Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong luật hìn...

Tài liệu Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam

.PDF
92
149
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH THỊ YẾN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI TRONG l UẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRỊNH THỊ YẾN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI TRONG lUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuyết Mai Hà nội - 2014 2 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÞnh ThÞ YÕn 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng 1 MỞ ĐẦU Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH 8 PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI 1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến quyết định hình phạt đối 8 với người chưa thành niên phạm nhiều tội 1.1.1. Người chưa thành niên phạm tội 8 1.1.2. Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm 9 nhiều tội 1.2. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội 13 Chương 2: 22 THỰC TIỄN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI 2.1. Khái quát quy định của pháp hình sự Việt Nam về quyết định 22 hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 2.1.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước 22 khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 4 26 2.2. Quy định của bộ luật hình sự năm 1999 liên quan đến quyết 30 định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT 43 HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về quyết định 43 hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội 3.2. Hoàn thiện pháp luật về quyết định hình phạt đối với người 61 chưa thành niên phạm nhiều tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về quyết định hình 61 phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam 3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt 65 Nam năm 1999 về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 So sánh độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số nước 16 2.1 Tương quan giữa tổng số vụ án đã xét xử trên toàn quốc 44 bảng và tổng số vụ án có bị cáo là người chưa thành niên đã bị xét xử trên toàn quốc giai đoạn từ năm 2007- 2012 2.2 Tương quan giữa tổng số bị cáo đã xét xử trên toàn quốc 44 với tổng số vụ án có bị cáo là người chưa thành niên đã bị xét xử trên toàn quốc giai đoạn từ năm 2007- 2012 2.3 Các vụ án hình sự có bị cáo là người chưa thành niên và kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2012 6 45 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật. Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội luôn tác động đến các quan hệ xã hội nói chung và các đối tượng mà nó điều chỉnh nói riêng. Để pháp luật phát huy được vai trò, tác dụng và giá trị to lớn của nó, cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật có tính khoa học đảm bảo tác động có hiệu quả đến các đối tượng mà pháp luật điều chỉnh. Trong những năm gần đây, thực trạng người chưa thành niên phạm tội ngày một gia tăng. Số vụ án có người chưa thành niên phạm tội ngày càng nhiều, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ngày càng cao. Tình hình phạm tội nêu trên không chỉ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của một đất nước, mà còn tác động rất lớn đến đời sống tâm lí của cả xã hội nói chung và của người thành niên nói riêng, làm hoang mang, mất niềm tin, tác động xấu đến việc hình thành nhân cách và lí tưởng sống của thế hệ trẻ. Có những vụ án đã trở thành nỗi ám ảnh, một "hiện tượng" của cuộc sống. Điển hình vụ án Lê Văn Luyện (2010) cướp tiệm vàng, giết cả nhà chủ tiệm tại Bắc Giang; vụ án My sói (2010) cùng đồng bọn thực hiện hàng loạt các tội phạm hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cướp tài sản tại Hà Nội...Đứng trước thực trạng đó, Nhà nước ta đã sử dụng luật hình sự như một công cụ hữu hiệu, sắc bén để đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội trở thành công dân có ích cho gia đình và cộng đồng. Bộ luật hình sự Việt Nam đã dành hẳn một chương quy định về người chưa thành niên phạm tội và qua các lần sửa đổi bổ sung thì ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế vẫn còn bộc lộ những nhược 7 điểm, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm người chưa thành niên. Việc áp dụng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử những năm vừa qua còn rất lúng túng, chưa thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật. Do những quy định của luật chưa rõ ràng, chưa cụ thể, thiếu hoặc chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn. Vì lý do trên cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội cho hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan. Vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng để nhằm từng bước hoàn thiện các quy định về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt đối với họ là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các vấn đề liên quan đến quyết định hình phạt, cụ thể như: Ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có đề tài của các tác giả Dương Tuyết Miên, Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2003. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện có các đề tài của các tác giả Nguyễn Tiến Hoàn, Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật - Trường đại học Quốc Hà Nội, 2013; Nguyễn Thị Thu Hiền, Hình phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên 8 phạm tội, Khoa Luật - Trường đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010; Nguyễn Kim Hiền, Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam - Những vẫn đề lý luận và thực tiễn xét xử, Khoa Luật Trường đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009; Nguyễn Minh Khuê, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật - Trường đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007 v.v... Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Trịnh Quốc Toản (2007) "Chương XVIII - Những đặc thù về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội" trong sách Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần Chung) do GS.TSKH. Lê Văn Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Trịnh Quốc Toản (Chủ biên - 2007), Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội, thực trạng và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; TS. Lê Văn Đệ, Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam; TS. Dương Tuyết Miên, Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb.Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007; v.v... Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến hình phạt như: Dương Tuyết Miên (2002), "Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Luật học, số 4; Nguyễn Minh Hải (2009), "Về nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đối với người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí tòa án nhân dân, số 16; Nguyễn Khắc Quang (2012), "Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt", Tạp chí Kiểm sát, số Tân Xuân, "Quyết định hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7; v.v… Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về quyết định hình 9 phạt. Những nghiên cứu về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu chung chung dưới góc độ các các bài viết đăng trên tạp chí, chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích sâu về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận nội dung cơ bản của những quy định về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam, xác định những bất cập để đề xuất những giải pháp cụ thể, góp phần tiếp tục hoàn thiện những quy định này trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn cũng nhằm giải quyết một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy phạm của chế định quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng và tội phạm nói chung ở nước ta hiện nay. - Nhiệm vụ Với mục đích nghiên cứu như đã đề cập ở trên, luận văn tập trung vào việc giải quyết những nhiệm vụ sau: Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của chế định này trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam với chế định này của một số nước trên thế giới, từ đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý của những quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội theo luật hình sự Việt Nam. 10 Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu thống kê trên thực tế, những thiếu sót, khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất. - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quyết định hình phạt đối với người chưa thành nhiên phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp và những bất cập trong việc áp dụng quy định này. Từ đó kiến nghị những hướng hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong thực tiễn. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chế định quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của luật hình sự và nghiên cứu thực tiễn áp dụng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trên địa bàn cả nước trong thời gian từ năm 2009 - 2013. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 11 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 5. Những đóng góp mới của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự về quyết định hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội; nêu ra các mâu thuẫn, bất cập trong các quy định hiện hành về quyết định hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội; chỉ ra những sai sót trong quá trình áp dụng các quy định của luật hình sự, tìm nguyên nhân khắc phục. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, 12 các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. Chương 2: Thực tiễn quy định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội và đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật. 13 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM NHIỀU TỘI 1.1.1. Ngƣời chƣa thành niên phạm tội Thuật ngữ người chưa thành niên được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Theo tâm lý học, người chưa thành niên là người chưa hoàn thiện cả về mặt thể chất và tâm lý, có một số đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng như ham hiểu biết, thích khẳng định mình song thiếu khả năng tự kiềm chế, non nớt về tri thức xã hội, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực song dễ giáo dục, uốn nắn. Theo cách nhìn trong luật học thì người chưa thành niên là những người chưa trưởng thành đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy thường không cho phép người chưa thành niên tự quyết định hoặc tự mình tham gia vào một số quan hệ xã hội nhất định cũng như trao cho họ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Thuật ngữ người chưa thành niên phạm tội được sử dụng trong pháp luật hình sự để chỉ những người chưa thành niên đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Ở góc độ chung, xác định người chưa thành niên phạm tội dựa trên độ tuổi của người đó. Đây là người chưa đủ độ tuổi theo pháp luật quốc gia xác định là thành niên, song đã đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi đã thực hiện là tội phạm. Như vậy, có thể đưa ra một định nghĩa về người chưa thành niên phạm tội như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người chưa thành niên thực hiện tội phạm; tức là người chưa đủ tuổi được coi là thành niên - theo pháp luật quốc gia quy định - đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. 14 Người chưa thành niên phạm tội được dựa trên hai tiêu chí là người chưa đủ tuổi được coi là thành niên và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Vệc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được ghi nhận trong pháp luật hình sự của các quốc gia. Tuy nhiên việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự giữa các quốc gia có thể khác nhau hoặc trùng nhau. Một số quốc gia quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 7 tuổi như Singapore, Jamaica… song trong pháp luật hình sự một số quốc gia khác như Peru, Colombia…, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 18 tuổi trùng với tuổi xác định là thành niên - thậm chí phạm vi khái niệm người chưa thành niên phạm tội là rỗng. Đặc biệt có quốc gia quy định sự khác biệt giữa nam và nữ trong tuổi chịu trách nhiệm hình sự như tại Ấn Độ và Pakistan, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 18 tuổi đối với nam và 16 tuổi đối với nữ [Dẫn theo 37]. Việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự có tính chất hết sức quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc rất kỹ tất cả các khía cạnh pháp lý và các đặc điểm phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi. Về quy định độ tuổi người đã thành niên ở hầu hết các quốc gia đều tương đối thống nhất là người đủ 18 tuổi được coi là người đã thành niên. 1.1.2. Quyết định hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên phạm nhiều tội Quyết định hình phạt là một công việc quan trọng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án. Khi tìm hiểu về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội: Thứ nhất, cần bàn về khái niệm quyết định hình phạt. Ở nước ta, trước đây thuật ngữ quyết định hình phạt còn có tên gọi là lượng hình. Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và có hiệu lực pháp luật, thuật ngữ lượng hình được thay bằng thuật ngữ quyết định hình phạt. Cho tới nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một văn bản pháp luật hình sự nào xác định khái niệm quyết định hình phạt. Trong khoa học luật hình sự đã có nhiều tác giả đưa ra 15 khái niệm quyết định hình phạt. Đa số các tác giả cho rằng: Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng cho người phạm tội. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trong khoa học luật hình sự cũng có ý kiến cho rằng khái niệm quyết định hình phạt cần được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp và nghĩa rộng [71, tr. 68]. Quyết định hình phạt như trên chỉ là theo nghĩa hẹp là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng cho người phạm tội. Còn theo nghĩa rộng thì quyết định hình phạt bao gồm các hoạt động: Xác định người phạm tội có được miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt không, xác định khung hình phạt, xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt hoặc dưới khung đó [70, tr. 65-66]. Quyết định hình phạt được đặt ra đối với trường hợp người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng hình phạt. Đối với hình phạt chính, đa số hình phạt quy định cho các tội phạm là chế tài lựa chọn. Do vậy, nếu trong khung hình phạt có nhiều loại hình phạt khác nhau thì quyết định hình phạt là việc lựa chọn một hình phạt cụ thể trong các hình phạt đó và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi cho phép để áp dụng đối với người phạm tội. Trường hợp hình phạt mà Tòa án tuyên cho bị cáo là cảnh cáo, trục xuất, tù chung thân hoặc tử hình thì quyết định hình phạt thực chất chỉ là việc lựa chọn hình phạt mà không có bước xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội. Đối với hình phạt bổ sung, việc quyết định hình phạt tương tự như quyết định hình phạt chính. Đó là việc lựa chọn hình phạt bổ sung (có thể là một hoặc nhiều loại nếu luật quy định có thể áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung) và xác định mức hình phạt trong phạm vi cho phép để áp dụng kèm theo hình phạt chính. Tuy nhiên quyết định hình phạt chính vẫn là nội dung cơ bản của quyết định hình phạt và quyết định bản chất khái niệm hình phạt. 16 Thứ hai, khái niệm phạm nhiều tội. Phạm nhiều tội là trường hợp một người có nhiều hành vi phạm tội hoặc chỉ có một hành vi phạm tội nhưng đã thỏa mãn từ hai cấu thành tội phạm khác nhau trở lên và bị xét xử cùng một lần về các tội phạm đó. Như vậy, chỉ coi là phạm nhiều tội khi có đầy đủ các dấu hiệu sau: 1) Một người phạm từ hai tội trở lên; 2) Các tội đó chưa bị đưa ra xét xử; 3) Các tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự; 4) Bị đưa ra xét xử cùng một lần. Người phạm nhiều tội có thể thực hiê ̣n nhiề u hành vi pha ̣m tô ̣i khác nhau hoă ̣c có thể chỉ thực hiê ̣n mô ̣t hành vi pha ̣m tô ̣i. Trong trường hợp người phạm nhiều tội qua viê ̣c thực hiê ̣n nhiều hành vi phạm tội khác nhau, các hành vi thỏa mãn các cấu thành tội phạm khác nhau có thể xảy ra độc lập , nhằm mục đích khác nhau , không có quan hệ hữu cơ với nhau hoặc cùng nhằm một mục đích , có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các tội phạm có thể (thông thường) được quy định tại các điều luật khác nhau hoă ̣c cá biệt đươ ̣c quy đinh ̣ trong cùng một điều luật. Ví dụ: Vụ án Trần Xuân Tân phạm tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nội dung vụ án, vào đầu năm 2008, Tân thực hiện hành vi trộm cắp 01 chiếc xe máy trị giá 13 triệu đồng và bị chủ xe cùng người dân phát hiện, đuổi bắt khiến Tân phải bỏ lại xe tháo chạy. Khi bị chủ xe đuổi kịp, Tân rút dao bấm đâm vào đùi chủ xe gây thương tật 26% vĩnh viễn. Như vậy, Tân đã phạm 2 tội qua 2 hành vi phạm tội khác nhau. Trong đó, hành vi cố ý gây thương tích 26% vừa thỏa mãn cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích vừa được xem là tình tiết hành hung để tẩu thoát tình tiết tăng nặng định khung của tội phạm trộm cắp tài sản. Hành vi phạm 17 tội cố ý gây thương tích là hành vi tiếp liền, xuất phát từ việc thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản bị phát hiện. Trong trường hợp người phạm nhiều tội qua việc thực hiện một hành vi phạm tội, hành vi phạm tội này thỏa mãn đồng thời nhiều cấu thành tội phạm khác nhau do một cấu thành tội phạm chưa thu hút hết các tình tiết có ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tội, từ đó, một hành vi phạm tội này (toàn bộ hoặc một phần các hành vi thực hiện cụ thể) lại cấu thành tội thứ hai. Các trường hợp cụ thể có thể xảy ra là: 1) Một hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu của hai cấu thành tội phạm cụ thể khác nhau trở lên; Ví dụ: A thực hiện hành vi dùng súng quân dụng bắn chết B do có hiềm khích và mâu thuẫn, hành vi của A đã đồng thời cấu thành tội giết người và tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. 2) Một hành vi phạm tội đồng thời thỏa mãn hai cấu thành tội phạm đồng phạm của hai tội cụ thể khác nhau trở lên; Ví dụ: B cho C mượn mã tấu mà biết C dùng để giết người và cướp tiệm vàng, hành vi của B đã cấu thành đồng phạm tội phạm giết người và đồng phạm tội phạm cướp tài sản; 3) Một hành vi phạm tội vừa thỏa mãn cấu thành tội phạm cụ thể vừa thỏa mãn cấu thành tội phạm đồng phạm của tội cụ thể khác. Ví dụ: D là cán bộ hải quan đã nhận tiền của tư thương để mặc cho họ buôn lậu, D vừa là chủ thể độc lập của tội nhận hối lộ vừa là chủ thể đồng phạm của tội buôn lậu. Trong khoa học hình sự, phạm nhiều tội cũng được phân biệt với tái phạm, tái phạm nguy hiểm; phạm tội nhiều lần, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; tội liên tục, tội kéo dài, tội ghép. Các tình tiết được phân biệt này đều thuộc một tội đang bị xét xử, quyết định hình phạt trong các trường hợp này đều thuộc về quyết định hình phạt đối với một tội. 18 Từ phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là quyết định hình phạt trong trường hợp bị cáo đã phạm từ hai tội trở lên, những tội đó chưa bị đưa ra xét xử, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và bị đưa ra xét xử cùng một lần. Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể, sau đó tổng hợp hình phạt chung của các tội phạm đó. 1.2. CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI Việc xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội phải được giảm nhẹ so với người đã thành niên trong trường hợp phạm tội tương đương về tính chất nguy hiểm và các tình tiết có ý nghĩa pháp lý khác; mức giảm nhẹ phụ thuộc vào lứa tuổi. Như vậy, loại hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được lựa chọn về tính chất có mức độ ít nghiêm khắc hơn và mức hình phạt dành cho họ cũng nhẹ nhàng hơn; các điều kiện miễn hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được thay thế bằng các biện pháp tư pháp đặc thù dễ dàng hơn (nếu hiểu quyết định hình phạt theo nghĩa rộng). Bên cạnh đó, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội ở các độ tuổi khác nhau có sự phân hóa về mức độ nặng, nhẹ xuất phát từ cơ sở tâm sinh lý và nhận thức phát triển mau lẹ ở người ở người chưa thành niên, (do đó) đặc điểm mỗi nấc thang lứa tuổi chưa thành niên là rất khác nhau. Hình phạt dành cho người chưa thành niên phạm tội phải được giảm nhẹ với mức độ giảm nhẹ phù hợp với từng độ tuổi chưa thành niên so với người đã thành niên ở trường hợp phạm tội tương tự. Đây là sự nhấn mạnh nguyên tắc nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội đồng thời là sự cụ thể hóa nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự giữa người đã thành niên phạm tội với 19 người chưa thành niên phạm tội và giữa những người chưa thành niên phạm tội ở các độ tuổi khác nhau. Dựa trên nguyên tắc hình phạt dành cho người chưa thành niên phạm tội phải được giảm nhẹ hơn so với hình phạt người đã thành niên phạm tội và hình phạt dành cho người chưa thành niên phạm nhiều tội phải nặng hơn hình phạt người chưa thành niên phạm một tội nhưng vẫn đảm bảo được nguyên tắc bao trùm, mang tính chỉ đạo, thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xử lý vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. Hình phạt được tuyên cần bảo đảm nguyên tắc tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện. Phạm nhiều tội thường có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn phạm một tội, do đó, hình phạt được quyết định buộc người phạm tội phải chấp hành ở đây thường nặng hơn trường hợp phạm một tội. Điều này cũng chính là nội dung cụ thể của nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt được áp dụng cho trường hợp phạm nhiều tội. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thường được thể hiện qua mức độ gây thiệt hại và mức độ lỗi. Phạm nhiều tội thường để lại một mức độ thiệt hại lớn hơn so với phạm tội đơn lẻ. Đa số các trường hợp phạm nhiều tội có mối liên hệ mật thiết giữa các tội với nhau; việc thực hiện tội này là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện tội khác và thường được người phạm tội tính toán trước hoặc ngay trước khi có hành vi xâm phạm khách thể. Ngoài ra, mức độ lỗi của phạm nhiều tội thường cao hơn phạm một tội, ý chí quyết tâm phạm tội cao hơn, kéo dài hơn để thực hiện nhiều hành vi, xâm phạm nhiều điều cấm của pháp luật. Do đó, trách nhiệm hình sự của người phạm nhiều tội thường cao hơn so với trách nhiệm hình sự của người phạm một tội bắt nguồn từ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nghiêm khắc của hình phạt với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi - nguyên tắc chung của luật hình sự. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan