Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 ...

Tài liệu Skkn biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi (2021)

.DOC
29
1
72

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất: Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn. Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, việc tổ chức làm việc theo nhóm ngày càng phổ biến. Làm việc theo nhóm chính là sự tập hợp của hai hay nhiều nhóm người gộp lại, cùng đặt ra một mục tiêu nhất định để hoàn thành những công việc chung. Các thành viên trong nhóm phải tự nhận thức bản thân của họ như một cá thể trong xã hội, đồng thời cũng phải nhận thức việc làm của mình sẽ có ý kiến quan trọng trong một môi trường tập thể là như thế nào. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Kỹ năng làm việc nhóm luôn được hình thành và rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Việc trang bị cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm giúp trẻ hình thành tính tự lập, tinh thần trách nhiệm và gắn kết tình cảm với những người xung quanh. Giai đoạn 5-6 tuổi là thời kỳ tạo nên những cơ sở ban đầu cần thiết cho quá trình hình thành nhân cách và chuẩn bị giúp trẻ trải qua “bước ngoặt” lớn trong đời sống tuổi thơ khi chuyển từ trường mầm non đến trường tiểu học. Để những công dân tương lai của đất nước có thể dễ dàng thích ứng với xã hội hiện đại, ngay từ lứa tuổi mầm non nhà trường cần quan tâm giáo dục những kỹ năng thiết yếu cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng hoạt động nhóm. Nếu trẻ 5-6 tuổi vẫn chưa hình thành được kỹ năng hoạt động nhóm thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào các hoạt động xã hội sau này. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ độ tuổi 5-6 tuổi, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả “Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen” 1 PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhân cách toàn diện và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để trẻ bước vào lớp một. Giáo dục kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau như qua vui chơi, học tập… nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng phối hợp, làm việc cùng nhau của trẻ, qua đó sẽ tạo tiền đề cho việc học tập của trẻ ở bậc học sau có hiệu quả. Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Có nhiều hình thức nhóm khác nhau như: Nhóm bạn học tập, nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức … Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và thực sự xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp tích cực của mỗi người. Đối với trẻ 5-6 tuổi việc rèn cho trẻ các kỹ năng hoạt động nhóm như: Hình thành, duy trì và phát triển nhóm, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ của nhóm, giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm là hết sức quan trọng, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá 2 tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ 5-6 tuổi là năng lực phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm. Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 là quá trình tác động của giáo viên đến trẻ trong suốt quá trình vui chơi và học tập nhằm hình thành và phát triển ở trẻ năng lực phối hợp với các bạn trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của nhóm. 2. Cơ sở thực tiễn Trong các hoạt động học tập và hoạt động xã hội hiện nay, vai trò của nhóm chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Người xưa thường nói “1 cây làm chẳng nên non, 3 cậy chụm lại nên hòn núi cao” chính là đánh giá cao vai trò của nhóm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đối với trẻ thì làm việc nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Hơn thế nữa việc làm việc nhóm hiệu quả cũng giúp trẻ thuận lợi hơn trong công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng tổ chức tốt, lãnh đạo tốt, có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, quan trọng hơn cả là giúp trẻ có thêm sự gắn kết và có được tình bạn lâu bền trong học tập và đời sống, vì đôi khi tình bạn được xây dựng nên từ sự tin tưởng và ăn ý trong công việc với nhau. II. Thực trạng Trường Mầm non Hoa Sen là trường trực thuộc Sở GD&ĐT, trong nhiều năm qua nhà trường luôn đi đầu trong triển khai và thực hiện chương trình GDMN, qua nhiên cứu và chỉ đạo thực hiện chương trình tại nhà trường, tôi thấy trong Chương trình GDMN hiện nay, để đạt được mục tiêu và kết quả mong đợi theo yêu cầu của chương trình thì giáo viên phải linh, hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ với có thể đạt được. Qua tìm hiểu, tiếp cận với một số phương pháp giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tôi thấy họ đều rất quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động theo nhóm, ở đó trẻ được thể hiện, được thỏa mãn những nhu cầu sở thích của mình mà không bị gò ép, bắt buộc, giáo viên dễ dàng đạt được mục tiêu đề ra nếu có sự tác động phù hợp. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát trên tổng số 20 giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi ở các trường trên địa bàn thành phố (Trường MN Hưng Bình, Đại học Vinh, Hoa Hồng) thì tôi nhận được kết quả như sau: 3 Bảng II.1. Tổng hợp mức độ sử dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi của giáo viên mầầm non. Mức độ sử dụng Thường Các biện pháp xuyên Không thường xuyên GV % GV hợp với mục tiêu rèn kỹ năng hoạt động nhóm 15 75 3 2. Giúp trẻ hình thành nhóm 12 60 8 công vị trí, vai trò, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm 5. Hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động % Thỉnh Không thoảng bao giờ GV % GV % 15 1 5 1 5 3 15 5 25 0 40 8 40 1 5 3 10 50 5 25 5 25 0 10 50 5 25 5 25 0 12 60 3 15 5 25 0 1. Lựa chọn các hoạt động giáo dục phù 3. Hướng dẫn trẻ xây dựng các quy tắc 15 chung của nhóm 4. Hướng dẫn trẻ thảo luận để phân nhóm 6. Hướng dẫn trẻ giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy rằng chỉ có trên 60% giáo viên thường xuyên lựa chọn các hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu rèn kỹ năng hoạt động nhóm, giúp trẻ hình thành nhóm, hướng dẫn trẻ giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm vì trong thực tế có những hoạt động, tình huống bắt buộc giáo viên phải tổ chức các hoạt động theo nhóm, hoặc trẻ xung đột khiến giáo viên phải giải quyết còn để có mục tiêu, kế hoạch cụ thể thì ở giáo viên chưa thực sự chủ động. Giáo viên còn ít quan tâm, chưa tạo điều kiện cho trẻ được chơi nhóm nhiều, chưa chuyên sâu về việc định hướng kỹ năng làm việc nhóm, có thực hiện nhưng còn theo cảm tính, mơ hồ, thiếu sự đầu tư, chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm…do đó hiệu quả chưa cao. Việc hướng dẫn trẻ xây dựng quy tắc chung của nhóm hầu như chưa được nhiều giáo viên quan tâm, giáo viên chỉ dừng ở mức độ giao nhiệm vụ và trẻ thực hiện không có các quy tắc chung của nhóm. Khảo sát thực tế cho thấy, giáo viên còn lúng túng và gặp khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động nhóm nhằm rèn kỹ năng và kích thích trẻ tham gia. Chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn trẻ tương tác, phối hợp, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm, đồng thời chưa thực sự tận dụng và tạo 4 cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm trong các hoạt động hằng ngày. Nhằm tìm hiểu về những kết quả trên trẻ để đánh giá thực trạng một cách chi tiết hơn, tôi đã khảo sát 166 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường tôi bằng nhiều hình thức: dự giờ thăm lớp, phân tích sản phẩm của trẻ, kết quả trên trẻ…tôi đã thu được kết quả trên trẻ với thừng tiêu chí cụ thể theo bảng sau: Bảng II.2. Tổng hợp khảo sát kết quả trên trẻ trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm TT Kĩ năng hoạt động nhóm 1 Hình thành, duy trì và Số trẻ Tốt Mức độ % Khá % TB % Yếu % 166 17 10,2 56 33,1 78 46,9 16 9,6 166 22 13,2 70 42,1 63 37,9 11 6,6 166 16 9,6 48 29,5 91 54,8 10 6,0 166 12 7,2 45 27,1 88 53 21 12,6 phát triển nhóm 2 Phối hợp giữa các thành viên trong nhóm 3 Thực hiện nhiệm vụ của nhóm 4 Giải quyết xung đột xảy ra trong nhóm Qua số liệu tại bảng II.2 ta có thể thấy nếu như giáo viên không chú trọng vào việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ, học và chơi thụ động, thiếu tính hợp tác phối hợp trong quá trình học và chơi thì hiệu quả cảu các hoạt động giáo dục mạng lại sẽ không cao, trẻ không có hứng thú, ít tích cực trong các hoạt động, kỹ năng hoạt động nhóm hạn chế; khả năng xử lý và giải quyết tình huống, giải quyết xung đột thiếu sự linh hoạt. Dựa trên thực trạng đó nên tôi đã mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiêm trong việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen. III. Biện pháp chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Sen. 1. Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức về việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ. Thực tế ở trường mầm non hiện nay cho thấy, việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ nói chung và cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng chưa được quan tâm đúng mức do giáo viên chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động nhóm cũng như chưa biết cách rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày. Vì vậy việc bồi dưỡng, cung cấp cho giáo viên kiến thức về việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ là hết sức cần thiết. Bản thân tôi luôn xác định 5 phải cung cấp cho giáo viên các kiến thức cơ bản về việc tổ chức hoạt động nhóm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn; cụ thể: - Thế nào là hoạt động nhóm? Nhóm: Là một tập hợp gồm nhóm từ 2 người trở lên. Họat động nhóm: Là hoạt động phối hợp cùng nhau của một nhóm người nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể được giao. Bao gồm những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. - Kỹ năng hoạt động nhóm + Kỹ năng là năng lực thực hiện một cách hiệu quả một hành động, công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đặt ra. + Kỹ năng hoạt động nhóm: Là năng lực phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm đã đề ra. - Vì sao phải tăng cường tổ chức các hoạt động nhóm cho trẻ? Tổ chức các hoạt động nhóm cho trẻ nhằm hình thành và phát triển năng lực phối hợp của trẻ với các bạn trong nhóm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chung của nhóm đề ra trên cơ sở tăng cường sự giao lưu, hỗ trợ, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tương tác, phối hợp với trẻ. - Các kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi tham gia hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi? + Kỹ năng hình thành nhóm (di chuyển vào nhóm; duy trì trong nhóm; khuyến khích các thành viên tham gia nhóm...); + Kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm; + Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của nhóm (định hướng nhiệm vụ của nhóm; phân công nhiệm vụ trong nhóm; xác định vị trí, vai trò trong nhóm; thực hiện nhiệm vụ ...); + Kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm. - Để việc rèn kỹ năng hoạt động theo nhóm ở trẻ đạt hiệu quả, tôi đã chỉ đạo giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: + Khi tổ chức các hoạt động nhóm thì số lượng thành viên trong nhóm không nên quá nhiều, chỉ từ 3-4 trẻ là phù hợp nhất. Nếu khối lượng công việc nhiều thì có thể tăng lên 5 trẻ. + Giáo viên xác định những mục tiêu mà hoạt động nhóm cần đạt được (mỗi nhóm, mỗi thành viên cần phải làm được những gì? Làm như thế nào?) 6 + Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, giáo viên phải đảm bảo các thành viên trong nhóm nắm được mục tiêu của nhóm, tạo cơ hội để trẻ được nói lên những thắc mắc hoặc mong muốn về việc mình sẽ thực hiện. + Giám sát nhóm, kiểm tra sự tiến bộ của cá nhân trong nhóm và của cả nhóm. + Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm. Ngoài ra, tôi thường lồng ghép việc rèn kỹ năng hoạt động nhóm vào các nội dung các chuyên đề của tổ chuyên môn, các hoạt động thăm lớp, dự giờ để cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm…cho giáo viên. Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn Hoạt động của tổ chuyên môn 2. Chỉ đạo việc xây dựng nhóm linh hoạt trong lớp học. Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm đã được quan tâm chỉ đạo và định hướng cụ thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tổ chức cho trẻ làm việc nhóm là một thách thức và phức tạp, nhiều giáo viên hoặc là tránh không cho hoạt động nhóm hoặc giữ trẻ ở những nhóm cố định. Giáo viên thường ngại sự thay đổi, hay duy trì các “nhóm cố định” trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng có khi là cả năm, không có sự điều chỉnh thường xuyên theo mục đích của hoạt động và kết quả đánh giá cuối ngày, cuối các chủ đề. Điều này có thể khiến cho trẻ bị mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển các mối quan hệ với tất cả các bạn trong lớp. Vì vậy, việc khuyến khích trẻ hợp tác với các thành viên khác trong lớp góp phần tạo lập nên cộng đồng, gia tăng sự đoàn kết và khiến trẻ trở nên tích cực hơn. Bản thân tôi luôn định hướng cho giáo viên về việc xây dựng nhóm linh hoạt trong lớp học, trước hết là giúp trẻ luôn được tiếp cận với sự thay đổi, cái mới, sự khác biệt….Trẻ có thể được ghép nhóm với bạn không cùng sở thích, bạn có sự khác biệt về khả năng, tính cách..., hoặc với những bạn mới đi học, 7 còn chưa thân quen với trẻ. Từ đó hình thành ở trẻ khả năng thích ứng với những hoàn cảnh, tình huống khác nhau, giúp trẻ chủ động, tự tin trong giao tiếp, biết ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội. Khi lên kế hoạch tổ chức nhóm linh hoạt, những điều đầu tiên giáo viên phải cân nhắc là mục đích và thời lượng: Trẻ sẽ làm gì trong nhóm, tại sao phải làm như thế và làm trong bao lâu? Trẻ có cơ hội thực hành hoặc vận dụng một kỹ năng? Tìm tòi kiến thức hay những ý tưởng mới? Thời gian thực hiện trong bao lâu? Một tiết học, một chủ đề hay khi trẻ đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao hoặc một kỹ năng nào đó… Giáo viên phải xem xét các đặc điểm của trẻ và thành phần tham gia nhóm. Những đặc điểm nào phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể? Trẻ có chênh lệch về nhận thức ở một kĩ năng nào đó không? Nếu có thì điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chia trẻ vào các nhóm. Ví dụ 1: Trò chơi ném bóng vào rổ, thì việc tạo nhóm trẻ có cùng chiều cao, có cả trẻ trai và gái thì sẽ hiệu quả hơn nhóm toàn trai thi đua với nhóm toàn gái hoặc trẻ có chiều cao không bằng nhau thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc thi đua. Ví dụ 2: Trò chơi cá ngựa trong góc học tập, nếu tìm trẻ có kỹ năng chơi tương đồng thì sẽ duy trì trò chơi được lâu hơn vì khi chọn trẻ chơi yếu với trẻ chơi tốt sẽ khiến trẻ chán nản, nhanh chóng bỏ cuộc chơi. Trẻ chơi cá ngựa trong góc học tập Trẻ chơi ném bóng Chủ đề bài học hấp dẫn cũng thu hút các cá nhân trẻ có cùng sở thích, hứng thú tìm đến với nhau. Việc chia nhóm trẻ có cùng hứng thú để tìm hiểu chủ đề sẽ thúc đẩy động lực. Sau khi tìm hiểu bước đầu, trẻ có thể đến các nhóm khác nhau về hứng thú để tìm hiểu sâu, rộng hơn. Khi đó, giáo viên sẽ tạo cơ hội cho những trẻ có cùng sở thích, cùng suy nghĩ tạo thành một nhóm, tuy nhiên, trong thực tế có những nhóm đôi khi không đồng nhất cũng hoạt động tốt khi sự 8 bù trừ về nhận thức và hoàn cảnh, giới tính, chia sẻ, niềm tin giúp trẻ dễ xích lại cùng nhau để hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: Khi giáo viên tổ chức hoạt động “Một số động vật sống dưới nước” cô giáo đưa ra nội dung bài học và nhiệm vụ: Cô có chuẩn bị một số loại động vật sông dưới nước: Tôm, cua, cá …nhiệm vụ của chúng mình là sẽ cùng nhau quan sát và mô tả lại những đặc điểm của các con vật cho cô và các bạn cùng biết. Nào, ai sẽ chọn nhóm cá cùng về phía bể cá để quan sát, lần lượt với nhóm tôm, cua… cô cũng làm tương tự. Để tránh tình huống sẽ có nhóm trẻ rất đông, nhóm ít trẻ cố có thể quy định số trẻ trong từng nhóm hoặc có thể nói với trẻ số bạn vừa phải sẽ quan sát được rõ hơn, các con lần lượt sẽ được xem tất các con vật có ở các nhóm…ở trong nhóm, trẻ sẽ chơi với bạn, được nói lên suy nghĩ của mình, có những điều mình chưa biết, bạn nói mình sẽ biết dần dần sẽ giúp trẻ tự tin và tự cố gắng để hòa cùng các bạn trong nhóm. Trẻ tìm hiểu về 1 số động vật sống dưới nước Trẻ tìm hiểu về 1 số loại quả Hình thức tổ chức hoặc quy mô của nhóm nên liên quan chặt chẽ đến mục đích của nhóm. Chia lớp thành hai nhóm có thể phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể: Nhóm bạn trai hát, nhóm bạn gái sẽ múa theo lời bài hát. Ba hoặc bốn vòng tròn gồm 6-8 trẻ có thể là tối ưu cho việc thảo luận về những những nhóm đồ vật, tìm ghép chữ…. Với bài tập ghép hình, làm tranh thì những nhóm nhỏ hơn gồm 3-4 người là tốt nhất. Để chuẩn bị cho việc tổ chức hoạt động nhóm linh hoạt, giáo viên luôn tạo thói quen cho trẻ về việc làm việc theo nhóm, sẽ không bao giờ có 1 nhóm bạn luôn được làm việc cùng nhau trong tất cả các hoạt động để trẻ luôn chủ động chấp nhận sự thay đổi, dễ dàng thích nghi với nhiệm vụ và những người bạn mới và luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng mà nhóm cần phải đạt được. Dưới đây là một số ví dụ giúp giáo viên có thể vận dụng, thực hiện để hình thành các nhóm linh hoạt thường xuyên trong lớp mình. 9 - Nhóm linh hoạt theo chủ đề, tháng: Thường thì giáo viên hay cố định trẻ theo từng tổ từ đầu đến cuối năm học, giáo viên không nên sử dụng quá nhiều lần những cách tạo nhóm quen thuộc vì sẽ gây ra sự nhàm chán, làm giảm hứng thú hoạt động ở trẻ. Tuy nhiên, để lựa chọn được cách tạo nhóm phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng lớp, phù hợp với đặc điểm của trẻ (về tính cách, khả năng, kinh nghiệm...), giáo viên cần kiên nhẫn, thử nghiệm nhiều cách thức khác nhau, thông qua nhiều hình thức hoạt động ở trường mầm non. Vì vậy, tôi luôn định hướng cho giáo viên phải thường xuyên thay đổi thành viên các tổ theo từng tháng, từng chủ đề, đặt tên tổ theo nội dung của từng chủ đề: chủ đề động vật: Thỏ nâu, Bướm vàng, thỏ trắng; chủ đề: Thế giới thực vật: Lá xanh, dưa hấu, mai vàng; hay tháng 9: Tổ 1, tổ 2, tổ 3… - Nhóm linh hoạt trên các hoạt động giáo dục: Nhóm các bạn mặc áo đỏ, nhóm các bạn tóc dài, nhóm các bạn có cùng chiều cao, nhóm các bạn có số lượng là 8, tạo nhóm qua thẻ chữ cái, thẻ hình, đếm... Cách tạo nhóm này sẽ hình thành nhóm không dựa trên ý thích của trẻ. - Tạo nhóm trên cơ sở mối quan hệ đồng cảm với bạn: rủ bạn mà mình quy mến cùng chơi trò chơi; chọn tham gia nhóm chơi với bạn đã cùng chơi trước đó... Khi trẻ đã quen với sự sắp xếp liên tục này, trẻ sẽ ít băn khoăn rằng người nào ở nhóm nào và vì sao. Sự chú ý của trẻ sẽ chuyển sang vấn đề làm thế nào để hoàn thành tốt nhất trong nhóm. Có thể nói rằng, điều lí tưởng nhất là nhóm linh hoạt đã tạo ra một môi trường trong đó trẻ sẵn sàng đối mặt với thử thách để chiếm lĩnh với kiến thức và hợp tác, đồng cảm với người khác và cũng là tiền đề để trẻ tiếp cận với hình thức học ở cấp học phổ thông. Qua quá trình nghiên cứu, tôi cũng giúp cho giáo viên nhận thấy việc tổ chức tốt hoạt động nhóm linh hoạt có ba lợi thế so với hoạt động nhóm cố định: - Hoạt động nhóm linh hoạt kết nối trẻ với nhau Đối với trẻ độ tuổi nhà trẻ, hoạt động của trẻ cơ bản là chơi một mình, hoặc có thểhoạt động trong một nhóm nhỏ, tách biệt với phần còn lại của lớp. Tuy nhiên, càng lớn dần đến 5-6 tuổi, trẻ càng có nhu cầu chơi cùng nhau, kết nối với nhau để chơi theo một chủ đề: Cả nhà cùng nấu ăn, chăm em bé, trồng cây….Với nhóm linh hoạt, sự tách biệt là tạm thời. Hoạt động nhóm linh hoạt củng cố tình cảm trong lớp học. - Hoạt động nhóm linh hoạt đưa trẻ đến với những quan điểm mới và khác biệt Cũng như người lớn, trẻ em ở mọi lứa tuổi bị lôi cuốn bởi những người giống họ – người chia sẻ quan điểm với họ, có cùng trải nghiệm, sở thích và dường như cùng có sự đánh giá cao với một số thứ. Nhu cầu kết bạn là chuyện 10 bình thường và rất có ích. Tuy nhiên, trẻ có thể rất thoải mái hoặc có xích mích với cùng những thành viên trong nhóm ở trong hoặc ngoài không gian lớp học. Nhóm linh hoạt tách trẻ ra khỏi vùng thoải mái và buộc trẻ làm việc chung với những người mà trẻ không thể từ chối để trải nghiệm những mối quan hệ mới. - Nhóm linh hoạt chống lại sự khác biệt. Khi tiến hành hoạt động nhóm linh hoạt giáo viên đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến trẻ về vai trò của giáo viên đối với lớp học. Khi được sắp nhóm, hầu hết trẻ sẽ đặt ra các câu hỏi: Ai cùng nhóm với mình? Nhóm mình sẽ làm gì? Nhóm khắc sẽ làm gì. Nhóm linh hoạt giúp thử thách trẻ từ chỗ bị sắp xếp làm việc với bạn theo sự chỉ định, phân công của cô giáo. Các nhóm đôi khi được chia dựa trên độ sẵn sàng của trẻ hoặc khả năng…nhưng các thành viên trong nhóm kết nối với nhau dựa trên mối quan tâm, sở thích học tập, trải nghiệm. 3. Lựa chọn, thiết kế đa dạng các hoạt động trong ngày nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm. Lựa chọn, thiết kế đa dạng các hoạt động trong ngày nhằm tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm giúp trẻ được thực hành kỹ năng hoạt động nhóm thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt động hằng ngày. Việc khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng hoạt động nhóm trong các hoạt động hằng ngày sẽ giúp kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ được củng cố, hoàn thiện, giúp trẻ ngày càng tự tin vào bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người, có ý thức hoạt động tích cực, độc lập, chủ động... Từ đó, không những trẻ tự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nhóm mà những kỹ năng xã hội khác cũng được phát triển và hoàn thiện, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập vào các hoạt động chung, dễ thích ứng với môi trường mới khi vào lớp một. * Trong hoạt động góc Chơi trong góc chơi là một môi trường rất tốt để giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Vì trong trò chơi sẽ có những tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được. Điều mà tôi quan tâm là phải làm sao giáo viên có thể tạo những cơ hội cho trẻ giao tiếp, thảo luận và làm việc cùng nhau nhiều nhất. Bên cạnh đó giáo viên chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và giáo dục kịp thời cách trẻ ứng xử với bạn chơi cho tốt. Ví dụ 1: Với chủ đề “Tết và mùa xuân” Tại góc bán hàng, 3 trẻ thực hiện vai chơi bố, mẹ và con, cùng nhau bán hàng với sự phân công bố và con dọn hàng còn mẹ thì bán hàng. Lúc đầu khách tấp nập người mua nhưng sau khi “Khách” đã mua đầy đủ đồ mình cần dùng thì góc bán hàng trở nên yên tĩnh hơn. Lúc đó nhiệm vụ của giáo viên là gợi ý thêm các tình huống chơi để trẻ không nhàm chán như: Bố đi nhận hàng bên xưởng “Tạo hình”, mẹ cắm thêm hoa, con lau giá và bày biện dọn hàng. 11 Ví dụ 2: Thực hiện theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT; trong quá trình triển khai các hoạt động chơi ở các góc, với mảng tranh chủ đề, tôi đã hướng dẫn giáo viên làm những mảng tranh lớn, có thể 1 tranh/chủ đề hoặc những chủ đề có tính tương đồng thì có thể 1 tranh/2 -3 chủ đề, giáo viên không làm sẵn mà chỉ làm mảng nền. Từng nhóm trẻ có thể trên cơ sở hướng dẫn của cô, có thể làm theo tranh mẫu hoặc tùy theo ý tưởng của trẻ…cùng thảo luận, phân công và thực hiện để tạo ra các mảng tranh lớn phù hợp với nội dung của từng chủ đề. Tranh mảng nền theo chủ đề Chủ đề: Trường mầm non Chủ đề: Thế giới thực vật * Trong hoạt động học Học bằng chơi, chơi mà học. Chơi trong hoạt đông học cũng là một môi trường tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. Do đó trong tất cả các hoạt động học, tôi hướng dẫn giáo viên tận dụng tối đa cách học bằng các trò chơi. Thay vì tổ chức hoạt động cho từng cá nhân, giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ tìm hiểu kiến thức, luyện tập kỹ năng theo nhóm. Vừa để giờ học sinh động, vừa khai thác tiềm năng mỗi cá nhân, vừa tận dụng các trò chơi này để giúp trẻ hình kỹ năng làm việc theo nhóm. 12 - Hoạt động khám phá khoa học Giáo viên tận dụng mọi trò chơi có thể để chuyển giờ học thành giờ chơi cho trẻ. Đặc biệt là các trò chơi theo nhóm. Ví dụ: Tổ chức hoạt động “Một số động vật sống dưới nước” của lớp mẫu giáo lớn D, cô giáo Võ Hằng. Giáo viên đã cho trẻ về nhóm, cho trẻ nhắm mắt. trong khi trẻ nhắm mắt cô đặt các bể có những con vật mà cô đã chuẩn bị sẵn. Khi trẻ mở mắt thì thấy trước mặt mình là con vật gì. Các bạn trong nhóm tự thảo luận và cử ra một bạn giới thiệu về con vật của nhóm mình xem nhóm nào trả lời hay nhất đầy đủ nhất. Giáo viên cho các bạn ở nhóm khác làm nhiệm vụ ban giám khảo tìm ra những đặc điểm con vật mà các bạn nhóm chính giới thiệu để bổ sung. Tiếp theo cô tổ chức trò chơi theo nhóm tìm bóng các con vật. Ví dụ: Hoạt động “Tìm hiểu về chiếc lá” của lớp mẫu giáo Lớn B, cô giáo Nguyễn Tình. Bắt đầu hoạt động giáo viên cho trẻ lên bàn chọn mỗi bạn một chiếc lá mà mình thích sau đó cho trẻ đi vòng quanh lớp tham quan 4 cái cây và trẻ về ngồi theo nhóm quanh cái cây có chiếc lá giống như trên tay mình. Sau khi về nhóm cô cho trẻ thảo luận và cùng nhau nói lên tên gọi đặc điểm của cây nhóm mình. Phần ôn luyện giáo viên cho trẻ tạo hình tranh từ nhiều chiếc lá khác nhau theo nhóm. Tranh của trẻ tạo hình từ những chiếc lá Trẻ tìm hiểu về đặc điểm của lá, soi gân lá 13 * Trong hoạt động giáo dục thể chất Vận động là hoạt động cần sự phối hợp đồng đội cao mới có thể mang lại hiệu quả. Giáo viên cần cố gắng tích hợp trò chơi mang tính vận động vào để trẻ hứng thú cũng như biết đoàn kết phối hợp vơi nhau hơn. Ví dụ: Trong trò chơi “Chèo thuyền”, nếu giáo viên yêu cầu cá nhân trẻ nào tự mình chèo thuyền vào bến không cần liên quan đến nhóm, đến bạn ngồi trước hoặc ngồi sau thì quá đơn giản, trẻ sẽ không hứng thú và trẻ nào chậm yếu cứ từ từ và không cố gắng thực hiện một cách nhanh nhẹn như các trẻ khác. Nhưng khi giáo viên yêu cầu “Bây giờ mình sẽ cùng chơi trò chơi chung sức xem đội nào là đội nhanh nhẹn sẽ được một phần quà”.. Luật chơi là 2 chân của người sau phải đặt lên đùi của người trước, khi có hiệu lệnh “xuất phát” thì từng bạn sẽ dùng tay của mình để chống, đẩy người về phía trước, đội nào có bạn không di chuyển thì tốc độ của đội sẽ chậm lại, đội nào có bạn bỏ chân khỏi đùi bạn sẽ vi phạm luật chơi và phải chịu thua cuộc. Thời gian là một đoạn nhạc thì mỗi cá nhân trong đội sẽ cùng nhau cố gắng phối hợp thực hiện thật tốt để nhóm mình đạt được phần quà. Trẻ chơi “chèo thuyền” Trẻ chơi “Ném bóng vào rổ” * Trong hoạt động phát triển ngôn ngữ, toán, chữ cái. Cũng như các hoạt động khác, tôi hướng dẫn giáo viên tận dụng các trò chơi trong các hoạt động thơ, truyện, chữ cái,… khai thác các trò chơi làm sao hướng trẻ vào việc hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm nhiều nhất, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Ví dụ 1: Trong hoạt động Đóng kịch “Qua đường” tại lớp mẫu giáo lớn A tổng số trẻ 42, ngày hôm đó cháu đi học 36 cháu cô chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm 9 trẻ. Giáo viên cho trẻ về nhóm và giao nhiệm vụ tự phân công vai diễn, tự tập lời thoại của nhân vật, tự thảo luận xem nhân vật sẽ diễn như thế nào. Lúc đầu trẻ còn bỡ ngỡ rụt rè nhưng sau được cô gợi ý các cháu mạnh dạn hơn, được giáo viên động viên liên tục kịp thời trẻ mạnh dạn tự tin hơn, không sợ sai như ban đầu. 14 Ví dụ 2: Trong tiết toán số 7 tiết 1, thay vì khi tạo nhóm mỗi trẻ sẽ có 2 nhóm đồ vật có số lượng là 7 để lập số và so sánh. Tôi đã hướng dẫn giáo viên cho trẻ tạo thành nhóm có 2 bạn, cùng đi lấy 2 nhóm đồ vật có số lượng là 7 và cùng trao đổi thực hiện theo yêu cầu của cô. Khi trẻ cùng làm việc trẻ sẽ cùng trao đổi, cùng thực hiện hiệm vụ và kiểm tra, nhắc nhở lẫn nhau. Nếu trẻ thực hiện nhiệm vụ một mình thì giáo viên sẽ rất vất vả để vừa hướng dẫn vừa kiểm tra từng trẻ sẽ rát mệt mỏi và mất nhiều thời gian. Trẻ tìm chữ cái trong bài thơ Trẻ học đo độ dài * Trong hoạt động tạo hình Trẻ học số 7 tiết 1 Trẻ chơi ghép đôi chữ cái Một đặc thù của hoạt động tạo hình là để thực hiện được hiệu quả thì trẻ phải cần nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động. Vì thế khi vào hoạt động này, giáo viên cần đưa ra hình thức chơi, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm và để trẻ tự phân công nhiệm vụ trong nhóm mình. Ví dụ: Hoạt động tạo hình là hoạt động dễ thực hiện theo nhóm nhất. Giáo viên có thể phân nhóm cho trẻ cắm hoa như ở lớp mẫu giáo Lớn D cô Minh Hằng, hay làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên ở lớp mẫu giáo lớn A cô Bùi Hiền. 15 * Trong hoạt động giáo dục âm nhạc Trong hoạt động âm nhạc các trò chơi mà tôi định hướng cho giáo viên cố gắng sử dụng nhiều trò chơi mang tính tập thể. Để khi chơi trẻ có thể phối hợp với các bạn, điều chỉnh bản thân theo tập thể, vì lợi ích nhóm thì mới dành kết quả cao. Ví dụ: Giáo viên tổ chức trò chơi “Giữ bóng”. Cô phát cho 4 nhóm mỗi nhóm là một tấm vải to mỗi bạn cầm mép ngoài tấm vải thành vòng tròn, cô bỏ vào mỗi tấm 3 quả bóng. Cho trẻ nghe nhạc nhanh chậm yêu cầu trẻ tung tấm vải theo tốc độ nhanh chậm của nhạc nhưng đồng thời phải làm sau cho không một quả bóng nào rơi ra. Hay khi tổ chức trò chơi “Khiêu vũ với bóng” Cô cho 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay cầm vào nhau kiểu như khiêu vũ, không được lấy tay giữ bóng, cô giáo mở đoạn nhạc có tốc độ nhanh, chậm, bình thường, chậm nhanh… yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ thay đổi theo nhịp nhạc không làm bóng rơi. *Trong hoạt động lao động. Thông qua chơi trong hoạt động lao động tự phục vụ, giáo viên giúp trẻ nhận thức rằng không ai có thể làm việc hiệu quả nếu không có sự đoàn kết, hợp tác với các bạn. Bằng những việc làm hàng ngày như bày bàn ăn, bàn học, lau dọn bàn ăn, thu dọn đồ dùng sau khi chơi, xếp nệm gối…giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và san sẻ với các bạn. Giáo viên cho trẻ tự nhận xét hiệu quả làm việc giữa cá nhân và tập thể. Một bạn tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi sẽ như thế nào so với một tổ cùng thu dọn đồ dùng, từ đó rút trẻ ra kết quả và làm vốn kinh nghiệm cho mình. Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua việc hình thành ý thức các hoạt động lao động mọi lúc mọi nơi. Trước hết, giáo viên cần giáo dục cho trẻ thấy vai trò của hoạt động lao động, hình thành cho trẻ ý thức lao động trong nhóm hay tập thể. Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ 16 trước, trong và sau quá trình hoạt động với hình thức vừa làm vừa chơi, trên tinh thần đồng đội chứ không áp đặt hay gò bó từng trẻ. * Trong hoạt động chơi ngoài trời Hoạt động ngoài trời luôn mang lại những niềm vui và hứng thú cho trẻ, không chỉ bởi ở không gian thay đổi mà môi trường ngoài trời luôn là cơ hội tốt để trẻ được tham gia các trò chơi tập thể, trò chơi nhóm. Giáo viên cần tận dụng cơ hội này để rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. Ví dụ 1: chủ đề “Vệ sinh sân trường”, giáo viên giao nhiệm vụ của các nhóm là: Nhặt lá sân trường, lau đồ dùng đồ chơi các khu vực. Giáo viên cho trẻ tự phân nhóm, các thành viên phân công, lựa chọn khu vực việc làm của nhóm mình sau đó tôi thống nhất lại nhiệm vụ trên sự thống nhất của trẻ để trẻ rõ hơn và về nhóm cùng thực hiện. Sau đó trẻ tập hợp nêu kết quả của nhóm cho cả lớp cùng nghe. Ví dụ 2: Trong năm học, tôi cũng chỉ đạo các lớp 5-6 tuổi triển khai hoạt động làm tranh cổ động với chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường”. Nội dung của hoạt động là cô có 1 một bức tranh về bảo vệ môi trường, cô sẽ chia bức tranh làm 4 phần, một phần dành cho 1 lớp. Các lớp hãy nhận phần giấy lớn của mình nhìn vào nội dung mình được phân công và sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên có ở trên sân trường, cô đã chuẩn bị keo dán, hồ vẽ, bút màu … các con hãy cùng nhau hoàn thành bức tranh của mình trong thời gian 30 phút, sau khi hoàn thành các con sẽ đem dán bức tranh của mình lên bảng lớn để chúng ta cùng ghép lại thành một bức tranh lớn, nào chúng ta cùng thi đua để xem lớp nào làm bức tranh nhanh và đẹp nhất nhé. Khi đó trẻ sẽ cùng cô phân công nhiệm vụ bạn đi hái lá, bạn nhặt hoa, bạn vẽ ông mặt trời, cầu vồng …hào hứng thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Chơi trong hoạt động ngoài trời không thể thiếu các trò chơi vận động và trò chơi dân gian. Để chơi được các trò chơi trẻ không thể chơi một mình. Vì thế để chơi được thì hợp tác nhóm, tinh thần đồng đội là yêu cầu cần thiết của các trò chơi này. Trong năm học 2020-2021, thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thay thế hoạt động góc, hoạt động ngoài trời từ 1-2 lần/tuần bằng tổ chức hoạt động giao lưu thể thao, trò chơi phát triển vận động, erobic… hoặc lao động tại vườn trường, tham quan trải nghiệm ở khu vực trường. Tôi đã chỉ đạo các lớp khối mẫu giáo 5-6 tuổi xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai tổ chức các buổi giao lưu giữa các lớp với nhiều trò chơi vận động, trò chơi rèn kỹ năng … để trẻ có cơ hội trao đổi những gì trẻ lĩnh hội được với các bạn nhằm hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. (Có kế hoạch đính kèm phụ lục) 17 Trẻ chơi kéo co Trẻ thi đấu vật Trẻ nhảy dân vũ Trẻ lao động vệ sinh * Trong hoạt động lễ hội, tham quan dã ngoại Trong những năm học qua, nhà trường luôn tổ chức các họat động các hoạt động lễ hội, tham quan, dã ngoại cho trẻ … Bản thân tôi được ban giám hiệu phụ trách mảng lễ hội và tham quan dã ngoại cho toàn trường và phụ trách chuyên môn khối 4-5 ; 5-6 tuổi, vì vậy, tôi luôn chủ động trong việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, hướng dẫn giáo viên chú trọng hơn vào việc lồng ghép các kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Để hình thành và phát triển kỹ năng cho trẻ thì điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được tham gia luyện tập thường xuyên, mọi cơ hội có thể. Có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách bền vững. 18 Trẻ chơi xâu hạt Trẻ chơi ném bóng vào rổ Chơi trong ngày hội tiếng Anh Trẻ chơi đã bóng vào gôn 4. Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động nhóm đảm bảo theo nguyên tắc tương tác, phối hợp, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động nhóm theo các nguyên tắc tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ sẽ tạo cơ hội cho trẻ xác định được vị trí, vai trò của mình trong nhóm và cố gắng tương tác, phối hợp với các bạn trong hoạt động nhóm, qua đó hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng hoạt động nhóm. Để triển khai có hiệu quả giáo viên cần thực hiện các nội dung sau: Giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện hoạt động nhóm theo các nguyên tắc tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ: tạo cơ hội để trẻ phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các thành viên trong nhóm; giải quyết các xung đột xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm; hướng dẫn trẻ tự kiểm tra, đánh giá mình, đánh giá các thành viên trong nhóm; đánh giá kỹ năng hoạt động nhóm của trẻ. 4.1. Phối hợp giữa các thành viên trong nhóm Phối hợp cùng bạn trong khi chơi là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với công việc của các 19 bạn trong nhóm, có tác dụng tương tác với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên luôn định hướng cho trẻ biết làm việc theo nhóm tuy là kết quả của cả nhóm nhưng là kết quả của mỗi cá nhân lập thành. Muốn nhóm đạt kết quả tốt thì mỗi thành viên trong nhóm phải biết hợp tác, phối hợp với nhau. Để làm tốt công tác phối hợp giáo viên phải hướng dẫn trẻ thỏa thuận về mục đích, nội dung hoạt động của nhóm, thảo luận để phân công vị trí, vai trò/nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm và xây dựng các quy tắc chung của nhóm, từ đó tùy vào phần việc của mình được phân công, các thành viên triển khai, thực hiện. trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phải biết trình bày ý kiến, nguyện vọng, hoặc yêu cầu được giúp đỡ, tránh xảy ra xung đột. Ví dụ: Trong quá trình thực hiện hoạt động góc ở trò chơi gia đình có thành viên là bố mẹ và hai con, thấy gia đình đã phân công cụ thể chức năng của từng thành viên, nhưng đến khi thực hiện thì chỉ thấy bố nằm đọc báo, mẹ thì như con thoi trang trí nhà cửa, lúc đó cô gợi ý cho mẹ lại gọi bố nhờ bố đi mua ít tranh về để trang trí. Rất tự nhiên bố nhập cuộc và chơi một cách hứng thú 4.2. Thực hiện nhiệm vụ của nhóm Nội dung hoạt động nhóm được phân chia thành những phần việc cụ thể. Các phần việc này có tính “riêng biệt” tương đối nhưng đồng thời đều phải hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của cả nhóm. Nếu chỉ một thành viên không hoàn thành nhiệm vụ mà mình được giao thì mục tiêu chung của nhóm không thể đạt được. Giáo viên có thể hướng dẫn trực tiếp hoặc hướng dẫn gián tiếp nhằm khuyến khích sự tác động qua lại giữa trẻ với nhau trong nhóm, hướng dẫn trẻ cùng nhau tự kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động của nhóm mình.. Hướng dẫn trực tiếp là giáo viên cùng tham gia hoạt động với trẻ, cùng thảo luận, chia sẻ ý tưởng, làm mẫu cho trẻ bắt chước...(có thể là hướng dẫn từng cá nhân hoặc hướng dẫn chung cho cả nhóm trẻ) nhằm kích thích trẻ tương tác, phối hợp, tích cực tham gia, chia sẻ cùng nhau trong nhóm. Sự xuất hiện của cô giáo với vai trò là một người bạn cùng nhóm có thể được diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của trẻ hoặc trong những tình huống, như: Khi trẻ gặp khó khăn trong việc phân công nhiệm vụ, trao đổi, thống nhất về nội dung hoạt động, đưa ra ý tưởng mới... Trong quá trình hoạt động: trẻ lúng túng khi thao tác, khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi; khó khăn trong việc đưa ra sáng kiến, hoặc khi giải quyết những xung đột, xích mích với bạn... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan