Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe - dinh dưỡng Sai lầm khi ăn mì và cách chế biến mì an toàn...

Tài liệu Sai lầm khi ăn mì và cách chế biến mì an toàn

.PDF
3
157
56

Mô tả:

Sai lầm khi ăn mì và cách chế biến mì an toàn Cuộc sống bận rộn và guồng quay của xã hội công nghiệp khiến con người ngày một xa rời với hơi ấm trong bếp. Và mì tôm là một trong những món ăn ưa thích trong thực đơn ăn hàng ngày của sinh viên, người muốn giảm cân. Điều này chẳng có gì để bàn nếu bạn không biết những sai lầm trong việc ăn mì bạn hay mắc có thể đe dọa đến chính sức khỏe của bạn. VnDoc cũng xin giới thiệu phương pháp đơn giản để bạn chế biến mì an toàn, đảm bảo sức khỏe nhé! 1. Những sai lầm khi ăn mì nên tránh 3 gói mì/ tuần Theo con số thống kê của Bộ công thương năm 2012, Việt Nam đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng mì ăn liền được tiêu thụ, Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ từ 1-3 gói/người/tuần với tổng 5,1 tỷ gói mì được sản xuất hàng năm. Tiến sĩ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ "khó xơi" đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mỳ này không dễ gì phân hủy. 3 phút cho mỗi bát mì Cho gia vị, úp mì trong 3 phút rồi đem ra ăn ngay. Đó là cách ăn mì của bạn? Xin khẳng định tác phong quá “công nghiệp” đó đang đe dọa chính sức khỏe của bạn đấy. Bạn có biết sợi mì ăn liền cần 4-5 ngày mới tiêu hóa hết được vì nó có phủ một lớp sáp. Hơn nữa, bột ngọt trong mì sẽ biến dạng thành chất độc khi bị đun sôi. Ăn mỳ úp Mì ăn liền thường được chiên qua dầu chứ không hề sử dụng “chất bảo quản” để bảo quản. Tuy nhiên, trong dầu lại có chất chống lên men thực phẩm (BHT) – loại chất có thể dẫn làm suy giảm chức năng sinh sản, gây bệnh gan và nhiễm sắc thể dị thường. Việc bạn úp mì đồng nghĩa với việc bạn đã ăn những chất độc được sản sinh trong quá trình chiên đi chiên lại dầu. Ăn gói gia vị Chứa chất chống oxy hóa và có hàm lượng muối Natri cao nên việc ăn nhiều gói gia vị sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp. Ăn mì cốc, bát Các nhà sản xuất đã sử dụng 0,015mg Polystyrene vào bát mỳ để tránh tình trạng biến hình khi gặp nước nóng trong khi chỉ cần 0,001 mg chất đó đã có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. 2. Phương pháp chế biến mì đúng cách Bạn đừng lo lắng trước thực trạng đầy nguy hiểm của mì tôm. Món ăn này sẽ hoàn toàn ngon miệng và vô hại nếu bạn làm theo phương pháp đơn giản sau đây. Bước 1: Chần mì Đun sôi nước và chần mì qua nước đó. Việc này giúp bạn lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì, đợi sợi mì tách riêng ra thì bạn đem chắt nước đi. Bước 2: Nấu mì Đun sôi một nồi nước khác rồi gắp mì vào nồi đó. Tắt bếp nhanh trước khi mì bị nát. Sau đó bạn cho gia vị vào. Với những bạn thích ăn mì khô thì có thể chắt nước ra rồi trộn gia vị vào sau đó. Bạn cũng có thể cho trứng, rau và các loại thức ăn kèm theo nếu muốn. Hãy thật cẩn trọng với những món đồ ăn nhanh và tìm cách hạn chế những tác hại của nó nhé. Vì trên hết, có sức khỏe, bạn sẽ có tất cả!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan