Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng theo pháp luật việt nam hiện hành...

Tài liệu Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng theo pháp luật việt nam hiện hành

.PDF
140
1
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ----o0o---- PHẠM BÙI PHƯƠNG UYÊN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN GIỮA VỢ, CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM BÙI PHƯƠNG UYÊN MSSV: 1853801012227 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN GIỮA VỢ, CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH GVHD: THS. LÊ THỊ MẬN TP. HỒ CHÍ MINH – 2022 LỜI CẢM ƠN Con cám ơn ba, mẹ đã luôn hết lòng yêu thương, ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần cho con trong suốt quá trình trưởng thành. Em cám ơn chị gái đã luôn ở bên em, bao dung và hỗ trợ em hết mình. Em xin được gửi lời cám ơn đến Ths. Lê Thị Mận – Giảng viên khoa Luật Dân sự, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, người đã luôn tận tình và hết mực kiên nhẫn trong suốt quá trình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Em đã nhận được rất nhiều lời động viên, động lực phấn đấu và sự chỉ bảo từ cô. Em kính chúc cô thật nhiều sức khỏe và ngày càng thành công hơn trong công việc. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình tổng hợp, nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Lê Thị Mận. Các số liệu tham khảo được sử dụng trong khóa luận đảm bảo tính chính xác và trung thực, tuân thủ quy định về trích dẫn và chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 6 năm 2022 Sinh viên Phạm Bùi Phương Uyên MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN GIỮA VỢ, CHỒNG ....................11 1.1. Khái quát về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng ....................11 1.1.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng ........................11 1.1.2. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng ..................13 1.1.3. Ý nghĩa của cơ chế pháp lý về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng ......................................................................................................................14 1.1.4. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng .............15 1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng ......................................................................................................................18 1.1.6. Lược sử pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng ......................................................................................................................19 1.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng .........................................................................................................................24 1.2.1. Quyền và nghĩa vụ mang tính chất tình cảm riêng tư giữa vợ, chồng ........24 1.2.2. Quyền và nghĩa vụ mang tính chất tự do, dân chủ ......................................28 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................40 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG ......................................................................................41 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tình cảm riêng tư giữa vợ, chồng ...........................................................................41 2.1.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chung thuỷ ..................................41 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ giữa vợ và chồng ......................................................................................................................47 2.1.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ sống chung .................................53 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân mang tính tự do, dân chủ ...............................................................................................................58 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền bình đẳng giữa vợ, chồng...............58 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền, nghĩa vụ học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội .........................................................62 2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền, nghĩa vụ về nhân thân khác giữa vợ và chồng .................................................................................................................64 2.3. Nguyên nhân của bất cập và một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng .....................................................66 2.3.1. Nguyên nhân của bất cập ............................................................................66 2.3.2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng .........................................................................................................68 2.3.3. Kiến nghị giải pháp đảm bảo thi hành pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ, chồng .................................................................................................73 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................75 KẾT LUẬN ..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT 1. Án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế Án lệ số 41 2. Bộ luật Dân sự BLDS 3. Bạo lực gia đình BLGĐ 4. Bộ luật Hình sự BLHS 5. Bộ luật Tố tụng Dân sự BLTTDS 6. Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1987 Công ước Cedaw 7. Hôn nhân và gia đình HNGĐ 8. Hoàng Việt Luật lệ HVLL 9. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Luật PCBLGĐ 10. Nhà xuất bản Nxb. 11. Quốc triều Hình luật QTHL 12. Toà án nhân dân TAND 13. Thành phố TP. 14. Thông tư liên tịch TTLT 15. Viện kiểm sát VKS LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách con người, đóng vai trò là tế bào và là nguồn gốc của xã hội. Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Chính vì vậy, việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, trong đó, hôn nhân với vai trò là trụ cột tinh thần, là nền móng tạo lập gia đình là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà lập pháp. Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong hoạt động xây dựng pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục, đưa pháp luật hôn nhân gia đình vào đời sống cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Song, xét trong phạm vi quan hệ pháp luật về nhân thân giữa vợ, chồng, không thể phủ nhận sự tồn tại của các hành vi vi phạm trên thực tế. Cụ thể, việc thực hiện quyền tự do dân chủ của vợ chồng cũng như quyền lựa chọn nghề nghiệp, quyền cư trú, quyền bình đẳng giữa vợ chồng còn gặp nhiều trở ngại. Thực tiễn còn cho thấy tỷ lệ các cặp vợ chồng hiểu biết sâu và tuân thủ quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ nhân thân vẫn còn chiếm số lượng ít; sự thờ ơ trong việc chấp hành và tôn trọng pháp luật còn tồn tại; đồng thời việc xem thường những chế tài dân sự dẫn đến khó khăn trong việc can thiệp sớm. Việc xâm hại quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất, tinh thần, tiền bạc của các bên trong quan hệ mà còn tác động theo hướng tiêu cực đến hoạt động quản lý an ninh xã hội. Trong hai năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã tạo ra những tác động không nhỏ lên nền kinh tế xã hội nước ta. Trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, gia đình trở thành nơi sinh hoạt chủ yếu của các thành viên. Điều này mở ra cơ hội giúp các thành viên được thực hiện việc quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Song cũng đồng thời làm bùng phát những mâu thuẫn gia đình. Đặc biệt, trong mối quan hệ giữa vợ, chồng, việc gia tăng tần suất gặp mặt nhau, phân chia công việc nhà không đồng đều, thói quen sinh hoạt không phù hợp… đã trở thành những nguyên nhân chính dẫn đến những xung đột và phát sinh hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ nhân thân đối với nhau. Pháp luật dần bộc lộ những hạn chế nhất định trong việc điều chỉnh quan hệ mang tính chất tình cảm riêng tư giữa vợ, chồng cũng như quan hệ mang tính chất tự do dân chủ giữa vợ và chồng. 1 Theo thống kê của cơ quan chức năng, các vụ việc hôn nhân gia đình mà Toà án thụ lý và giải quyết trong các năm 2020, 2021 có chiều hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước.1 Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, số các cuộc gọi vào Tổng đài của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tăng khoảng 140% so với năm 2020, trong đó 83% các cuộc gọi liên quan đến chủ thể là vợ chồng2. Đáng quan ngại là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng, không chỉ được phản ánh thông qua các số liệu, các vụ việc thể hiện trong bản án, quyết định của Toà án mà còn diễn ra tiềm ản trong xã hội, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các bên trong quan hệ vợ chồng. Và điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát, hoàn thiện pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, đồng bộ điều chỉnh hiệu quả quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng. Cũng từ lý do đó, việc tiếp cận nghiên cứu vấn đề “QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN GIỮA VỢ, CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH” ở góc độ một khoá luận tốt nghiệp (mà tác giả chọn lựa nghiên cứu) sẽ giải quyết được những yêu cầu cơ bản mà thực tiễn xã hội đã đang đặt ra. Khoá luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng; nội dung quy định pháp luật hiện hành; những khuyết thiếu còn tồn tại trong pháp luật, cũng như các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng. Từ đó, tác giả mong muốn thông qua công trình nghiên cứu này kiến nghị những giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện tích cực quyền, nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Từ lâu, việc điều chỉnh quan hệ nhân thân đã là nội dung quan trọng và cấp thiết đối với nền lập pháp của nhiều quốc gia đã và đang phát triển, mang ý nghĩa gắn liền với việc nội luật hoá các điều ước quốc tế về quyền con người. Từ đây, quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng cũng trở thành đề tài được khai thác rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng: Toà án nhân dân tối cao (2021), “Báo cáo tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2022 của các Toà án”, Cổng thông tin điện tử Toà án nhân dân tối cao, https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh?dDocName=TAND199131, truy cập lần cuối ngày 12/6/2022 2 Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (2021), “Ngôi nhà bình yên – địa chỉ tạm lánh an toàn cho nạn nhân bị bạo lực”, http://hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/ngoi-nha-binh-yen-%C4%91ia-chi-tam-lanh-antoan-cho-nan-nhan-bi-bao-luc-40103-306.html, truy cập lần cuối ngày 22/6/2022 1 2 2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Luận án Tiến sĩ Triết học: “Essays on gender, marriage and inequality”, được thực hiện bởi tác giả Emily Fitzgibbons Shafer, thuộc Stanford University thực hiện vào năm 2010. Tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề liên quan đến giới tính, hôn nhân và bất bình đẳng giới. Cụ thể, công trình đề cập quyền và nghĩa vụ lao động trong quan hệ hôn nhân (khả năng tìm kiếm việc làm, mức lương hưởng, sự khác biệt trong lĩnh vực nghề nghiệp, phân chia công việc gia đình…); phân tích cơ chế xác định lai lịch pháp lý (quyền giữ họ và tên của cá nhân vợ chồng) sau khi kết hôn theo pháp luật của một số nước; từ đó, tác giả làm đưa ra các bình luận về những vấn đề được nghiên cứu, dưới góc nhìn đề cao bình đẳng giới. Bài viết “The abolition of the adultery law in South Korea” đăng trên tạp chí Asian Journal of Women’s Studies, được thực hiện bởi hai tác giả Jae Joon Chung, Junxia Liu (2018). Trong bài viết, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích nghĩa vụ chung thuỷ theo quy định pháp luật Hàn Quốc, trong tiến trình lập pháp từ quá khứ đến hiện tại; lý giải những yếu tố tác động đến lựa chọn phi hình sự hoá tội ngoại tình, đồng thời đưa ra quan điểm đối với vấn đề này. Với phương pháp nghiên cứu so sánh, bài viết còn cho thấy sự khác biệt ở những mức độ nhất định trong pháp luật Hàn Quốc và pháp luật một số nước khác trên thế giới như Vương Quốc Anh, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, các pháp luật một số quốc gia khu vực Châu Á khác từ đó đánh giá và kiến giải pháp lý phù hợp trong việc điều chỉnh nghĩa vụ chung thuỷ giữa vợ chồng. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Nhóm giáo trình, sách chuyên khảo, luận văn Đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên: “Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và Hoàng Thị Trang (2019). Trong công trình này, các tác giả đã tập trung nghiên cứu một số quyền và nghĩa vụ về nhân thân cơ bản giữa vợ và chồng như quyền kết hôn, ly hôn; quyền bình đẳng; nghĩa vụ chung thuỷ; quyền xác định cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi. Công trình đã chỉ ra một số thành tựu cũng như hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan hành chính và tư pháp; phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan; từ đó đề xuất một số giải pháp như bổ sung quy định về thay đổi thông tin cha, mẹ trong giấy khai sinh của 3 con; quy định cụ thể các biện pháp, phương thức bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Luận văn thạc sĩ Luật học được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Như Ngọc (2014): “Quyền bình đẳng về nhân thân giữa vợ và chồng theo pháp luật Việt Nam”. Tác giả tiến hành nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, được tiếp cận dưới góc độ quyền bình đẳng. Luận văn chỉ rõ những vướng mắc còn tồn tại như nạn bạo lực, bất bình đẳng trong khả năng tham chính, trong việc tham gia quan hệ xã hội, phân công lao động giữa vợ và chồng… Thông qua việc tìm hiểu quy phạm pháp luật và tham khảo kinh nghiệm từ các nước trong khu vực, kết hợp với việc phân tích thực tiễn và đánh giá số liệu thống kê, tác giả đưa ra một số đề xuất đáng chú ý như: sửa đổi quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 điều chỉnh tỷ lệ thương tật áp dụng đối với các chủ thể đặc biệt như vợ chồng; bổ sung biện pháp buộc lao động công ích vào Luật PCBLGĐ; xem xét việc quy định chế tài dân sự đối với người ngoại tình khi ly hôn, xét hành vi ngoại tình là một tình tiết tăng nặng để không được ưu tiên nuôi con sau ly hôn… Luận văn thạc sĩ Luật học: “Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân và gia đình” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Hoàng Giang (2014). Thông qua luận văn, một số quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng đã được tác giả phân tích và bàn luận dưới góc độ bình đẳng giới; công trình giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những giá trị tiến bộ mà pháp luật hôn nhân và gia đình đã đạt được và những bất cập còn tồn tại trên thực tế như một số quy định vẫn còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo tính khả thi, một số quan hệ liên quan bình đẳng giới phát sinh nhưng chưa được điều chỉnh… Một số kiến nghị của đề tài được quan tâm như cần bổ sung quy định buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trong thời kỳ hôn nhân đối với những trường hợp vợ hoặc chồng từ chối thực hiện nghĩa vụ này; xây dựng quy định điều chỉnh chế định ly thân nhằm đảm bảo hạn chế tối đa nạn bạo lực gia đình ảnh hưởng lên người yếu thế. Khoá luận tốt nghiệp: “Bình đẳng giới trong gia đình” được thực hiện bởi tác giả Cao Đăng Huy (2012). Trong khoá luận này, tác giả làm rõ những vấn đề chung về bình đẳng giới trong gia đình - một phần quan trọng liên quan đến nội dung đề tài quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Tác giả nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, chỉ ra bất cập và nguyên nhân trong tư tưởng và định kiến xã hội, từ đó đề xuất giải pháp cải cách pháp luật điều chỉnh nạn bạo lực gia đình như bổ sung 4 hình phạt lao động cưỡng bức đối với người gây ra bạo lực, buộc tham gia các lớp tập huấn về kiến thức bạo lực gia đình; tăng mức xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể có hành vi chọn lựa giới tính thai nhi; tăng cường thực hiện tuyên truyền pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức về bình đẳng giới đối với mọi đối tượng. Nhóm bài báo, tạp chí Bài viết “Nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng nhìn từ góc độ xã hội và pháp lý” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Thị Lan, đăng trên Tạp chí Luật học (Số đặc san về bình đẳng giới) vào năm 2005. Bài viết phân tích “nghĩa vụ chung thuỷ” trong từng giai đoạn hình thành nhà nước và pháp luật, chỉ ra mối tương quan giữa nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và tình cảm mang tính chất bản năng của con người – nguồn gốc xây dựng hôn nhân của xã hội hiện đại. Tác giả làm sáng tỏ khái niệm “ngoại tình” thông qua việc liệt kê những dạng hành vi, phân tích một số quan điểm xoay quanh thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành, từ đó chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong việc xử lý vi phạm. Bài viết “Một số khía cạnh về giới trong pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng cần quan tâm khi giảng dạy môn học Luật Hôn nhân và gia đình” được thực hiện bởi tác giả Nguyễn Phương Lan (2007), đăng trên Tạp chí Luật học, (03). Trong bài viết, tác giả phân tích tổng quát về quyền bình đẳng giới ở cả hai nội dung: quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối với khía cạnh quyền nhân thân, tác giả đã tiếp cận nghĩa vụ chung thuỷ; quyền bình đẳng trong quan hệ tình dục; quyền tự do lựa chọn việc làm mẹ, sinh con… dưới góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật song song với việc phân tích tâm lý của cả hai giới. Bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với tác giả khi triển khai chương 1. Bài viết “Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình ở Singapore nhìn từ góc độ bảo vệ quyền của phụ nữ”, của tác giả Nguyễn Tuyết Mai (2010) đăng trên Tạp chí Luật học, (02). Trong bài viết, tác giả đưa ra khái niệm về “bạo lực gia đình” dưới góc độ nghĩa thông thường và pháp lý, sau đó tiến hành phân tích các quy định pháp luật Singapore và những Điều ước quốc tế quan trọng điều chỉnh vấn đề này. Bên cạnh việc thu thập số liệu thực tế, tác giả đã tóm tắt quá trình lập pháp của Singapore về bảo vệ quyền phụ nữ trong vấn nạn bạo lực gia đình, từ đó rút ra kinh nghiệm cho các quốc gia châu Á có đặc điểm văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng tương đồng với Singapore. 5 Bài viết “Một số khía cạnh pháp lý về quyền của phụ nữ ở nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” của tác giả Trần Thị Huệ (2011) đăng trên Tạp chí luật học, số 02. Bài viết phân tích các vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ theo pháp luật Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ở các khía cạnh như quyền lao động, quyền sở hữu, quyền thừa kế, và quyền nhân thân trong xã hội nói chung và trong quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng. Tác giả chỉ ra những quy định của pháp luật mang ý nghĩa hướng đến bảo vệ quyền phụ nữ, điểm sáng của quá trình lập pháp, đồng thời phân tích dựa trên số liệu thực tế. Bài viết là nguồn tham khảo hữu ích đối với tác giả khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài tại Chương 2 của đề tài. Bài viết “Bảo vệ quyền làm mẹ trong quan hệ hôn nhân và gia đình” đăng trên Tạp chí Luật học (11), của tác giả Nguyễn Phương Lan (2014). Bài viết phân tích những vấn đề liên quan đến quyền làm mẹ - quyền nhân thân quan trọng của người phụ nữ. Tác giả đi sâu phân tích những cách thức thực hiện quyền làm mẹ như quyền sinh con và xác định cha mẹ cho con, quyền áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, quyền nhờ mang thai hộ, quyền nhận nuôi con nuôi… Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nổi bật như: bổ sung một số quy định điều chỉnh vấn đề bình đẳng giữa vợ chồng trong việc thực hiện quyền làm cha, làm mẹ (thoả thuận lựa chọn biện pháp tránh thai, quyết định sinh con hoặc không sinh con…), những nội dung cần chứng minh trong quá trình xác định cha cho con, biện pháp bảo đảm quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn. Bài viết “Quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi trong các quan hệ hôn nhân và gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Lan (2017), đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số định kỳ 05 (302). Thông qua bài viết, tác giả tiến hành phân tích quyền và lợi ích của người cao tuổi trong nhóm quan hệ vợ chồng và cha mẹ con. Trong các phân tích liên quan đến quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, tác giả chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn đối với nghĩa vụ chung sống, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. Bài viết “Bảo đảm quyền tham chính của phụ nữ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Mai Thị Diệu Thuý (2019), đăng trên Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 41. Bài viết phân tích các chế định đảm bảo thực hiện quyền tham chính của phụ nữ dưới các góc độ về chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hoá – xã hội; nhận diện những rào cản và thách thức còn tồn tại trong thực tiễn thực thi pháp luật làm cơ sở 6 để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền tham chính của phụ nữ. Bài viết “Vai trò và vị thế của người phụ nữ Nhật Bản trong gia đình hạt nhân hiện nay: So sánh, đối chiếu với Việt Nam” của các tác giả Lưu Thị Thu Thuỷ, Bùi Thị Minh Phương, Bùi Thị Hồng (2019), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4. Bài viết chỉ ra những thay đổi to lớn trong vị thế của người phụ nữ Nhật Bản, đặt trong sự so sánh với vai trò và vị trí của người phụ nữ tại Việt Nam. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá những đóng góp của người phụ nữ về mặt kinh tế, tổ chức đời sống gia đình và khả năng tham gia các hoạt động văn hoá, chính trị khác trong xã hội. Không chỉ đưa ra cái nhìn toàn diện về lược sử lập pháp điều chỉnh vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; các tác giả còn dẫn chứng những số liệu thống kê cụ thể, đảm bảo tính khách quan cho lập luận. Bài viết “Quy định mới về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong Bộ luật Hình sự năm 2015” được hoàn thành bởi tác giả Nguyễn Văn Cừ (2019), đăng trên Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 38. Bài viết bàn luận về những ưu điểm và bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật hình sự điều chỉnh những tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, từ đó đưa ra một số kiến nghị như bổ sung các tiêu chí xác định trường hợp “nam, nữ sống chung như vợ chồng” là hành vi vi phạm pháp luật; bổ sung trường hợp ngoại lệ không bị xem là hành vi phạm tội khi người mang thai hộ không phải là chị, em cùng hàng với bên vợ, bên chồng nhưng không vì mục đích thương mại… Có thể nhận thấy vấn đề nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng từ lâu đã nhận được sự quan tâm một cách phù hợp. Không thể phủ nhận là ở mức độ nhất định, các bài viết, công trình nghiên cứu đã phân tích được các quy định của pháp luật trong từng thời kỳ, thực tiễn áp dụng và đưa ra một số đề xuất cụ thể có giá trị nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu được công bố vào giai đoạn từ năm 2019 trở về trước, phần lớn được thực hiện với mục đích so sánh Luật Hôn nhân và gia đình trước và sau đổi mới, hoặc giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. Đồng thời, có thể do dung lượng của bài viết và thời gian nghiên cứu không cho phép nên những bài viết này thường thiếu đi sự cân bằng về đối tượng nghiên cứu (chủ yếu nghiên cứu các chế định bảo vệ quyền nhân thân của người phụ nữ), hoặc chưa có sự bao quát đối với những vấn đề trong lĩnh vực thuộc đề tài khoá luận (có công trình 7 chỉ bàn về quyền bình đẳng giới trong gia đình, quyền bình đẳng về nhân thân trong quan hệ hôn nhân, có công trình lại đi sâu vào khía cạnh bạo lực gia đình, cũng có những bài viết tiếp cận từng vấn đề riêng lẻ như nghĩa vụ chung thuỷ, chung sống…). Mặt khác, trong thời gian thực hiện khoá luận (2021-2022), do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19, thực tiễn xã hội đã có nhiều thay đổi dẫn đến những vướng mắc liên quan đến các chế định điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình càng bộc lộ rõ nét hơn sự đòi hỏi được quan tâm, nghiên cứu kịp thời và đầy đủ. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, tác giả mong muốn làm rõ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng; từ đó, kiến nghị những giải pháp góp phần bảo vệ những chủ thể trên một cách tốt nhất. Để đạt được mục đích này, tác giả đặt ra những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành như sau: Thứ nhất, xây dựng hệ thống lý luận về quyền, nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng. Trong đó, tác giả phân tích, làm sáng tỏ khái niệm và đặc trưng của quan hệ nhân thân giữa vợ, chồng. Tìm hiểu những quan điểm và cách thức điều chỉnh đối với hai nhóm quyền và nghĩa vụ về nhân thân cơ bản: quyền và nghĩa vụ mang tính chất tình cảm riêng tư, quyền và nghĩa vụ mang tính tự do, dân chủ trong tiến trình lịch sử lập pháp của nước ta. Tiến hành làm rõ nội dung quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này; từ đó đánh giá ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành. Thứ hai, thông qua việc dẫn chứng các số liệu thống kê và một số hành vi xâm phạm phổ biến đến quyền nhân thân trong quan hệ hôn nhân gia đình, tác giả đánh giá về tính hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền; Thứ ba, tham khảo xu hướng lập pháp của một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra bản chất, vị trí, vai trò của các quy định về bảo vệ quyền, nghĩa vụ nhân thân quan hệ hôn nhân gia đình. Từ đó đưa ra gợi mở và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu trong đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 Đối tượng nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như những quy định pháp luật hôn nhân gia đình về bảo vệ quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng; kinh nghiệm từ pháp luật các quốc gia trong khu vực, các nước phát triển; thực tiễn áp dụng pháp luật, những hành vi xâm phạm, những vướng mắc, bất cập còn tồn tại trên thực tế cũng như trên khía cạnh quy định pháp luật và chế tài xử lý được áp dụng tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau, theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Nội dung nghiên cứu của khoá luận không bao gồm quan hệ về tài sản, tuy nhiên, tác giả vẫn tiến hành phân tích khía cạnh vật chất phái sinh - trong trường hợp cần thiết nhằm làm rõ quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Quan hệ nhân thân trong hôn nhân trái pháp luật, hôn nhân có yếu tố nước ngoài, và trong những giai đoạn nằm ngoài thời kỳ hôn nhân không được đề cập trong đề tài. Về giới hạn cơ chế pháp lý nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích pháp luật hôn nhân và gia đình, riêng đối với một số vấn đề như chế tài xử lý hành vi vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ, hành vi bạo lực gia đình… pháp luật hành chính và pháp luật hình sự sẽ được đề cập đến như một giải pháp pháp lý mang tính răn đe, đảm bảo sự phối hợp liên ngành trong phòng chống tội phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề về lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành nhằm giải quyết các mục tiêu, vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng qua các thời kỳ. - Phương pháp so sánh được sử dụng khi phân tích sự phát triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ hoặc nhằm làm rõ khác biệt giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam; nhận diện được những vấn đề đã và chưa được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, từ đó đề xuất phương án giải quyết phù hợp. 9 - Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện với các chuyên gia, những người hoạt động thực tiễn nhằm ghi nhận tình hình thực tế, những vướng mắc, bất cập còn tồn tại. - Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong xuyên suốt đề tài nhằm phân tích những vấn đề mang tính lý luận, số liệu thống kê được thu thập, bản án, quyết định được Toà án ban hành, đồng thời nắm bắt được chính xác ý chí đích thực của những nhà lập pháp thể hiện thông qua quy phạm pháp luật. - Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng nhằm liên kết và xâu chuỗi các vấn đề đã được phân tích, phát triển, từ đó khái quát hoá các luận điểm nhằm tìm ra bản chất, giải pháp phù hợp với từng vấn đề. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần kết luận từng chương và kết luận chung của khoá luận. 6. Cấu trúc khoá luận Chương 1: Khái quát chung và pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật và một số kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng 10 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN GIỮA VỢ, CHỒNG 1.1. Khái quát về quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng 1.1.1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng Khái niệm nhân thân Trong Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, khái niệm nhân thân được hiểu là những gì thuộc về cá nhân mỗi con người; là đặc điểm về hình thể, tuổi tác, tính cách gắn liền với cá nhân mỗi con người trong thời điểm hiện tại3. Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, nhân thân là tổng hợp các đặc điểm về thân thể, tính cách và cuộc sống của cá nhân một con người, về mặt thi hành pháp luật4. Từ các khái niệm trên và ở góc độ pháp lý, có thể hiểu nhân thân là tổng hợp các quan hệ pháp luật ghi nhận sự hiện hữu của một cá nhân trong đời sống pháp lý, với tư cách là chủ thể của quyền và nghĩa vụ pháp lý. Nói cách khác, nhân thân là toàn bộ những yếu tố tinh thần phi tài sản thuộc về cá nhân, gắn với mỗi người. Bao gồm những đặc điểm về tâm lý, xã hội và có thể có một số đặc điểm về sinh học có ý nghĩa về mặt xã hội, nhân thân được xác định thông qua các yếu tố nhận dạng như họ và tên, nơi cư trú, dân tộc, quốc tịch, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, của cá nhân. Nhân thân là một trong những yếu tố quan trọng xác định lý lịch tư pháp của mỗi cá nhân. Các yếu tố liên quan đến nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, nhận thức và cách ứng xử của con người. Khái niệm quyền và nghĩa vụ nhân thân Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, nghĩa vụ là “việc phải làm theo bổn phạn của mình hoặc theo sự phân công”5. Ở góc độ pháp lý, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 xác định “nghĩa vụ là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác”6. Theo Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, “nghĩa vụ theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định của pháp luật Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2006), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1318 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Thành phố Hồ chí Minh, tr. 648 5 Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (2006), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1318 6 Điều 274 BLDS năm 2015 3 4 11 hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc không được làm đối với xã hội, đối với người khác”7. Theo Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, “nghĩa vụ pháp lý không phải là khả năng xử sự mà là sự cần thiết phải xử sự như vậy. Còn quyền là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc mà pháp luật cho phép8. Quyền và nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất hai chủ thể trong một quan hệ pháp luật, xác định một bên phải thực hiện hay không được thực hiện một công việc nhất định và bên kia được hưởng (quyền) lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Hai phía chủ thể trong quan hệ pháp luật gồm một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ và quyền - nghĩa vụ của hai bên đối lập nhau: Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Từ các khái niệm luận dẫn trên có thể hiểu, quyền và nghĩa vụ nhân thân là nội dung của một quan hệ pháp luật luôn gắn với chủ thể và không thể chuyển giao cho người thứ ba. Xét về mặt bản chất, đây là những giá trị, lợi ích tinh thần phi tài sản. Quyền và nghĩa vụ nhân thân của cá nhân được xác định theo quy định của pháp luật. Khái niệm quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ, chồng Quan hệ vợ chồng được xác lập làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nhân thân và quyen va nghia vu ve tài sản. Bên cạnh các quyền và nghĩa vụ với xã hội trong tư cá nhân, tư cách một công dân, vợ chồng còn có quyền và nghĩa vụ với gia đình và đối với nhau. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ chồng là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống được nâng thành luật. Một cách tổng quát, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân tạo ra cuộc sống vợ chồng trong điều kiện cả hai ràng buộc lẫn nhau trong quan hệ hôn nhân9. Ở nghĩa khái niệm pháp lý, quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng là một nội dung của quan hệ vợ chồng được pháp luật hôn nhân và gia đình tác động điều chỉnh. Trong đó, với tư cách chủ thể phát sinh bởi yếu tố tình cảm đặc biệt, vợ, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 17 Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 156 9 Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam: Tập I – Gia đình, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh, tr. 225 7 8 12 chồng phải thực hiện các nghĩa vụ nhân thân đối với nhau và được hưởng quyền – những lợi ích phi vật chất trong mối tương quan: quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vợ chồng bình đẳng trong việc thực hiện hoặc kìm chế không thực hiện các hành vi nhất định để mỗi bên được thụ hưởng (quyền) các lợi ích về tinh thần, sức khoẻ và tình cảm; quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng bao gồm những đặc điểm sau: Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng là một bộ phận của quyền dân sự, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Các quyền và nghĩa vụ này phát sinh trên cơ sở kết hôn (hoặc việc chung sống như vợ, chồng và được pháp luật công nhận là vợ chồng); và kết thúc khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Mỗi cá nhân nói chung đều có quyền được hưởng quyền nhân thân theo quy định pháp luật. Quan hệ nhân thân trong hôn nhân không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội… Đồng thời, chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các quyền và nghĩa vụ đó 10. Thứ hai, quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng không thể chuyển giao cho người khác. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Quan hệ nhân thân từ đó mang tính cá biệt hoá, không thể trộn lẫn, không thể do người khác thực hiện thay mà phải do đích thân họ thực hiện, hoặc được thực hiện phụ thuộc vào mối quan hệ vợ, chồng. Vì vậy, về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân với nhau. Thứ ba, quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng là quyền tuyệt đối, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của cá nhân với tư cách là vợ chồng được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình (HNGĐ) năm 2014 và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Không ai được tự hạn chế hoặc thực hiện việc cản trở, ngăn cấm người khác thực hiện và thụ Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, tr. 135 10 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan