Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe - dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Tài liệu Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

.DOC
3
342
139

Mô tả:

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhCHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhCHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN HEN – COPD Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não... để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cũng là một vấn đề quan trọng góp phần làm giảm, hạn chế sự phát triển của bệnh. 1. Chế độ ăn uống - Thành phần ăn hằng ngày cụ thể gồm chất bột (bánh mỳ, gạo, đậu hà lan, khoai tây, bí ngô…), chất đạm (các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ, vừng lạc…) chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật, bơ…). Sử dụng các chất béo có lợi cho bệnh nhân hơn bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO 2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật...) không nên dùng quá 0,5 lạng/ngày. - Thường xuyên tăng cường bổ sung các loại vitamin Vitamin A có nhiều trong gan, cá, sữa...cà rốt, rau xanh, quả mơ, dưa chuột, quả đào có màu vàng, ngô...gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, bưởi, rau xanh, cải bắp, cải xoong, xoài, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ổi...rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm..), Vitamin E có nhiều trong bột mì, quả hạnh nhân... Các loại vitamin này có tác dụng giảm các gốc ôxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân BPTNMT. Trung bình bệnh nhân BPTNMT cần lượng xơ 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả). - Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim) bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…). - Người bệnh cũng cần chú ý bổ sung lượng nước trong ngày (trung bình khoảng 2 - 3 lít) để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng. Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. - Bữa ăn, tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn. Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Một vấn đề quan trọng không thể thiếu đó là lựa chọn, chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị người bệnh, bố trí bàn ăn sạch sẽ, đẹp mắt cũng như tạo không khí vui vẻ, kích thích ăn uống. 2. Chế độ sinh hoạt. - Cải tạo phòng ngủ thoáng mát, tránh ẩm thấp, ngủ đúng giờ, đủ từ 8 – 10 giờ/ngày. - Tránh các chất ô nhiễm, khói thải, nước thải và những mùi mạnh như nước hoa, khói thuốc lá, than tổ ong, chất tẩy rửa nhà cửa… - Thay đổi không khí đột ngột ( từ lạnh sang nóng và ngược lại). + Mùa rét không tắm nước lạnh, nơi tắm phải kín, không có gió lùa. + Mùa hè không nên dung quạt điện hướng trực tiếp vào người lúc nửa đêm. - Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn. - Làm việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản. - Chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan