay khoa học. – Thực hiện các phép đo định kỳ và ghi kết quả vào cuốn sổ tay khoa học. – Lặp lại thí nghiệm, nếu cần thiết để kiểm tra tính chính xác của kết quả. – Dựa vào kết quả đo, có thể cần phải làm rõ hoặc thậm chí làm thay đổi giả thuyết, thiết kế lại các thí nghiệm và thực hiện lại quy trình từ đầu. + Không nên loại bỏ bất cứ dữ liệu nào trong cuốn sổ tay khoa học. + Thảo luận với giáo viên hướng dẫn về những cải tiến thí nghiệm và nếu cần thiết, bắt đầu lại quá trình thực nghiệm một lần nữa 7. Kiểm chứng đề tài, tìm ra quy luật và đưa ra kết luận Sau khi tiến hành chế tạo sản phẩm ( tiến hành thí nghiệm) , hoàn thiện dự án, giáo viên cần kiểm tra lại các yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước khi vận hành chạy thử, dùng thử sau khi đã đảm bảo các điều kiện an toàn, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm chứng thực nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật, các tiêu chí đáp ứng yêu cầu của sản phẩm và ghi chép vào nhật ký. Trong bước này nếu sản phẩm có các thông số không đáp ứng, hoặc sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu cần tiếp tục điều chỉnh, tìm kiếm lỗi mới và chỉnh sửa, hoàn thiện. Lưu ý: Sau khi đã phân tích dữ liệu thí nghiệm là thời điểm xem xét và phân tích các kết quả thu được. Quá trình xem xét, phân tích để tìm ra quy luật và đưa ra các kết luận cần trả lời được các câu hỏi sau: – Dữ liệu đã được thu thập đầy đủ chưa? – Có cần phải thu thập thêm dữ liệu không? – Liệu các kết quả thu được có hợp lý? – Có cần làm thực nghiệm nhiều hơn nữa hay không? – Liệu kết quả này có cho phép khẳng định giả thuyết khoa học? Nếu không thì tại sao không? Chúng ta đã kiểm nghiệm được giả thuyết chưa? Cần phải tự đặt ra và trả lời nhiều nhất có thể các câu hỏi về dự án. Điều này xẽ giúp cho việc định hướng suy nghĩ và quyết định có phần phải sửa đổi, hoặc làm lại, hoặc kết thúc dự án. Không được tự thay đổi kết quả thực nghiệm để trùng với những gì chúng ta cho là chính xác hoặc trùng với một lý thuyết đã biết. 14 8. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Đây là công việc cuối cùng để hoàn thiện một dự án khoa học kỹ thuật trước khi dự án được gửi để tham gia cuộc thi. Một báo cáo tốt sẽ thể hiện được những kết quả đã đạt được của dự án, mức độ, phạm vi của dự án và sự cố gắng của những người thực hiện dự án. Đa số học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu, vì vậy cần có sự hướng dẫn chi tiết của giáo viên. Báo cáo sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về chủ đề cho độc giả quan tâm. Báo cáo nên chứa đựng mọi thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu cũng như mô tả đầy đủ về quá trình thực nghiệm, dữ liệu thu được và kết luận. – Báo cáo nghiên cứu mô tả dự án thực nghiệm cụ thể mà học sinh đã hoàn thành. Báo cáo cần có phần tóm tắt, giả thuyết khoa học, thiết kế thí nghiệm, kết quả thực nghiệm. Dữ liệu tóm tắt cần ngắn gọn, những thảo luận và phân tích các kết quả và tài liệu tham khảo cần rõ ràng mạch lạc và đầy đủ. Một bản tóm tắt bao gồm: (1) Câu hỏi đặt ra/Giả thuyết khoa học. (2) Thiết kế thí nghiệm, phác thảo mô tả các phương pháp. (3) Một bản tóm tắt kết quả. (4) Kết luận. 9. Chuẩn bị poster và các hình ảnh giới thiệu dự án. Các hình ảnh hiển thị trên poster có nghĩa quan trọng thu hút sự chú ý và cung cấp thông tin cho người xem. Hình ảnh hiện thị nên kích thích người xem muốn biết thêm về dự án. Poster cần phối hợp đồng thời hình ảnh, đồ họa và bảng biểu, cùng với dòng văn bản súc tích. Tiêu đề thú vị cũng có thể thu hút sự chú ý của khán giả. Kích thước của poster trong cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh năm học 2018-2019 theo công văn hướng dẫn số:931/SGDĐT-GDTrH:V/v hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT cho học sinh trung học năm học 2018-2019 của sở giáo dục Ninh Bình - Kích thước: 60 cm chiều sâu, 120 cm chiều rộng, 160 cm chiều cao (tính từ mặt bàn trưng bày). 15 120cm 160 cm 60 cm 12 Hình ảnh và kích thước của poster Poster gồm + 1 tấm poster ở trung tâm + 2 tấm poster ở hai bên có kích thước như nhau. - Một poster bắt mắt sẽ giúp người xem tập trung vào dự án. Tuy nhiên, dù là dự án khoa học hay dự án kỹ thuật, trên poster cần thể hiện được các nội dung sau: + Tên dự án, tên lĩnh vực + Mục tiêu của dự án + Phương pháp, cách tiến hành thực nghiệm + Kết quả thực nghiệm (bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh quá trình thực nghiệm của học sinh, …) + Kết luận + Hướng phát triển của dự án 16 Poster nên có những nội dung. *Lưu ý: Trên Poster không in tên tác giả, mã số dự thi, người hướng dẫn và trường học. 10. Báo cáo và trưng bày sản phẩm Một dự án khi được tham gia cuộc thi cấp tỉnh trở lên cần có: - Sản phẩm hoàn chỉnh - Tóm tắt báo cáo dự án: được viết sau khi dự án hoàn thành. Đó là một bản tóm tắt ngắn gọn để thông báo cho người đọc những gì dự án đã thực hiện được. Cấu trúc của tóm tắt dự án gồm: + Giả thuyết khoa học + Thiết kế thí nghiệm, phác thảo mô tả các phương pháp tiến hành thực nghiệm + Tóm tắt kết quả thu được + Kết luận 11. Thuyết trình - Bài thuyết trình về dự án: Việc học sinh thuyết trình về quá trình thực hiện và kết quả của dự án là rất quan trọng, một bài thuyết trình tốt là cách nhanh nhất để đưa người xem đến gần hơn với dự án của tác giả. Sau đây là một số điểm chính để có một bài thuyết trình tốt: + Chuẩn bị tâm lí tích cực và tự tin trước khi thuyết trình + Hiểu rõ và sâu sắc về dự án của mình hoặc nhóm mình thực hiện 17 + Luyện tập thuyết trình nhiều lần trước cuộc thi, đặc biệt người hướng dẫn phải là người trực tiếp chỉnh sửa nội dung thuyết trình cho học sinh, đặt ra một số câu hỏi tình huống để học sinh tập trả lời. + Cố gắng thoát li kịch bản + Thuyết trình có ngữ điệu, có trọng tâm, tránh dàn trải + Giữ liên lạc bằng mắt với người nghe trong suốt thời gian trình bày + Trả lời tất cả các câu hỏi từ giám khảo nếu có thể, nếu không chắc chắn về một câu trả lời nào đó, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách trả lời, ví dụ như: “Mặc dù không chắc chắn, nhưng chúng em nghĩ có thể là…”. Nếu không trả lời được câu hỏi cũng không nên mất bình tĩnh, bởi vì mỗi lần tham gia cuộc thi là một lần học sinh được trải nghiệm, được học hỏi và đó là những gì quý báu nhất mà học sinh và giáo viên có được sau mỗi cuộc thi. –Học hỏi từ ban giám khảo bằng cách hỏi BGK những câu hỏi nếu họ có thêm thông tin hoặc gợi ý mà ta có thể tham khảo. Hãy ghi lại bất cứ đề nghị nào của ban giám khảo. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện dự án giáo viên bám sát vào các tiêu chí đánh giá dự án, hoàn thành các mẫu phiếu dành cho cuộc thi. Mỗi dự án được đánh giá qua hai phần thi độc lập * Đánh giá thông qua hồ sơ dự án dự thi với tiêu chí: - Câu hỏi nghiên cứu/Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm; - Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm; - Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm; * Đánh giá thông qua poster và phỏng vấn đối với các tiêu chí: - Tính sáng tạo: 20 điểm; - Trình bày poster và trả lời phỏng vấn 35 điểm. * Các mẫu phiếu dùng cho cuộc thi - Đối với dự án dự thi cấp tỉnh: - Phiếu học sinh (phiếu 1A); - Hướng dẫn đề cương ngiên cứu - Báo cáo kết quả nghiên cứu. - Đối với dự án dự thi cấp QG: - Phiếu học sinh (phiếu 1A); - Hướng dẫn đề cương ngiên cứu 18 - Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B); - Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (phiếu 1); - Đề cương nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo phiếu 1A); - Báo cáo kết quả nghiên cứu không qúa 15 trang đánh máy trên giấy A4; - Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có); - Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có); - Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có); - Phiếu dự án tiếp tục (nếu có); - Phiếu tham gia của con người (nếu có); - Phiếu cho phép thông tin (nếu có); - Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có); - Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có); - Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có). II. Ví dụ minh họa cụ thể về các bước hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học. Dự án: Sản xuất nước tẩy rửa sinh học đa năng hương quế Lĩnh vực : Hóa sinh Bước 1: Lựa chọn đề tài ( Lựa chọn ý tưởng) Giáo viên đưa ra một số gợi ý, định hướng cho học sinh về các lĩnh vực nghiên cứu của môn sinh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của gia đình và địa phương; gợi ý cho học sinh phát triển ý tưởng từ một số dự án đã được thực hiện trước đó hoặc làm mới hoàn toàn dự án. Giáo viên đưa ra các lĩnh vực liên quan đến môn sinh học để học sinh tham khảo. Lĩnh vực Khoa động vật Hóa Sinh học Lĩnh vực chuyên sâu Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lí; Hệ thống và tiến hóa;… Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; HóaSinh cấu trúc;… Y Sinh và Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; khoa học Sức Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lí học và Bệnh lí học;… khỏe Kĩ thuật Y Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật 19 tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;… Sinh Sinh học tế Sinh lí tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học bào và phân thần kinh;… tử Sinh học trên Kĩ thuật Y sinh; Dược lí trên máy tính; Sinh học mô hình máy tính và trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;… Sinh -Tin Khoa học Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh Trái đất và thái; Địa chất; Nước;… Môi trường Kĩ thuật môi trường Khoa học Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lí thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;… Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh Vi Sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;… học Thực vật Y Kiểm soát ô nhiễm; Quản lí chất thải và tái sử dụng; Quản lí nguồn nước;… vật liệu Khoa Xử lí môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lí thực vật; Sinh lí thực vật; Hệ thống và tiến hóa;… học Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kiểm định chuyển dịch thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;… Giáo viên gợi ý đưa ra ý tưởng sản xuất ra nước tẩy rửa sinh học với tiêu chí là nguyên liệu từ thiên nhiên, đảm bảo độ sạch và có mùi thơm. Giáo viên lưu ý đến học sinh các ý tưởng đưa ra có thể liên quan đến các kinh nghiệm trong cuộc sống. Trên cơ sở những định hướng từ giáo viên về sản xuất nước tẩy rửa sinh học, học sinh tư duy và tìm tòi những ý tưởng, giải pháp mới, gắn liền với thực tiễn cuộc sống từ đó hình thành nên các ý tưởng sau: - Sản xuất nước tẩy rửa từ xođa - Sản xuất nước tẩy rửa từ vỏ bưởi, chanh. - Sản xuất nước tẩy rửa từ cám gạo - Sản xuất nước tẩy rửa sinh học hương quế. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng