Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế và giảng dạy một ...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế và giảng dạy một số bài thực hành về vẽ biểu đồ trong ôn thi tốt nghiệp môn địa lí lớp 12

.PDF
23
1
120

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ                                         TRƯỜNG THPT SẦM SƠN ™™™         SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ VÀ  GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI THỰC HÀNH VỀ VẼ BIỂU ĐỒ  TRONG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12                                                                     Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỷ                   Chức vụ: Giáo viên                                                        Đơn vị công tác: Trường THPT Sầm Sơn                              SKKN thuộc môn: Địa Lí Năm học 2010 – 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NỘI DUNG 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1.1. Quan niệm về biểu đồ 2.1.2. Các dạng biểu đồ 2.1.3.Ý nghĩa của biểu đồ trong dạy học địa lí ở trường THPT  2.2. Thực trạng dạy ôn thi tốt nghiệp địa lý ở trường THPT  Sầm Sơn 2.2.1. Thực trạng dạy các bài thực hành và thực hành vẽ biểu đồ địa  lí 2.2.2. Khả năng ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế và dạy  học thực hành vẽ biểu đồ trong ôn thi tốt nghiệp Địa lí ở trường  THPT Sầm Sơn 2.2.3. Điều kiện của nhà trường 2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện ứng dụng phần mềm   powerpoint để thiết kế và dạy một số bài thực hành về vẽ biểu  đồ trong ôn thi tốt nghiệp môn địa lý lớp 12   2.3.1.Quy trình và nguyên tắc thiết kế bài thực hành vẽ biểu đồ trên  Powerpoint 2.3.1.1. Quy trình.  2.3.1.2. Nguyên tắc 2.3.2. Ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế và dạy học một  số loại bài thực hành vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình ôn thi tốt  nghiệp THPT lớp 12 2.3.2.1. Các bước khai thác, sử dụng Powerpoint để vẽ các dạng biểu  đồ 2.3.2.2. Thiết kế các dạng biểu đồ cụ thể.  KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu 2. Kiến nghị Trang 1 1 2 2 2 2 2 4 5 5 6 8 8 8 8 9 9 9 10 19 19 20 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông SLTK: Số liệu thống kê KT – XH: Kinh tế ­ xã hội CNTT: Công nghệ thông tin SGK: Sách giáo khoa BSL: Bảng số liệu CN: Công nghiệp GD & ĐT: Giáo dục và đào tạo MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong ba năm liên tục trở  lại đây, địa lí luôn là một trong sáu môn thi tốt   nghiệp.   Nội   dung   ôn   thi   nằm   trong   chương   trình   THPT   hiện   hành,   chủ   yếu   là   chương trình lớp 12, bao gồm kiến thức và kỹ  năng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ  năng của chương trình giáo dục môn địa lí phổ  thông. Do đó, nhiệm vụ  quan trọng   của người giáo viên không chỉ là bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức một cách  hệ thống, mà còn phải rèn luyện cho các em các kĩ năng mang đặc trưng riêng của bộ  môn (kĩ năng thực hành với bản đồ, biểu đồ  ­ số  liệu thống kê…), từ  đó hình thành  các phẩm chất tốt đẹp về trí tuệ, năng lực tư duy, óc thẩm mĩ… góp phần hình thành  nhân cách người học.  Trong các dạng thực hành, vẽ biểu đồ có vai trò hết sức quan trọng, nó là hình   thức trực quan hoá số liệu thống kê, nó biến các số liệu thô cứng thành các hình vẽ  biết nói, kích thích tư duy và hứng thú học tập đối với người học… Tuy nhiên hiện nay việc dạy và học các bài thực hành nói chung, thực hành  với biểu đồ nói riêng ở các trường THPT thời lượng rất hạn chế, giáo viên chưa đầu  tư đúng mức và học sinh chỉ coi đó là bài phụ… do đó hiệu quả học tập các bài thực   hành chưa cao, năng lực vẽ  biểu đồ, nhận dạng biểu đồ  của học sinh còn yếu, vì   vậy cần thiết phải có sự thay đổi để tích cực hoá việc dạy và học các bài thực hành,   nhất là thực hành vẽ biểu đồ. Đặc biệt hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học đang   là một nhiệm vụ  quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới giáo dục nói  chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Điều này thể hiện rõ trong sự phát  triển và đổi mới của nhà trường,  ở  hầu hết các bộ  môn đều đang từng bước đưa  CNTT vào trong dạy học, địa lí có thể nói là một trong những bộ môn đi đầu và tiến   hành rất mạnh mẽ. Điều đáng nói là từ  trước đến nay, các giáo viên chỉ   ứng dụng   CNTT để  dạy các bài lí thuyết, chưa áp dụng đối với bài thực hành. Đây là một sự  mất đối xứng cũng như chưa phát huy và thể hiện hết vai trò to lớn của thực hành.  Thấy rõ được hạn chế  và sự  cần thiết đó, là giáo viên trẻ, lại có nhiều tâm  huyết với nghề nên tôi đã  tiến hành nghiên cứu Ứng dụng phần mềm Powerpoint để   thiết kế  và giảng dạy một số bài thực hành  về  vẽ  biểu đồ  trong ôn thi tốt nghiệp   môn địa lí lớp 12, nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành nói riêng và địa lí  nói chung ở Trường THPT Sầm Sơn.  NỘI DUNG 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1.1.Quan niệm về biểu đồ ­ Biểu đồ  là một trong những phương tiện quan trọng trong dạy học Địa lí.   Thông qua biểu đồ giáo viên có thể minh hoạ, chứng minh cho các bài giảng, nhưng   quan trọng hơn là giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện  kỹ năng và phát triển tư duy địa lý cho các em.  Theo từ  điển Thống kê: “Biểu đồ  là một phương tiện trình bày và phân tích   các tài liệu thống kê bằng các cấu trúc đồ  hoạ, nhằm mục đích hình tượng hoá sự   phát triển của hình tượng theo thời gian, kết cấu và sự biến động kết cấu của hiện   tượng, mối liên hệ giữa các hiện tượng. Ngoài ra biểu đồ còn trình bày các số liệu   thống kê một cách khái quát, sinh động và mỹ  thuật, giúp người xem dễ  hiểu dễ   nhớ”. + Biểu đồ là một hình vẽ hay một cấu trúc đồ hoạ (chủ yếu dùng các ký hiệu   hình học…) để biểu hiện về lượng của các hiện tượng (trong đó mặt lượng có liên  quan chặt chẽ với mặt chất) + Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng và các quá trình địa lí. Như vậy, Biểu đồ là cấu trúc đồ  hoạ dùng để  biểu hiện một cách trực quan   số  liệu thống kê về  quá trình phát triển của hiện tượng, cấu trúc của hiện tượng,   mối quan hệ về thời gian và không gian giữa các hiện tượng địa lí.   Việc trực quan hoá các số  liệu thống kê thành các loại biểu đồ  khác nhau   dùng trong dạy học địa lí là điều kiện thuận lợi để hình thành biểu tượng, khái niệm,  rèn luyện các kỹ năng và phát triển tư duy địa lý cho học sinh. 2.1.2.Các dạng biểu đồ Hiện nay biểu đồ trong các SGK và các sách tham khảo phục vụ cho dạy học  địa lí ở trường phổ thông rất phong phú và đa dạng, vừa để minh hoạ cho kiến thức,   vừa để minh hoạ một cách trực quan các số liệu thống kê, đồng thời là phương tiện   để  học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ  năng và phát triển tư  duy địa lí. Song   việc phân loại biểu đồ  có nhiều cách khác nhau như: phân loại theo bản chất, phân   loại theo nội dung, phân loại theo hình thức…của các sự vật hiện tượng địa lí.  * Phân loại biểu đồ theo bản chất của sự vật hiện tượng địa lí    ­ Biểu đồ động thái: Là loại biểu đồ biểu hiện trực quan các số liệu thống kê qua   quá trình phát triển, tốc độ phát triển, sự thay đổi cơ  cấu của hiện tượng địa lí theo  thời gian + Biểu đồ động thái thể hiện quá trình phát triển của một hiện tượng theo thời gian   (có các hình thức): Biểu đồ theo đường; Biểu đồ hình cột  + Biểu đồ  động thái biểu hiện quá trình phát triển của một hiện tượng nhưng trên   nhiều lãnh thổ khác nhau (có các hình thức): Biểu đồ theo đường; Biểu đồ miền + Biểu đồ  biểu hiện quá trình phát triển của hai hiện tượng theo thời gian (có các   hình thức):  Biểu đồ theo đường; Biểu đồ kết hợp biểu đồ hình cột và biểu đồ  theo  đường;  Biểu đồ hình cột + Biểu đồ thể  hiện quá trình phát triển của nhiều hiện tượng theo thời gian (có các  hình thức): Biểu đồ theo đường; Biểu đồ hình cột; Biểu đồ kết hợp biểu đồ theo cột   và theo đường; Biểu đồ miền ­ Biểu đồ cơ cấu   + Biểu hiện tỉ trọng của một thành phần trong tổng  thể (có các hình thức): Biểu đồ hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn; Biểu đồ hình vuông + Biểu hiện sự  so sánh về  cơ  cấu của hiện tượng  ở  nhiều phạm vi lãnh thổ  khác   nhau trong cùng một thời gian (có các hình thức): Biểu đồ hình tròn; Biểu đồ hình cột + Biểu hiện sự thay đổi cơ cấu của hiện tượng theo thời gian trên một lãnh thổ nhất  định (có các hình thức): Biểu đồ hình tròn ;   Biểu   đồ   hình   miền;   Biểu   đồ   hình  cột; Biểu đồ hình bán nguyệt + Các dạng biểu đồ cơ cấu khác: Biểu đồ tháp tuổi; Biểu đồ tam giác ­ Biểu đồ so sánh + So sánh các hiện tượng cùng loại (có các hình thức): Biểu đồ hình tròn; Biểu đồ có   thể sử dụng các hình quạt để so sánh; Biểu đồ hình vuông + So sánh hiện tượng ở các thời gian khác nhau (có các hình thức): Biểu đồ cột đơn;   Biểu đồ cột đơn gộp nhóm; Biểu đồ cột chồng + So sánh các hiện tượng ở các không gian khác nhau (có các hình thức): Biểu đồ cột   đơn thanh ngang; Biểu đồ cột đơn gộp nhóm; Biểu đồ cột chồng ­ Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ + Mối quan hệ  của các hiện tượng theo thời gian (có các hình thức): Biểu đồ  theo   đường; Biểu đồ kết hợp cột đường + Biểu đồ biểu hiện các hiện tượng theo không gian (có các hình thức): Biểu đồ hình   cột ­ Các hình thức biểu đồ khác: + Biểu đồ hình khối + Biểu đồ đặt trên các bản đồ (biểu đồ bản đồ) Ngoài ra ta còn gặp các dạng biểu đồ sau: * Biểu đồ phân loại theo hình thức + Biểu đồ  theo đường: được sử  dụng để  biểu hiện sự  diễn biến về  số lượng của   hiện tượng theo thời gian nhằm trực quan hoá quá trình phát triển và tốc độ  phát  triển của sự vật hiện tượng địa lí. + Biểu đồ hình cột: biểu hiện các đại lượng của hiện tượng bằng các cột hình chữ  nhật (đứng hoặc nằm ngang) có chiều dài tương ứng với số liệu thống kê. + Biểu đồ  diện tích: sử  dụng diện tích các ký hiệu hình học phẳng (diện tích các   hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật…) để biểu thị đối tượng. + Biểu đồ thể tích: sử dụng thể tích hình khối (hình lập phương, hình hộp chữ nhật)   để biểu diễn về lượng các đối tượng * Phân loại biểu đồ theo nội dung (có các hình thức sau): + Biểu đồ  về  các hiện tượng tự  nhiên: như  biểu đồ  tương quan nhiệt  ẩm, biểu đồ  khí áp, biểu đồ tốc độ gió + Biểu đồ dân cư: như biểu đồ về tình hình gia tăng dân số, biểu đồ tháp tuổi… + Biểu đồ về kinh tế: như biểu đồ về cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia, biểu   đồ về cơ cấu lao động của một quốc gia… 2.1.3.Ý nghĩa của biểu đồ trong dạy học địa lí ở trường THPT ­ Biểu đồ là hình thức trực quan sinh động các số liệu thống kê (SLTK) Trong dạy học địa lí, SLTK là thành phần không thể  thiếu được trong nội  dung kiến thức địa lí, SLTK vừa để minh hoạ, chứng minh cho kiến thức địa lí, đồng  thời vừa là một nguồn tri thức về địa lí tự nhiên cũng như địa lí kinh tế ­xã hội. Song việc sử dụng SLTK đơn thuần thì bài học sẽ trở nên khô khan, khó nhớ,  khó hiểu (nhất là đối với bảng SLTK phức tạp) do đó việc cụ  thể  hoá các SLTK   thành các loại biểu đồ  sẽ  có sức hấp dẫn mạnh mẽ  và sinh động làm cho học sinh   lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, đồng thời giữ được một ấn tượng một cách sâu   sắc đối với học sinh. Số  liệu thống kê được biểu hiện thông qua biểu đồ  là một điều kiện thuận   lợi để  học sinh khai thác kiến thức, tạo hứng thú học tập cho các em, có tác dụng  phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức, hoạt động thực hành của học sinh  ­ Biểu đồ là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức Biểu đồ  là hình thức biểu hiện trực quan các SLTK, mà các SLTK là một bộ  phận  quan trọng của kiến thức địa lí về  quá trình phát triển, cơ  cấu, mối quan hệ  về  không gian và thời gian giữa các hiện tượng địa lí. ­ Biểu đồ là phương tiện dạy học để học sinh rèn luyện kỹ năng. Rèn luyện ký năng hiện nay là một mục tiêu rất quan trọng trong quá trình dạy  học, nó vừa gắn lý thuyết với thực hành, vừa làm thay đổi phương pháp học tập thụ  động ỷ lại vào thầy của học sinh chuyển sang phương pháp học tập chủ động, đồng   thời góp phần vào phát triển nhân cách toàn diện của người học Thông qua biểu đồ  học sinh có thể  rèn luyện được kỹ  năng như: xử  lí các  SLTK, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ  và có thể viết được những báo cáo ngắn ngọn  về các vấn đề KT­XH. Tất nhiên việc hình thành các kỹ năng biểu đồ trong qua trình   học tập địa lí không thể tách rời việc nắm kiến thức. Vì vậy giáo viên cần có những   biện pháp để hướng dẫn học sinh  tích cực khai thác kiến thức từ biểu đồ. 2.2. Thực trạng dạy ôn thi tốt nghiệp địa lí ở Trường THPT Sầm Sơn 2.2.1.Thực trạng dạy các bài thực hành và thực hành vẽ biểu đồ địa lí. Khác với dạy học các bài lí thuyết, lâu nay việc dạy ôn thi tốt nghiệp các bài  thực   hành   nói   chung   và   vẽ   biểu   đồ   nói   riêng   ít   được   thực   hiện   bằng   giáo   án  powerpoint. Có điều này là do bản thân giáo viên chưa có sự  đánh giá đúng vai trò  quan trọng của việc dạy học các bài thực hành, đặc biệt là thực hành vẽ  biểu đồ.  Vẫn   có   tư   tưởng   coi   các   giờ   thực   hành   không   quan   trọng   bằng   các   giờ   dạy   lí  thuyết…vì thế chưa có sự đầu tư đúng mức trong việc dạy học, nhất là dạy học có   sử dụng CNTT. Đối với các em học sinh thì  cho rằng giờ bài làm thực hành như các  giờ nghỉ, các em chỉ thích nghe giáo viên hướng dẫn song rồi ngồi chơi, chờ các bạn  khác làm xong lấy chép vào, không có tư  duy sáng tạo, làm giờ  học  ồn, lộn xộn, ít   thu được kết quả, đặc biệt đối với bài so sánh, viết báo cáo, nhận xét số  học sinh   không đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ khá cao. Các em thường thích làm các bài vẽ biểu đồ  hơn. Hơn nữa, thời gian dành cho các bài tập thực hành trên lớp so với nội dung là   rất ngắn và cũng không đủ thời gian để giáo viên có thể cung cấp cho các em tất cả  các loại biểu đồ  đặc biệt những dạng các em chưa từng được học  ở  các lớp dưới   hoặc được học nhưng các em đã quên.    Tìm hiểu từ thực trạng đó tôi đã mạnh dạn ứng dụng phần mềm  powerpoint  để thiết kế và dạy học thực hành vẽ biểu đồ môn địa lí trong chương trình ôn thi tốt  nghiệp địa lí THPT nhằm giúp học sinh hệ thống lại toàn bộ  các dạng bài tập thực   hành cơ  bản mà trong thời gian ngắn phấn trắng bảng đen không thể  làm được.   Đồng thời qua đó HS phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập và làm các   bài tập tương tự. 2.2.2. Khả năng ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế và dạy học thực   hành vẽ biểu đồ trong ôn thi tốt nghiệp Địa lí ở Trường THPT Sầm Sơn * Khả năng của giáo viên Phần mềm PowerPoint có rất nhiều tính năng và một số tính năng của  phần mềm có thể được sử  dụng có hiệu quả  trong thiết kế bài giảng  nhưng   chưa được giáo viên khai thác hiệu quả, ví dụ như sử dụng các công cụ để vẽ  biểu đồ, vẽ hình, sử dụng các hiệu  ứng cho các đối tượng, kỹ  thuật chèn các  ảnh video, flash... nên bài giảng có sử  dụng CNTT nhưng chưa sử  dụng như  một công cụ hữu hiệu điều khiển tiến trình bài giảng. Vì vậy, để  soạn thảo một giáo án điện tử  đòi hỏi giáo viên trước hết  phải tương đối thành thạo trong các thao tác máy tính đối với các phần mềm  world   và   powerpoint.              Trong trình diễn powerpoint, để phát huy hiệu quả của giáo án điện tử,  giáo viên cần phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp: phải kết hợp  giữa trình chiếu và giảng dạy, trình bày, đặt câu hỏi... và hướng dẫn cụ  thể  của giáo viên; đồng thời xen kẽ với các phương tiện dạy học khác như  phiếu   học tập, atlát địa lí, sách giáo khoa, mẫu vật... Để  thiết kế  một số  Slide hỗ  trợ cho bài giảng, người giáo viên cần có  một số kỹ năng sau:  + Lập kế  hoạch xây dựng giáo án điện tử. Thiết kế  giáo án điện tử, nội dung bài   cần theo tiến trình của bài giảng, và đặc biệt chú ý tới phương pháp dạy học bộ  môn. Xây dựng một bài giảng điện tử  cần thực hiện theo trình tự  các bước của  phương pháp giảng dạy bộ môn.   + Kỹ  năng cơ  bản về  kỹ  thuật PowerPoint Đó là các thao tác chèn, copy, xoá, sắp  xếp, liên kết, đặt các hiệu ứng đơn giản ...trên các đối tượng do người thiết kế lựa   chọn. + Kỹ năng sử dụng các công cụ vẽ. Trong nhiều bài giảng, giáo viên cần đưa những  hình  ảnh minh họa cho bài giảng   cần có kỹ  năng sử  dụng các công cụ  vẽ  trong   PowerPoint. Đó là các thao tác chọn kiểu vẽ, nét vẽ, màu vẽ, màu tô, kỹ thuật nhóm   các đối tượng, sắp xếp, ... sao cho hình ảnh trực quan và hình thức đẹp. + Kỹ năng khai thác các hiệu ứng điều khiển để mô tả. Trong đó, hai kỹ năng sau rất cần thiết cho thiết kế bài giảng . + Thực hành các bài tập theo các mức độ  từ  dễ  đến khó. Mỗi bài tập chỉ  rèn luyện   một số kỹ năng cơ bản. + Phân loại các bài tập tương ứng với các hiệu ứng cơ bản. + Sắp xếp các bài tập tổng hợp từ đơn giản đến phức tạp. + Kết hợp rèn kỹ năng vẽ với sử dụng các hiệu ứng. + Biết cách khai thác thông tin từ  một số  website cho bộ  môn của Việt Nam, của  nước ngoài. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video,  các file .ppt, .swf... phục vụ cho giảng dạy thông qua các website tìm kiếm. + Biết cách sử  dụng email  để  gửi  đính kèm tư  liệu tìm  được  đến các bạn  đồng  nghiệp. + Ngoài ra người giáo viên cần có thêm những kỹ năng cần thiết sau : Tìm kiếm thông tin trên các website: google.com, msn.com, yahoo.com bằng các lựa  chọn kiểu và từ khoá thích hợp. Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài soạn trên PowwerPoint, đề  kiểm tra, tư liệu khác... Có kỹ năng download và sử dụng các phần mềm ….. * Khả năng của học sinh : Việc dạy và học trên máy  ở  trường THPT Sầm Sơn có thể  nói đã trở  nên quen thuộc đối với học sinh. Đối với bộ môn địa lí, trong những năm học   gần đây, dưới sự triển khai của nhà trường thì học sinh có nhiều điều kiện để  học tập có  ứng dụng CNTT. Đây là một trong những thuận lợi để  giáo viên  tiến hành hiện đại hoá quá trình dạy học của mình. Bản thân các em, cũng đã  được học tập bộ môn Tin học và học bằng máy chiếu, do vậy việc học ôn thi   tốt nghiệp bằng giáo án Powerpoint về cơ bản là có thể thích nghi nhanh được.  Mặt khác những  ưu điểm của Powerpoint trong vẽ  biểu đồ  không làm  cho học sinh mất tập trung, nội dung kiến thức chính của bài được thể  hiện   trọng tâm hơn, vì vậy thuận lợi trong việc phát huy phương pháp học tập theo  hướng tích cực của học sinh, biết khai thác, nắm bắt các kiến thức cơ bản của  bài thông qua các hoạt động cụ thể do giáo viên phân công. Tuy nhiên để  học sinh có thể  hiểu và làm được các bài thực hành trên   máy thì cần phải trang bị thêm cho các em những kĩ năng cần thiết về vẽ biểu   đồ  trên máy vi tính. Điều này cần có sự  hỗ  trợ  của giáo viên, các hoạt động  của học sinh với powerpoint như cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm cặp đôi để trao đổi  về  nội dung học tập phải được sử  dụng một cách linh hoạt tránh tình trạng   chờ sẵn sự trình diễn của giáo viên…  2.2.3. Điều kiện của nhà trường Hiện nay với chủ trương đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin vào trong   dạy học, Trường THPT Sầm Sơn đã trang bị  hai phòng học có trang bị  máy chiếu   tương đối hiện đại, với hệ thống thiết bị kèm theo khá đồng bộ. Vì thế cơ bản giáo   viên có thể thay phiên lên lớp để giảng dạy bằng máy.  Tuy nhiên nhà trường cần trang bị đồng bộ và đầy đủ hơn nữa về các thiết bị  phục vụ  cho việc soạn giáo án điện tử  của giáo viên như  hệ  thống máy tính, máy   chiếu, loa… và hỗ trợ nối mạng internet để giáo viên dễ dàng cập nhật, kết nối các  thông tin. Việc thiết lập nên những phòng đa chức năng riêng với hệ  thống máy chiếu  cố  định cũng sẽ  tạo thuận lợi nhiều hơn trong quá trình giảng dạy của giáo viên  bằng giáo án điện tử…. 2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện ứng dụng phần mềm POWERPOINT để  thiết kế  và dạy một số  bài thực hành về  vẽ  biểu đồ  trong ôn thi tốt nghiệp   môn địa lý lớp 12  2.3.1.Quy   trình   và   nguyên   tắc   thiết   kế   bài   thực   hành   vẽ   biểu   đồ   trên   Powerpoint 2.3.1.1. Quy trình.   ­ Bước 1: Tìm hiểu rõ nội dung, yêu cầu, mục đích của bài thực hành vẽ biểu đồ cần  thực hiện. Bổ sung thêm những tư liệu cần thiết phục vụ nội dung, yêu cầu của bài   vẽ biểu đồ. ­ Bước 2: Nghiên cứu những kiến thức lí thuyết của dạng biểu đồ  cần hướng dẫn  cho học sinh, sao cho thực hành có kết quả. ­ Bước 3: Sắp xếp trình tự công việc cần phải làm đối với bài biểu đồ mà học sinh   cần phải tiến hành. ­ Bước 4: Cung cấp những kiến thức có liên quan đến bài thực hành để  học sinh có   thể tự lựa chọn cách làm phù hợp. ­ Bước 5: Chuẩn bị các cách làm mẫu ­ Bước 6: Xây dựng kịch bản và thiết kế trên máy ­ Bước 7: Kiểm tra lại  2.3.1.2. Nguyên tắc: Để một bài thực hành vẽ biểu đồ đảm bảo nội dung và đáp ứng được yêu cầu  dạy học, trong quá trình thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc sau: ­ Đảm bảo tính chính xác, khoa học: dù là loại biểu đồ  nào, muốn thể  hiện đúng  được bản chất của đối tượng địa lí, thì các số  liệu khi vẽ  phải đảm bảo tính chính  xác cao, điều này đối với vẽ biểu đồ trên máy thì thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều so  với vẽ tay (thủ công). Tuy nhiên do có thể điều chỉnh các hình dạng, kích thước của   biểu đô một cách đơn lẻ, vì vậy nhất định phải chú ý nguyên tắc này tránh tình trạng   làm thay đổi tính chất của nội dung cần thể hiện. ­ Đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ: bản chất của thực hành vẽ biểu đồ  là trực quan   hoá các số liệu về các đối tượng địa lí, vì thế cần phải có sự lựa chọn màu sắc phù  hợp, không mờ  nhạt và không quá loè loẹt. Trên mỗi slide không nên để  biểu đồ  có  kích thước quá to, hoặc quá nhỏ. Đồng thời phải có sự cân đối, hợp lí trong trình bày   các yếu tố trên mỗi biểu đồ (số liệu, bảng chú giải, tên biểu đồ…).  ­ Đảm bảo tính giáo dục: mặc dù bài thực hành vẽ biểu đồ chủ yếu để rèn luyện các   kĩ năng cho học sinh, nhưng thông qua các kĩ năng đó phải giáo dục cho các em khả  năng tự suy nghĩ, tự lực làm việc, coi trọng các giá trị  của việc học đi đôi với hành,  khả năng áp dụng lí  thuyết vào thực tế…. 2.3.2. Ứng dụng phần mềm powerpoint để thiết kế và dạy học một số loại bài  thực hành vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT lớp 12 2.3.2.1. Các bước khai thác, sử dụng Powerpoint để vẽ các dạng biểu đồ: Bước 1: Vào Powerpoint ­> chọn Insert Chart. Trên Slide sẽ xuất hiện một biểu đồ  mẫu hình cột ghép và và một bảng số  liệu để  ta có thể  thay đổi số  liệu theo nội   dung cần vẽ. Bước 2: Nhập số liệu cần vẽ vào bảng số liệu định sẵn trong LearningPowerpoint­ Datsheet.  Bước 3: Lựa chọn kiểu biểu đồ cần vẽ ­>Kích chọn vào biểu đồ, sau đó nhấp chuột   phải, chọn Chart type, trong đó có tất cả các dạng biểu đồ cần thiết. Nếu ta sử dụng   dạng biểu đồ nào thì kích chọn vào dạng đó ­> OK, biểu đồ mẫu sẽ tự động chuyển  sạng dạng biểu đồ mà ta chọn. VD: Muốn sử dụng biểu đồ hình tròn ta chọn: Pie. Ở  bên cạnh có thẻ: Chart sub­type với các dạng đường tròn khác nhau, ta lựa chọn   dạng đường tròn phù hợp ­> OK. Bước 4: Cho hiển thị  các yếu tố  khác của biểu đồ: Kích chuột phải vào biểu đồ,  chọn Chart options + Chọn Titles: hiển thị tên biểu đồ  Chart titles: đánh tên biểu đồ cần thể hiện ở trên cùng của biểu đồ. Category(X) axis: đánh tên biểu đồ cần thể hiện ở dưới chân biểu đồ. Value(Z) axis: đánh tên biểu đồ nếu muốn để ở bên trái của biểu đồ. + Chọn Axses: hiển thị số liệu trên trục tung và trục hoành. + Gridlines: hiển thị các dòng kẻ trên biểu đồ + Legend: lựa chọn vị trí hiển thị của bảng chú giải + Data labels: hiển thị số liệu trong biểu đồ…. Sau khi cho xuất hiện các yếu tố  cần thiết của biểu đồ, việc chỉnh sửa sẽ  tuỳ thuộc vào người thiết kế. Muốn chỉnh sửa yếu tố nào thì kích đúp chuột vào đối   tượng đó để sửa từ phông chữ, màu sắc, kích thước…sao cho phù hợp. 2.3.2.2. Thiết kế các dạng biểu đồ cụ thể.  * Biểu đồ đồ thị Buớc 1: Nhập dữ liệu:   Insert à Chart  Nhập dữ liệu vào Datasheet           Bước 2: Thay đổi các giá trị trong đồ thị:      Nhấn chuột vào đồ thị                                                                                    View à Datasheet      Bước 3:  Thay đổi kiểu vẽ đồ thị:    Nhấn chuột vào đồ thị   Chọn đường cần thay  đổi   Nhấn phím chuột phải  Chart Type (Chọn kiểu vẽ) …                       * Biểu đồ kết hợp  Cho bảng số liệu sau:   Năm 1990 1995 2000 2005 Than(triệu tấn) 4,60 8,40 11,60 42,50 Điện(Tỉ KW) 8,8 14,7 26,7 64,1 Ứng dụng Powerpoint để vễ đồ thị kết hợp dạng đường và cột Các bước: 1.1. Nhập dữ liệu theo bảng:   Đồ thị mặc định như sau: 1.2­ Thay đổi kiểu đồ  thị:     Chọn “điện” là dạng đường, “than” là dạng cột:        Chọn chuột vào đồ thị  Chọn Menu Chart  Chon kiểu đồ thị dạng cột   Chọn OK.       Chọn   chuột   vào   cột   thể   hiện   “Điện”    Ấn   phải   chuột,   Chọn   Format   Data  Series…  Chọn Axis  Chọn Secondary Axis  Chọn OK  Tiếp tục chọn menu Chart (để Chọn kiểu đồ thị cho “Điện” đã được chọn)  Chọn OK. Kết quả cho đồ thị như sau: 1.3­ Để hiển thị giá trị của các năm.  Chọn chuột vào đồ thị (dạng đường hoặc cột)  Ấn phải chuột  Chọn Format Data Series…  Chọn Data Labels  Chọn Value  Chọn OK, cho kết quả như sau: 1.4­ Gán tên, nhãn cho đồ thị  Từ menu Chart, chọn Chart Options…  Điền các thông tin vào Titles với các thông tin ví dụ như sau:  Chọn OK, Kết quả như sau: 1.5­ Thay đổi font chữ:  Chọn chuột vào chữ cần thay đổi của đồ thị  Ấn phải chuột, Chọn Format Data Labels (hoặc ấn đúp chuột lên khung chữ)  Xuất hiện bảng, Chọn Font.  Chọn kiểu chữ cần thay đổi  Chọn OK. Cho kết quả như sau:  Tiếp tục thực hiện cho các font chữ còn lại theo các bước trên, cho kết quả như ví  dụ sau: * Biểu đồ dạng đường  (Vẽ  biểu đồ  bài 23 thực hành: Phân tích sự  chuyển dịch cơ  cấu ngành trồng trọt.   Bài tập 1 SGK địa lí 12 cơ bản trang 98 ) Giá trị sản xuất ngành trồng trọt(Theo giá so sánh 1994) Đv: Tỉ đồng Năm Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 33289,6 3477,0 6692,3 5028,5 1116,6 1995 42110,4 4983,6 12149,4 5577,6 1362,4 2000 55163,1 6332,4 21782,0 6105,9 1474,8 2005 63852,5 8928,2 25585,7 7942,7 1588,5 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng                          (Các bước thực hiện như mục 2.3.2.1) * Biểu đồ hình tròn (Vẽ biểu đồ bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp. SGK Địa lý lớp 12 cơ bản, trang   93) Cho BSL: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005(Đơn vị:%) Loại cây Cơ   cấu  GTSX(%) Lương thực Rau đậu Cây C.Nghiệp Cây ăn quả 59,2 8,3 23,7 7,3 Cây khác 1,5 Biểu đồ:  Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%) (Các bước thực hiện như mục 2.3.2.1) * Biểu đồ dạng miền (Vẽ  biểu đồ  bài 23 thực hành: Phân tích sự  chuyển dịch cơ  cấu ngành trồng trọt.   Bài tập 2 SGK địa lí 12 cơ bản trang 99) Cho BSL: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu   năm (Đơn vị: nghìn ha)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan